1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam hiện nay

28 1,1K 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 302 KB

Nội dung

kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam hiện nay

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

Phần I: Lí luận về kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 2

1 Cơ cấu ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 2

1.1 Cơ cấu ngành kinh tế 2

1.2 Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 4

2 Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 6

2.1 Khái niệm 6

2.2 Nhiệm vụ 6

2.3 Vai trò trong hệ thống kế hoạch hoá 6

2.4 Nội dung kế hoạch 6

Phần II : Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kì 2006-2010 13

I.Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kì 2006-2010 13

1 Phân tích thực trạng thực hiện kế hoạch thời kì 2000-2005 13

2 Các nhân tố tác động đến kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kì 2006-2010 14

3 Định hướng và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kì 2006-2010 17

II Đánh giá sơ bộ tình hình thực hiện kế hoạch qua 2 năm 2006,2007 20

1 Phân tích tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế năm 2006,2007 20

1.1 Năm 2006 20

1.2 Năm 2007 22

2 Phân tích nguyên nhân 23

3 Dự kiến khả năng thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kì 2006-2010 24

Phần III : Các giải pháp và đề xuất chính sách để thực hiện mục tiêu kế hoạch thời kì 2006-2010 25

I.Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành cho 3 năm còn lại thời kì 2006-2010 25

II.Các giải pháp và đề xuất chính sách 25

KẾT LUẬN 27

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 28

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Với tư cách là một trong những nội dung chủ yếu của quá trình Côngnghiệp hóa, vấn đề Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời kì Côngnghiệp hoá luôn được các nhà nghiên cứu kinh tế quan tâm sâu sắc Cáccông trình nghiên cứu về kinh tế học phát triển, về những bài học kinhnghiệm Công nghiệp hoá của các nước “đi trước”, các phân tích chính sáchCông nghiệp hoá khuyến nghị cho những nước đang phát triển “đi sau”hiện nay…đều coi vấn đề Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là một trongnhững điểm trọng tâm của thời kì Công nghiệp hoá

Ở Việt Nam, vấn đề Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời kìCông nghiệp hóa đã được quan tâm từ rất lâu Chuyển dịch cơ cấu ngànhkinh tế là vấn đề mang ý nghĩa chiến lược, tầm vóc lớn lao cả về phươngdiện lí luận lẫn thực tiễn đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, khi mà chúng ta

đã là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO

Nhận thức được tầm quan trọng đó, em đã chọn đề tài này nhằm tìmhiểu những vấn đề lý luận chung về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và

kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam hiện nay

Trang 3

Phần I: Lí luận về kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành

kinh tế

1 Cơ cấu ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

1.1 Cơ cấu ngành kinh tế

Cơ cấu ngành kinh tế là tương quan giữa các ngành trong tổng thể

kinh tế, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả về số lượng

và chất lượng giữa các ngành với nhau Các mối quan hệ này được hìnhthành trong những điều kiện kinh tế-xã hội nhất định, luôn luôn vận động

và hướng vào những mục tiêu cụ thể

Như vậy, cần phải hiểu cơ cấu ngành kinh tế theo những nội dung sau:

Trước hết, đó là số lượng các ngành kinh tế được hình thành Sốlượng ngành kinh tế không cố định, nó luôn được hoàn thiện theo sự pháttriển của phân công lao động xã hội Từ đầu thế kỉ 19, nhà kinh tế họcColin Clark căn cứ vào tính chất chuyên môn hoá của sản xuất đã chiathành ba nhóm ngành: khai thác tài nguyên thiên nhiên( gồm nông nghiệp

và khai thác khoáng sản); công nghiệp chế biến; sản xuất sản phẩm vôhình Liên hợp quốc (UN) sau này, căn cứ vào tính chất hoạt động sản xuất

đã chuyển hoạt động khai thác khoáng sản sang ngành công nghiệp và gọisản xuất sản phẩm vô hình là dịch vụ

Nguyên tắc phân ngành xuất phát từ tính chất phân công lao động

xã hội, biểu hiện cụ thể qua sự khác nhau về quy trình công nghệ của cácngành trong quá trình tạo ra sản phẩm vật chất và dịch vụ Các ngành kinh

tế được phân thành ba khu vực hay gọi là ba ngành gộp: Khu vực I baogôm các ngành nông-lâm-ngư nghiệp; khu vực II là các ngành công nghiệp

và xây dựng; khu vực III gồm các ngành dịch vụ

Thứ đến, cơ cấu ngành kinh tế thể hiện ở mối quan hệ tương hỗgiữa các ngành với nhau Mối quan hệ này bao gồm cả mặt số lượng vàchất lượng Mặt số lượng thể hiện ở tỷ trọng (tính theo GDP, lao động,vốn…) của mỗi ngành trong tổng thể nền kinh tế quốc dân, còn khía cạnhchất lượng phản ánh vị trí, tầm quan trọng của từng ngành và tính chất của

sự tác động qua lại giữa các ngành với nhau Sự tác động qua lại giữa cácngành có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp Tác động trực tiếp bao gồm tácđộng cùng chiều và ngược chiều, còn mối quan hệ gián tiếp được thể hiệntheo các cấp 1,2,3…Quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp là mối quan

hệ truyền thống, xuyên suốt mọi giai đoạn phát triển xã hội Nông nghiệpyêu cầu cần có sự tác động của công nghiệp đối với tất cả các yếu tố đầuvào, cũng như tiêu thụ sản phẩm đầu ra Công nghiệp cung cấp cho nông

Trang 4

nghiệp phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, các công cụ sản xuất, máy mócthiết bị phục vụ cho việc cơ giới hoá sản xuất Sản phẩm nông nghiệp quachế biến sẽ được nâng cao chất lượng và hiệu quả: làm cho sản phẩm trởnên đa dạng về mẫu mã, phong phú về khẩu vị, vận chuyển và dự trữ đượcthuận lợi Ngược lại, nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho công nghiệpchế biến, thực phẩm cho công nhân lao động, cho mở rộng hoạt động sảnxuất công nghiệp và nó còn là thị trường lớn tiêu thụ sản phẩm côngnghiệp Công nghiệp và nông nghiệp được gọi là các ngành sản xuất vậtchất, thực hiện chức năng sản xuất trong quá trình tái sản xuất Để nhữngsản phẩm của hai ngành này đi vào tiêu dùng cho sản xuất hoặc tiêu dùngcho đời sống phải qua phân phối và trao đổi Những chức năng này do hoạtđộng dịch vụ đảm nhận Các hoạt động dịch vụ như thương mại, vận tải,thông tin, ngân hàng, bảo hiểm…đảm bảo cho quá trình tái sản xuất đượcliên tục Không có sản phẩm hàng hoá thì không có cơ sởcho các hoạt độngdịch vụ tồn tại Sản xuất hàng hoá càng phát triển, đời sống nhân dân càngnâng cao thì nhu cầu dịch vụ càng lớn Nói chung, mối quan hệ của cácngành cả số và chất lượng đều thường xuyên biến đổi và ngày càng trở nênphức tạp hơn theo sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công laođộng xã hội trong nước và quốc tế.

Xét trên khía cạnh tăng trưởng và phát triển kinh tế thì dạng cơ cấungành được xem là quan trọng nhất, được quan tâm, nghiên cứu nhiều nhất

Vì nó phản ánh sự phát triển của khoa học công nghệ, lực lượng sản xuất,phân công lao động chuyên môn hoá và hợp tác sản xuất Trạng thái cơ cấungành là dấu hiệu phản ánh trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia

1.2 Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Khái niệm:

Quá trình thay đổi của cơ cấu ngành từ trạng thái này sang trạng tháikhác ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp với môi trường và điều kiện pháttriển gọi là sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Cơ cấu ngành kinh tế là một phạm trù động, nó luôn luôn thay đổitheo từng thời kì phát triển bởi các yếu tố hợp thành cơ cấu không cố định(như: sự phát triển của sản xuất; sự phát triển, thay đổi của các yếu tốnguồn lực; thay đổi của cung cầu trong nền kinh tế…)

Chuyển dịch cơ cấu ngành không chỉ là thay đổi về số lượng cácngành, tỷ trọng của mỗi ngành mà còn bao gồm sự thay đổi về vị trí, tínhchất mối quan hệ trong nội bộ cơ cấu ngành Việc chuyển dịch cơ cấungành phải dựa trên cơ sở một cơ cấu hiện có và nội dung của sự chuyểndịch là cải tạo cơ cấu cũ, lạc hậu hoặc chưa phù hợp để xây dựng cơ cấu

Trang 5

mới tiên tiến, hoàn thiện và bổ xung cơ cấu cũ nhằm biến cơ cấu cũ thành

cơ cấu mới hiện đại và phù hợp hơn

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế :

Khi thu nhập đầu người tăng lên thì tỉ trọng nông nghiệp trong tổngsản phẩm sẽ giảm xuống, còn tỉ trọng của công nghiệp và dịch vụ sẽ tănglên Khi nền kinh tế bước sang những giai đoạn phát triển cao thì tốc độtăng của ngành dịch vụ sẽ ngày càng cao hơn so với tốc độ tăng của ngànhcông nghiệp Trong ngành công nghiệp, tỷ trọng các ngành sản xuất sảnphẩm có dung lượng vốn cao ngày càng lớn và gia tăng với tốc độ nhanh,

tỷ trọng các ngành sản phẩm có dung lượng lao động cao sẽ giảm dần Đốivới ngành dịch vụ, theo sự phát triển kinh tế, các ngành dịch vụ chất lượngcao như: Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, luật, giáo dục, y tế, du lịch sẽ cótốc độ tăng nhanh và chiếm tỷ trọng cao.Nền kinh tế chuyển dịch từ cơ cấuđóng sang cơ cấu mở, nghĩa là phát triển các ngành có dấu hiệu lợi thế ( lợithế tuyệt đối, lợi thế so sánh, lợi thế nguồn lực)

Tuy tất cả các nước có xu hướng chuyển dịch cơ cấu như nhaunhưng tốc độ chuyển dịch lại không giống nhau vì bị chi phối bởi nhiềuyếu tố khác nhau về tự nhiên, nhân lực, điều kiện kinh tế, kĩ thuật và vănhoá của mỗi nước

Ý nghĩa

Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành là một quá trình diễn ra liên tục vàgắn liền với sự phát triển kinh tế Ngược lại nhịp độ phát triển, tính chấtbền vững của quá trình tăng trưởng lại phụ thuộc vào khả năng chuyển dịch

cơ cấu ngành linh hoạt, phù hợp với những điều kiện bên trong, bên ngoài

và các lợi thế tương đối của nền kinh tế Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tếphản ánh trình độ phát triển của sức sản xuất xã hội.Và trong thời kì côngnghiệp hoá, nó phản ánh mức độ đạt được của quá trình công nghiệp hoá.Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu ngành với sự phát triển chung củanền kinh tế có ý nghĩa hết sức quan trọng vì gắn với nó là cả một động thái

về phân bố các nguồn lực hạn hẹp của một quốc gia trong những thời điểmnhất định vào những hoạt động sản xuất riêng Sự chuyển dịch cơ cấungành thể hiện tính hiệu quả của việc phân bố nguồn lực Trong nền kinh tếhội nhập quốc tế và khu vực ngày càng phát triển thì việc lựa chọn vàchuyển dịch hợp lí cơ cấu ngành thể hiện được các lợi thế tương đối và khảnăng cạnh tranh của một quốc gia trong nền kinh tế toàn cầu, là cơ sở cho

sự chủ động tham gia và thực hiện hội nhập thắng lợi

Trang 6

2 Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

2.1 Khái niệm

Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là một bộ phận trong hệthống kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Nó xác định các mục tiêu cần đạttới về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời kì kế hoạch và đưa racác chính sách, giải pháp cần thiết để thực hiện mục tiêu đó một cách cóhiệu quả nhất

2.2 Nhiệm vụ

Mặc dù xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành là mang tính quy luật,nhưng trong thực tế không có một mô hình chuyển dịch chung cho tất cảcác nước Trong công tác kế hoạch những vấn đề thường phải đặt ra nhưcần ưu tiên cho nông nghiệp đến mức độ nào so với công nghiệp trong thời

kì đầu phát triển, các mối liên kết kinh tế được phát huy thế nào qua từngthời kì Do đó, nhiệm vụ đặt ra cho kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngànhkinh tế là :

- Xác định các điều kiện, yếu tố và các quan điểm chi phối sựchuyển dịch cơ cấu kinh tế Đây chính là cơ sở để đưa ra các hướng chuyểndịch cơ cấu kinh tế Nó bao hàm các vấn đề về kinh tế - xã hội, khoa học,công nghệ, các mối quan hệ kinh tế quốc tế và các nguồn lực của đất nước

- Xác định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cụ thể hoá bằngcác quan hệ tỉ lệ giữa các ngành sao cho đảm bảo phù hợp với xu thế biếnđổi chung và phản ánh được đặc điểm của nền kinh tế trong những điềukiện cụ thể

- Xác định hướng huy động và sử dụng các yếu tố đầu vào đặcbiệt là cơ cấu vốn đầu tư và cơ cấu lao động nhằm đảm bảo được cơ cấuđầu ra theo hướng đã xác định

- Đề xuất các chính sách, biện pháp kinh tế - xã hội cần thiết đểhướng dẫn hoạt động nền kinh tế sao cho đáp ứng được các yêu cầu của sựchuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

2.3 Vai trò trong hệ thống kế hoạch hoá

Kế hoạch hoá chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là một bộ phận trong hệthống kế hoạch hoá phát triển kinh tế Nó là bộ phận kế hoạch mục tiêu,phản ánh trình độ phát triển của nền kinh tế (ở góc độ kinh tế).Nó gắn liềnvới kế hoạch tăng trưởng và kế hoạch các yếu tố nguồn lực

2.4 Nội dung kế hoạch

a Phân tích thực trạng thực hiện kế hoạch thời kì trước và các nhân tố tác động đến kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kì kế hoạch

Trang 7

Phân tích thực trạng thực hiện kế hoạch ở thời kì trước về các mặt: tỷtrọng đóng góp của từng ngành trong GDP, cơ cấu lao động làm việc trongcác ngành kinh tế, cơ cấu vốn đầu tư vào các ngành… để thấy được cơ cấungành kinh tế đang chuyển dịch theo hướng nào, sự chuyển dịch trong nội

bộ ngành ra sao, những thành tựu đạt được và những hạn chế còn tồn tại,rút ra nguyên nhân, bài học kinh nghiệm, biết được hiện tại chúng ta đang

ở đâu, có những thuận lợi và khó khăn gì khi bước vào thời kì kế hoạch Từ

đó để có thể đề ra được một kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành hợp lý chothời kì tiếp theo và thực hiện thắng lợi kế hoạch đó

Nhìn chung kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của một nướcthường chịu tác động của các nhân tố sau:

* Ở trong nước đó là:

- Các lợi thế về tự nhiên của đất nước cho phép có thể phát triển ngànhsản xuất nào một cách thuận lợi; quy mô dân số của quốc gia; trình độnguồn nhân lực; những điều kiện kinh tế, văn hóa của đất nước

- Ngoài ra, nhu cầu của từng xã hội, thị trường ở mỗi giai đoạn lại là cơ

sở để sản xuất phát triển đáp ứng nhu cầu không chỉ về số lượng mà cả chấtlượng hàng hóa, từ đó dẫn đến những thay đổi về vị trí, tỷ trọng của cácngành nghề trong nền kinh tế

- Mục tiêu, chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế của từng quốc gia

có tác động quan trọng đến sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế vì mặc dù cơcấu kinh tế mang tính khách quan, tính lịch sử xã hội nhưng lại chịu tácđộng, chi phối rất lớn bởi mục tiêu của Nhà nước Nhà nước có thể tácđộng gián tiếp lên tỷ lệ của cơ cấu ngành kinh tế bằng các định hướng pháttriển, đầu tư, những chính sách khuyến khích hay hạn chế phát triển cácngành nghề nhằm bảo đảm sự cân đối của nền kinh tế theo mục đích đề ratrong từng giai đoạn nhất định

- Cuối cùng, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong nước chophép sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh hay chậm, hiệu quả đến mứcnào

* Bên cạnh những nhân tố tác động từ bên trong, những nhân tố tácđộng từ bên ngoài gồm có:

- Xu hướng chính trị, kinh tế, xã hội của khu vực và thế giới Sự biếnđộng của chính trị, kinh tế, xã hội của một nước, hay một số nước, nhất làcác nước lớn sẽ tác động mạnh mẽ đến dòng hàng hóa trao đổi, từ đó ảnhhưởng đến nguồn thu hút vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ buộc cácquốc gia phải điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế củamình nhằm bảo đảm lợi ích quốc gia và sự phát triển trong động thái chungcủa thị trường thế giới

Trang 8

- Xu thế toàn cầu hóa kinh tế quốc tế hiện nay có tác động rất mạnh mẽđến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của từng nước, vì chính sự phân cônglao động diễn ra trên phạm vi quốc tế ngày càng sâu sắc và cơ hội thịtrường rộng lớn được mở ra trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế quốc tế,cho phép các nước có khả năng khai thác những thế mạnh của nhau để traođổi các nguồn lực, vốn, kỹ thuật, hàng hóa và dịch vụ một cách hiệu quả Quá trình đó vừa bắt buộc, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các nước thựchiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với sự phân công lao động trênquy mô toàn thế giới.

- Những thành tựu của cách mạng khoa học, kỹ thuật, đặc biệt sự bùng

nổ của công nghệ thông tin tạo nên những bước nhảy vọt trong mọi lĩnhvực sản xuất góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế củacác nước vì thông tin nhanh chóng làm cho sản xuất, kinh doanh được điềuchỉnh nhanh nhạy, hợp lý hơn, dẫn đến cơ cấu sản xuất được thay đổi phùhợp hơn với thị trường và lợi ích của từng nước

Dưới tác động tổng hợp của các nhân tố trên, các ngành kinh tế (thôngthường bao gồm 3 ngành chính: nông, lâm nghiệp, thủy sản - còn gọi lànông nghiệp; công nghiệp, xây dựng - còn gọi là công nghiệp; và dịch vụ)phát triển một cách không đồng đều, tạo nên những tỷ lệ khác nhau trong

cơ cấu ngành kinh tế của các nước Song điểm đáng lưu ý là trong thời đạingày nay, bất cứ nhà nước nào cũng đều quan tâm xác định cho nền kinh tếcủa nước mình phát triển theo hướng có lợi nhất và phấn đấu đạt được cơcấu kinh tế đem lại hiệu quả cao Vì vậy, và qua những thực tiễn, hầu hếtcác nước hiện nay đều lựa chọn mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế củanước mình theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu nhằm phát huy mọi lợi thế củađất nước, tham gia được vào sự phân công lao động trên quy mô toàn thếgiới, tận dụng mọi cơ hội đem lại của xu hướng toàn cầu hóa kinh tế đangdiễn ra ngày càng sâu rộng

b Định hướng và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kì kế hoạch.

Mục tiêu: chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng tăng tỷ trọngcông nghiệp và dịch vụ trong GDP, giảm tỷ trọng nông nghiệp

Định hướng: phát triển các ngành kinh tế theo hướng phát huy lợi thế sosánh của từng ngành, chú trọng đối với các lĩnh vực quan trọng nhằm tạo ra

sự chuyển dịch trong nội bộ ngành

Tuỳ từng giai đoạn phát triển cụ thể, mục tiêu và định hướng được điềuchỉnh cụ thể hơn cho phù hợp với giai đoạn đó

Các mục tiêu và định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế có vai tròlàm cơ sở để định hướng sự phát triển, xác định các chỉ tiêu cụ thể cần đạt

Trang 9

được trong thời kì kế hoạch Từ đó đề ra các giải pháp, phương án thựchiện.

c Xác định các chỉ tiêu kế hoạch

 Các chỉ tiêu

Vì cơ cấu kinh tế phản ánh cả về lượng lẫn về chất mối tương quan tỉ lệgiữa các bộ phận hợp thành của nền kinh tế nên khi đánh giá quá trìnhchuyển dịch cơ cấu kinh tế, cần chú ý cả những quan hệ tỉ lệ về mặt lượngcũng như phân tích sự thay đổi về chất (theo quan điểm lượng đổi chất đổi)của các mối tương quan ấy Hơn nữa, trong quá trình phân tích, đánh giá,không thể không chú ý tới những đặc điểm riêng cuả mỗi loại cơ cấu kinh

tế Đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế những tiêu chí cơbản phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế vĩ mô bao gồm: cơ cấu GDP,

cơ cấu lao động, cơ cấu vốn

 Các phương pháp tiếp cận

Phương pháp tiếp cận theo mô hình I/O

Mô hình này nghiên cứu những mối quan hệ tỷ lệ cân đối đặc trưng choviệc phân phối sản phẩm giữa các ngành và mối quan hệ giữa khối lượngsản phẩm và chi phí để sản xuất ra những sản phẩm này

Nguyên lí của mô hình: đứng trên góc độ phân tích sự giao lưu của sảnphẩm hàng hoá từ khi ra đời, chuyển từ ngành này sang ngành khác và đivào tiêu dùng cuối cùng

Ngành

sử dụng

Ngành sản xuất

Sử dụng cuối cùng TSP sử dụng

1 x 11 x 12 x 13 … x 1n 

n j j

VA

1

=

Trang 10

n i i

j

j x x

1 1

Việc phân phối sản phẩm trong nền kinh tế được đặc trưng bằng quan

hệ tỷ lệ:

Xi = xi1+ xi2+xi3+…+xin+yi (i = 1,2,…, n) (1)

Trong đó:

Xi : Tổng sản phẩm của ngành i

xij : Khối lượng sản phẩm ngành i tiêu dùng cho sản phẩm ngành j với

tư cách là chi phí trung gian

Yi : Khối lượng sản phẩm cuối cùng của ngành i

Tổng số xij phản ánh khối lượng sản phẩm ngành i sẽ tiếp tục chế biếntrong các ngành sản xuất, lượng sản phẩm này được gọi là sản phẩm trunggian Sản phẩm cuối cùng (Yi) là những sản phẩm được đưa ra khỏi sảnxuất hàng năm được dùng để bù đắp hào mòn, sử dụng cho tiêu dùng, tíchluỹ và khối lượng chênh lệch xuất-nhập khẩu

Khi xây dựng mô hình I/O người ta thường giả thiết rằng khối lượng sảnphẩm của ngành i tiêu dùng cho ngành j tỷ lệ thuận với khối lượng sảnphẩm của ngành j: xij = aij Xj ( i,j = 1,2,…,n) (2)

Trong đó:

aij là hao phí trực tiếp sản phẩm ngành i để sản xuất ra một đơn vị sảnphẩm ngành j – được gọi là hệ số hao phí trực tiếp Hợp nhất phương trình(1) và (2) sẽ có: Xi = aij Xj + Yi (i = 1,2,…,n)

Phương pháp ngoại suy (thống kê thực nghiệm)

Xác định xu thế chuyển dịch cơ cấu ngành qua các năm : dựa vào sựthay đổi tỉ trọng từng ngành (TLi)

Xác đinh xu thế tăng trưởng kinh tế của từng ngành qua các năm : dựavào sự thay đổi trong tăng trưởng kinh tế của từng ngành (g)

Phương pháp được sử dụng: OLS

Trang 11

Trên cơ sở tính toán cho 2 nhóm ngành ta xác định được nhóm ngànhthứ 3 dựa vào kết quả của 2 nhóm ngành trên.

d.Các giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Thứ nhất, đối với nhóm ngành có năng lực cạnh tranh Đây là các ngành có

lợi thế so sánh dựa trên nguồn tài nguyên thiên nhiên là nguồn lao đông,chủ yếu là ngành nông nghiệp-thuỷ sản như gạo, cà phê, điều, chè , cao su

tự nhiên, thuỷ sản và các ngành công nghiệp dệt may, da dầy Tuy nhiên lợithế cuả những ngành này về giá rẻ đang bị thu hẹp dần sau khủng hoảng tàichính khu vực với sự mất giá các đồng bản tệ ở nhiều nước Cũng có nguy

cơ những lợi thế so sánh này tiếp tục bị giảm sút trong những năm tới khicác nước trong khu vực phục hồi được nền kinh tế

Đây là nhóm ngành ít bị ảnh hưởng của việc hội nhập quốc tế, màngược lại còn có cơ hội tốt để mở rộng thị trường quốc tế với nhu cầu tiêudùng tương đối ổn định (đa số các mặt hàng là tiêu dùng hàng ngay) Tuynhiên, giá trị gia tăng được tạo ra trong nhóm ngành hàng này không cao,

do đó cần chú ý giảm giá thành sản phẩm

Để nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường đối với nhữngmặt hàng có thế mạnh xuất khẩu, việc chuyển dịch cơ cấu của từng ngànhhàng trong nhóm này cần tập trung vào những công việc sau:

- Xây dựng chiến lược thị trường xuất khẩu, đa dạng hoá thị trường, đảmbảo thị trường lâu dài có quy mô thích hợp Xây dựng hệ thống thông tin,

dự báo sự biến động của thị trường Thành lập trung tâm xúc tiến thươngmại đối với từng mặt hàng

- Hoàn thiện hệ thống chính sách thương mại và cơ chế điều hành xuấtnhập khẩu theo hướng hạn chế sử dụng các biện pháp hành chính đơnthuần; đơn giản hoá và rút ngắn thời gian làm các thủ tục liên quan đếnhoạt động xuất nhập khẩu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanhnghiệp

- Nâng cấp hạ tầng cơ sở, bao gồm cả hệ thống dịch vụ chuyên môn cóliên quan như ngân hàng, tư vấn quản lí và tư vấn pháp luật

- Nâng cao công nghệ đối với toàn bộ quá trình sản xuất, chế biến, vậnchuyển, dịch vụ Chú trọng tính chất đồng bộ trong đầu tư giữa các khâusản xuất, chế biến, cung cấp nguyên liệu Việc cắt giảm thuế quan có thểtiến hành với tốc độ nhanh, trong thời gian ngắn với nguyên tắc hàng sơchế chịu thuế quan thấp hơn hàng chế biến; Nguyên liệu chịu thuế thấp hơnthành phẩm; nhưng mức chênh lệch thuế này là thấp

Thứ hai, đối với nhóm ngành hàng có khả năng cạnh tranh trong

tương lai với điều kiện được hỗ trợ có thời gian và tích cực nâng cao nănglực cạnh tranh Đây là nhóm ngành hàng trước mắt còn gặp nhiều khó khăn

Trang 12

trong việc cạnh tranh với hàng nhập khẩu, nhưng có khả năng nâng caođược cạnh tranh nếu hiện tại được hưởng những hỗ trợ nhất định Đa sốtrong nhóm này là các ngành công nghiệp chế biến như rau quả-thực phẩmchế biến, điện-điện tử, cơ khí, hoá chất, xi măng.

Để nâng cao khả năng cạnh tranh của nhóm mặt hàng này, giữ vững

và mở rộng thị phần trong nước so với mặt hàng nhập khẩu, cần xác địnhđúng hướng phát triển và áp dụng các biện pháp hỗ trợ thích hợp, kịp thờicùng với mức độ bảo hộ hợp lí, các giải pháp cần thực hiện là:

- Xây dựng chiến lược phát triển dựa trên cơ sở phân tích các thếmạnh cũng như điểm yếu hiện có so với sản phẩm nhập khẩu

- Hỗ trợ đổi mới công nghệ, chú trọng đầu tư chiều sâu Thànhlập trung tâm công nghệ ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp Hỗ trợhoạt động nghiên cứu và phát triển đối với sản phẩm mới thông qua cáctrung tâm công nghệ, các tổng công ty và doanh nghiệp

- Thực hiện chế độ bảo hộ ở mức trung bình đối với các ngànhnhư hoá chất, xi măng…và bảo hộ cao với điện-điện tử, cơ khí

- Cải thiện môi trường đầu tư để mở rộng khả năng thu hút vốn từnhiều nguồn, cả nguồn trong nước và nước ngoài như miễn thuế đối vớimáy móc, thiết bị xây dựng cơ bản hình thành dự án, miễn thuế nhập khẩunguyên liệu thô cho các dự án thuộc khu vực khuyến khích

- Thực hiện yêu cầu nội địa hoá thông qua biện pháp thuế quan,đơn giản hoá thủ tục hải quan, rút ngắn thời hạn cấp giấy phép đầu tư, cảitiến thủ tục cấp giấy phép lao động đối với lao động nước ngoài

- Khu vực dịch vụ nói chung cũng có thể xếp vào nhóm ngành cókhả năng cạnh tranh có điều kiện Mặc dù có những điểm chung như chútrọng công tác đào tạo, nâng cao kĩ năng quản lí và lao động, áp dụngnhững tiêu chuẩn vào thông lệ quốc tế…Nhưng việc chuyển dịch cơ cấu cónhững đặc thù riêng Một số lĩnh vực dịch vụ đòi hỏi nhiều vốn, công nghệhiện đại; một số mang tính độc quyền cao; một số lại nhạy cảm với các vấn

đề chủ quyền quốc gia và bản sắc dân tộc…Do vậy cần có những nghiêncứu cụ thể, trước hết là những lĩnh vực dịch vụ đã cam kết hợp tác trongASEAN : hàng không, kinh doanh dịch vụ, tài chính, vận tải biển, viễnthông và du lịch

Thứ ba, đối với những nhóm ngành hàng hiện đại, khả năng cạnh tranh

thấp, đây chủ yếu là những ngành hàng đòi hỏi vốn đầu tư lớn, công nghệhiện đại là ít phụ thuộc vào lao động và điều kiện tự nhiên Hiện tại vớinguốn vốn hạn chế, công nghệ lạc hậu là những khó khăn trong việc nângcao khả năng cạnh tranh của sản phẩm như công nghiệp giấy, đường, luyệnkim, hoá chất Do đó, những ngành thuộc nhóm này cần có những biệnpháp thúc đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu Trước mắt tập trung vào:

Trang 13

- Đầu tư đồng bộ các ngành sản xuất cụ thể để có thể sản xuấtđược các thiết bị chính xác Đào tạo đội ngũ cán bộ kĩ thuật có trình độ cao

I.Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kì 2006-2010

1 Phân tích thực trạng thực hiện kế hoạch thời kì 2000-2005

Trong 5 năm qua đã có sự chuyển dịch quan trọng về cơ cấu ngành kinh

tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát huy lợi thế so sánh trongtừng ngành Cụ thể :

Đến năm 2005, tỷ trọng trong GDP của khu vực nông, lâm nghiệp vàthuỷ sản giảm xuống còn 20.89%; khu vực công nghiệp và xây dựng tănglên 41.04%; khu vực dịch vụ 38.07% Sự tăng trưởng nhanh của các ngànhcông nghiệp và một số ngành dịch vụ đã tạo nên sự thay đổi đáng kể cơ cấukinh tế Bước đầu đã hình thành được một số ngành, sản phẩm quan trọngtạo động lực cho phát triển như: công nghiệp dầu khí, sản xuất thép, ximăng, cơ khí đóng tàu, lắp ráp ôtô xe máy…

Trong từng ngành đã có chuyển dịch cơ cấu, gắn sản xuất với thịtrường, nâng cao hiệu quả; chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh

tế nông thôn đạt được nhiều kết quả Tỷ trọng lao động trong các ngànhcông nghiệp, xây dựng và dịch vụ đã tăng lên trong cơ cấu lao động xã hội

Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp đã có chuyển dịch đáng kể theohướng công nghiệp hoá, từng bước hiện đại hoá, phát huy lợi thế của từngngành, từng sản phẩm, gắn sản xuất với thị trường trong nước và quốc tế

Cơ cấu sản xuất và cơ cấu sản phẩm công nghiệp đã được chuyển dịch theohướng tăng dần tỉ trọng công nghiệp chế biến trong giá trị tăng thêm.Ngành công nghiệp chế biến đã bước đầu khai thác được các lợi thế về

Trang 14

nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước để nâng cao giá trị sản phẩm xuấtkhẩu Cụ thể, tỷ trọng công nghiệp chế biến trong giá trị gia tăng của côngnghiệp và xây dựng đã tăng từ 50.5% năm 2000 lên 51% năm 2005; tỷtrọng các ngành công nghiệp khai thác giảm từ 26.3% xuống còn 25%; tỷtrọng các ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước giảm từ 8.6%xuống 8.4%; tỷ trọng ngành xây dựng tăng từ 14.6% lên 15.8%.

Cơ cấu khu vực dịch vụ có những chuyển hướng tích cực Các ngànhdịch vụ tryền thống như thương nghiệp, vận tải,bưu chính-viễn thông,khách sạn, nhà hàng phát triển khá Đặc biệt, một số ngành dịch vụ có tỷ lệchi phí trung gian thấp như ngân hàng, bảo hiểm… đã phát triển khá nhanh,góp phần làm cho giá trị tăng thêm của ngành dịch vụ tăng cao nhất là2005

Tuy nhiên, quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế còn một số tồntại Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành chưa thật gắn kết chặt chẽ với cácquy hoạch, chiến lược tổng thể có tầm nhìn xa, với lộ trình hợp lí, chưaphát huy tốt thế mạnh trong từng ngành Nhìn chung, chuyển dịch cơ cấutrong 5 năm qua còn chậm, một phần vẫn được định hướng bởi các quyhoạch mang tính cục bộ của riêng các ngành và địa phương Vì thế, quyhoạch tổng thể thường bị phá vỡ, cơ cấu chuyển dịch chưa đáp ứng đượccác yêu cầu phát triển bền vững Trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế chỉ chútrọng nhiều đến việc tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP, chưaquan tâm đúng mức tới yêu cầu chuyển dịch cơ cấu theo hướng hiện đạihoá, phát triển mạnh công nghiệp và kĩ thuật tiên tiến trong tất cả cácngành, lĩnh vực Nhiều cơ sở công nghiệp có công nghệ lạc hậu, chi phílớn, hiệu quả kinh tế thấp và đòi hỏi bảo hộ cao Trong một số lĩnh vực vẫntồn tại xu hướng phát triển hướng nội, nhằm vào một số ngành được bảo

hộ Điều này có nguy cơ làm hạn chế khả năng cạnh tranh trong tương laicủa nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế Số ngành, lĩnh vực sửdụng công nghệ tiên tiến, hiện đại còn ít Trong công nghiệp chế biến, cácngành công nghiệp gia công, lắp ráp chiếm tỉ trọng khá lớn; tốc độ đổi mớicông nghệ trong hầu hết các ngành công nghiệp còn chậm và đang ở mứctrung bình là phổ biến Cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp và kinh tế nôngthôn chưa có chuyển biến rõ rệt Chưa tạo được nhiều việc làm cho laođông ở nông thôn Hệ thống dịch vụ hỗ trợ phát triển sản xuất vừa yếu, vừathiếu và kém hiệu quả, nhất là thiếu các ngành công nghiệp bổ trợ Tỷtrọng dịch vụ trong tổng sản phẩm trong nước vẫn còn thấp và chậm đượccải thiện Cơ cấu nội bộ các ngành trong lĩnh vực dịch vụ ít thay đổi, đặcbiệt là các ngành dịch vụ có tỉ lệ chi phí trung gian thấp phát triển vẫn

Ngày đăng: 19/03/2013, 11:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng số lượng và cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế - kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam hiện nay
Bảng s ố lượng và cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế (Trang 21)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w