Phần III : Các giải pháp và đề xuất chính sách để thực hiện mục tiêu kế hoạch thời kì 2006-

Một phần của tài liệu kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam hiện nay (Trang 25 - 28)

mục tiêu kế hoạch thời kì 2006-2010

I.Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành cho 3 năm còn lại thời kì 2006- 2010

Trong 3 năm còn lại của thời kì kế hoạch 2006-2010, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhằm phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu chuyển dịch của cả thời kì.

Kế hoạch năm 2008: Tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp trong GDP giảm từ 20% năm 2007 xuống còn 19,3% năm 2008; công nghiệp và xây dựng tăng từ 41,8% lên 42,2%; dịch vụ tăng từ 38,2% lên 38,5%. Giá trị tăng thêm của ngành nông lâm ngư nghiệp tăng khoảng 3,5 - 4%; ngành công nghiệp và xây dựng tăng 10,6 - 11%; ngành dịch vụ tăng khoảng 8,7 - 9,2%.

II.Các giải pháp và đề xuất chính sách

Tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế một cách tích cực. Phải xác định rõ ngành, lĩnh vực quan trọng, có thế mạnh cần được đầu tư mở rộng, nhất là những ngành, lĩnh vực có lợi thế về tăng năng suất lao động, ít rủi ro, tạo ra nhanh và nhiều giá trị mới, tạo ra nhiều tích luỹ cho xã hội. Cần phân tích, lựa chọn cơ cấu công nghệ và sản phẩm, cơ cấu lao động, cơ cấu đầu tư phù hợp để tập trung cao các giải pháp kinh tế, huy động mọi nguồn lực trong xã hội cùng tham gia.

Muốn chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách hiệu quả, chúng ta phải tôn trọng quy luật của kinh tế thị trường, phải trao quyền định đoạt cho các chủ thể đầu tư, kinh doanh trực tiếp, Nhà nước không can thiệp bằng biện pháp hành chính vào hoạt động kinh tế của các chủ thể kinh tế, mà phải điều tiết và quản lý nền kinh tế bằng luật pháp, bằng các công cụ kinh tế vĩ mô, bằng các chính sách và giải pháp đồng bộ. Cụ thể, Nhà nước cần tập trung làm nhiệm vụ quản lý và định hướng, tạo môi trường pháp lý đầy đủ, thông thoáng, đồng bộ cho các chủ thể yên tâm đầu tư, sản xuất - kinh doanh, giải toả tâm lý mặc cảm, e ngại của các chủ thể đầu tư, kích thích mạnh mẽ các thành phần kinh tế phát triển, tạo tiền đề cho việc hình thành các tập đoàn kinh tế có đủ sức cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong xu hướng Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, phải xác định rõ ngành, lĩnh vực, sản phẩm cần và có khả năng phát triển mạnh, không phát triển tràn lan. Vì vậy, Nhà nước cần xác định hướng đi phù hợp, dựa trên lợi thế cạnh tranh, nguồn lực nội tại của nền kinh tế, thị trường, tài nguyên. Cần phân tích và lựa chọn phát triển mạnh một số ngành dịch vụ như bưu chính -viễn thông, du lịch, tài chính, y tế...

Nâng cao chất lượng và hiệu quả của đào tạo nhân lực, làm cho nguồn nhân lực trở thành một yếu tố quan trọng để thu hút đầu tư và là một lợi thế cạnh tranh của nền kinh tế nước ta.

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh của hàng hoá.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường các biện pháp chống quan liêu, tham nhũng…làm trong sạch bộ máy nhà nước, tạo nền tảng cho phát triển kinh tế.

KẾT LUẬN

Để đi theo chiến lược mở cửa kinh tế, hội nhập quốc tế có hiệu quả, vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở trong nước có ý nghĩa rất lớn. Bởi, sản xuất trong nước cần phải được dịch chuyển sao cho vừa khai thác được những tiềm năng, lợi thế của đất nước, vừa sản xuất được những sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường thế giới. Trong bối cảnh chung là phân công lao động quốc tế ngày một sâu sắc, sự cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu cũng vô cùng gay gắt, lại muốn phát triển được sản xuất của đất nước theo một chiến lược chung, việc lựa chọn cơ cấu kinh tế hợp lý, đem lại hiệu quả cao là điều rất cần thiết. Tuy nhiên, ngày nay các nước thực hiện công nghiệp hóa đi sau không thể sử dụng nguyên mẫu của các mô hình sẵn có bởi dưới tác động của những nhân tố mới, những lợi thế so sánh truyền thống không còn được đánh giá cao như trước đây, nên việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nước đi sau cũng cần phải được nhận thức lại nhằm tạo ra một cơ cấu kinh tế hiện đại, cân đối, năng động và tăng trưởng nhanh một cách bền vững hơn

Một phần của tài liệu kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam hiện nay (Trang 25 - 28)