giải pháp tăng cường quan hệ đối tác công - tư trong cung ứng dịch vụ công ở việt nam hiện nay_1

22 1K 9
giải pháp tăng cường quan hệ đối tác công - tư trong cung ứng dịch vụ công ở việt nam hiện nay_1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH    TIỂU LUẬN MÔN PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUAN HỆ ĐỐI TÁC CÔNG- TƯ TRONG CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Huế, tháng 1 năm 2013 Giảng viên bộ môn: TS. Hoàng Mai Lớp: Cao học Hành chính công 16M Học viên: Nguyễn Thị Thu Hiền HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH    TIỂU LUẬN MÔN PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUAN HỆ ĐỐI TÁC CÔNG- TƯ TRONG CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Huế, tháng 1 năm 2013 Giảng viên bộ môn: TS. Hoàng Mai Lớp: Cao học Hành chính công 16M Học viên: Nguyễn Thị Thu Hiền MỤC LỤC Trang I- LỜI NÓI ĐẦU………………………………………………………………… 1 II- NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ CÔNG VÀ MÔ HÌNH ĐỐI TÁC CÔNG - TƯ 1.1. Quan điểm về dịch vụ công 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm dịch vụ công…………….…………………… 2 1.1.2. Các hình thức cung ứng dịch vụ công…………….…………………….3 1.1.3. Xu hướng đổi mới cung ứng dịch vụ công…………….……………….3 1.2. Mô hình hợp tác công tư 1.2.1. Khái niệm và lợi ích của mô hình hợp tác công –tư………………… 4 1.2.2 Các hình thức của mô hình hợp tác-công tư…………….…………… 5 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Thực trạng cung ứng dịch vụ công tại Việt Nam trong những năm vừa qua …………….…………….…………….…………….…………….…………….……………8 2.2. Những thuận lợi công và thách thức trong việc đổi mới cung ứng dịch vụ công theo mô hình hợp tác công – tư tại Việt Nam hiện nay 2.2.1. Những thuận lợi trong việc áp dụng mô hình hợp tác công- tư …11 2.2.1. Những thách thức trong việc áp dụng mô hình hợp tác công- tư…12 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUAN HỆ ĐỐI TÁC CÔNG- TƯ TRONG CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1. Xây dưng khuôn khổ pháp lý, chính sách hỗ trợ cho dư án PPP…………15 3.2. Xác định mục tiêu chiến lược của dự án…………….…………….……… 16 3.3 Tăng cường năng lực của đội ngũ quản lý…………….…………………… 17 III- KẾT LUẬN…………….…………….…………….…………….…………….……18 IV- TÀI LIỆU THAM KHẢO…………….…………….…………….………………19 _____________________________________________________________________________ _____________________________________________________________________________ - 1 - I- LỜI NÓI ĐẦU Trở thành thành viên của Tổ chức thương mai thế giới WTO cùng với những chuyển biến liên tục trong quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá và hội nhập toàn cầu, Chính phủ Việt Nam đang phải đối đầu với một áp lực ngân sách đối với việc cung ứng các dịch vụ các lĩnh vực trọng yếu như giao thông, năng lượng, viễn thông, nhà ở…Chính trong bối cảnh này, Chính phủ đã nhanh chóng triển khai áp dụng những mô hình hợp tác với khu vực tư nhằm huy động tiềm năng của khu vực này, mà mô hình đang được quan tâm nhiều nhất hiện nay là mô hình đối tác công tư công – tư (Public- Private Partnership/PPP). Mô hình này được hi vọng là một đòn bẩy đối với các nguồn lực tài chính và chuyên môn từ khu vực tư nhân nhằm cải thiện chất lượng và mở rộng độ bao phủ của các dịch vụ cơ sở hạ tầng tại Việt Nam hiện nay. Nhưng thực tế, hai năm sau khi ban hành quyết định về việc ban hành quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công tư (Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg) thì kết quả đang rất còn hạn chế. Hiện nay, quyết định 71 này đang được sửa chửa và dự kiến trình lên Thủ tướng Chính phủ vào tháng 04-2013. Cùng với nhận thức tầm quan trọng của mô hình PPP đối với tình hình thực tiễn Việt Nam hiện nay, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Giải pháp tăng cường quan hệ đối tác công - tư trong cung ứng dịch vụ công ở Việt Nam hiện nay” nhằm đi sâu và tìm hiểu rõ hơn về mô hình đối tác công- tư trong cung ứng dịch vụ công, từ đó đưa ra những giải pháp tăng cường hiệu quả mô hình này tại Việt Nam. Kết cấu nội dung đề tài được chia làm ba chương: Chương một cung cấp và làm rõ khái niệm cơ bản, đặc điểm cũng như loại hình cung ứng dịch vụ công, tập trung mô hình đối tác công- tư; Chương hai đi vào phân tích thực trạng hợp tác công - tư tại Việt Nam cùng với những thuận lợi, thách thức của mô hình này khi áp dụng tại Việt Nam Chương ba đề xuất một số ý kiến mang tính giải pháp tăng cường hiệu quả mô hình đối tác công- tư trong cung ứng dịch vụ công tại Việt Nam Tôi hi vọng rằng đề tài này sẽ là nguồn tư liệu tham khảo hữu ích giúp người đọc có cái nhìn toàn diện hơn về nền dịch vụ công tại Việt Nam cũng như phục vụ tốt hơn công tác quản lý Nhà nước nói chung và trong quản lí cung ứng dịch vụ công nói riêng. _____________________________________________________________________________ _____________________________________________________________________________ - 2 - II- NỘI DUNG CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ CÔNG VÀ MÔ HÌNH ĐỐI TÁC CÔNG - TƯ 1.1. Quan điểm về dịch vụ công 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm dịch vụ công Có rất nhiều quan điểm tiếp cận dịch vụ công (public service). Tựu trung bản chất của dịch vụ công vẫn là « hoạt động của các cơ quan nhà nước trong việc thực thi chức năng quản lí hành chính nhà nước và bảo đảm cung ứng các hàng hóa công cộng phục vụ nhu cầu (lợi ích) chung thiết yếu của xă hội » 1 như : Duy trì trật tự công cộng và an toàn xã hội như quốc phòng, an ninh, ngoại gia; bảo vệ trật tự kinh tế, trật tự mua bán trên thị trường thông qua việc xây dựng và thực thi thể chế kinh tế thị trường ; cung cấp các tiện ích công cộng cho toàn thể thành viên trong xã hội như bảo vệ sức khỏe, giáo dục đào tạo, giao thông công cộng, thông tin, thư viện công cộng… Tuỳ theo mỗi quốc gia mà phạm vi dịch vụ công, chủ thể cung ứng của dịch vụ công có sự thay đổi nhưng dịch vụ công mang những đặc điểm chính sau đây : - Dịch vụ công có tính xã hội. Mọi người đều có quyền ngang nhau trong việc tiếp cận các dịch vụ công với tư cách là đối tượng phục vụ của nhà nước. Từ đó có thễ thấy tính kinh tế, lợi nhuận không phải là điều kiện tiên quyết chi phối hoạt động dịch vụ công. - Việc trao đổi dịch vụ công không thông qua quan hệ thị trường đầy đủ. Thông thường, người sử dụng dịch vụ công không trực tiếp trả tiền, hay đúng hơn là đã trả tiền dưới hình thức đóng thuế vào ngân sách nhà nước. Cũng có những dịch vụ công mà người sử dụng vẫn phải trả một phần hoặc toàn bộ kinh phí; song nhà nước vẫn có trách nhiệm đảm bảo cung ứng các dịch vụ này không nhằm mục tiêu lợi nhuận 1 PGS.TS. LÊ CHI MAI (2008), Dịch vụ công, Tạp chí bảo hiểm xã hội số 3 năm 2008, http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2009/05/24/d%E1%BB%8Bch-v%E1%BB%A5-cng/ _____________________________________________________________________________ _____________________________________________________________________________ - 3 - 1.1.2. Các hình thức cung ứng dịch vụ công Dịch vụ công cũng có thể phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, xét theo tính chất của dịch vụ, hoặc theo các hình thức dịch vụ cụ thể,… Trong khuôn khổ tiểu luận, ta sẽ xét các hình thức dịch vụ công theo chủ thể cung ứng dịch vụ công và cụ thể hoá như sơ đồ sau : Mô hình 1- Các chủ thể cung ứng dịch vụ công Tuỳ theo tính chất và loại hình, dịch vụ công có thể do các cơ quan nhà nước trực tiếp thực hiện hoặc có thể được chuyển giao cho khu vực phi nhà nước. Bởi lẽ, có những loại dịch vụ liên quan đến lợi ích chung đất nước rất quan trọng mà tư nhân không thể đảm trách như an ninh quốc phòng Hay có những dịch vụ tư nhân không muốn hoặc chưa đủ điều kiện tham gia, vì nó không mang lại lợi nhuận, hoặc do tư nhân không đủ quyền lực và vốn để tổ chức việc cung ứng. 1.1.3 Xu hướng đổi mới cung ứng dịch vụ công Xã hội càng phát triển thì nhu cầu dịch vụ công càng lớn và tạo nên sức ép cung ứng dịch vụ công đối với Nhà nước. Vai trò cung ứng dịch vụ của các đối tượng sẽ có sự thay đổi: chuyển từ sự độc quyền của Nhà nước sang hướng mở rộng cung ứng các dịch vụ này ra ngoài khu vực nhà nước. “Nếu như các hình thức phân cấp, phân công trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước đã được đề cập mang ý nghĩa của hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước, thì hoạt động cung cấp dịch vụ (công) cho xã hội trong tiếp cận phân quyền lại mang ý nghĩa xã hội lớn hơn, nó từng bước mở rộng sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế” 2 . 2 PGS.TS Võ Kim Sơn (2004), Phân cấp quản lý nhà nước - Lý luận và thực tiễn, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà nội, tr.454 DỊCH VỤ CÔNG Cơ quan nhà nước trực tiếp cung cấp Tổ chức phi chính phủ và khu vực tư nhân cung cấp Nhà nước, tổ chức phi chính phủ, tổ chức tư nhân phối hợp thực hiện _____________________________________________________________________________ _____________________________________________________________________________ - 4 - Điều này giúp giảm tải được gánh nặng cho Nhà nước và tạo điều kiện phát huy được khả năng và năng lực tiềm tàng trong xã hội, khơi dậy tính chủ động sáng tạo và tích cực của khu vực tư nhân. Các tổ chức được nhận thầu cung ứng độc quyền một loại dịch vụ công nào đó luôn có nguy cơ bị xóa bỏ hợp đồng nếu làm ăn kém hiệu quả; tạo ra hiệu quả cung ứng dịch vụ công cao hơn. Điều này giúp tạo ra môi trường cạnh tranh, thúc đẩy xã hội phát triển, đem lại sự thuận lợi cho người dân trong việc thụ hưởng những chính sách công của Nhà nước. Các thuật ngữ quen thuộc trong xu hướng đổi mới cung ứng dịch vụ công đó là: tư nhân hoá (Privatization), sự tham gia của khu vực tư nhân (Private Sector Participation/PSP) và gần đây là quan hệ đối tác công-tư (Public-Private Partnership/PPP). Tư nhân hóa thường liên quan đến việc chuyển giao cổ phần hoặc quyền sở hữu trong một công ty hoặc bán các tài sản hoặc dịch vụ của doanh nghiệp do khu vực nhà nước sở hữu. Còn sự tham gia của khu vực tư nhân (Private Sector Participation/PSP) hướng đến việc chuyển các nghĩa vụ sang cho khu vực tư nhân hơn là nhấn mạnh đến cơ hội thiết lập một mối quan hệ đối tác. Ở cả hai mô hình này thì chính quyền chỉ còn làm công việc quản lý nhà nước thông qua các công cụ luật pháp, hành chính, tài chính (thuế), mọi rủi ro kinh doanh đều do tư nhân gánh chịu. Và mô hình mà xã hội đang tiến dần đến là mô hình quan hệ đối tác công- tư PPP với quan hệ bình đẳng cùng chia sẻ lợi ích, trách nhiệm và rủi ro giữa chính quyền, bên cung ứng và cộng đồng tiêu dùng dịch. 1.2. Mô hình hợp tác công - tư 1.2.1. Khái niệm và lợi ích của mô hình hợp tác công - tư Có nhiều cách định nghĩa mô hình hợp tác công - tư. Ở nước ta, trong Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg về việc ban hành quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công tư, đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (Public-Private Partnership/PPP) là « việc nhà nước và Nhà đầu tư cùng phối hợp thực hiện Dự án phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công trên cơ sở Hợp đồng dự án ». Quan hệ đối tác nhà nước - tư nhân được xem như mô hình cứu cánh cho các quốc gia đang phát triển bởi lẽ: mô hình này giúp thu hút vốn đầu tư tư nhân, giải phóng cho nguồn vốn nhà nước để sử dụng vào những nhu cầu khác của nhà nước; tăng năng suất _____________________________________________________________________________ _____________________________________________________________________________ - 5 - và sử dụng các nguồn lực có sẵn một cách hiệu quả hơn; cải cách các lĩnh vực thông qua việc phân bổ lại vai trò, động cơ và trách nhiệm giải trình. Khu vực tư nhân trong việc tham gia vào mối quan hệ đối tác nhà nước - tư nhân là tạo ra lợi nhuận từ năng lực và kinh nghiệm quản lý kinh doanh của mình, thu hồi cho các khoản đầu tư vào các dịch vụ bằng các khoản phí dịch vụ. Mô hình 2 - Lợi ích của các bên liên quan trong mối quan hệ đối tác nhà nước - tư nhân 3 1.2.2 Các hình thức của mô hình hợp tác công - tư Mô hình hợp tác công - tư có sáu hình thức cơ bản :  Hợp đồng dịch vụ Trong một hợp đồng dịch vụ, chính phủ hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuê một đối tác tư nhân tiến hành một hoặc nhiều công việc hoặc dịch vụ cụ thể trong một khoảng thời gian. Các chính phủ là người cung cấp chính dịch vụ cơ sở hạ tầng và sử dụng các thủ tục đấu thầu cạnh tranh để quyết định việc trao hợp đồng dịch vụ. Đối 3 Klaus Felsinger, Mối Quan hệ Đối tác Nhà nước - Tư nhân,http://www.adb.org/documents/publicprivate - partnership-ppp-handbook-vi - Đảm bảo đối xử công bằng với người lao động hiện tại - Cung cấp các cơ hội việc làm - Cải thiện năng suất, hiệu quả và đời sống tinh thần Người lao động Lợi ích các bên liên quan - Đảm bảo quy trình quản lý điều tiết ổn định, minh bạch - Đảm bảo phân bổ tài sản và tái cơ cấu tổ chức đem lại hoạt động hiệu quả - Cung cấp nguồn nhân lực đã được đào tạo - Tạo ra nhiều cơ hội đầu tư hơn Nhà đầu tư - Đảm bảo giá cả hợp lý - Cải thiện chất lượng và độ tin cậy của dịch vụ - Tăng trách nhiệm giải trình, khả năng phản h ồi nhanh Người tiêu dùng - Tối đa hoá doanh thu - Cung cấp khả năng tiếp cận dịch vụ phổ thông - Đảm bảo các dịch vụ cơ bản có giá cả hợp lý - Thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh - Thu hút các nhà đầu tư - Cải thiện phúc lợi công cộng Chính phủ _____________________________________________________________________________ _____________________________________________________________________________ - 6 - tác tư nhân phải đáp ứng những tiêu chuẩn hoạt động do cơ quan nhà nước đặt ra, thực hiện dịch vụ với một mức chi phí được thoả thuận và lợi nhuận của nhà thầu sẽ tăng lên nếu nhà thầu có thể giảm được chi phí điều hành mà vẫn đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn dịch vụ.  Hợp đồng quản lý Phạm vi của hợp đồng quản lý rộng hơn so với hợp đồng dịch vụ. Nghĩa vụ cung cấp dịch vụ và các khoản đầu tư chủ yếu. Đối tác tư nhân quản lý kiểm soát hằng ngày và đầu tư mở rộng, cải thiện hệ thống. Đối tác tư nhân nhân được tỷ lệ thoả thuận cho phí lao động, điều hành và khoản cho việc đạt được mục tiêu quy định trước đó. Ở loại hình này, khu vực Nhà nước sẽ chịu trách nhiệm quy định biểu phí dịch vụ.  Hợp đồng cho thuê hoặc hợp đồng giao thầu Hợp đồng cho thuê, hệ thống ban đầu được xây dựng dựa trên nguồn tài chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Tư nhân điều hành và duy trì hệ thống và tự chịu những rủi ro tài chính. Những khoản đầu tư mới và đầu tư thay thế thuộc Nhà nước. Một phần phí dịch vụ chuyển lại cho Nhà nước để thanh toán các khoản vay cho việc mở rộng hệ thống. Hợp đồng giao thầu khác với hợp đồng cho thuê ở điểm : Khu vực tư nhân thu từ khách hàng, thanh toán cho cơ quan Nhà nước một khoản phí giao thầu cụ thể và giữ phần doạnh thu còn lại.  Thoả thuận xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) hoặc các thoả thuận tương tự Thoả thuận xây dựng - vận hành - chuyển giao BOT (Build - Operate - Transfer) là mô hình mà ở đó công ty thực hiện dự án sẽ đứng ra xây dựng và vận hành công trình trong một thời gian nhất định sau đó chuyển giao toàn bộ cho nhà nước. Mô hình này khá phổ biến ở Việt Nam. Ngoài ra còn có: Mô hình BTO (xây dựng - chuyển giao - vận hành) : Quyền sở hữu cơ sở hạ tầng được chuyển giao ngay cho nhà nước sau khi xây dựng xong, nhưng công ty thực hiện dự án vẫn giữ quyền khai thác công trình. Mô hình thiết kế - xây dựng - tài trợ - vận hành DBFO (Design- Build - Finance - _____________________________________________________________________________ _____________________________________________________________________________ - 7 - Operate) : Khu vực tư nhân sẽ đứng ra xây dựng, tài trợ và vận hành công trình nhưng nó vẫn thuộc sở hữu nhà nước. Mô hình xây dựng - sở hữu - vận hành BOO (Build - Own - Operate) : Tư nhân thực hiện dự án sẽ đứng ra xây dựng công trình, sở hữu và vận hành nó. Mô hình BOO rất phổ biến đối với các nhà máy điện cả ở Việt Nam và trên thế giới. Mô hình thiết kế - xây dựng - kinh doanh (Design – Build - Operate) : nhà đầu tư phát triển xây dựng và điều hành cơ sở dịch vụ mà không chuyển lại quyền sở hữu cho khu vực Nhà nước.  Nhượng quyền Nhượng quyền khai thác (Franchise) là hình thức mà theo đó cơ sở hạ tầng được nhà nước xây dựng và sở hữu nhưng giao (thường là thông qua đấu giá) cho tư nhân vận hành và khai thác.  Liên doanh Trong liên doanh, cơ sở hạ tầng được sở hữu và điều hành bởi khu vực Nhà nước và nhà điều hành tư nhân. Cả đối tác Nhà nước và tư nhân phải sẵn sàng đầu tư và cùng chia sẻ những rủi ro nhất định. Mỗi hình thức của mô hình hợp tác công tư đều có những thế mạnh và điểm yếu riêng. Nhưng tựu trung lại thì mô hình hợp tác công - tư đều mang những thuận lợi chung của mô hình PPP như đã nêu ở trên và những hạn chế như : Chi phí lớn hơn do các nhà đầu tư tư nhân cần một suất sinh lợi cao hơn ; dễ xảy ra mâu thuẫn lợi ích chung và lợi ích cá nhân của đối tác tư nhân và quan trọng nhất là năng lực chuyên môn của khu vực tư nhân để đảm nhận dịch vụ cũng như khả năng đảm bảo kiểm soát quản lý của khu vực công. Nhìn chung, mô hình PPP có thể tối ưu hóa nguồn lực trong nhiều lĩnh vực nhưng « PPP không phải là chiếc đũa thần, nếu thực hiện không đúng nó vẫn có thể mang lại rủi ro » 4 . 4 TS.Võ Trí Thành, PPP không phải là chiếc đũa thần, http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2013/01/ppp- khong-phai-la-chiec-dua-than/ [...]... ra trong một số nền kinh tế châu Á” (Gs David)19 19 Trần Bình, Khu vực tư nhân- Nguồn huyết mạch chưa khai thông, www.vnep.org.vn _ - 14 - _ CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUAN HỆ ĐỐI TÁC CÔNG- TƯ TRONG CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Để có thể tăng cường quan hệ cũng như hiệu quả của đối tác công- tư trong cung. .. (TBKTSG số 2 8-2 010, ra ngày 8-7 - 7 NGỌC ẨN (2006), Dự án BOT xây dựng cầu đường: Thắng ít, thua nhiều, http://tuoitre.vn/Chinh-tri- Xa-hoi/168513/Du-an-BOT-xay-dung-cau-duong-Thang-it-thua-nhieu.html 8 Tùng Nguyên (2011), Công ty BOT cầu Phú Mỹ “kêu cứu” vì phí thu quá ít, http://dantri.com.vn/kinhdoanh/cong-ty-bot-cau-phu-my-keu-cuu-vi-phi-thu-qua-it-395310.htm 9 Phan Cường (2009), Cầu dây văng made... _ CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG THEO MÔ HÌNH HỢP TÁC CÔNG - TƯ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Thực trạng cung ứng dịch vụ công tại Việt Nam trong những năm vừa qua Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg ban hành quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức hợp tác công- tư đã mở cửa cho giới đầu tư trong và ngoài nước trên các lĩnh vực : Đường bộ, cầu đường bộ, hầm... Duy Quang (2013), Chưa có dự án nào thực hiện theo mô hình PPP, http://www.baohaiquan.vn/pages/mo-hinhppp-van-chua-hoan-thien.aspx 17 Bích Diệp (2011), ADB chưa thể tiếp cận dự án PPP tại Việt Nam, http://www.vinacorp.vn/news/adbchua-the-tiep-can-du-an-ppp-tai-viet -nam/ ct-445007 18 Bích Diệp (2011), ADB chưa thể tiếp cận dự án PPP tại Việt Nam, http://www.vinacorp.vn/news/adbchua-the-tiep-can-du-an-ppp-tai-viet -nam/ ct-445007... http://vnexpress.net/gl/kinhdoanh/2013/01/ppp-khong-phai-la-chiec-dua-than/  http://thuduchouse.vn/Liendoanh.asp  http://www.vnwaste.com/  NGỌC ẨN (2006), Dự án BOT xây dựng cầu đường: Thắng ít, thua nhiều, http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/168513/Du-an-BOT-xay-dung-cau-duong-Thang-itthua-nhieu.html  Tùng Nguyên (2011), Công ty BOT cầu Phú Mỹ “kêu cứu” vì phí thu quá ít, http://dantri.com.vn/kinh-doanh/cong-ty-bot-cau-phu-my-keu-cuu-vi-phi-thu-qua-it395310.htm... nước cần thiết của mối quan hệ đối tác nhà nước - tư nhân bao gồm theo dõi nghĩa vụ dịch vụ, sự tuân thủ các điều kiện dịch vụ, bảo vệ người tiêu dùng - Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về mối quan hệ đối tác nhà nước - tư nhân nhất quán với thể chế luật pháp và quy định; hướng đến việc giải quyết những thiếu sót được tìm thấy trong khuôn khổ pháp luật và quy định - Hoàn thiện cơ chế đấu thầu để... nhìn từ các nỗ lực từ phía cơ quan quản lý nhà nước, chúng ta có quyền hi vọng các dự án PPP sẽ được thúc đẩy thực hiện và đạt hiệu quả thành công trên các lĩnh vực cung ứng dịch vụ công 22 2013 sẽ là “năm bận rộn” của đầu tư PPP? (2013), http://vneconomy.vn/20130110031440625P0C9920/2013-se-la -nam- ban-ron-cua-dau-tu-ppp.htm _ - 18 - ... nhiên, từ khi Quyết định số 71 của Thủ tư ng Chính phủ được ban hành thì chưa có một dự án đầu tư nào được triển khai theo mô hình PPP14 2.2 Những thuận lợi công và thách thức trong việc đổi mới cung ứng dịch vụ công theo mô hình hợp tác công – tư tại Việt Nam hiện nay 2.2.1 Những thuận lợi trong việc áp dụng mô hình hợp tác công- tư Lâm Văn Triển (2010), Thu hút vốn đầu tư PPP: Cần đổi mới cách làm, http://www.thesaigontimes.vn/Home/diendan/ykien/39319/... Duy Quang (2013), Chưa có dự án nào thực hiện theo mô hình PPP, http://www.baohaiquan.vn/pages/mo-hinh-ppp-van-chua-hoan-thien.aspx  Trần Bình, Khu vực tư nhân- Nguồn huyết mạch chưa khai thông, www.vnep.org.vn  Duy Quang (2013), Chưa có dự án nào thực hiện theo mô hình PPP, http://www.baohaiquan.vn/pages/mo-hinh-ppp-van-chua-hoan-thien.aspx  Bích Diệp (2011), ADB chưa thể tiếp cận dự án PPP tại Việt. .. tăng, trong khi đó có 60% lao động được thu nhận bởi các doanh nghiệp tư nhân trong nước, 25% bởi các hộ kinh doanh và các doanh nghiệp tư nhân không đăng ký, và 12% bởi các doanh nghiệp FDI.15 2.2.2 Những thách thức trong việc áp dụng mô hình hợp tác công tư Thực tế thời gian qua ở Việt Nam, một trong những thách thức lớn đối với hình thức đầu tư theo mô hình PPP là hành lang pháp lý chưa hoàn thiện, . - 15 - CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUAN HỆ ĐỐI TÁC CÔNG- TƯ TRONG CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Để có thể tăng cường quan hệ cũng như hiệu quả của đối tác công- tư. - 2 - II- NỘI DUNG CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ CÔNG VÀ MÔ HÌNH ĐỐI TÁC CÔNG - TƯ 1. 1. Quan điểm về dịch vụ công 1. 1 .1. Khái niệm và đặc điểm dịch vụ công Có rất nhiều quan. _____________________________________________________________________________ - 8 - CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG THEO MÔ HÌNH HỢP TÁC CÔNG - TƯ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2 .1 Thực trạng cung ứng dịch vụ công tại Việt Nam trong những năm vừa

Ngày đăng: 07/02/2015, 21:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan