8. Đóng góp của luận văn
3.2.2. Giải pháp về sản phẩm du lịch văn hóa Phật giáo Nam Tông
Cần có quan điểm phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa Phật giáo Nam Tông Khmer có trọng tâm nhằm đảm bảo phát triển bền vững sản phẩm du lịch văn hóa này bằng cách đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch gắn liền với đời sống văn hóa Khmer ví dụ như mở các buổi dạy nấu các món ăn đặc sắc của người Khmer cho Du khách ( Cooking Tour )
Nên tập trung đầu tư xây dựng, phát triển các sản phẩm du li ̣ch văn hóa mang tính đặc trưng cao, từng bước xây dựng thương hiê ̣u riêng . Tổ chức các sản phẩm du lịch thành hệ thống có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm du lịch truyền thống cụ thể là kế hoạch xây dựng “ Làng văn hóa Khmer ” cũng là việc nên làm vì các lễ hội truyền thống của người Khmer thì chỉ diễn ra tại những thời điểm nhất định trong năm còn “ Làng văn hóa Khmer ” là nơi có thể thực hiện việc sân khấu hóa các lễ hội cho du khách thưởng thức hàng ngày…
Tăng nguồn lực đầu tư đúng mức cho các sản phẩm du lịch văn hóa đặc thù, có lợi thế của tỉnh nhằm cung cấp các sản phẩm du lịch tốt nhất để thu hút khách trong và ngoài nước.
_________________________________________________________________________ GVHD: PGS. TS NGUYỄN PHẠM HÙNG
100
Chú trọng các sản phẩm là hàng lưu niệm với những kiểu dáng, mẫu mã hấp dẫn, đa dạng hơn chẳng hạn như mặt hàng điêu khắc gỗ nên phát triển các sản phẩm lưu niệm như: chim thần Krud, rắn thần Naga, Tượng Phật….
Phát triển các tuyến du lịch sinh thái, khám phá, trải nghiệm các giá trị văn hóa Khmer, coi đây là cơ hội để du lịch làng nghề thể hiện rõ sắc thái văn hóa của làng nghề gắn với sinh thái, với ẩm thực dân gian, với các tiện nghi lưu trú, vui chơi giải trí…
Vận dụng các chính sách, kết hợp tổ chức, điều phối từ các cấp quản lý nhà nước đến doanh nghiệp cùng nhau xây dựng các s ản phẩm du lịch văn hóa từ nguồn tài nguyên du l ịch của tỉnh nh ưng phù hợp với xu hướng thị trường.
Phát triển sản phẩm du lịch văn hóa chất lượng cao, hướng tới thu hút đối tượng khách có khả năng chi trả cao và lưu trú dài ngày.
Phát huy các thế mạnh liên vùng, tạo dựng các liên kết trong phát triển sản phẩm nhằm tránh tình trạng các sản phẩm du lịch hiện nay phát triển ồ ạt nhưng trùng lặp và nghèo nàn về nội dung. Nhiều loại kết hợp có thể được phát huy theo các liên kết theo ngành nghề, liên kết theo tổ chức quản lý, liên kết dọc, liên kết theo hành lang...Theo tiến trình phát triển chung về du lịch cũng như xu hướng phát triển tại nhiều quốc gia và trên thế giới, các liên kết sẽ dần được hình thành trên cơ sở các lợi ích chung và trên cơ sở sắp xếp phát triển theo hướng hiệu quả và bền vững tạo ra khả năng cạnh tranh cao hơn. Các mô hình liên kết cần tuân thủ theo sự định hướng của Nhà nước và cần có người điều phối.
Trên cơ sở đó, các định hướng phát triển sản phẩm du lịch văn hóa Phật giáo Nam Tông Khmer cho giai đoạn tới cần tập trung vào:
_________________________________________________________________________ GVHD: PGS. TS NGUYỄN PHẠM HÙNG
101
- Phát triển các sản phẩm du lịch văn hoá gắn với di sản, lễ hội, tham quan và tìm hiểu văn hoá, lối sống địa phương, du lịch làng nghề và du lịch cộng đồng kết hợp nghỉ tại nhà dân (Home Stay).
- Liên kết tạo sản phẩm du lịch vùng, liên kết theo loại hình chuyên đề, liên kết khu vực.
- Xây dựng mô ̣t chuỗi các sản phẩm du lịch văn hóa Phật giáo Khmer mang tính liên hoàn cụ thể như sau:
Xây dựng một chuỗi các sản phẩm du lịch mang tính liên hoàn “ Du lịch văn hóa Khmer tại thành phố Trà Vinh” là một ý tưởng đáng được lưu tâm trong bức tranh tổng thể về sản phẩm du lịch của các tỉnh ĐBSCL hiện nay, dễ dàng nhận thấy các tuyến, các loại hình, các sản phẩm du lịch của các địa phương trong khu vực đang có sự giống nhau đến nhàm chán. Ở Tiền Giang có loại hình du lịch sinh thái sông nước, vườn cây ăn trái… với các sản phẩm cụ thể như đi thuyền trên sông, ăn trái cây, tát đìa, câu cá, xem đờn ca tài tử... thì tại Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ…cũng có các sản phẩm du lịch tương tự như vậy. Trong khi đó, chuỗi các sản phẩm “ Du lịch văn hóa Khmer” ngay tại thành phố nếu được đầu tư xây dựng, đưa vào hoạt động sẽ là mô ̣t l ợi thế độc đáo và đặc thù mà không phải địa phương nào muốn cũng có thể làm theo được, ngoại trừ Sóc Trăng. Thực tế là ở các tỉnh có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống đã triển khai xây dựng, khai thác thành công mô hình này như Lào Cai, Đắc Lắk…Chuỗi các sản phẩm du lịch này mang tính độc đáo, có sức hút mạnh đối với đối tượng khách tham quan, tìm hiểu bản sắc văn hóa.
Trong điều kiện thực tế hiện nay thì Chuỗi các sản phẩm du lịch này được bắt đầu từ khu văn hóa du lịch tỉnh đang qui hoạch xây dựng tại Phường Tám và kết thúc tại Chùa Hang (thị trấn Châu Thành). Trên không gian trải dài hơn 5 cây số, qua địa bàn các phường Bảy, Tám, Chín và xã Lương Hòa,
_________________________________________________________________________ GVHD: PGS. TS NGUYỄN PHẠM HÙNG
102
thị trấn Châu Thành (huyện Châu Thành), nằm ngay cửa ngõ phía Nam thành phố Trà Vinh, đang sở hữu nguồn tài nguyên văn hóa quí giá như khu di tích danh thắng Ao Bà Om, di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Âng, đại cổ thụ “cây dầu dù” vài trăm năm tuổi, Bảo tàng Văn hóa dân tộc Khmer, đoàn Nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh, các đội múa dân gian Chhay yam, Robam, làng nghề truyền thống điêu khắc gỗ mỹ nghệ và sân chim Chùa Hang… xen lẫn trong các phum sóc thanh bình, yên ả của đồng bào Khmer. Địa bàn này cũng là nơi cư trú của các nghệ nhân Khmer chuyên làm đồ gỗ mỹ nghệ, nhạc cụ dân tộc, dàn nhạc ngũ âm như Thạch Tư, Lâm Phene… Ngôi chợ Ba Se (Lương Hòa) còn là địa chỉ nổi tiếng của món ẩm thực đặc sản bún nước lèo. Chỉ bấy nhiêu đó thôi cũng đã là nguồn tài sản vô giá để hình thành Chuỗi sản phẩm du lịch văn hóa Khmer đặc sắc, chiếm ưu thế rất lớn trong việc cạnh tranh với sản phẩm du lịch của các tỉnh bạn. Bên cạnh đó khích các nghệ nhân làm đồ mỹ nghệ sáng tác các mẫu mã mới bán cho du khách làm quà tặng hoặc kỷ niệm.
Chuỗi các sản phẩm “ Du lịch văn hóa Khmer” tại thành phố Trà Vinh không chỉ là sản phẩm du lịch đặc thù mà nó còn là địa chỉ văn hóa, mô ̣t bảo tàng dân tộc học sống động ngay chính trong không gian đặc trưng của nó. Và, đó chính là điểm nhấn hết sức cần thiết trên đường phát triển du lịch của thành phố Trà Vinh. Ngoài ra cũng có thể phát triển thêm loại hình du lịch Văn hóa Phật giáo Khmer với nghỉ dưỡng tại biển Ba Động.
Các sản phẩm cụ thể:
Chương trình 1: Duyên hải - căn cứ Anh hùng (02 ngày 01 đêm)
Trà Vinh – Ba Động – Khu di tích Cồn Tàu (bến tiếp nhận vũ khí) - Rừng Đước – Làng bánh tét Trà Cuôn– làng nghề rượu Xuân Thạnh. Ghé Cầu ngang mua đặc sản tôm khô Vinh Kim.
_________________________________________________________________________ GVHD: PGS. TS NGUYỄN PHẠM HÙNG
103
Trà Vinh – Chùa Hang – Làng Cá Định An – Khu kinh tế Định An – chùa Giồng Lớn – Ba Động.
Chương trình 3: Liên kết vùng ((01 ngày)
Tham quan thành phố Trà Vinh – Đền thờ Bác Hồ - Thắng cảnh Ao Bà Om – Chùa Âng – Chùa Hang – Chùa Cò Nhà bảo tàng văn hóa dân tộc Khmer – Cù lao Long Trị - Thưởng thức bánh canh Bến Có.
Chương trình trình 4: Hành trì Bát quan Trai (01 ngày) Chương trình 5: Tìm hiểu văn hóa Ẩm thực Khmer (01 ngày)
Đây là cơ hô ̣i để các Phâ ̣t tử và Đa ̣i chúng cùng nhau nghe Pháp , rồi cùng nhau trao đổi , hoă ̣c đưa ra n hững quan điểm , những khúc mắc , những vướng ke ̣t trong qua trình tu ho ̣c của bản thân , nhân rô ̣ng ra đó cũng là cơ hô ̣i để các Phật tử và Đại chúng tự nhìn nhận lại mình, và bồi bổ thêm những giáo Pháp, kinh nghiê ̣m tu ho ̣c quí báu từ các Thầy và các bạn đồng tu.
3.2.3. Giải pháp về thị trƣờng và khách du lịch văn hóa Phật giáo Nam Tông Khmer ở Trà Vinh
3.2.3.1 Định hƣớng thị trƣờng:
Phân đoạn thị trường theo mục đích du lịch và khả năng thanh toán để tập thu hút ưu tiên thu hút phân đoạn khách du lịch có khả năng chi trả cao, có mục đích du lịch văn hóa Phật giáo Khmer, lưu trú dài ngày.
- Thị trường nội địa
Phát triển mạnh thị trường nội địa, chú trọng khách nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, nghỉ cuối tuần. Phát triển du lịch nội địa vừa là phục vụ sự phát triển của xã hội, đáp ứng nhu cầu đi lại du lịch của nhân dân trong nước. Thực tế thời gian gần đây ở nhiều nước cũng như ở Việt Nam, thị trường du lịch nội địa lại là cán cân quan trọng trên thị trường quốc tế, điều hòa và giúp ngăn chặn sự sụt giảm trong các biến cố như đại dịch Sars, cúm H5N1. Nhu cầu du lịch trong nước gia tăng nhanh chóng cùng với sự ổn định và phát triển kinh
_________________________________________________________________________ GVHD: PGS. TS NGUYỄN PHẠM HÙNG
104
tế - xã hội của đất nước. Chi tiêu của nhiều phân đoạn thị trường khách du lịch nội địa thậm chí vượt mức chi tiêu bình quân của khách du lịch quốc tế. Nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ, cơ sở vật chất của khách du lịch nội địa gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Trong tương lai, phân đoạn thị trường khách du lịch nội địa cao cấp sẽ hình thành rõ nét hơn và gia tăng nhanh. Thị trường thứ hai với mức chi tiêu trung bình cũng sẽ có sự gia tăng mạnh.
- Thị trường quốc tế
Thu hút, phát triển mạnh thị trường khách quốc tế gần: Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), Đông Nam Á và Thái Bình Dương (Singapore, Malaysia, Indonesia, ThaiLand, Úc). Tăng cường khai thác thị trường khách cao cấp đến từ Tây Âu (Pháp, Đức, Anh, Hà Lan, Bắc Âu, Bắc Mỹ (Mỹ, Canada). Mở rộng thị trường mới Trung Đông, Ấn Độ.
Đối với thị trường khách quốc tế, trong giai đoạn tới, theo định hướng thu hút thị trường khách có khả năng chi trả cao thì cần phải xác định chiến lược phát triển thị trường cụ thể, chuyên nghiệp hóa hoạt động nghiên cứu và phát triển thị trường, trong đó đi sâu nghiên cứu và thu hút theo phân đoạn thị trường, đặc biệt tập trung vào khách du lịch văn hóa Phật giáo Nam Tông Khmer. Cần đặt ra nhu cầu phát triển có trọng tâm, áp dụng chiến lược phân biệt hóa; thu hút và phát triển theo các nhóm thị trường đồng thời giới thiệu sử dụng sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu. Đây là hướng phát triển bền vững hơn về thị trường đồng thời góp phần vào việc sắp xếp và tổ chức có bài bản hơn các sản phẩm du lịch. Tránh dần được tình trạng đồng hóa, trùng lặp.
Các diễn biến và xu hướng phát triển trên thế giới và khu vực cùng thực tế phát triển trong nước cho thấy sự cần thiết định hướng phát triển thị trường khách du lịch gần, các thị trường khách nội vùng cũng như cần coi trọng thị trường khách du lịch nội địa. Đây cũng là chiến lược của nhiều quốc gia có ngành công nghiệp du lịch phát triển như Singapore, Trung Quốc, Thái
_________________________________________________________________________ GVHD: PGS. TS NGUYỄN PHẠM HÙNG
105
Lan, Malaysia,... Các xu hướng phát triển và hợp tác quốc tế khu vực sẽ tạo thuận lợi cho việc thu hút khách du lịch giữa các nước láng giềng. Tại thời điểm nguồn khách này đang gia tăng nhanh chóng thì cần có các biện pháp kích cầu cụ thể cũng như tổ chức sản phẩm đáp ứng đối tượng khách này.
Thị trường khách du lịch quốc tế truyền thống là thị trường luôn phải được duy trì và có các chiến lược thu hút riêng.
Một trong những định hướng quan trọng về phát triển thị trường là ngoài việc xác định thị trường nguồn, tập trung khai thác thị trường theo phân đoạn thị trường thì định hướng thu hút những phân đoạn thị trường phù hợp tài nguyên và sản phẩm du lịch đặc biệt phải ưu tiên và có các biện pháp thu hút thị trường khách du lịch có khả năng chi trả cao nhằm đẩy mạnh mục tiêu phát triển về trọng tâm và chất lượng và đặc biệt là mục tiêu tăng cường về thu nhập du lịch.
3.2.3.2 Giải pháp thu hút khách du lịch
- Nhóm giải pháp về phát triển sản phẩm: tăng cường đầu tư xây dựng, làm mới các sản phẩm du lịch phù hợp thị hiếu của du khách du lịch, tăng cường số lượng, nâng cao chất lượng các nhà hàng phục vụ nhu cầu thưởng thức văn hóa ẩm thực. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành. Có chính sách hỗ trợ, bồi dưỡng nghiệp vụ, đặc biệt là ngoai ngữ cho đội ngũ lao động trong ngành du lịch.
- Giải pháp về liên kết phát triển thị trường khách: chú trọng triển khai việc liên kết với các điểm đến hấp dẫn, được yêu thích trong khu vực các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long để đa dạng hóa sản phẩm, đồng thời tạo điều kiện cho khách sử dụng hiệu quả thời gian, kinh phí cho chuyến đi đến Trà Vinh.
3.2.3.3 Nghiên cứu thị trường, nắm bắt nhu cầu của du khách
Nhu cầu của du khách rất khác nhau do đó đòi hỏi công tác nghiên cứu thị trường cần được chú trọng.
_________________________________________________________________________ GVHD: PGS. TS NGUYỄN PHẠM HÙNG
106
- Thứ nhất: việc nghiên cứu thị trường cần được tổ chức điều tra một cách nghiêm túc, cơ bản và toàn diện về nhu cầu, thị hiếu của du khách khi đến du lịch tại Trà Vinh. Việc làm này sẽ do chính quyền địa phương và các doanh nghiệp Lữ hành cùng thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như lấy ý kiến của du khách thông qua các hãng Lữ hành, các cơ sở Lưu trú trong mùa lễ hội, các sự kiện hoặc các Tour du lịch. Khi thực hiện cần chú trọng vào việc phỏng vấn trực tiếp du khách hoặc thành lập các nhóm để thực hiện việc phỏng vấn qua đó có thể nắm được đầy đủ, chính xác các nhu cầu của du khách. Trên cơ sở đó giúp cho việc xây dựng được các sản phẩm du lịch chất lượng cao. Để đạt được kết quả có độ tin cậy cao thì việc khảo sát phải được tiến hành ở quy mô lớn, trong thời gian dài. Kết quả thu được sẽ phản ảnh đúng những nhu cầu, mong muốn của du khách đối với sản phẩm, dịch vụ du lịch của Tỉnh.
- Thứ hai: Tổ chức nghiên cứu thị trường thông qua các sự kiện du lịch. Các chương trình quảng bá du lịch là cơ hội lớm để tìm hiểu mức độ quan tâm các các thị trường du khách đối với sản phẩm, dịch vụ du lịch của Tỉnh. Thường xuyên tham gia các Hội chợ Du lịch và Thương mại tại thị trường trong nước cũng như các thị trường ngoài nước như Đống Bắc Á (Nhật, Hàn Quốc, trung Quốc), Đông Nam Á và Thái Bình Dương (Singapore, Thailand, Úc, Malaysia, Indonesia). Hoạt động này cần nhiều kinh phí do đó Tỉnh cần chủ động tham gia cùng Tổng cục Du lịch hoặc cac Trung tâm Xúc tiến Du lịch tại các Tình, Thành lớn như Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội, Quảng Ninh.
_________________________________________________________________________ GVHD: PGS. TS NGUYỄN PHẠM HÙNG
107
3.2.3.4 Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh doanh
Từ thực trạng Du khách đến Trà Vinh được tiếp cận thông tin quá ít về du lịch của Tỉnh, Tác giả muốn đưa ra giải pháp giúp cho Du khách có thể tiếp cận thông tin của Tỉnh nhiều hơn qua việc sử dung công cụ tìm kiếm Google.