8. Đóng góp của luận văn
2.1.4. Văn hóa Phật giáo Nam Tông Khme rở Trà Vinh
2.1.4.1. Các di sản văn hóa vật thể của Phật giáo Nam Tông Khmer ở Trà Vinh
Cuộc sống của cộng đồng người Khmer Trà Vinh gắn liền với tín ngưỡng tôn giáo của họ, đó chính là Phật giáo Nguyên thủy (Theravada) nhưng nếu nói hoàn toàn là Phật giáo cũng không chính xác vì dù sao Phật giáo vẫn là tôn giáo được du nhập sau. Trước đó đã có sự tồn tại của nhiều nét văn hóa đặc trưng, đó là các tôn giáo sơ khai, các tín ngưỡng Neak Ta, Arăk của Bà-La-Môn giáo, tín ngưỡng thờ Rồng của Tô-tem giáo ( Đạo thờ vật tổ hay Tô-tem thờ vật, những khai quật cho biết do điều kiện sinh hoạt của
_________________________________________________________________________ GVHD: PGS. TS NGUYỄN PHẠM HÙNG
46
người Khmer trước đây đa phần phụ thuộc vào thiên nhiên lại là cư dân sinh sống trên những vùng đất chinh phục từ đầm lầy cho nên người Khmer đã sớm xem loài bò sát – tiêu biểu là Rồng, hay biến thể của Rồng là Tô-tem của dân tộc mình). Đến khi Phật giáo với những tư tưởng bác ái, vị tha, bình đẳng du nhập vào từ thế kỷ XII đã bao trùm và đồng hóa lên trên các tôn giáo có trước và nhanh chóng trở thành tôn giáo chủ đạo, có tầm anh hưởng và chi phối mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống xã hội của người Khmer. Cho đến nay thì ít nhiều người dân Khmer vẫn còn giữ được những nét văn hóa tôn giáo sơ khai đó, biểu hiện cụ thể nhất qua kiến trúc điêu khắc ở các chùa ( tượng thần Krud, Nữ thần Krâyno,…) và qua các tục lệ nghi thức thờ cúng khi họ xây dựng nhà mới, tổ chức lễ cưới, tang ma, hay các nghi lễ khác. Thậm chí một số lễ hội thuần túy Phật giáo hoặc ít nhiều liên quan tới đạo Phật, thì ngoài việc thực hiện theo quy định của phong tục và lễ nghi của Phật giáo, người Khmer đều thỉnh mời các vị Acha, các “Thầy cúng” đến làm phép và coi ngày, xem tuổi, cúng thần, trừ tà ma.. những tục lệ này phần lớn đều thuộc về tín ngưỡng Bà-La-Môn. Nhìn chung xã hội của người Khmer là mô ̣t x ã hội hòa quyện giữa Phật giáo Nguyên thủy là tôn giáo chính với các tín ngưỡng dân gian khởi nguồn từ các tôn giáo sơ khai. Trước khi tìm hiểu về hệ thống các di sản văn hóa vật thể mà cụ thể là hệ thống Chùa, cũng cần tìm hiểu qua việc học và tu hành của người Khmer. Khái niệm học và tu hành là hai khái niệm không thể tách rời đối với mô ̣t người Khmer. Việc học không chỉ để biết chữ mà còn giúp con người trở thành người có tri thức; tu hành là học cánh làm người có đức hạnh, là để tích đức. Cả hai hoạt động đều hướng đến mục đích chung là học tập và trau dồi kiến thức, phẩm hạnh. Người Khmer vốn có tiếng nói và chữ viết riêng. Câu nói: “Mất chữ, mất gốc thì mất dân tộc, tôn giáo tiêu tan và con người phải chết” của họ đã phần nào cho thấy được tinh thần, ý thức gìn giữ vốn chữ viết Khmer. Do vậy bên cạnh việc học tiếng phổ thông,
_________________________________________________________________________ GVHD: PGS. TS NGUYỄN PHẠM HÙNG
47
con em người Khmer phải vào chùa để học về văn hóa cũng như chữ viết của dân tộc mình. Tại đây các nhà sư không chỉ truyền dạy các giáo lý của nhà Phật mà còn dạy toán học, văn học, ngôn ngữ học như tiếng Pali, Sankrit nhưng chủ yếu là tiếng Pali. Chương trình giảng dạy tại nhà chùa đã góp phần bảo vệ, gìn giữ những di sản văn hóa quý giá của dân tộc Khmer như chữ viết, văn học nghệ thuật Khmer giúp đồng bào nâng cao tri thức và nhận thức. Bên cạnh đó ở những người con trai khi lớn đều được gửi vào chùa làm sư từ 3 đến 5 năm để trau dồi đức hạnh và kiến thức. Người Khmer quan niệm việc đi tu là nghĩa vụ và vinh dự trong cuộc đời người đàn ông vì qua đó, người ta có thể đền đáp được công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Họ cho rằng thọ giới Tỳ kheo là đền ơn cha, thọ giới Sadi là đền ơn mẹ. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ này người con trai mới được hoàn tục và mới có quyền lập gia đình. Việc tu hành ở chùa chỉ giới hạn cho Nam giới bởi Phật giáo Nguyên thủy (Theravada) không chấp nhận sự có mặt của các Ni tại chùa, thế nhưng việc này không đồng nghĩa với việc phụ nữ không được phép tu, học cũng có quyền tu nhưng với hình thức tu tại gia.
Tuyệt đại đa số cộng đồng dân tộc Khmer có đời sống tâm linh theo Phật giáo. Khác với các chùa thuộc hệ phái Bắc tông, trong chính điện của chùa Khmer chỉ có tượng Phật Thích Ca được tôn thờ, không tôn thờ các vị Phật và Bồ Tát khác. Hệ thống tượng của thần linh, linh thú hết sức phong phú như thần Kâyno, người chim Krud, Apsara, Thần bốn mặt Môha Prum, chằn, rắn thần,… cùng với các tín ngưỡng dân gian, Bà-La-Môn cũng được thể hiện trong kiến trúc chùa.Muốn tìm hiểu sâu sắc và tỉ mỉ về đời sống sinh hoạt văn hóa nói chung, tôn giáo nói riêng cũng như bản sắc văn hóa của người Khmer thì ngôi chùa chính là nơi đến lý tưởng nhất vì đó là nơi hội tụ những giá trị văn hóa truyền thống cùa dân tộc. Ngôi chùa Khmer ở tỉnh Trà Vinh chính là thành quả lao động, sự kết tinh, sự sáng tạo nghệ thuật qua
_________________________________________________________________________ GVHD: PGS. TS NGUYỄN PHẠM HÙNG
48
nhiều thế hệ và đóng một vai trò cực kỳ quan trong trong đời sống người Khmer. Ngôi chùa không những thể hiện tài năng điêu khắc, hội họa mà còn là nơi thể hiện sức sang tạo đầy cảm xúc của những người thợ tài hoa. Chính vì lẽ đó ngôi chùa chính là biểu trưng của tôn giáo và văn hóa, là bộ mặt, là điểm nhấn, là niềm tự hào cùa cộng đồng dân cư trong mỗi Phum, mỗi Sóc Khmer.
Thông thường đồng bào Khmer sống tập trung quanh chùa để học chữ, học giáo lý nhà Phật, học nghề cũng như tham gia các sinh hoạt cộng đồng. Thế nên chùa là nơi tu hành đồng thời cũng là trung tâm sinh hoạt văn hóa – xã hội của người Khmer. Mỗi chùa có nhiều sư được gọi là các ông Lục. Đứng đầu mỗi chùa là Đại đức Tăng trưởng còn gọi là sư Cả, kế đến là Pahussôt và Acha dạy giáo lý. Theo truyền thống, các tín đồ nhà Phật chia mỗi Phum ra thành những tổ gọi là “Wên” và những tổ này nằm dưới sự giám sát của chủ chùa gọi là “Nhôm Wat”. Với Phật giáo Nguyên thủy, tu sĩ không mang tính thoát tục, lánh xa cuộc đời, ngược lại họ gắn bó, hòa đồng với cộng đồng và xã hội. Các vị Sư không những sống và hoạt động theo tinh thần của giáo luật mà còn có vai trò đặc biệt trong xã hội, sống gắn bó với các thành viên khác trong gia đình, hòa mình và có trách nhiệm nghĩa vụ như mọi người khác trong cộng đồng xã hội.
Ngôi chùa còn mang mô ̣t chức năng đặc biệt quan trọng là trung tâm văn hóa của Phum, Sóc. Với chức năng này, chùa đóng mô ̣t vai trò là mô ̣t cơ sở giáo dục cộng đồng thông qua giáo lý và kinh sách nhà Phật và cả những hoạt động, các hành xử thực tiễn của các nhà Sư. Dân tộc Khmer có tiếng nói và chữ viết riêng, từ khi có sự xâm nhập của Phật giáo vào cộng đồng thì nó không ngừng phát triển, hoàn thiện. Song song đó người Khmer còn có ý thức rất cao trong việc giữ gìn vốn chữ viết của mình. Vì thế ngôi chùa giữ vị trí trung tâm trong việc giảng dạy tiếng Khmer cho cộng đồng góp phần bảo vệ,
_________________________________________________________________________ GVHD: PGS. TS NGUYỄN PHẠM HÙNG
49
gìn giữ vốn di sản văn hóa dân tộc, giúp người dân nâng cao tri thức. Đồng thời nhà chùa còn thể hiện vai trò tích cực trong việc giáo dục đạo đức lối sống cho mỗi con người.
Chùa còn là nơi hội họp, tiếp khách phương xa, là nơi tổ chức và diễn ra các lễ hội như tết Chol Chnam Thmay, lễ Dolta, lễ Ok Om Bok, lễ Phật Đản… phần lớn các sinh hoạt của cộng đồng dân cư đều diễn ra tại chùa.
Nói đến ngôi chùa Khmer, người ta luôn nghĩ đên mô ̣t tá c phẩm nguy nga đồ sộ, có thể nói đây là mô ̣t công trình kiến trúc mang nhiều tính thẩm mỹ và thiêng liêng. Toàn tỉnh Trà Vinh có tất cả 141 ngôi chùa với những quy mô khác nhau nhưng nhìn chung khá cổ, có niên đại từ 300 – 600 năm như chùa Angkorajaborey (chùa Âng) được dựng vào năm 990 và được trùng tu năm 1842, chùa Kompông Chrây (chùa Hang) được xây dựng năm 642… tất nhiên, hầu hết chúng đã được trùng tu nhiều lần, do vậy nhiều chùa được xây dựng bằng vật liệu bền vững , nhưng vẫn đảm bảo được những nguyên tắc cơ bản của nghệ thuật kiến trúc và mang nét đặc trưng, đặc thù rất riêng.
Nét kiến trúc cơ bản của mô ̣t ngôi Khmer thư ờng được xây trên mô ̣t khu đất khá rộng, xung quanh bao phủ bởi những cây cao, cành lá xum xuê, tạo nhiều bóng mát như Sao, Thố nốt, dầu. Cổng chùa được trang trí hoa văn theo mô-tip truyền thốngvới chằn , tiên nữ, chin thần Krud, rắn, rồng. Chánh điện là nơi quan trọng nhất được xây ở vị trí trung tâm trong khuôn viên, khá cao so với mặt đất, nằm dọc theo hướng Đông – Tây (mặt tiền quay về hướng Đông) vì người Khmer cho rằng Đức Phật đi từ Tây sang Đông. Chánh điện có 4 cửa chính mở về hai hướng Đông – Tây, hai bên vách mở ra hướng Nam và Bắc với từ 7-9 cửa sổ. Khi tiến hành xây dựng chánh điện phải tuân thủ nghiêm các quy tắc cơ bản về quy cách, kích thước cụ thể như: chiều dài gấp 2 lần chiều rộng, , phần mái và thân bằng nhau, chiều cao bằng chiều dài. Bố cục mặt bằng của chánh điện theo hệ số lẻ như: dài từ 5-7 gian, rộng 3 gian
_________________________________________________________________________ GVHD: PGS. TS NGUYỄN PHẠM HÙNG
50
hoặc rộng 5 gian dài 9 gian. Cách bố trí như vậy được căn cứ theo phương pháp ngũ điểm mở rộng, vừa thể hiện rõ công năng sử dụng, bên trong là thờ Phật, Pháp, Tăng mà Đức Phật là tâm điểm, vừa tạo được điểm nhấn.. Người Khmer quan niệm hình tam giác là biểu trưng cho sự hoàn mỹ nhất và ứng với con số 3, một con số rất được xem trọng. Hình tam giác còn gắn liền với ngọn lửa thiêng của Phật giáo cháy bên trong tâm hồn là tri thức, là sự giác ngộ. Không chỉ con số 3 mà cả những con số lẻ khác cũng được tượng trưng cho giáo pháp nên cũng được xem trọng. Con số 3,5,7,9 thường là số lượng các ô cửa sổ và cột chùa. Còn trên bàn thờ có 3 tầng đây là biểu hiện Tam bảo, 7 tầng biểu hiện cho 5 sự hóa thân của Đức Phật, 7 tâng là bảy kiếp người và số 9 thường là không gian chùa ( 9 gian ). Chánh điện có bộ mái khá phức tạp và độc đáo. Nó được phân chia làm 3 tầng từ trên xuống dưới với những góc nghiêng khác nhau nên tránh được sư đơn điệu đồng thời đảm bảo được tính thẩm mỹ.Tầng mái trên cùng cao hẳn lên trời tạo thành hình tam giác cân hai bên gọi là Hô Cheng ( Cánh én ), góc trên luôn nhỏ hơn 2 góc nằm còn lại, phần nảy thường được trang trí và khắc họa rất đẹp. Mái còn được lợp ngói Nam cho giống vảy rắn thần Naga. Ở một số chùa, phía mái trên cùng các nghệ nhân hay thợ xây dựng thêm vào đó bằng một ngọn tháp hay ba ngọn tháp như búp sen cách điệu hoặc tháp chuông cách điệu theo ý tưởng Bát úp ( theo truyền thuyết kể rằng khi Đức Phật sắp nhập niết bàn thì có một vị trong nhóm đồ đệ hỏi rằng : “nếu sau này Ngài nhập Niết bàn thì nên làm tháp thờ như thế nào ?”. Đức Phập không trả lời mà chỉ xếp Y lại thành 4 mảnh, lấy Bát úp lên Y, lấy cây gậy chống thẳng lên bát ). Ở các đầu kìm, các góc bờ nóc bao giờ cũng được trạm trổ hoặc đắp nhưng đuôi Rồng nhọn dần, trơn, lượn vút lên khá cao bờ mái là thân Rồng nằm thoai thoải như đang trườn mình từ nóc xuống hiên, với những vây tỉa rõ từng cái, đều đặn uốn cong lên như những ngọn lửa cuồn cuộn cháy. Đầu Rồng được gắn ở góc đao mỗi mái
_________________________________________________________________________ GVHD: PGS. TS NGUYỄN PHẠM HÙNG
51
trong tư thế ngẩng cao lên tạo nét duyên dáng. Bao quanh chánh điện là những dãy hành lang rộng, cao, thoáng mát với hang cột dày đặc. Mỗi đầu cột đều có gắn tượng tiên nữ Kâyno hoặc chim thần Krud trong tư thế dang hai tay đỡ mái, trông rất khỏe khoắn sinh động. Mái được lợp bằng ngói, cột được làm từ gỗ quý hay gach, xi-măng cốt thép chắc chắn đỡ cho bộ mái cao vút. Qua đó cấu trúc chánh điện đã cho thấy được sự kết hợp hài ḥa giữa kiến trúc, vật liệu và trang trí.
Như thế thôi chưa đủ, lối điêu khắc độc đáo, tinh tế trang trí thẩm mỹ mới là dấu ấn mạnh mẽ của một ngôi chùa Khmer . Tượng Phật được thể hiện bằng nhiều hình thức, kiểu dáng, tư thế khác nhau như: ngồi thiền, đứng cứu độ chúng sanh, tượng khất thực. Tất cả các tượng đều được tạc với với dáng vẻ khỏe khoắn nhưng vẫn toát lên vẻ nhẹ nhàng, tinh tế. Ngoài tượng Phật thì nghệ thuật điêu khắc dân gian còn được thể hiện trên các loại tượng như thần Krud, nữ thần Kâyno, tượng thần bốn mặt Moha Prum là những gì còn lại cùa Ba-La-Môn giáo đã từng một thời là tôn giáo chủ đạo của người Khmer. Bên cạnh đó, nghệ thuật còn biểu hiện qua hệ thống hoa văn phong phú được thể hiện qua nhiều hình thức như chạm chìm, chạm nổi trên gỗ, trên đá, đổ khuôn, tô đắp trực tiếp. Ở các diềm mái, góc giữa hai mái, trần nhà, quanh đầu và chân các cột, cánh cửa, xà ngang, xà dọc đều được điểm những hình ảnh điêu khắc hoặc hội họa mang nhiều màu sắc kể về cuộc đời của Đức Phật, về thiên nhiên giàu đẹp… Qua những tác phẩn nghệ thuật dưới bàn tay khéo léo tài hoa của những người thợ điêu khắc đã biến những ngôi chùa Khmer thật sự trở nên gần gũi, nó không chỉ mang vẻ đẹp tổng thể gắn liền với sự thiêng liêng của tôn giáo mà còn mang vẻ đẹp bình dị gần gũi với tự nhiên với con người.
_________________________________________________________________________ GVHD: PGS. TS NGUYỄN PHẠM HÙNG
52
Ngôi chùa Khmer thật sự là mô ̣t bảo tàng chứa đựng toàn bộ phong tục, tập quán, tín ngưỡng và cả bề dày lịch sử văn hóa của dân tộc Khmer, nó còn là sự kết tinh của các giá đạo đức, thẩm mỹ và nghệ thuật.
Như đã đề cập bên trên, Trà Vinh có tất cả 141 ngôi chùa Khmer được phân bố trên cả 8 đơn vi hành chính của tỉnh. Xin được đề cập đến mô ̣t số ngôi chùa Khmer tiêu biểu, mỗi ngôi chùa đều mang nét đặc trưng riêng, tiêu biểu:
Chùa Kompong Chrây (Chùa Hang):
Chùa Kompong Chrây là mô ̣t trong 141 chùa Phật giáo Nguyên thủy cổ kính của đồng bào Khmer tỉnh Trà Vinh. Chùa được xây dựn vào năm 1673 trên khuôn viên rộng 7 hecta tạo lạc tại khóm 3, thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, cách TP. Trà Vinh 5km theo quốc lộ 54 về phía Nam và trải qua gần 10 lần trùng tu. Tên của chùa trong tiếng Khmer có nghĩa là Bến Cây đa, đó cũng chính là địa danh nơi đây khi chùa được tiến hành xây dưng vào năm 1637. Chùa Kompong Chrây còn có tên gọi khác là chùa Hang, sở dĩ có tên gọi như vậy vì chùa có cổng phụ phía Tây được xây dựng theo kiểu mái vòm, khi nhìn từ bên ngoải vào trông giống như mô ̣t cái hang. Chùa hang trước kia