8. Đóng góp của luận văn
2.1.4.3. Thống kê, phân loại
Trên thực tế chúng ta có thể phân loại hệ thống lễ hội truyền thống của người Khmer Trà Vinh ra thành các loại hình chủ yếu sau:
Loại hình lễ hội gắn với các hoạt động sản xuất nông nghiệp và sự chuyển mùa. Cộng đồng Khmer chủ yếu sống bằng nghề nông, trồng lúa nước là chính nên họ có những lễ hội gắn với nông nghiệp. Những lễ hội nay mang mô ̣t ý nghĩa hết sức quan trọng và có số lượng nhiều nhất, chúng thường được tổ chưc theo chu kỳ, mùa vụ, vòng đời sinh trưởng của cây lúa. Những lễ hội này thường được tổ chức để cầu mưa thuận, gió hòa, mùa vụ tốt tươi để năng suất thu hoạch có kết quả cao. Tiêu biểu là Lễ hội vào mùa, lễ Ok Om Bok (còn gọi là Lễ cúng Trăng, Lễ đút Cốm dẹp hoặc Lễ Đưa nước).
Loại hình lễ hội gắn với tín ngưỡng dân gian gồm các Lệ hội được tổ chức để tạ ơn những vị thần bảo hộ, che chở cho cộng đồng, gia đình hay dòng họ, tưởng nhớ tổ tiên và cầu phúc cho gia đình. Tiêu biểu cho loại hình này là các lễ hội: Lễ Sen Dolta (Lễ cúng Ông bà) được tổ chức vào cuối tháng 8 âm lịch hàng năm, Lễ cúng Neak Tà, còn gọi là Nak Tà (được người Khmer thờ trong các Phum của họ và xem đó là thần bản thổ, Neak Tà có nguồn gốc Bà-La- Môn giáo) được tổ chức vào khoãng tháng 4 dương lịch trước mùa mưa, Lễ cúng Arak (Arak được người Khmer Nam Bộ hiểu là vị thần giữ gìn, bảo vệ, cho nên tín ngưỡng Arak là tín ngưỡng về vị thần bảo vệ của mình. Đây là vị thần không có hình dáng xác định, được bà con người Khmer cho là có nguồn gốc là linh hồn người chết nhưng hiển linh được tôn làm thần để bảo vệ dòng họ, gia đình, nhà cửa).
Loại hình Lễ hội gắn với tôn giáo: do cộng đổng Khmer ở Trà Vinh có tôn giáo chính là Phật giáo Nguyên thủy vì vậy tất cả lễ hội của họ đều chịu sự chi phối của Phật giáo và thường được tổ chức tại chùa. một số lễ hội mặc dù xuất phát từ các tín ngưỡng, tôn giáo bản địa sơ khai như Tô-tem giáo hay
_________________________________________________________________________ GVHD: PGS. TS NGUYỄN PHẠM HÙNG
74
Bà-La-Môn giáo nhưng vẫn tuân thủ theo các giới luật của Phật giáo, ví dụ theo truyền thống, trong lễ cúng Neak Tà, người ta có tổ chức lễ đâm trâu để cúng hai vị là Tà Hoc và thần Dây Chas. Tuy nhiên hình thức tế sinh này hoàn toàn trái ngược với giới luật của Phật giáo, nên nhà chùa thay thế bằng những tế vật đơn giản, cùng với những bài kinh . một số lễ hội gắn với tôn giáo: Lễ tết Chol Chnam Thmay (hoặc Chaul Chnam Thmay) là lễ hội mừng năm mới theo lịch cổ truyền của dân tộc Khmer. Lễ Chol Chnam Thmay cũng là những ngày Tết của Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanma, Sri Lanka Thường tổ chức khoảng đầu tháng Chét của lịch Phật giáo Khmer (khoảng giữa tháng 4 dương lịch). Kéo dài trong 3 ngày, năm nhuận kéo dài 4 ngày. Lễ Sen Dolta, Lễ Bon Phkar (Lễ dâng bông), Lễ Phật Đản, Lễ Kathina (lễ dâng y), Lễ Chôl Vessa (Lễ nhập hạ), Lễ Chênh Vassa (Lễ xuất hạ)