8. Đóng góp của luận văn
3.2.7. Giải pháp về tổ chức, quản lý du lịch văn hóa Phật giáo Nam Tông
Giải pháp về tổ chức:
Tăng cường năng lực cơ quan quản lý nhà nước về du lịch từ tỉnh đến địa phương đủ mạnh đáp ứng yêu cầu phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Cần nghiên cứu cơ chế phân cấp và phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở cả tỉnh và địa phương, các cơ chế chính sách về phát triển nguồn nhân lực hoặc cơ chế huy động các nguồn lực cho xúc tiến du lịch.
Thúc đẩy việc tổ chức hình thành tổng công ty du lịch có tiềm lực mạnh , quan tâm đến doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là kinh tế hộ gia đình gắn với phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn.
Nghiên cứu hình thành các tổ chức phát triển du lịch vùng theo nguyên tắc tự nguyện với sự tham gia của doanh nghiệp du lịch và hội nghề nghiệp du lịch để thực hiện nhiệm vụ chung của tỉnh.
_________________________________________________________________________ GVHD: PGS. TS NGUYỄN PHẠM HÙNG
117
Thực hiện quản lý theo quy hoạch gồm quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cả nước, quy hoạch phát triển du lịch theo các vùng, địa phương, quy hoạch các khu du lịch quốc gia và địa phương để tập trung thu hút đầu tư phát triển, đồng thời tạo mối liên kết nội vùng và liên vùng nhằm khai thác tốt nhất lợi thế so sánh của từng vùng để phát triển du lịch.
Hoàn thiện hệ thống thống kê du lịch, theo dõi chặt chẽ khách du lịch quốc tế đến, khách du lịch nội địa.
Thực hiện việc thống kê, theo dõi, quản lý luồng khách và chi tiêu của khách.
Xây dựng các cơ chế chính sách trong hợp tác quốc tế hoặc mời các chuyên gia du lịch quốc tế tư vấn phát triển sản phẩm du lịch văn hóa. Đề xuất với Ủy ban Nhân Dân Tỉnh hoàn thiện các chính sách thu hút đầu tư phát triển du lịch.
Chính quyền địa phương cần tiến hành nghiên cứu, khảo sát, lập kế hoạch cẩn thận, kỹ lưỡng, chi tiết đối với các giá trị văn hóa Phật giáo Khmer Trà Vinh cụ thể là các chùa chiền, lễ hội để có được những số liệu chính xác về phạm vi, quy mô, giá trị…nhằm đưa ra những chính sách quản lý, định hướng phù hợp giúp cho việc khai thác đạt được hiệu quả cao đồng thời vẫn gìn giữ và bảo tồn được các giá trị văn hóa đó. Nên tránh giải quyết vấn đề mô ̣t cách phiến diện, chủ quan mà nên quan tâm lắng nghe các ý kiến, nguyện vọng của cộng đồng người Khmer, cùng với cộng đồng xây dụng các giới hạn tiếp cận các di tích dành cho các đơn vị kinh doanh du lịch cũng như các du khách. Việc làm này giúp cho việc khai thác văn hóa du lịch Phật giáo Khmer ngày càng hiệu quả.
Đặc biệt ngành du lịch tỉnh Trà Vinh cần phải hiểu rõ, ý thức được rằng những mặt tích cực và tiêu cực do các hoạt động du lịch tác động đối với sinh hoạt văn hóa truyền thống của người Khmer Trà Vinh. Từ đó có những
_________________________________________________________________________ GVHD: PGS. TS NGUYỄN PHẠM HÙNG
118
biện pháp quản lý hữu hiệu, hạn chế những tác động tiêu cưc, thúc đẩy những mặt tích cực, giúp cho hoạt động du lịch phát triển một cách bền vững
Tiểu kết chương 3
Tỉnh Trà Vinh là một tỉnh có tiềm năng rất lớn trong việc khai thác sản phẩm du lịch văn hóa Phật giáo Khmer. Tỉnh nên có định hướng khai thác, bảo tồn, quy hoạch cụ thể các tài nguyên văn hóa Phật giáo Khmer khi đưa vào khai thác du lịch. Việc hoàn thiện chính sách đầu tư, kêu gọi đầu tư, kế hoạch phối hợp với Bộ VH-TT và DL trong công tác quảng bá và xúc tiến du lịch là việc cần thực hiện một cách bài bản, nghiêm túc, kịp thời và thường xuyên. Luận văn này xin đưa ra mô ̣t s ố giải pháp đề xuất cũng như kiến đối với Chính quyền địa phương và Cơ quan quản lý du lịch tình Trà Vinh.
_________________________________________________________________________ GVHD: PGS. TS NGUYỄN PHẠM HÙNG
119
KẾT LUẬN
Phật giáo Nam Tông là một bộ phận tinh hoa trong văn hóa Phật giáo, là mô ̣t phần tích cực truyền trì tinh thần đạo pháp trong lòng Phật tử Khmer Nam Bộ. Từ khi du nhập vào đời sống đồng bào Khmer, Phật giáo với những tư tưởng bình đẳng, bác ái đã lan tỏa và thẩm thấu trong tâm hồn tính cách của mọi tầng lớp xã hội Khmer. Phật giáo Khmer đã góp phần cấu thành nên sắc thái văn hóa độc đáo riêng và đặt dấu ấn trên nhiều phương diện như tư tưởng, đạo đức, lối sống, ngôn ngữ, văn học, lễ hội, giáo dục, kiến trúc, nghệ thuật, sinh hoạt…Với sự du nhập từ khá sớm trong lòng Phật tử Khmer như vậy, các di sản văn hóa Phật giáo được lưu giữ với nhiều hình thức khác nhau. Tuy vậy, quá trình bảo tồn, khai thác, phát huy các giá trị di sản ấy vẫn chưa được quan tâm đúng mức cả về nhận thức, chủ trương, chính sách cũng như biện pháp, giải pháp. Việc ứng dụng các thành tựu khoa học, hệ thống giải pháp đồng bộ chưa được chú trọng dẫn đến thực trạng bức xúc diễn ra ngày càng nhiều.
Quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra một cách nhanh chóng đã góp phần tích cực trong việc phát triển kinh tế xã hội, đồng thời cũng làm cho các nền kinh tế phụ thuộc lẫn nhau, cùng với sự bùng nổ thông tin truyền thông đang là nguy cơ đồng dạng hóa các nền văn hóa. Sự đồng dạng hóa ấy dễ theo mô hình văn hóa của những nước và văn hóa các dân tộc có ưu thế. Nó là mô ̣t trong những áp lực đối với các giá trị văn hóa dân tộc Khmer; trong đó, có hệ thống di sản văn hóa Phật giáo đã và đang có các xu hướng biến đổi, mai một như vết dầu lan, các thực trạng bức xúc ấy diễn ra trên hệ thống các di sản văn hóa Phật giáo cả vật thể lẫn phi vật thể.
Trà Vinh là mô ̣t tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi để có thể phát triển du lịch. Đặc biệt hơn tỉnh Trà Vinh là một trong nh ững tỉnh có số lượng đồng bào Khmer
_________________________________________________________________________ GVHD: PGS. TS NGUYỄN PHẠM HÙNG
120
sinh sống đông nhất Nam Bộ với đời sống văn hóa, di sản văn hóa Phật giáo rất đặc sắc và phong phú. Trong kho tàng văn hóa đa dạng đó, chùa và hệ thống lễ hội là thành tố cực kỳ quan trọng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân. Nhìn chung đến nay các giá trị văn hóa của người Khmer Trà Vinh vẫn bảo lưu được những yếu tố truyền thống mang tính cộng đồng, có cả giá trị vật chất lẫn tinh thần. Hệ thống chùa và lễ hội của người Khmer ở Nam Bộ nói chung và người Khmer Trà Vinh nói riêng đã phản ánh sâu sắc lối sống, nếp sống, tín ngưỡng, tâm linh, nghệ thuật, óc thẩm mỹ của họ trong đời sống thường nhật.
Trà Vinh cần cố gắng khai thác các giá trị văn hóa Phật giáo Nam Tông Khmer phục vụ phát triển du lịch một cách có hiệu quả tương xứng với giá trị quý báu mà nó có. Việc khai thác này cũng sẽ đem lại nguồn lợi to lớn cho cộng đồng cư dân, cho tỉnh Trà Vinh. Từng bước nâng cao đời sống của đồng bào Khmer, giúp họ hiểu rơ hơn, biết được giá trị to lớn của nền văn hóa bản đia nơi họ đang sinh sống đồng thời họ cũng có trách nhiệm trong việc gìn giữ và bảo tồn nền văn hóa đặc sắc, độc đáo và vô cùng quý giá này.
_________________________________________________________________________ GVHD: PGS. TS NGUYỄN PHẠM HÙNG
121
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan An (2009), Dân tộc Khmer Nam Bộ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
2. Đào Duy Anh ( 1992), Việt Nam văn hoá sử cương. NXB.TP.Hồ Chí Minh
3. Toan Ánh (1991), Nếp cũ – tín ngưỡng Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh
4. Trương Quốc Bình (2010), Việt Nam công tác quản lý di sản văn hoá, Du Lịch Việt Nam, Số 7, tr 58+59.
5. Phan Kế Bính (1990), Việt Nam phong tục. NXB. TP. Hồ Chí Minh 6. Trường Chinh (1949), Chủ nghĩa Mác và văn hoá Việt Nam. Hội văn
nghệ Việt Nam.
7. Ngô Vinh Chính, Vương Miện Quý (chủ biên, 1994), Đại cương lịch sử văn hoá Trung Quốc. NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội
8. Nguyễn Đăng Duy (1997), Văn hoá tâm linh Nam Bộ. NXB Hà nội 9. Nguyễn Đăng Duy (2001), Các hình thái tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt
Nam. Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
10.Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2008), Kinh tế du lịch – NXB ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội
11.Mai Thanh Hải (1998), Tôn giáo thế giới và Việt Nam. NXB Công an nhân dân, Hà Nội
12.Nguyễn Duy Hinh (2003), Người Việt Nam với Đạo giáo. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
13.Hồ Hoàng Hoa (1998), Lễ hội một nét đẹp trong văn hóa cộng đồng, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội
_________________________________________________________________________ GVHD: PGS. TS NGUYỄN PHẠM HÙNG
122
14.Nguyễn Đình Hòe, Vũ Vãn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, Nxb Ðại học Quốc gia Hà Nội
15.Ðinh Gia Khánh, Lê Hữu Tầng (Chủ biên, 1993), Lễ hội truyền thống trong ðời sống xã hội hiện đại. Nxb KHXH, Hà Nội
16.Vũ Ngọc Khánh (2001), Đạo thánh ở Việt Nam. Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội
17.Trường Lưu (1993), Văn hóa người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nxb Văn hóa dân tộc.
18. Hồ Chí Minh toàn tập (1995),Tập 3, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 19. Đoàn Thanh Nô (2002), Người Khmer ở Kiên Giang . NxbVăn hoá
dân tộc.
20.Hữu Ngọc (Chủ biên, 1995): Từ điển văn hoá cổ truyền Việt Nam. Nxb Thế giới, Hà Nội
21.Hữu Ngọc (2008), Lãng du trong văn hoá Việt Nam, Nxb Thế giới, Hà Nội
22.Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam: Luật Di sản văn hóa, 2001; Luật Du lịch, 2005.
23.Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam: Pháp lệnh tôn giáo, tín ngưỡng. 24.Bùi Thị Kim Quỳ (1979), Mấy vấn đề tôn giáo . TP.Hồ Chí Minh
25.Nguyễn Minh San (1994), Tiếp cận tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội
26.Sorya (1992), Sự tích hội đua ghe Ngo Khmer Nam Bộ, Nxb Văn học. 27. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng (08/2011), Kỷ yếu hội
thảo “Nâng cao chất lượng quảng bá, xúc tiến du lịch và các dịch vụ phục vụ khách du lịch đến Sóc Trăng”.
28. Dương văn Sáu, Đào tạo nhân lực du lịch Việt nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Tạp chí nghiên cứu Văn hóa 1, ĐH Văn Hóa HN)
_________________________________________________________________________ GVHD: PGS. TS NGUYỄN PHẠM HÙNG
123
29.Nguyễn Tài Thư (1998) Lịch sử Phật giáo Việt Nam. NXB. KHXH, Hà Nội
30.Nhất Thanh (2001), Đất lề quê thói (Phong tục Việt Nam). Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội
31.Trần Ngọc Thêm (1997), Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam. Nxb TP. Hồ Chí Minh
32.Bùi Thiết (1993), Từ Điển Lễ Hội Việt Nam, Nxb Văn hóa Hà Nội 33.Trương Thìn (Chủ biên, 1990), Hội hè Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc,
Hà Nội
34.Ngô Đức Thịnh (chủ biên,1996), Đạo Mẫu ở Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội
35.Ngô Đức Thịnh (2001), Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội
36.Tổng cục Du lịch: Non nước Việt Nam. Sách hướng dẫn du lịch 1998. 37.Chu Quang Trứ (2001), Di sản văn hoá dân tộc trong tín ngưỡng và tôn
giáo ở Việt Nam. Nxb Mĩ thuật, Hà Nội
38.Ủy ban dân tộc (2003), Tài liệu tập huấn công tác dân tộc, đoàn kết dân tộc và công tác tôn giáo cho cán bộ xã thuộc chương trình 135, Hà Nội.
39.Ủy ban dân tộc và miền núi, cơ quan đặc trách công tác dân tộc ở Nam bộ (2000-2001), Truyền thống đoàn kết đấu tranh cách mạng của đồng bào Khmer Nam bộ dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, Cần Thơ
40.Lê Trung Vũ (Chủ biên, 1992), Lễ hội cổ truyền Việt Nam. Nxb KHXH, Hà Nội
41.Tạ Chí Đại Trường (2006), Thần, người và đất Việt. Nxb văn hoá thông tin (Tái bản), Hà Nội
_________________________________________________________________________ GVHD: PGS. TS NGUYỄN PHẠM HÙNG
124
42.Trần Quốc Vượng (Chủ biên, 1991): Cơ sở văn hoá Việt Nam. Nxb Giáo dục, Hà Nội
43. Minh Quang, Du lịch văn hóa: Xu thế mới của DL VN, vietbao.vn, 08.04.2012.
44. Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình về phát triển du lịch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 ngày 13 tháng 7 năm 2009 45. Bihar‟s Annual Tourist Statistics Report
_________________________________________________________________________ GVHD: PGS. TS NGUYỄN PHẠM HÙNG
125
PHỤ LỤC 1. Bát Quan Trai:
Tại sao lại có nghi thức Thọ Bát Quan Trai? theo Thượng Toạ Thích Từ Trí , Chùa Kỳ Viên Trung nghĩa đã lược giải: Đó là vì Đức Phật thương xót chúng sanh (đặc biệt là hàng tại gia) vì không có cơ hội để xuất gia mà theo học Phật pháp và đại tu Trai Giới, do vậy Phật đã chế ra Pháp môn này giúp cho các chúng đệ tử tại gia có được thêm cơ hội tu học theo hạnh của hàng xuất gia, từ đó nhận diện rõ chân tâm của mình, mà gieo trồng các căn lành, phát bồ đề tâm kiên cố, dần dần xa lìa ba đường ác, vĩnh ly sanh tử luân hồi, đạt tới cứu cánh giải thoát…
Thượng Toạ Thích Từ Trí giải thích:
BÁT có nghĩa là Tám. Khi thọ Tám Giới này, người được thọ giới sẽ luôn phải cảnh giác thân tâm và giữ gìn thân ý của mình cho được thanh tịnh trong vòng 24 giờ đồng hồ. Nghĩa là trong vòng 24 giờ này, người thọ Giới phải xa lìa tất cả những điên đảo, vọng tưởng trong tâm, xa lìa tất thảy thế giới tham dục bên ngoài, luôn giác tâm để ngăn ngừa sai quấy và tạo tác các việc ác. Trong Phật pháp, Giới cũng có nghĩa là ngừa quấy ngăn ác. Các nghiệp quấy, ác đó là những nghiệp thuộc về Thân-Khẩu-Ý
- Thân nghiệp bao gồm: Nghiệp sát sanh, trộm cướp, tà dâm.
- Khẩu nghiệp bao gồm: Nghiệp nói dối; nói hai lưỡi; ác khẩu; nói thêu dệt.
- Ý nghiệp bao gồm: Nghiệp tham; sân; si
Có thể nói ba nghiệp Thân-Khẩu-Ý chính là ba cánh cửa mà chúng ta luôn luôn phải tìm cách ngăn ngừa, cảnh giác, đóng kín. Bằng không ba cánh cửa đó cũng chính là ba cửa ác đạo, đưa chúng ta vào sa vào vòng nhân-ngã thị phi, sanh tử luân hồi
_________________________________________________________________________ GVHD: PGS. TS NGUYỄN PHẠM HÙNG
126
QUAN có nghĩa là "đóng". Ý nói: Người thọ Bát Giới sẽ không còn mảy may có những ý nghĩ tạo tác các việc bất thiện. Do vậy cánh cửa tam ác đạo (Địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh) cũng sẽ được đóng kín.
Họa phước vô môn, duy nhân tự chiêu: Nghĩa là hoạ-phước vốn không có cửa mà đều do tâm con người chiêu cảm mà thành.
TRAI có nghĩa là Thanh Tịnh. Thường ngày chúng ta sống với tâm của chúng sanh, do vậy từ sáng tới tối, tâm thường mê mải theo đuổi những tham luyến trần tục. Khi thọ Trai giới, chúng ta sẽ phải ý thức được đâu là si mê, đâu là trí giác; đâu là thiện, đâu là ác; đâu là chấp trước, ngã, vọng… nghĩa là chúng ta phải ráng trong vòng 24 giờ đồng hồ, tẩy trừ cái tâm nhơ chúng sanh đó đi để sống với thực tướng, với chân như bản tánh – Phật tánh của chính mình.
2. Tín ngƣỡng thờ “Neak Tà”
Liêu Ngọc Ân.Bài đăng trên Tạp chí Văn hóa – Lịch sử An Giang số 84, tháng 3-2012, trang 10-12.
Thuở quần cư “khai sơn phá thạch”, để tồn tại trong môi trường sống khó khăn, cộng đồng người Kinh, Hoa, Chăm, Khmer ở Nam Bộ kết chặt với nhau để đối mặt với thiên tai, địch họa. Sự cộng cư bền vững này trải qua nhiều giai đoạn làm cho phong tục, văn hóa, tín ngưỡng của mỗi tộc người hài hòa, đan xen, tạo thành sợi dây vô hình cột xiết họ lại với nhau gần hơn trong quan hệ xã hội. Dấu ấn điển hình của quá trình giao thoa – đồng vị văn hóa, tín ngưỡng là tục thờ Ông Tà của cộng đồng người Khmer và người Việt. Tuy cùng là bản thể tín ngưỡng nhưng ở góc độ đặc trưng văn hóa vùng, miền thì mỗi địa phương có những điểm khác biệt – từ việc thờ cúng, quan niệm về vai trò, vị trí của Ông Tà trong đời sống hàng ngày; giai thoại về nguồn gốc, sự