Sản phẩm du lịch Phật giáo Nam Tông Khmer

Một phần của tài liệu Khai thác văn hóa Phật giáo Khmer phục vụ phát triển du lịch tỉnh Trà Vinh (Trang 83)

8. Đóng góp của luận văn

2.2.4. Sản phẩm du lịch Phật giáo Nam Tông Khmer

Trà Vinh với 141 chùa Khmer cùng với lễ hội dân gian, truyền thống đã được khôi phục và phát huy, bao gồm: lễ hội văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo; lễ hội làng xã, nghề nghiệp, bãi biển Ba Động với bãi cát trắng, khu sinh thái Duyên hải đều là những sản phẩm du lịch hấp dẫn của du khách quốc tế và nội địa. Đó là những tiền đề cơ bản cho việc phát triển kết hợp loại hình du lịch truyền thống với du lịch thiện nguyện, du lịch nhân đạo.

_________________________________________________________________________ GVHD: PGS. TS NGUYỄN PHẠM HÙNG

84

Du lịch Phật giáo Khmer ở tỉnh Trà Vinh chủ yếu khai thác các sản phâm chính sau đây:

- Du lịch lễ hội Phật giáo Nam TôngKhmer

Đây là một hình thức du lịch nổi tiếng và hấp dẫn du khách của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Những lễ hội truyền thống của người Khmer thường diễn ra tại chùa, thường gắn với ngôi chùa và Phật giáo, nên yếu tố Phật giáo rất sâu đậm trong các sản phẩm du lịch.

- Du lịch tham quan các di tích lịch sử, văn hóa Phật giáo Nam TôngKhmer

Trong các di tích lịch sử, văn hóa và kiến trúc của vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có tỉnh Trà Vinh, tiêu biểu nhất là các ngôi chùa Phật giáo. Vì vậy, du lịch tham quan các di tích văn hóa Phật giáo Khmer ở Trà Vinh cũng luôn hấp dẫn và thu hút đông đảo du khcahs quanh năm.

- Du lịch thiện nguyện Phật giáo Nam TôngKhmer

Như đã nói ở trên, du lịch thiện nguyện Phật giáo Khmer Nam tông ở Trà Vinh với nhiều hình thức phong phú đang là một sản phẩm du lịch hấp dẫn, lôi cuốn đông đảo du khách, đủ các lứa tuổi, thành phần xã hội, giới tính… khác nhau.

2.2.5. Thị trƣờng và khách du lịch văn hóa Phật giáo Nam TôngKhmer

Tốc độ tăng trưởng về lượng khách du lịch và doanh thu từ hoạt động du lịch tỉnh Trà Vinh nhìn chung tương đối chậm và chưa tương x ứng với tiềm năng và lợi thế của mình. Tỉnh có thế mạnh là nơi có nhiều đồng bào Khmer sinh sống còn bảo lưu được các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc , nổi bật với các lễ hội và hệ thống chùa. Tuy nhiên việc khai thác các giá trị này để đưa vào phục vụ cho hoạt động du lịch còn rất yếu và thiếu. Cho đến nay hoạt động du lịch chỉ được triển khai mạnh trong thời gian diễn ra lễ hội Ook Om Bok và hội đua ghe Ngo vào trung tuần tháng 10 Âm lịch còn các

_________________________________________________________________________ GVHD: PGS. TS NGUYỄN PHẠM HÙNG

85

thời điểm khác trong năm, du khách khó tiếp cận với các lễ hội khác thông qua chương trình du lịch mặc dù các lễ hội này vẫn diễn ra định kỳ và sôi nổi trong cộng đồng Khmer như lễ Dâng bông, lễ Nhập hạ, lễ Xuất hạ, đặc biệt dịp tết Chol Chnam Thmay và Sen Dolta thì không mấy người quan tâm đến mặc dù nội dung ở hai lễ hội này chưa đựng nhiều nghi thức truyền thống rất đặc sắc, tiêu biểu của người Khmer

Tổng lượng khách đến Trà Vinh các năm qua tăng không đều, chậm: Từ năm 2007 đến 2011 là 1,770,792 lượt khách nội đi ̣a , đạt tốc độ tăng bình quân 3,3%/ năm

Từ năm 2007 đến 2011 là là 27.313 lượt khách quốc tế, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 1.1%/ năm

Nguồn: Niêm giám Thống kê Trà Vinh 2011 Tổng doanh thu từ năm 2007 đến 2011 đạt 190,499 tỷ đồng, giảm bình quân 0,24%/năm

_________________________________________________________________________ GVHD: PGS. TS NGUYỄN PHẠM HÙNG

86

Nguồn: Niêm giám Thống kê Trà Vinh 2011 Cơ cấu thị trường khách có nhiều thay đổi nhưng vẫn chưa thu hút được nhiều khách du lịch cao cấp, tỷ trọng khách du lịch thuần túy, nghỉ dưỡng dài ngày, chi tiêu cao vẫn còn hạn chế. Việc mở rộng và phát triển thị trường còn nhiều bị động, phụ thuộc nhiều vào các hãng lữ hành quốc tế nước ngoài và hạn chế bởi cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ và đường thủy còn yếu kém.

2.2.6. Nhân lực trong du lịch văn hóa Phật giáo Nam TôngKhmer

Về số lượng: Từ năm 2007 đến năm 2012 nhân lực trong toàn ngành du lịch Trà Vinh đã tăng lên hơn gấp đôi, có hơn 2.500 lao động trong đó lao động trực tiếp chiếm khoảng 35% và lao động gián tiếp chiếm khoảng 65%.

Về chất lượng nhân lực: Mặc dù nguồn nhân lực du lịch có sự tăng trưởng nhiều về mặt số lượng nhưng về chất lượng chưa tương xứng. Đội ngũ làm công tác du lịch tỉnh hiện nay có chuyên môn về du lịch chiếm khoảng 40%. Trong đó:

_________________________________________________________________________ GVHD: PGS. TS NGUYỄN PHẠM HÙNG

87

Trình độ đại học và sau đại học chiếm khoảng 5%

Trình độ Sơ cấp, Trung cấp và Cao đẳng chiếm khoảng 35% và có đến khoảng 60% chưa qua trường lớp đào tạo kỹ năng nghề theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam. Đặc biệt là ở đội ngũ hướng dẫn viên thành thạo ngoại ngữ và có hiểu biết sâu về chùa, lễ hội, phong tục tập quán để chuyển tải thông tin đến du khách Quốc tế còn rất mỏng.

Do là một ngành kinh tế đang trên đà phát triển, cơ cấu nhân lực ngành du lịch Trà Vinh còn có những sự bất hợp lý nhất định như bất hợp lý trong cơ cấu theo ngành nghề chuyên môn, theo giới tính và độ tuổi, nơi tập trung nhiều tài nguyên du lịch, điểm du lịch hấp dẫn nhưng lại thiếu nhân lực hoặc nhân lực chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Cũng vâ ̣y, đối với cơ cấu nhân lực theo lĩnh vực hoạt động còn nhiều bất cập, đội ngũ nhân lực làm việc trong lĩnh vực quản lý nhà nước còn mỏng so với nhân lực kinh doanh du lịch, do vậy công tác điều hành, giám sát hoạt động du lịch ở nhiều khu, điểm du lịch chưa đạt hiệu quả.

Mặc dù nguồn nhân lực giữ vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển du lịch nhưng đến nay ngành du lịch Trà Vinh vẫn chưa xây dựng được chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch. So với yêu cầu phát triển ngành thì lực lượng lao động lực vừa yếu vừa thiếu ở những khâu then chốt; nhiều lĩnh vực có liên quan đến du lịch chưa coi trọng phát triển nhân lực, chưa đáp ứng yêu cầu công việc. Tỷ lệ lao động được đào tạo đúng chuyên môn du lịch còn thấp, số lao động sử dụng thành thạo từ hai ngoại ngữ trở lên còn thấp, chỉ khoảng 28%, số nhân viên sử dụng được các ngoại ngữ hiếm như tiếng Trung, Hàn, Nhật, Tây Ban Nha còn quá ít.

_________________________________________________________________________ GVHD: PGS. TS NGUYỄN PHẠM HÙNG

88

2.2.7. Tuyên truyền, quảng bá du lịch văn hóa Phật giáo Nam TôngKhmer Khmer

Từ năm 2001 đến nay, tỉnh Trà Vinh đã chú trọng xúc tiến du lịch không chỉ dừng lại ở loại hình du lịch sinh thái, tắm biển mà đặc biệt là ở loại hình du lịch văn hóa Khmer truyền thống. Năm 2005 cũng đã được đánh dấu bởi sự kiện “Những ngày văn hóa Khmer ở Hà Nội”diễn ra từ ngày 27 - 30/10/2005 tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa - Nghệ Thuật Việt Nam với sự tổ chức của Ban Tư tưởng Văn hóa Trung Ương, Hội đồng dân tộc của Quốc hội, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Ủy ban dân tộc của chính phủ và Ủy ban Nhân dân của 9 tỉnh Tây Nam Bộ. Sự kiện nay đã đưa được các giá trị văn hóa Khmer đến gần hơn với người dân Thủ đô nói riêng và cà nước nói chung. Bên cạnh đó Trà Vinh cũng đã thực hiện tốt việc quảng bá, giới thiệu văn hóa Khmer đến với đông đảo người dân thông qua các hội chợ, triển lãm, các sự kiện văn hóa diễn ra trong và ngoài tỉnh, tiêu biểu có các hoạt động sau:

Tham gia triển lãm tại hội chợ Văn hóa – Thể thao và Du lịch năm 2009 vào ngày 28/8-2/9/2009 tại Thủ đô Hà Nội. Tại sự kiện này ngành du lịch tỉnh đã trưng bày các hình ảnh, thông tin, hiện vật nhằm giới thiệu với công chúng cả nước về nền văn hóa đặc sắc Khmer Nam bộ. Ngoài ra Trà Vinh còn tham gia các đoàn xúc tiến thương mại và du lịch tại Philippines, Hàn Quốc, Trung Quốc, tham gia các hội chợ thương mại ở An Giang, Đồng Tháp, Thành phố Cần Thơ.

Lễ hội Ook Om Bok năm 2008 được tỉnh tổ chức gắn với năm du lịch Quốc gia Mekong Cần Thơ 2008 với chủ đề “Miệt vườn sông nước Cửu Long”, năm 2009 diễn ra từ ngày 26/10/ - 01/11 với chủ đề “Liên kết, hội nhập để cùng phát triển”.

Gần đây nhất là lễ hội Ook Om Bok năm 2012 với chủ đề “Tạ ơn Thần Trăng” diễn ra từ ngày 24 – 28/11/2012 tại khu di tích ao Bà Om đã góp phần

_________________________________________________________________________ GVHD: PGS. TS NGUYỄN PHẠM HÙNG

89

khuếch trương, quảng bá, giới thiệu những hình ảnh, văn hóa và con người Trà Vinh. Lễ hội có sự tham gia của mô ̣t số tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long cùng 3 tỉnh, thành phố thuộc khu vực Đông Nam bộ là Bình Dương, Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh. Việc tổ chức thành công Lễ hội Ook Om Bok 2012 không chỉ góp phần giữ gìn và phát huy văn hóa Khmer mà còn là tiền đề quan trọng để tỉnh Trà Vinh nâng lễ hội lên tầm quốc gia dự kiến được tổ chức vào năm 2013.

Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch cũng đã cho xuất bản sách Hướng dẫn Du lịch Trà Vinh với nội dung cung cấp các thông tin về các điểm du lịch, các làng nghề, hệ thống chùa Khmer…

Bên cạnh đó cũng còn tồn tại nhiều hạn chế như: cách thức tổ chức, tham gia các hội chợ, sự kiện quốc tế còn thiếu tính chuyên nghiệp, chưa ngang tầm khu vực; nguồn lực cho xúc tiến quảng bá còn hạn chế; nội dung và hình thức chưa phong phú đa dạng; chưa hoàn thành chương trình phổ cập nâng cao nhận thức về du lịch; hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch của Trà Vinh ở trong và ngoài nước còn yếu, mới chỉ tập trung quảng bá hình ảnh, chưa tạo dựng và quảng bá được những sản phẩm đặc thù và thương hiệu du lịch, hiệu quả xúc tiến quảng bá du lịch thấp.

2.2.8. Tổ chức, quản lý du lịch văn hóa Phật giáo Nam TôngKhmer

Thời gian qua, ngành Văn hóa – Thể thao và du lịch đã từng bước lập hồ sơ các di tích trình Ủy ban Nhân dân tỉnh, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch xem xét và công nhận. Ngày 03/03/2009, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã ra quyết đinh số 834/QĐ – BVHTTDL và quyết định số 835/QĐ – BVHTTDL công nhận chùa Ông Mẹt và chùa Bodhiculamani (chùa Ấp Sóc) là di tích cấp Quốc gia, đến nay toàn tinh có tất cả 3 ngôi chùa Khmer được công nhận là di tích cấp quốc gia đó là chùa Ông Mẹt, chùa Âng và chùa Ấp Sóc.

_________________________________________________________________________ GVHD: PGS. TS NGUYỄN PHẠM HÙNG

90

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trà Vinh cũng đã phối hợp với Trường Trung cấp Văn hóa - Nghệ thuật tỉnh Trà Vinh sẽ tổ chức lớp “Tập huấn công tác Quản lý di tích” cho cán bộ Văn hóa xã - phường - thị trấn; Cán bộ phòng Văn hóa và Thông tin các huyện - thị xã; Cán bộ quản lý các di tích trong tỉnh. Lớp học kéo dài trong 8 ngày Tham dự khóa học, các học viên sẽ được tiếp cận với Luật Di sản Văn hóa và các văn bản mới có liên quan, Nghiệp vụ về quản lý di tích, Nghiệp vụ về quản lý các lễ hội; Công tác bảo quản, phòng chống cháy nổ trong khu di tích. Đây là chương trình thuộc kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2009, Nhằm giúp cho cán bộ Văn hóa xã - phường - thị trấn, huyện - thị và cán bộ quản lý các di tích trong tỉnh có thêm kiến thức cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ Bảo tồn - Bảo tàng phục vụ trong công tác quản lý di tích.

Với mục đích giúp các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch có tài liệu nghiên cứu, áp dụng, thực thi Luật Du lịch và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Du lịch, vừa qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trà Vinh đã tổ chức Hội nghị triển khai thi hành Luật Du lịch, các văn bản hướng dẫn thi hành luật cho các Doanh nghiệp kinh doanh du lịch, các cơ sở lưu trú du lịch trên đị bàn tỉnh.

Tham dự hội nghị gồm có đại diện các doanh nghiệp, các cơ sở lưư trú du lịch, lãnh đạo phòng Văn hóa - Thông tin các huyện… trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã nghe lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trà Vinh triển khai một số nét chính của Luật Du lịch; các nghị định 92 và 149 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; Thông tư số 88/2008/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về lưu trú du lịch, Thông tư 89 về kinh doanh lữ hành chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam; hướng dẫn

_________________________________________________________________________ GVHD: PGS. TS NGUYỄN PHẠM HÙNG

91

du lịch và xúc tiến du lịch; hướng dẫn về áp dụng tiêu chuẩn quốc gia về phân loại, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch; tiêu chuẩn về khách sạn, xếp hạng, tiêu chuẩn quốc gia về nhà nghỉ du lịch…

Bên cạnh đó tại chùa Hang, ngôi chùa đầu tiên đã có ý tưởng đưa nghệ thuật vào sinh hoạt văn hóa của chùa, việc này góp phần làm phong phú kho tàng mỹ thuật, đồng thời bảo tồn và phát huy nghề điêu khắc gỗ truyền thống. Dù đã có những tác phẩm được bán với mức giá cao, nhưng các vị Sư cho biết mục đích chính của sinh hoat này là bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống dân gian, tao ra những sản phẩm để phục vụ đời sống văn hóa tinh thần.

Các hoạt động diễn xướng dân gian, những loại hình nghệ thuật thường thấy trong lễ hội Khmer như: sân khấu kịch Rô Băm, những điệu múa Lâm thôn cũng được tỉnh quan tâm tổ chức biểu diễn rộng rãi qua những hội thi, hội diễn trong và ngoài nước với mong muốn gìn giữ và giới thiệu nét đẹp độc đáo trong đời sống văn hóa của người Khmer.

Bên cạnh những cạnh những việc làm được thì cũng còn nhiều tồn tại. Tổ chức bộ máy nhà nước về du lịch chưa tương ứng nhiệm vụ một ngành kinh tế mũi nhọn. Qua nhiều lần chuyển đổi hình thức tổ chức, sự chỉ đạo trực tiếp của bộ máy quản lý nhà nước về du lịch từ Tỉnh xuống các địa phương và doanh nghiệp mất tính liên tục và kế thừa dẫn đến quản lý nhà nước về du lịch ở các cấp lỏng lẻo, hạn chế hiệu quả kinh doanh và tụt hậu so với các vùng,khu vực có điều kiện tương đồng. Tổ chức bộ máy thiếu tính ổn định cần thiết nên không đảm bảo được tính liên tục, kế thừa và bị hẫng hụt trong công tác cán bộ, ảnh hưởng đến hiệu lực quản lý nhà nước.

Quy mô, cơ cấu tổ chức, chức năng và hiệu lực quản lý của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Trà Vinh tuy đã được chú ý, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, chưa tương ứng nhiệm vụ là ngành kinh tế mũi nhọn.

_________________________________________________________________________ GVHD: PGS. TS NGUYỄN PHẠM HÙNG

92

Do ảnh hưởng chung từ hệ thống quản lý ngành ở cấp quốc gia nên hệ thống cơ chế, chính sách, luật pháp về du lịch còn thiếu và chưa đồng bộ: Một số cơ chế, chính sách về du lịch, văn bản quy phạm pháp luật, thủ tục liên quan đến du lịch chậm được nghiên cứu, giải quyết hoặc triển khai thiếu đồng bộ. Mặt khác những vấn đề này cũng chưa thường xuyên được kiểm tra, tổng

Một phần của tài liệu Khai thác văn hóa Phật giáo Khmer phục vụ phát triển du lịch tỉnh Trà Vinh (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)