1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số giải pháp tăng cường quan hệ đối tác công tư trong cung ứng dịch vụ công ở việt nam

16 738 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 133,5 KB

Nội dung

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH  TIỂU LUẬN MÔN HỌC: PHÂN CẤP QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC ĐỀ TÀI: Một số giải pháp tăng cường quan hệ đối tác công tư trong cung ứng dịch vụ công ở Việt Nam Học viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc Lớp Cao học Hành chính công 16M Huế, năm 2013 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG CHƯƠNG I: XÃ HỘI HÓA DỊCH VỤ CÔNG VÀ QUAN HỆ HỢP TÁC CÔNG TƯ - CƠ SỞ LÝ LUẬN 2 2. Quan hệ hợp tác công tư: 2 2.1. Khái niệm: 2 1.2. Lợi ích của mối quan hệ hợp tác công tư đối với nhà nước và đối với tư nhân 3 1.3. Đặc điểm của của quan hệ đối tác công tư 3 1.4. Các hình thức của PPP ( Bảng 1) 4 1.5. Quan điểm của Đảng và nhà nước về quá trình hình thành các khái niệm xã hội hóa và quan hệ đối tác công-tư ở Việt Nam 7 1.6. Những định hướng cơ bản: 10 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI PPP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 10 2.1. Thực trạng 10 2.2. Những thuận lợi và hạn chế khi thực hiện dự án PPP 12 2.2.1. Thuận lợi của PPP 12 2.2.2. Hạn chế và những bất cập của PPP: 13 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUAN HỆ ĐỐI TÁC CÔNG TƯ TRONG CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 13 KẾT LUẬN 16 Đề xuất giải pháp tăng cường quan hệ đối tác công tư trong cung ứng dịch vụ công ở Việt Nam hiện nay 2 MỞ ĐẦU Như chúng ta đã biết,với vai trò cung ứng các dịch vụ công nói chung, dịch vụ khác nói riêng, Nhà nước luôn là người chịu trách nhiệm chủ yếu trong việc đảm bảo tài chính để cung ứng các dịch vụ nói trên. Tuy nhiên, với cách huy động nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường chủ yếu từ nguồn ngân sách và viện trợ nước ngoài (ODA) như hiện nay, nhu cầu nguồn vốn rất lớn cho hiện tại và trong tương lai vẫn chưa đủ đáp ứng. Từ nay đến năm 2020, nước ta cần huy động một lượng vốn đầu tư khoảng 150-160 tỷ đô la Mỹ để thực hiện thành công kế hoạch và chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đặt ra, tạo sự đột phá trong phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế. Tuy nhiên, các nguồn vốn đầu tư Nhà nước truyền thống từ trước tới nay chỉ có thể đáp ứng 50% nhu cầu, do ngân sách Nhà nước chỉ có mức tăng nhất định, vốn ODA ưu đãi sẽ giảm dần vì nước ta đã là nước có thu nhập trung bình và đặc biệt công nợ của Chính phủ như ODA, trái phiếu Chính phủ và các khoản vay khác có bảo lãnh của Chính phủ bị hạn chế ở mức nhất định so với tổng GDP, không được vượt quá mức hạn an toàn nhằm đảm bảo duy trì ổn định kinh tế vĩ mô (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2010). Mặt khác kinh nghiệm quốc tế cho thấy, nếu Nhà nước cùng đóng góp vốn tham gia thực hiện một dự án với đối tác tư nhân, dự án đó có tính khả thi cao hơn, dễ dàng tiếp cận nguồn vốn từ thị trường tài chính hơn và thậm chí các nhà tài chính đó còn góp vốn cùng thực hiện kinh doanh. Với cách thức cùng hợp tác này, trên thế giới người ta gọi là mô hình hợp tác công tư (Public – Private Partnership). Để có được một cái nhìn tổng quan cũng như cơ sở khoa học định hướng cho nhà hoạch định chính sách về việc tiếp cận và thực hiện một số giải pháp tăng cường quan hệ hợp tác công tư ở Việt Nam theo mô hình hình thức hợp tác công tư (PPP), một hình thức phân cấp quản lý nhà nước mới ở Việt Nam hiện nay. Nội dung bài tiểu luận này sẽ tập trung nghiên cứu kỹ về cơ sở lý luận về hình thức PPP , tìm hiểu thực trạng triền khai PPP hiện nay. Từ đó mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường quan hệ hợp tác công tư trong cung ứng dịch vụ công ở Việt Nam hiện nay. 1 NỘI DUNG CHƯƠNG I: XÃ HỘI HÓA DỊCH VỤ CÔNG VÀ QUAN HỆ HỢP TÁC CÔNG TƯ - CƠ SỞ LÝ LUẬN 2. Quan hệ hợp tác công tư: 2.1. Khái niệm: Có nhiều cách hiểu về mối quan hệ của PPP: (1) Darrin Grimsey và Mervin K. Lewis thì đưa ra định nghĩa là “một mối quan hệ chia sẻ rủi ro dựa trên nguyện vọng của khu vực công với một hoặc nhiều đối tác thuộc khu vực tư nhân hay thiện nguyện cùng chia sẻ việc cung ứng một đầu ra (outcome) và/hoặc dịch vụ công cộng được thỏa thuận công khai.”(1) (2) Từ điển Bách khoa mở Wikipedia lại mô tả đó là: “một dịch vụ của chính quyền hay thương vụ tư nhân được cấp vốn và vận hành thông qua quan hệ đối tác giữa chính quyền với một hoặc nhiều công ty thuộc khu vực tư nhân, thể hiện bằng một hợp đồng giữa hai bên, trong đó bên tư nhân cung ứng dịch vụ công/dự án và đảm nhiệm rủi ro về tài chính, kỹ thuật và vận hành.” (3) Ở nước ta, trong Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công tư vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành theo quyết định 71/2010, PPP được định nghĩa là “việc Nhà nước và Nhà đầu tư cùng phối hợp thực hiện Dự án phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công trên cơ sở Hợp đồng dự án”. Quy chế nêu rõ “tổng hợp các hình thức tham gia của Nhà nước bao gồm: Vốn Nhà nước, các ưu đãi đầu tư, các chính sách tài chính có liên quan, được tính trong tổng vốn đầu tư của Dự án, nhằm tăng tính khả thi của Dự án. Căn cứ tính chất của từng Dự án, Phần tham gia của Nhà nước có thể gồm một hoặc nhiều hình thức nêu trên. Phần tham gia của Nhà nước không phải là phần góp vốn chủ sở hữu trong Doanh nghiệp dự án, không gắn với quyền được chia lợi nhuận từ nguồn thu của Dự án”. Tham khảo nhiều cách hiểu và nhìn nhận nói trên,cuối cùng PPP có thể được hiểu, đó là: Quan hệ đối tác công-tư là việc Nhà nước cùng với một hoặc nhiều đối tác thuộc khu vực tư nhân tự nguyện cùng phối hợp và chia sẻ rủi ro để thực hiện dự án phát triển kết cấu hạ tầng, cung ứng dịch vụ công cộng trên cơ sở Hợp đồng quan hệ đối tác. Định nghĩa này nêu rõ tính chất của mối quan hệ không phải là quan hệ mua bán mà là quan hệ đối tác, theo đó cả hai bên thỏa thuận cùng phối hợp thúc đẩy thực hiện một dự án kết cấu hạ tầng. Về tài chính, PPP không chỉ nhằm thu hút vốn đầu tư tư nhân để bổ sung cho vốn đầu tư công, mà còn nhằm giảm chi ngân sách thông qua sử dụng đối tác tư nhân vào quản lý vận hành tiện ích và cung ứng dịch vụ công cộng. 2 1.2. Lợi ích của mối quan hệ hợp tác công tư đối với nhà nước và đối với tư nhân Đối với nhà nước: Huy động vốn của khu vực tư vào cung cấp dịch vụ công để bổ sung cho nguồn ngân sách eo hẹp của nhà nước. Đây là giải pháp nhằm tiếp kiệm vốn của nhà nước để đầu tư vào các hạn mục thiết yếu bên cạnh đó các khoản vay ODA ngày càng giảm Nâng cap chất lượng thực hiện các dự án thông qua sự tham gia và giám sát của đối tác tư nhân. Dưới áp lực về các hợp đồng hợp tác của các đối tác tư nhân thì đòi hỏi nhà nước phải thay đổi cách thức làm việc. Tạo cơ hội để nhà nước tiếp cận với các thành tựu khoa học mới Chuyển gánh nặng từ người chịu thuế sang nười tiêu dung tạo nên sự tiết kiệm hơn Nâng cao tính minh bạch và phòng chống tham nhũng Đối với tư nhận Có công việc ổn định, có ý nghĩa 1.3. Đặc điểm của của quan hệ đối tác công tư Thuật ngữ PPP miêu tả một loạt các mối quan hệ có thể có giữa các tổ chức nhà nước và tổ chức tư nhân liên quan đến lĩnh vực cơ sở hạ tầng và dịch vụ khác . Một số thuật ngữ có thể được sư dụng để miêu tả dạng hoạt động này là sự tham gia của khu vục tư nhân và tư nhân hóa Mối quan hệ này bao gồm những đặc điểm sau: Mối quan hệ hợp tác công tư thể hiện khuôn khổ có sự tham gia của khu vực tư nhân nhưng vẫn ghi nhận và thiết lập vai trò của Chính phủ đảm bảo đáp ứng các nghĩa vụ xã hội và đạt được thành công trong cải cách của khu vực Nhà nước và đầu tư công. Một số quan hệ hợp tác công - tư chặt chẽ phân định một cách hợp lý các nhiệm vụ, nghĩa vụ và rủi ro mà mỗi đối tác nhà nước và đối tác tư nhân phải gánh vác. Đối tác nhà nước trong mối quan hệ hợp tác công tư là các tổ chức chính phủ , bao gồm các bộ ngành , các chính quyền địa phương hoặc các doanh nghiệp Nhà nước. Đối tác tư nhân có thể là đối tác trong nước hoặc đối tác nước ngoài, và có thể là doanh nghiệp hoặc các nhà đầu tư có chuyên môn về tài chính hoặc kỹ thuật liên quan đến dự án.Mối quan hệ đối tác Nhà nước – tư nhân cũng có thể bao gồm các tổ chức phi Chính phủ hoặc tổ chức cộng đồng đại diện cho những tổ chức và cái nhân mà dự án có thể tác động rực tiếp. Mối quan hệ hợp tác công – tư hiệu quả ghi nhận rằng khu vực Nhà nước và khu vực tư nhân có những lợi thế tương đối nhất định so với khu vực còn lại khi thực hiện những nhiệm vụ cụ thể. Đóng góp của Chính phủ cho mối quan hệ đối tác Nhà nước – Tư nhân có thể dưới dạng vốn đầu tư, chuyển giao tài sản, hoặc các đóng góp hiện vật khác hỗ trợ cho mối quan hệ đối tác này. Chính phủ cũng góp phần trong các yếu tố về trách nhiệm xã hội, ý thức thức môi trường, kiến thức bản địa và khả năng huy động sự ủng hộ chính trị. Vai trò của khu vực tư nhân trong mối quan hệ đối tác là sử dụng chuyên môn về thương mại, quản lý, điều hành và sáng tạo của mình để vận hành hoạt động kinh doanh một cách 3 hiệu quả. Tùy theo hình thức của hợp đồng, đối tác tư nhân cũng có thể góp vốn đầu tư . Cơ cấu của mói quan hệ hợp tác cần được thiết lập để phân bố các rủi ro cho đối tác nào có khả năng giải quyết rủi ro đó một cách tốt nhất và vì thế giảm được chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động. 1.4. Các hình thức của PPP ( Bảng 1) +Hơp đồng dịch vụ:Trong hợp đồng dịch vụ , Chính phủ( cơ quan nhà nước) sẽ thuê một công ty tư nhâ n tiến hành những công việc hoặc dịch vụ cụ thể trong một khoảng thời gian, thường là từ 1 đến 3 năm.Tuy nhiên, cơ quan nhà nước vẫn là người cung cấp chính dịch vụ cơ sở hạ tầng và chỉ thuê đối tác tư nhân điều hành một phần hoạt động. Đối tác tư nhân thực hiện dịch vụ với một mức chi phí được thỏa thuận và thường phải đáp ứng những tiêu chuẩn hoạt động do cơ quan nhà nước đặt ra.Trong hợp đồng dịch vụ, Chính phủ trả đối tác tư như một khoảng chi phí định trước cho dịch vụ. Vì thế, lợi nhuận của nhà thầu sẽ tăng lên nếu nhà thầu có thể giảm được chi phí điều hành mà vẫn đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn dịch vụ +Hợp đồng quản lý: Hợp đồng quản lý rộng hơn hợp đồng dịch vụ phạm vi của nó được mở rộng 1 phần hoặc toàn bộ hoạt động quản lý và điều hành của dịch vụ công. Nghĩa vụ cung cấp dịch vụ vẫn thuộc trách nhiệm của nhà nước hoạt động quản lý kiểm soát hàng ngày được giao cho đối tác tư nhân. Đối tác tư nhân sẽ là người cung cấp vốn cho hoạt động quản lý điều hành nhưng không cung cấp vốn đầu tư. Khu vực nhà nước vẫn giữ nghĩa vụ cung cấp các khản đầu tư chủ yếu, những khoản đầu tư liên quan đến việc mở rộng và cải thiện hệ thống. Các nhà đầu tư tư nhân được trả một tỷ lệ thỏa thuận trước cho chi phí lao động và các chi phí điều hành khác . Ngoài ra để tạo thêm động lực nhà thầu được trả thêm một khoản cho việc đạt được những mục tiêu đã được thỏa thuận và quy định cụ thể từ trước. Trong hợp đồng này, khu vực nhà nước sẽ chịu trách nhiệm quy định biểu phí dịch vụ. +Hợp đông thầu hoặc cho thuê: Theo hợp đồng cho thuê , đối tác tư nhân chịu trách nhiệm về toàn bộ dịch vụ và thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến chất lượng và tiêu chuẩn của dịch vụ. Ngoại trừ các khoản đầu tư mới và đầu tư thay thế thuộc trách nhiệm về cơ quan nhà nước, nhà điều hành có trách nhiệm cung cấp dịch vụ với chi phí và rủi ro do mình gánh chịu.Theo hợp đồng này, trách nhiệm cung cấp dịch vụ được chuyển từ khu vực nhà nước sang khu vực tư nhân và rủi ro tài chính đối với việc điều hành và duy trì dịch vụ hoàn toàn do nhà điều hành tư nhân gánh chịu. Việc cho thuê không bao gồm việc bán bất cứ tài sản nào cho khu vực tư nhân. Hệ thống ban đầu được thiết lập trên nguồn tài chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và được ký hợp đồng giao cho công ty tư nhân điều hành và duy 4 trì hệ thống. Một phần chi phí dịch vụ được chuyển cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thanh toán các khoản vay tài trợ cho việc mở rộng hệ thống Hợp đồng giao thầu khác với hợp đồng cho thuê ở chỗ cho phép khu vực tư nhân thu từ khách hàng thanh toán cho nhà nước có thẩm quyền ký hợp đồng giao thầu một khoản phí giao thầu cụ thể và giữ lại khoản doanh thu còn lại. Phí giao thầu thường được tính theo một tỷ lệ thỏa thuận trong mỗi đơn vị dịch vụ được bán ra. +Nhượng quyền:Hoạt động nhượng quyền cho phép nhà điều hành tư nhân( người được nhượng quyền ) chịu trách nhiệm cung cấp toàn bộ dịch vụ trong khu vực cụ thể, bao gồm điều hành, duy tu bào dưỡng, thu phí, quản lý, xây dựng và tu bổ hệ thống. Đặc biệt là nhà điều hành tư nhân chịu trách nhiệm đối với toàn bộ các khoản đầu tư Mặc dù nhà điều hành tư nhân chịu trách nhiệm cung cấp các tài sản này vẫn thuộc sở hữu của Khu vực nhà nước( cả trong thời gian chuyển nhượng quyền). Khu vực nhà nước chịu trách nhiệm thiết lập các tiêu chuẩn hoạt động và đảm bảo rằng người được nhượng quyền đáp ứng được các tiêu chuẩn này. Và vai trò của khu vực nhà nước chuyển từ việc cung cấp dịch vụ sang một người điều tiết , quản lý giá và chất lượng dịch vụ. Người được nhượng quyền thu phí trực tiếp từ những người sử dụng hệ thống. Mức thu phí thong thường được thiết lập trong hợp đồng nhượng quyền. Người được nhượng quyền chịu trách nhiệm đối với nhứng khoản đầu tư cần thiết để xây dựng nâng cấp hoặc mở rộng hệ thống và chịu trách nhiệm thu xếp vốn cho các khoan đầu tư có nguồn lực của mình. Hợp đồng nhượng quyền thường có giá trị từ 20 đến 30 năm để điều hành có đủ thời gian thu hồi vốn đầu tư và có được một khoản lợi nhuận hợp lý. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể góp chi phí đầu tư vốn nếu cần thiết +Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao( BOT) (Build - Operate - Transfer) và các thảo thuận tương tự là một hình thức nhượng quyền được chuyên môn hóa trong đó một công ty tư nhân cung cấp vốn và xây dựng một dự án có cơ sở hạn tầng mới hoặc một phần chính của dự án cơ sở hạ tầng căn cứ trên các tiêu chuẩn thực hiện do Chính phủ quy định. Theo hợp đồng BOT, đối tác tư nhân cung cấp vốn đầu tư cần thiết để xây dựng cơ sở dịch vụ mới. Khác với hợp đồng nhượng quyền, trong hợp đồng BOT nhà điều hành tư nhân được quyền sở hữu tài sản trong một khoản thời gian đủ để cho đối tác tư nhân xây dựng cơ sở hạ tầng thu hồi chi phí đầu tư qua việc trả phí của người sử dụng. Thêm nữa, hợp đồng nhượng quyền thường liên quan đến việc mở rộng và điều hành một hệ thống hiện có , trong khi BOT liên quan đếncác khoản đầu tư lớn để xây dựng một hệ thống mới. Hợp đồng này hiện là hình thức hơp tác chính giữa Nhà nước và tư nhân ở Việt Nam. Ngoài ra, còn rất nhiều biến thể của hợp đồng BOT như: Các hợp đồng xây dựng – chuyển giao- kinh doanh( BTO) (Build - Transfer -Operate ) trong đó việc chuyển giao về sở hữu Nhà nước được tiến hành khi xây dựng kết thúc mà không phải khi hợp đồng kết thúc, 5 Các hợp đồng xây dựng – sở hữu- kinh doanh (BOO) Build - Own - Operate). Ở mô hình này, công ty thực hiện dự án sẽ đứng ra xây dựng công trình, sở hữu và vận hành nó. Mô hình BOO rất phổ biến đối với các nhà máy điện cả ở Việt Nam và trên thế giới.Trong đó nhà đầu tư phát triển xây dựng và điều hành cơ sở dịch vụ mà không chuyển lại quyền sở hữu cho khu vực Nhà ước. Theo một hợp đồng thết kế -xây dựng- kinh doanh( DBO) sở hữu không khi nào nằm trong tay tư nhân. Thay vào đó, một hợp đồng được lập ra cho việc thiết kế, xây dựng và điều hành dự án cơ sở hạ tầng. Các hợp đồng thiết kế-xây dựng- cấp vốn- kinh doanh(DBFO) Design- Build - Finance - Operate), khu vực tư nhân sẽ đứng ra xây dựng, tài trợ và vận hành công trình nhưng nó vẫn thuộc sở hữu nhà nước. Với cách tiếp cận DBFO trách nhiệm thiết kế, xây dựng cấp vốn, điều hành được gói cùng với nhau và được chuyển cho các đối tác tư nhân. Các thảo thuận DBFO khác nhau rất nhiều về mức độ trách nhiệm tài chính được chuyển giao cho đối tác tư nhân. + Liên doanh Liên doanh là phương án thay thế cho việc tư nhân hoá toàn bộ, theo đó cơ sở hạ tầng được sở hữu và điều hành bởi khu vực Nhà nước và nhà điều hành tư nhân. Trong một liên doanh, các đối tác nhà nước và tư nhân có thể thành lập một công ty mới hoặc thực hiện việc liên doanh sở hữu trong một công ty hiện có ( qua việc bán cổ phần). Một yêu cầu chủ chốt cho cấu trúc này là có một môi trường quản trị công ty tốt, đặc biệt khả năng của công ty trong việc duy trì độc lập với chính phủ. Trong hình thức này, đối tác tư nhân sẽ đảm nhiệm vai trò điều hành và một giám đốc thường được xây dựng dựa trên tỷ lệ phần vốn góp hoặc dựa trên năng lực và trình độ. Quan trọng hơn trong cơ cấu liên doanh , cả đối tác nhà nước và tư nhân phải sắn sàng đầu tư vào công ty và cùng chia sẻ những rủi ro nhất định. Bảng1: Các hình thức hợp tác công tư Hình thức Thời gian Quyền sở hữu Vốn đầu tư Rủi ro Vận hành và bảo trì Hợp đồng dịch vụ 1-2 Nhà nước Nhà nước Nhà nước Nhà nước và TN Hợp đồng quản lý 3-5 Nhà nước Nhà nước Nhà nước TN Cho thuê 8- 15 Nhà nước Nhà nước Nhà nước và TN TN BOT/ BOO/ BTO/ DBFO 20-30 Nhà nước và TN Nhà nước TN TN Liên doanh TN và Nhà nước TN và Nhà nước TN và Nhà nước TN và Nhà nước Ghi chú: TN: Tư nhân 1.5. Quan điểm của Đảng và nhà nước về quá trình hình thành các khái niệm xã hội hóa và quan hệ đối tác công-tư ở Việt Nam 6 Ở nước ta, trong Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987(và trong các Luật thay thế tiếp theo) đã nêu ra các Hợp đồng BOT, BTO và BT về xây dựng và kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng. Như vậy PPP ở nước ta được chú ý trước tiên như một hình thức đầu tư nước ngoài, với lý do rất dễ hiểu là vào giai đoạn đó khu vực kinh doanh tư nhân nước ta mới bắt đầu hình thành và rất yếu ớt. Tuy vậy, đến Báo cáo tổng kết Chương trình khoa học-công nghệ cấp nhà nước (KC11) về “Nâng cao hiệu quả quản lý và xây dựng đô thị” (1991-1995) của Bộ Xây dựng thì đã nêu lên vấn đề “xóa bỏ bao cấp trong dịch vụ công cộng đô thị, thu hút nguồn lực tài chính của Nhà nước, của bản thân đô thị, nguồn vốn vay của các tổ chức tài chính quốc tế, nguồn vốn viện trợ của các chính phủ, vốn đầu tư của nước ngoài và thu hút sự tham gia của tư nhân và cộng đồng dân cư”. Thế nhưng mới dừng lại ở kết quả nghiên cứu mà thôi. Về đường lối của Đảng thì Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII (1996) chưa đề cập rõ ràng và nhất quán đến PPP. Trong khi nhấn mạnh “ tập trung nguồn lực để phát triển kinh tế nhà nước trong những ngành, những lĩnh vực trọng yếu như kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội…”(tr.93) thì cũng đưa ra chủ trương “cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước để huy động thêm vốn, tạo thêm động lực…, không phải để tư nhân hóa” (tr.94), “đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho các hoạt động khoa học và công nghệ” (tr.107),”thu hút nguồn đầu tư từ các cộng đồng, các giới, trong và ngoài nước cho giáo dục, đào tạo” (tr.110). Thực hiện chủ trương này, tháng 3/2000 Chính phủ ban hành Nghị định số 06 về việc hợp tác đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học. Văn kiện Đại hội Đảng lần thừ IX (2001) đã đề cập cụ thể hơn đến “tạo điều kiện để kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển thuận lợi, hướng vào xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội…” (tr.99), “các chính sách xã hội được tiến hành theo tinh thần xã hội hóa”(tr.108), và “thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục”(tr.111). Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2000 cũng đề cập đến “các doanh nghiệp và nhân dân … góp phần cùng Nhà nước đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và công trình phúc lợi” (tr.31). Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X (2006) tiến thêm một bước, nhấn mạnh “ doanh nghiệp cổ phần…thúc đẩy xã hội hóa sản xuất, kinh doanh và sở hữu” (tr.83), “huy động các nguồn lực trong và ngoài nước để xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội,…hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ở các đô thị lớn, hệ thống thủy lợi, cấp thoát nước”(tr.92), “thực hiện xã hội hóa giáo dục”(tr.97), “phát triển các dịch vụ y tế công nghệ cao và ngoài công lập”(tr.102), “khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước phát triển các dịch vụ công cộng”(tr.105) (Ghi chú tại tr.202: chủ yếu bao gồm giáo dục và đào tạo; y tế; khoa học và công nghệ; văn hóa; thể dục, thể thao), “khuyến khích, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia phát triển lĩnh vực kết cấu hạ tầng”(tr.199). Chính phủ đã ban hành Nghị định số 108/2009/NĐ-CP ngày 27/ 11/2009 về đầu tư theo hình thức Hợp đồng BOT, BTO và BT. Ngày 27/ 01/ 2011, Bộ 7 KH&ĐT ra Thông tư số 03/2011/TT-BKHĐT hướng dẫn thực hiện Nghị định này. Đến ngày 05/4/2011 Chính phủ lại có Nghị định số 24/2011/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị định 108/2009/NĐ-CP, theo đó các lĩnh vực đầu tư được khuyến khích là: a) Đường bộ, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ; b) Đường sắt, cầu đường sắt, hầm đường sắt: c) Cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; d) Hệ thống cung cấp nước sạch; hệ thống thoát nước; hệ thống thu gom, xử lý nước thải, rác thải; đ) Nhà máy điện, đường dây tải điện: e) Các công trình kết cấu hạ tầng y tế, giáo dục, đào tạo, dạy nghề, văn hóa, thể thao và trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước; g) Các công trình kết cấu hạ tầng khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Gần đây một số Hội thảo về hình thức đối tác công-tư được tổ chức có quốc tế tham gia. Chính phủ thành lập Ban chỉ đạo thực hiện hình thức này và tháng 11/2010 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 71/2010 ban hành Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công-tư, trong các lĩnh vực thí điểm đầu tư có bao gồm hệ thống cung ứng nước sạch và môi trường (nhà máy xử lý chất thải), thuộc đối tượng dịch vụ công cộng đô thị trong đề tài nghiên cứu này. Qua việc trích dẫn nói trên có thể thấy ở nước ta có nhiều cách gọi việc tư nhân tham gia vào lĩnh vực hạ tầng và cung ứng dịch vụ công cộng như: - Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; - Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư; - Thu hút nguồn đầu tư; - Hợp tác đầu tư với nước ngoài; - Các doanh nghiệp và nhân dân cùng góp phần; - Xã hội hóa; - Các thành phần kinh tế tham gia phát triển lĩnh vực kết cấu hạ tầng; - Đầu tư theo quan hệ đối tác công-tư. Chủ trương xã hội hóa được nêu ra chủ yếu cho các ngành giáo dục đào tạo và y tế, mở rộng cho khoa học công nghệ, văn hóa và thể dục, thể thao. Đối với dịch vụ hạ tầng kỹ thuật thì nhấn mạnh đến sự tham gia đầu tư, hình thức đối tác công-tư. Như vậy, trong nội dung vủa bài tiều luận này đề tài nghiên cứu này thì nghiên cứu chủ trương xã hội hóa dịch vụ công cộng đô thị với 5 ngành dịch vụ cụ thể đã nêu, chính là nghiên cứu áp dụng phương thức quan hệ đối tác công- tư vào các ngành dịch vụ công cộng đó. 8 [...]... Khung pháp lý để triển khai hợp tác công tư mặc dù đã được triển khai xây dựng và ngày càng hoàn thiện nhưng vẫn chưa đủ, chưa tạo được niềm tin để thu hút sự hợp tác của tư nhân.Nhận thức về hợp tác công tư của các cơ quan nhà nước và TN vẫn còn rất hạn chế, khó đi đến sự đồng thuận và do đó ảnh hưởng đến sự liên kết CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUAN HỆ ĐỐI TÁC CÔNG TƯ TRONG CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG... ra phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền - Các cơ quan thông tấn, báo chí cần kịp thời tuyên truyền để nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận cao của xã hội đối với sự phát triển PPP KẾT LUẬN Tóm lại, để tăng cường mối quan hệ đối tác công tư thành công trong cung ứng dịch vụ công ở Việt Nam hiện nay, chúng ta cần xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về hợp tác công tư; thành lập một cơ quan quản lý nhà... mối quan hệ đối tác công tư trong cung ứng dịch vụ công ở Việt Nam hiện nay , thực hiện tốt công tác phân cấp quản lý hành chính nhà nước , phát huy vai trò hiệu lực hiệu quả của quản lý nhà nước từ “ người chèo thuyền” sang vai trò của “ người lái thuyền” TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 TS Đinh Văn Ân, Hoàng Thu Hòa, Đổi mơi scung ứng dịch vụ công, 2006, NXB Thống kê, Hà Nội 2 TS Chu Văn Thành, Dịch vụ công- Đồi... hướng cơ bản:  Hợp tác công tư phải được coi là giải pháp chủ yếu để cải thiện chất lượng cung ứng dịch vụ công ở nước ta và trong tư ng lai đối với các lĩnh vực đầu tư được khuyến khích là: a) Đường bộ, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ; b) Đường sắt, cầu đường sắt, hầm đường sắt: c) Cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; d) Hệ thống cung cấp nước sạch; hệ thống thoát nước; hệ thống thu gom,... nhiệm đối với khu vực tư nhân; xây dựng cơ chế bình đẳng trong mối quan hệ công tư, tăng cường đối thoại giữa nhà nước và tư nhân để timg ra tiếng nói chung trong quá trình hộp tác; hoàn thiện các công cụ quản lý và quản lý nhà nước và nâng cao năng lực cho cán bộ tham gia dự án PPP; khuyến khích phát triển PPP ở quy mô nhỏ, nguồn vốn đầu tư ít Có như vậy mới tạo điều kiện môi trường tăng cường mối quan. .. doanh có trách nhiệm đối với khu vực tư nhân, thời xây dựng cơ chế bình đẳng trong mối quan hệ công tư, tăng cường đối thoại giữa nhà nước và tư nhân để timg ra tiếng nói chung trong quá trình hộp tác Có nghĩa là một trong những hạn chế của PPP khu vực tư nhân thường có động cơ đề cao lợi nhuận cá nhân và coi nhẹ trách nhiện xã hội trong dự án Vì vậy, khi khu vực tư nhân tham gia đầu tư cần phải 12 tuân... Thống kê, Hà Nội 2 TS Chu Văn Thành, Dịch vụ công- Đồi mới quản lý và tổ chức cung ứng ở Việt Nam hiện nay 3 TS Đinh Sơn Hùng, Trần Gia Trung Đỉnh, Những giải pháp để nâng cao hiệu quả hợp tác công- tư PPP, trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông 4 TS Phạm sĩ Liêm, Khía niệm tư nhân hóa xã hội hóa và quan hệ đối tác công tư (PPP) Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2013 tại địa chỉ : http://www.vncold.vn/Web/Content.aspx?distid=2750... VỤ CÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Mô hình hợp tác công tư (PPP) trong việc đầu tư nâng cao chất lượng các dịch vụ công được coi là hướng đi đúng đắn của Việt Nam trong giai đoạn này Tuy nhiên, không nên được nhìn nhận như một “hạt đậu thần” và để mô hình này có thể thực sự hoàn thiện và đem lại lợi ích như mong muốn rất cần có những phương pháp tiếp cận PPP phù hợp nhằm đạt được những kết quả về cơ sở hạ tầng... cơ sở cung cấp dịch vụ công đối với từng loại hình dịch vụ, từng khu vực, địa bàn, tạo điều kiện cho việc phát triển PPP của các thành phần kinh tế không bị mất cân đối và phát triển đúng hướng, theo đúng quy hoạch của nhà nước Nhà nước xây dựng và công bố rõ ràng các điều kiện thành lập các cơ sở cung cấp dịch vụ công; ban hành các tiêu chí, tiêu chuẩn về chất lượng cung cấp dịch vụ công và các chế... các yếu tố đầu vào) Đưa vốn tư nhân vào và giúp giảm nhẹ gánh nặng về tài chính cho dự án Rủi ro được chia sẻ giữa những đối tác khác nhau Chắc chắn về ngân sách Những nhà cung cấp tư nhân có trách nhiệm hơn trong việc cung cấp dịch vụ trong môi trường khuyến khích thích hợp Trong mô hình sáng kiến tài chính tư nhân ( PFI), khu vực công cộng chỉ thanh toán khi dịch vụ đã được cung cấp 2.2.2 Hạn chế và . GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUAN HỆ ĐỐI TÁC CÔNG TƯ TRONG CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 13 KẾT LUẬN 16 Đề xuất giải pháp tăng cường quan hệ đối tác công tư trong cung ứng dịch vụ công ở Việt. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUAN HỆ ĐỐI TÁC CÔNG TƯ TRONG CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Mô hình hợp tác công tư (PPP) trong việc đầu tư nâng cao chất lượng các dịch vụ công được coi là. TÀI: Một số giải pháp tăng cường quan hệ đối tác công tư trong cung ứng dịch vụ công ở Việt Nam Học viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc Lớp Cao học Hành chính công 16M Huế, năm 2013 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU

Ngày đăng: 07/02/2015, 21:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w