Qua thời gian thực tập và tìm hiểu, căn cứ vào tình hình thực tế và phƣơng hƣớng phát triển của DN, tác giả xin mạnh dạn đề xuất giải pháp cân đối cân đối dòng tiền vào và dòng tiền ra liên quan đến hoạt động kinh doanh nhằm cải thiện tình hình tài chính và và nâng cao lợi nhuận tại Công ty TNHH Xây dựng và Phát triển Hạ tầng Ánh Dƣơng. 3.2.1 Quản lý dòng tiền vào – Các khoản phải thu khách hàng
Từ việc phân tích ba bản báo cáo tài chính: Bảng CĐKT, Báo cáo KQHĐKD và Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ, dòng tiền vào chủ yếu của Công ty Ánh Dƣơng là Doanh thu mà 49
hầu hết là doanh thu từ hoạt động kinh doanh. Mặc công ty có doanh thu nhƣng lại cho khách hàng nợ nhiều sẽ dẫn tới việc tăng các khoản phải thu khách hàng. Nếu chỉ xét về nguồn thu này thì các khoản phải thu khách hàng (ngắn hạn) đã chiếm trung bình 3 năm khoảng 50%. Trong khi đó, khách hàng luôn muốn kéo thời gian nợ càng dài càng tốt. Theo thời gian, các khoản phải thu lớn dần dẫn đến dòng tiền vào của DN bị thiệt hại trầm trọng. Từ đó, công ty phải đối mặt với việc vốn bị ứ đọng dẫn đến thiếu vốn, khả năng sinh lời kém. Tỷ trọng phải thu khách hàng trong dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh của Công ty Ánh Dƣơng đƣợc thể hiện trong bảng dƣới đây:
Bảng 3.1 Tỷ trọng vốn bị chiếm dụng Dòng tiền Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch 38.671,0
67.289,8 36.308,1
vụ và doanh thu khác (Triệu đồng) Phải thu KH (Triệu đồng)
14.559,4 17.606,3 31.542,9 Tỷ trọng vốn bị chiếm dụng (%) 37,65 26.16 86,88
Đồ thị 3.1 Quy mô và tỷ trọng Phải thu khác hàng trong Tiền thu từ HĐKD Triệu đồng 70000 60000 50000 40000 Tiền thu từ HĐKD 86,88% 30000 Phải thu KH(ngắn hạn) 26.16% 20000 37,65% 10000 0 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Từ năm 2010 đến hết 2012, trong khi Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu
khác tăng rồi giảm thỉ khoản phải thu khách hàng tăng liên tục với tốc độ nhanh dần. Trong
năm 2011, giá trị phải thu khách hàng tăng nhẹ khoảng 21% và tiền thu từ hoạt động kinh doanh tăng mạnh tới 74%. Do tốc độ tăng của tiền thu về gấp ba lần của phải thu khách 50
hàng nên tỷ trọng tiền bị ứ đọng ở khách hàng giảm từ 37,65% xuống 26,16%. Tuy nhiên, đến năm 2012, tình hình trở nên bi quan hơn. Doanh thu BH&CCDV của công ty giảm đột
ngột gần 50%. Bên cạnh đó, Phải thu khách hàng lại tăng rất nhanh và giá trị đạt đƣợc gấp
1,8 lần năm 2011. Biến động ngƣợc chiều nhau của hai khoản này đã làm tỷ trọng vốn bị khách hàng chiếm dụng lên tới trên 85% và trở thành con số đáng lo ngại. Từ đây, Công ty
cần đặt ra dấu hỏi về năng lực quản lý các khoản phải thu khách hàng ngắn hạn. Công ty Ánh Dƣơng cần quản lý các khoản phải thu vì: Doanh nghiệp thƣờng bán hàng theo cả hai phƣơng thức: Trả ngay và trả chậm. Theo cách thức thứ nhất tiền đƣợc thu về ngay khi hàng hóa dịch vụ đƣợc chuyển giao cho khách hàng; theo cách thức thứ hai việc mở rộng tín dụng thƣơng mại dẫn đến việc hình thành khoản phải thu khách hàng. Phải thu khách hàng thể hiện phần doanh thu bán hàng trả chậm mà chƣa thu tiền. Theo thời gian, khi ngƣời mua thanh toán tiền, doanh nghiệp sẽ nhận đƣợc tiền cho số hàng bán trƣớc đây. Nếu nhƣ khách hàng không tiến hành thanh toán nợ, doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu tổn thất do nợ xấu. Tuy nhiên, nếu nhƣ không có tín dụng thƣơng mại, sức cạnh tranh của DN sẽ thấp, ảnh hƣởng tới hiệu quả kinh tế. Vì vậy, khoản tín dụng thƣơng mại liên quan tới rủi ro và thu nhập doanh nghiệp nên cần đƣợc quản lý một cách hiệu quả và chặt chẽ.
Bán hàng Tăng trả chậm Doanh thu
Tăng LỢI NHUẬN Tăng CHI PHÍ
Trong quản lý tài chính, việc câp tín dụng cho khách hàng luôn đem lại sự đánh đổi giữa lợi ích và chi phí. Khi khách hàng đƣợc mua hàng trả chậm, thƣờng thì số lƣợng khách hàng muốn mua sẽ tăng lên. Điều này sẽ làm tăng doanh thu từ việc bán hàng kéo theo các khoản lợi nhuận của công ty cũng lớn hơn và nâng cao khả năng sinh lời. Việc cấp tín dụng còn giúp công ty tạo đƣợc mối quan hệ làm ăn tốt đẹp với khách hàng. Trong khi đó, việc tăng doanh thu cho khách hàng nợ đồng nghĩa với việc Phải 51
thu khách hàng phát sinh lớn làm tăng rất nhiều khoản chi phí cho DN. Cụ thể nhƣ Chi phí quản lý các khoản phải thu, chi phí đòi nợ, chi phí dự phòng, chi phí cơ hội. Ngoài các khoản chi phí sẽ còn xuất hiện nợ khó đòi, nợ xấu dẫn đến ứ đọng vốn, thiếu vốn. Một khi DN thiếu vốn sẽ lại kéo theo các khoản chi phí để quản lý và huy động vốn. Không thể chắc chắn đƣợc các khoản chi phí phát sinh sẽ không vƣợt quá những lợi ích có đƣợc. Một hệ thống điều khoản cấp tín dụng mềm dẻo và phù sẽ giúp DN cân đối giữa lợi ích và chi phí của việc bán hàng trả chậm.
Hiện tại, Công ty Ánh Dƣơng có áp phƣơng thức bán hàng trả chậm và việc cấp tín dụng cho khách hàng không dựa trên bất kì điều khoản nào. Điều kiện cho phƣơng thức thanh toán chậm chỉ phụ thuộc vào đánh giá cảm quan của Công ty. Bên cạnh đó, Công ty Ánh Dƣơng cũng chƣa áp kỳ hạn thanh toán nào đối với các khách hàng đƣợc cấp tín dụng. Giải pháp đƣa ra là thiết lập các điều khoản cấp tín dụng để công ty lựa chọn đúng những khách hàng nên bán trả chậm và xa hơn là tăng đƣợc doanh thu mà không còn phải đối mặt với những nguy cơ tiềm tàng.
Đồ thị 3.3 Các bước của giải pháp thiết lập điều khoản cấp tín dụng
Quyết định cấp tín dụng
đơn vị khách hàng Phân tích tín dụng khách hàng
3.2.1.1 Phân tích tín dụng khách hàng:
Để phân tích tín dụng khách hàng một cách tổng quát và rõ ràng nhất thì Công ty cần thu thập thông tin về khách hàng. Những thông tin cơ bản cần thiết nhất là Báo cáo tài chính các năm gần nhất (tốt nhất là 3 năm trƣớc năm thực hiện phân tích). Báo cáo sẽ tập trung vào Bảng CĐKT, Báo cáo KQHĐKD, Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ và có thể là Thuyết minh báo cáo tài chính. Những thông tin này có thể do phía khách hàng cung cấp hoặc công ty phải tìm trên mạng internet. Đối với khách hàng là các công ty cổ phần muốn chào bán chứng khoán và niêm yết tại trung tâm giao dịch thì việc tìm thông tin có thuận lợi hơn thông qua Bản cáo bạch trên internet.
52
Công ty Ánh Dƣơng sẽ tập trung phân tích sâu vào tình hình nguồn vốn, tài sản, quá trình tạo vốn và sử dụng vốn, thu nhập qua các năm, chỉ tiêu tài chính liên quan đến khả năng thanh toán, khả năng quản lý tài sản, khả năng sinh lời. Những phần này chủ yếu phản ánh thông qua báo cáo tài chính và việc phân tích, tính toán của Công ty. Ngoài ra, còn một tiêu chí cần đƣợc Công ty xem xét là hệ số tín nhiệm của khách hàng. Đối với Công ty Ánh Dƣơng, khi đã hoạt động đƣợc trong một thời gian dài, trải qua thăng trầm của nền kinh tế thì Công ty hoàn toàn có đủ kinh nghiệm để đánh giá vị thế tín dụng và uy tín của khách hàng. Đánh giá chỉ tiêu này thƣờng dựa trên mối quan hệ làm ăn và đặc biệt là việc thanh toán các khoản nợ của khách hàng cho Công ty nhƣ thế nào trong các năm trƣớc đó.
Việc kết hợp các thông tin sau khi đã tìm hiểu, phân tích sẽ giúp đƣa ra một bức tranh tài chính khá tổng quát cho khách hàng và là căn cứ quan trọng để quyết định có cấp tín dụng hay không.
3.2.1.2 Phân nhóm rủi ro từng đơn vị khách hàng và quyết định cấp tín dụng Sau khi đã hoàn thành bƣớc phân tích tín dụng thì bƣớc tiếp theo Công ty cần thực Sau khi đã hoàn thành bƣớc phân tích tín dụng thì bƣớc tiếp theo Công ty cần thực hiện là phân nhóm khách hàng rủi ro. Tuy nhiên, để tiến hành đƣợc bƣớc này, công ty có thể sử dụng một mô hình phổ biến khá đơn giản và sử dụng thông tin từ báo cáo tài chính. Đó là mô hình cho điểm tín dụng với các thông tin nhƣ sau:
Bảng 3.2 Thông tin và cách tính cho mô hình Điểm tín dụng Biến số
Khả năng thanh toán lãi vay Khả năng thanh toán nhanh Số năm HĐ
Lợi nhuận trƣớc thuế và Lãi vay Tổng TSNH – Hàng tồn kho Công thức
Tổng Nợ NH Trọng số 4
11 1
Điểm tín dụng = 4*Khả năng thanh toán lãi + 11*Khả năng thanh toán nhanh + 1*Số năm hoạt động
Điểm tín dụng đƣợc quy đổi tƣơng đƣơng với các nhóm rủi ro: Bảng 3.3 Quy đổi điểm tín dụng và Nhóm rủi ro
Điểm tín dụng Nhóm rủi ro > 47 1 40 – 47 2 32 – 39 3 24 – 31 4 < 24 5 53
Đối với khách hàng đƣợc xếp vào nhóm rủi ro 1 thì đó là những công ty có tình hình tài chính rất tốt. Việc cấp tín dụng đối với các DN nhóm 1 là quyết định khá dễ dàng và gần nhƣ tự động. Công ty có thể quyết định cấp tín dụng cho khách hàng trong thời gian dài nhất là 6 tháng. Vị thế của những khách hàng này có thể đƣợc xem xét lại mỗi năm dựa thêm vào những thông tin bổ sung nhƣ thông tin liên qua đến việc thanh toán của họ cho Công ty Ánh Dƣơng trong năm vừa cấp tín dụng.
Những DN ở nhóm rủi ro 2 thƣờng có tình hình tài chính, tín dụng khá tốt và khả quan. Tuy nhiên, thời gian mà công ty có thể cấp tín dụng ngắn hơn đối với nhóm rủi ro 1 và chỉ trong khoản 3 tháng. Những khách hàng nhóm rủi ro 2 nên đƣợc đánh giá một năm hai lần để cập nhật đƣợc những thông tin mới gần nhất với thời điểm cấp tín dụng trong tƣơng lai.
Trong điều kiện kinh tế khó khăn nhƣ hiện nay, những công ty đƣợc đánh giá nằm trong nhóm rủi ro 3, 4, 5 là những khách hàng khó có thể đƣợc mua hàng trả chậm. Nói nhƣ vậy không có nghĩa sẽ hoàn toàn không cấp tín dụng. Với các DN nhóm 3, Công ty nên xem xét lại tình hình tài chính một lần nữa và nếu vẫn có thể cấp tín dụng thì thời gian trả chậm chỉ từ 1 đến 2 tháng. Còn về các khách hàng nhóm 4 và 5 thì Công ty Ánh Dƣơng nên từ chối khéo nếu đƣợc yêu cầu bán hàng trả chậm và yêu cầu thanh toán ngay đặc biệt là nhóm rủi ro 5.
3.2.2 Quản lý dòng tiền ra – Tổng chi phí của Công ty
Trong việc quản lý các dòng tiền ra thì có 2 luồng tiền cần chú ý là Phải trả ngƣời bán và Tổng chi phí của DN. Trong tình hình kinh tế hiện nay, bất kì công ty nào cũng thắt chặt chính sách tín dụng để hạn chết nguồn vốn bị chiếm bởi khách hàng. Do đó mà việc quản lý các khoản phải trả ngƣời bán để làm sao kéo thời gian sử dụng tín dụng
của nhà cung cấp dài nhất trở nên cực kì khó khăn. Không dễ dàng gì để lôi kéo đƣợc tín dụng từ các DN khác. Vì khó khăn này mà giải pháp liên quan đến Tổng chi phí của DN sẽ trở nên khả quan và dễ áp dụng hơn.
Tiết kiệm chi phí là một trong những biện pháp an toàn và hiệu quả nhất nhƣng cần thực hiện trên tổng thể Công ty Ánh Dƣơng. Tiết kiệm chi phí đem lại những lợi ích cực kì thiết thực:
Mục đích và bản chất của tiết kiệm là giảm các khoản tiền chi ra trong công ty. Vì vậy hiệu quả đầu tiên mà tiết kiệm đem lại là giúp DN hạ thấp chi phí. Việc giảm chi phí là tiền đề để giảm giá vốn hàng bán, hạ giá thành và tăng lợi nhuận về cho Công ty. Lợi nhuận tăng lên tức việc khai thác sử dụng tài sản và các nguồn lực khác có hiệu quả bên cạnh việc tăng khả năng sinh lời trên doanh thu, trên tài sản và trên Vốn CSH. Bên cạnh đó cũng giúp Công ty Ánh Dƣơng tránh lãng phí nguyên vật liệu xây dựng và nguồn năng lƣợng phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Thực hành tiết kiệm có thể coi 54
là một chính sách gián tiếp làm thu hút các nhà đầu tƣ, các đối tác chiến lƣợc, các tổ chức tài chính tín dụng. Đặc biệt trong những năm gần đây, Viet Nam ƣu ái đƣợc hƣởng những nguồn đầu tƣ dài hạn từ Nhật Bản, Nga,…Ở các quốc gia này, chính sách tiết kiệm luôn đƣa lên ƣu tiên hàng đầu. Từ những lợi ích của chính sách tiết kiệm đem lại, thực hành tiết kiệm cần đƣợc triển khai tại bất kỳ thời điểm nào.
Cũng nhƣ các công ty xây dựng khác, tổng chi phí công ty Ánh Dƣơng chủ yếu phát sinh Giá vốn hàng bán, Chi phí lãi vay, Chi phí quản lý DN và các chi phí khác. Bảng 3.4 Quy mô và biến động các khoản trong Tổng Chi phí
Đơn vị: Triệu đồng Năm Năm Năm CL tuyệt đối CL tƣơng đối (%) Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 2011/2010 2012/2011 (1) (2) (3) (4)=(2)-(1) (5)=(3)-(2) (4)/(1) (5)/(2) CHI PHÍ 38.614,4 64.921,0 42.983,6 26.306,6 (21.937,4) 68,1 (33,8) I. GVHB 35.944,9 61.271,2 39.838,1 25.326,3 (21.433,1) 70,5 (35,5)
II. Chi phí lãi vay 666,2 2.105,6 1.608,8 1.439,4 (496,8) 216.1 (23.6) III. Chi phí QLDN 1.952,2 1.509,7 1.335,1 (442,5) (174.6)
(22,7) (11,6) IV. Chi phí khác 51,1 34,5 201.6 (16.6) 167.1 (32,49) 484,3
Đồ thị 3.4 Tỷ trọng các khoản trong Tổng Chi phí
93,1 94,4 93 (%) 100 80 60 5,1 40 2,3 3,1 Giá vốn hàng bán 1,7 3,2 20 3,8 Chi phí quản lý 0,1 0
Chi phí lãi vay 0 0,1 Chi phí khác Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Có thể thấy Chi phí giá vốn hàng bán luôn chiếm trên 90% Tổng chi phí và nó quyết định gần nhƣ hoàn toàn xu thế biến động của Tổng chi phí. Để giảm khoản chi phí lớn này, công ty nên xem xét lại về nguyên vật liệu xây dựng mà chủ yếu là liên quan đến nhà cung cấp. Nhà cung cấp hiện nay đã buôn bán nguyên vật liệu cho công ty từ rất nhiều năm trƣớc. Điều này giúp công ty có thể nhận đƣợc những ƣu đãi về giá cũng nhƣ chất lƣợng sản phẩm dịch vụ. Tuy nhiên, đối với một số nhà cung cấp thì Công ty
55
Ánh Dƣơng nhập hàng từ họ vì nể hoặc chỉ để giữ mối làm ăn. Vì vậy mà công ty cũng ít đòi hỏi chiết khấu cũng nhƣ về chất lƣợng dịch vụ. Rõ ràng, việc này làm cho công ty không nhận đƣợc những mức giá tốt nhất với chất lƣợng tƣơng đƣơng cho nguyên vật liệu xây dựng. Hoặc là giá cả cao hơn các nhà cung cấp khác, hoặc sản phầm hàng hóa kém chất lƣợng hơn, bất kể điều gì xảy ra đều gay thiệt hại cho Ánh Dƣơng. Việc giá cả cao hơn ảnh hƣởng làm chi phí của Công ty là rất rõ ràng. Còn đối với chất lƣợng nguyên vật liệu xây dựng kém chất lƣợng sẽ làm công ty phát sinh các khoản chi phí nhƣ chi phí tìm mua sản phẩm thay thế hay chi phí khắc phục chất lƣợng cho hàng hóa. Nghiêm trọng hơn nữa là điều này ảnh hƣởng nghiêm trọng tới chất lƣợng công trình thi công nếu công ty không phát hiện ra sản phẩm chất lƣợng không tốt. Hiện nay, trong cơ chế thị trƣờng, các nhà cung cấp đƣợc phát triển tự do và luôn muốn thu hút ngày càng nhiều khách hàng. Vì thế, công ty Ánh Dƣơng có thể dễ dàng tìm đƣợc những nhà cung cấp phù hợp hơn qua sự chào hàng và những ƣu đãi từ các công ty đó. DN chỉ nên tiếp tục hợp tác với những nhà cung cấp thực sự thân thiết và