Nhóm chỉ tiêu về quản lý nợ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và phát triển hạ tầng ánh dương (Trang 77)

Tỷ số nợ Bảng 2.14: Tỷ số nợ Đơn vị: % Năm Năm Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 (1) (2) (3) Tỷ số nợ 76,8 77,6 82,3

Tỷ số nợ cho biết tỷ trọng nợ của công ty trên tổng nguồn vốn. Năm 2010, 1 đồng nguồn vốn của DN đƣợc tài trợ bởi 0,768 đồng nợ. Năm 2011, công ty có 0,776 đồng nợ cấu thành trong 1 đồng vốn. Năm 2012, chỉ tiêu này tăng lên đến 0,823 đồng. Tỷ số nợ trong ba năm tăng liên tục nhƣng từ năm 2010 đến năm 2011 thì tăng nhẹ rồi đến năm 2012 tăng mạnh hơn. Tình trạng này diễn ra do Nợ phải trả của công ty tăng mạnh trong khi vốn CSH đƣợc bổ sung ít nên tỷ lệ tăng các khoản nợ cao hơn tỷ lệ tăng nguồn vốn. Điều này cho thấy, DN đang đi vay khá nhiều từ ngân hàng và cũng chiếm dụng đƣợc vốn của các nhà cung cấp. Là công ty xây dựng với nhu cầu vốn rất lớn thì việc đi vay để bù đắp, hoặc sử dụng các khoản tín dụng do nhà cung cấp cấp là hợp lý. Tuy nhiên, với tỷ trọng nợ chiếm đến 3/4 tổng nguồn vốn thì là mức quá cao. DN cần xem xét việc tăng vốn CSH hoặc giảm các khoản nợ kém sinh lời để tránh tình trạng lệ thuộc chủ nợ mà không có khả năng chỉ trả dẫn đến vỡ nợ.

42

Số lần thu nhập đạt đƣợc trên lãi vay

Bảng 2.15: Khả năng quản lý lãi vay Đơn vị: Lần Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chỉ tiêu (1) (2)

(3)

Số lần thu nhập đạt đƣợc trên lãi vay 1,113

1,044 1,037

Hiện nay, công ty Ánh Dƣơng nhận đƣợc nguồn vốn vay chủ yếu từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Agribank chi nhánh Hùng Vƣơng đặt tại khu đô thị Linh Đàm. Công ty liên tục huy động vốn ngắn hạn với kỳ hạn 6 tháng. Là một khách hàng DN, nhờ mối quan hệ hợp tác lâu dài và uy tín của Công ty mà Ngân hàng đã dành mức lãi suất cho vay 11%/năm cho công ty. Mặc dù đƣợc hƣởng mức lãi suất khá ƣu ái nhƣng số lần thu nhập đạt đƣợc trên lãi vay của công ty rất thấp. Cụ thể, năm 2011, công ty có thể dùng hơn 1,044 đồng EBIT để chi trả cho lãi vay, thấp hơn năm 2010 gần 0,07 đồng. Năm 2012, chỉ tiêu này giảm nhẹ so với năm 2011 nên DN có thể chi 1,037 đồng EBIT thanh toán lãi đi vay. Trong cả ba năm, số lần thu nhập đạt đƣợc trên lãi vay đều lớn hơn 1 chứng tỏ công ty có đủ thu nhập để chi trả cho lãi vay. Tuy nhiên, với số liệu năm 2011 và 2012 thì chỉ tiêu này hơi thấp. Nếu DN xảy ra bất kì biến cố nào trong HĐKD sẽ dễ dàng mất khả năng thanh toán và vỡ nợ vì khả năng thanh toán lãi vay còn bấp bênh kéo theo khó khăn chi trả nợ gốc.

2.2.2.4 Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời

Bảng 2.16: Khả năng sinh lời của Công ty Ánh Dương Đơn vị: % Năm Năm Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 (1) (2) (3)

1. TSSL trên Doanh thu – ROS 0,15

0,11 0,11

2. TSSL trên Tổng tài sản – ROA 0,18 0,21 0,12 3. TSSL trên Vốn CSH – ROE 0,79 0,95 0,67

Tỷ suất sinh lời trên Doanh thu – ROS: Năm 2010, 1 đồng doanh thu thuần thì tạo

0,0011 đồng lợi nhuận ròng. Do năm 2011 so với năm 2010, lợi nhuận ròng chỉ tăng có 21,62% mà Doanh thu thuần tăng 68,05% cao hơn gấp ba lần. Còn năm 2012 so với năm 2011, ROS không thay đổi vì cả Lợi nhuận ròng và Doanh thu thuần đều giảm tƣơng đối sát nhau. Đối với các DN trong ngành Xây dựng cơ bản chỉ tiêu này thƣờng không cao lắm. Nhƣng hải đánh giá rằng, tỷ suất ROS của công ty là quá thấp mặc dù 43

doanh thu thuần lớn lại chỉ tạo ra rất ít lợi nhuận ròng. Nhƣ vậy là hoạt động kinh doanh của công ty không có có khả năng sinh lời.

Tỷ suất sinh lời trên Tài sản – ROA: Năm 2010 và 2011, 1 đồng tài sản tạo ra đƣợc

lần lƣợt 0,0018 đồng và 0,0021 đồng. Năm 2012, ROA của công ty chỉ còn 0,0012 đồng do lợi nhuận ròng giảm trong khi Tổng tài sản vẫn tăng lên. ROA của ba năm đều lớn hơn ROS nhƣng cũng chƣa cao cho thấy hiệu quả việc sử dụng tài sản chƣa thực sự hiệu quả. Nếu năng lực quản lý các khoản phải thu khách hàng và hàng tồn kho tốt hơn chắc chắn sẽ nâng cao đƣợc tỷ suất sinh lời trên tài sản của công ty.

Tỷ suất sinh lời trên vốn CSH – ROE: ROE của công ty cao hơn nhiều tỷ suất ROS

và ROA. Năm 2010, 1 đồng vốn CSH tạo ra 0,0079 đồng lợi nhuận. Năm 2011, 1 đồng vốn CSH tạo ra 0,0095 đồng lợi nhuận cao hơn năm 2010. Nhƣ vậy là hiệu quả sử dụng vốn CSH năm 2011 tốt hơn năm 2010. Hết năm 2012, ROE của công ty giảm gần 29,5% so với năm 2011 chỉ còn 0,0067 thấp hơn cả năm 2010. Sự giảm sút này cho thấy công ty có phần đi xuống về khả năng quản lý vốn CSH. Đối với chủ DN thì luôn yêu cầu tỷ suất ROE càng cao càng tốt vì nó đem lại nhiều giá trị lợi nhuận hơn. 2.2.3 Phân tích tổng hợp tình hình tài chính thông qua mô hình Dupont

Qua việc tính toán đơn thuần của các chỉ tiêu sinh lời ROA, ROE và ROS cho thấy tất cả nhóm này đều đạt tỷ lệ rất thấp. Nếu so sánh đơn giản với mức lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng của một số ngân hàng sẽ thấy đƣợc tỷ suất sinh lời của công ty thấp hơn các mức lãi suất đó rất nhiều. Tại ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Agribank [8], Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam Vietcombank [7], lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn (áp dụng cho Sở Giao dịch) dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng DN đều là 7,5%/năm với kỳ hạn 12 tháng. Nhƣ vậy, việc công ty đầu tƣ kinh doanh còn không thể hiệu quả và sinh lãi đƣợc nhƣ gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng. Để tính toán đƣợc những yếu tố làm ảnh hƣởng trầm trọng đến kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Ánh Dƣơng cần sử dụng mô hình phân tích Dupont.

2.2.3.1 Đẳng thức Dupont thứ nhất

Bảng 2.17 Tác động của các chỉ số lên ROA Đơn vị: % Năm 2011/2010 Năm 2012/2011 ∆ROA 0,03 (0,09) Tác động của ROS (0,05) 0,01 Tác động của HSSD Tổng TS

0,08 (0,11)

Nhƣ vậy, nhân tố chính đóng vai trò quyết định đối với ROA trong giai đoạn 2010 - 2012 là Hiệu suất sử dụng Tổng Tài sản. Chỉ tiêu này lại chịu tác động của nhân tố doanh thu và Tổng Tài sản. Công ty phải tăng ROS cụ thể là quản lý chặt chẽ các 44

khoản chi phí làm giảm trực tiếp lợi nhuận thu đƣợc từ hoạt động kinh doanh, đó là chi phí quản lý DN và chi phí hoạt động tài chính.

2.2.3.2 Đẳng thức Dupont tổng hợp

Bảng 2.18 Tác động của các chỉ số lên ROE Đơn vị: % Năm 2011/2010 Năm 2012/2011 ∆ROE 0,16 (0,28) Tác động của ROS (0,22) 0,07 Tác động của HSSD Tổng TS 0,35 (0,49) Tác động của tỷ trọng Tổng 0,03 0,14 TS trên Vốn CSH

Khi áp dụng đẳng thức Dupont tổng hợp với chỉ tiêu ROE và các nhân tố tác động lên ROE, có thể thấy tác động của Hiệu suất sử dụng Tổng tài sản là mạnh nhất. Một lần nữa, năng lực quản lý tài sản không tốt đã ảnh hƣởng xấu tới kết quả lợi nhuận của DN. Tổng hợp tất cả dữ liệu đã đƣợc áp dụng công thức Dupont cho thấy chỉ tiêu quan trọng nhất ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lời ROA và ROE của công ty là Hiệu suất sử dụng tổng tài sản. Vì vậy, muốn nâng cao khả năng sinh lời thì công ty phải xem xét lại hiểu quả sử dụng của các loại Tài sản, đặc biệt là những loại tài sản chiếm tỷ trọng cao nhƣ khoản phải thu khách hàng.

2.3 Nhận xét tình hình tài chính Công ty TNHH Xây dựng và Phát triển Hạ tầng Ánh Dƣơng Ánh Dƣơng

2.3.1 Kết quả đạt được

Trong vòng xoáy của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và trong nƣớc nhất là thị trƣờng bất động sản có nhiều biến động và gặp rất nhiều khó khăn nhƣng ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên công ty TNHH Xây dựng và Phát triển Hạ tầng Ánh Dƣơng đã cố gắng thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh với nỗ lực khắc phục kinh tế nên đã đạt đƣợc một số kết quả tốt, cụ thể:

Trong ba năm, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty đều có lãi. Mặc dù nhiều biến động thị trƣờng, Doanh thu BH&CCDV của công ty vẫn khá cao. Tỷ lệ tăng giảm của Doanh thu và GVHB là tƣơng quan với nhau. Chất lƣợng các công trình thi công

của công ty rất tốt và luôn làm hài lòng khách hàng. Công ty đã và đang chứng tỏ uy tín của mình đối với các nhà đầu tƣ và khách hàng.

Năng lực quản lý DN ngày càng đƣợc cải thiện. Điều này đƣợc chứng minh qua số liệu về Chi phí QLDN khi liên tục giảm qua các năm.

45

Các chỉ tiêu liên quan đến khả năng thanh toán của Công ty nhìn chung là khá tích cực. Công ty có thể đảm bảo đƣợc việc chi trả ngắn hạn và chi trả nhanh cho nhà cung cấp và chủ nợ. Bên cạnh đó, công ty còn đảm bảo đƣợc việc chi trả lƣơng thƣởng cho cán bộ nhân viên và hoàn thành nghĩa vụ thuế đúng hạn.

Về cơ bản, mọi số liệu liên quan đến việc quản lý tài sản chung đều lớn hơn 1 cho thấy công ty đã thực hiện đƣợc phần nào công tác quản lý TSNH, TSDH và Tổng Tài sản. Qua ba năm, công ty liên tục nhận đƣợc nguồn hỗ trợ từ ngân hàng. Điều này thể thiện ở chỗ nợ ngắn hạn của công ty tăng đều trong 3 năm. Hơn nữa, các ngân hàng cũng tạo điều kiện giúp đỡ để Công ty mở rộng hoạt động kinh doanh khi cho công ty hƣởng hạn mức tín dụng lên đến 15 tỷ đồng trên năm.

Công ty liên tục chiếm dụng đƣợc vốn của ngƣời bán, nhà cung cấp và một phần tiền ứng trƣớc của khách hàng. Nhờ đó mà giảm đƣợc phần nào gánh nặng về vốn lớn đối với một công ty Xây dựng.

Lựa chọn chính sách quản lý vốn dung hòa là quyết định sáng suốt của công ty. Nó đảm bảo TSNH đƣợc đầu tƣ đủ để sinh lời bù đắp các khoản nợ ngắn hạn. Công ty không mạo hiểm đánh đổi rủi ro và lợi nhuận.

Nhìn chung, tình hình kinh doanh của công ty khá khả quan nhƣng nếu có thêm những biện pháp chính sách đi sát thực tế sẽ giúp công ty nâng cao hiệu quả hoạt động cũng nhƣ khả năng sinh lời.

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, công ty TNHH Xây dựng và Phát triển Hạ tầng Ánh Dƣơng cũng gặp rất nhiều khó khăn làm hạn chế hiệu quả hoạt động kinh doanh. Lƣu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh của Công ty thâm hụt hai trong ba năm phân tích. Chỉ riêng năm 2011 thì công ty có thặng dƣ nhƣng với giá trị rất nhỏ so với mức thâm hụt của hai năm còn lại. Vì lý do này mà lƣu chuyển tiền tệ từ HĐTC thƣờng xuyên thặng dƣ do công ty vay thêm các khoản để bù đắp cho những thâm hụt của hoạt động kinh doanh. Rõ ràng, công ty đang rơi vào tình trạng mất cân bằng thu chi, đặc biệt là liên quan đến hoạt động kinh doanh mà đây mới là hoạt động chính cần công ty tập trung để tạo ra thặng dƣ lớn. Từ đây, công ty phải đối với khả năng sinh lời rất thấp và rủi ro thanh toán thƣờng trực. Vấn đề cân bằng thu chi cần đƣợc Công ty có biện pháp giải quyết triệt để.

Lợi nhuận sau thuế của công ty quá thấp do tổng chi phí hoạt động quá cao. Lợi nhuận sau thuế của công ty chiếm không tới 1% Doanh thu bán hàng của DN. Trong tổng chi phí của công ty, Giá vốn hàng bán chiếm tới gần 95% và chi phí lãi vay mặc dù nhỏ nhƣng liên tục tăng qua các năm. Cải thiện đƣợc vấn đề chi phí cao sẽ là biện pháp hiệu quả giúp công ty tăng khả năng sinh lời và đảm bảo khả năng thanh toán. 46

Do chi phí đầu tƣ vào các hạng mục xây dựng quá nhiều trong khi tiền thu về thì ít nên các khoản phải trả nhà cung cấp tăng lên, tiền trả lãi vay cũng tăng. Điều này dẫn đến

Thời gian thu nợ TB của công ty dài hơn nhiều so với Thời gian trả nợ TB. Sự chênh lệch này năm 2011 chỉ là hơn 30 ngày nhƣng đến năm 2012 thì là 130 ngày. Tình huống này đặt ra câu hỏi công ty tìm nguồn vốn nào để bù đắp cho khoảng thời gian chênh lệch lớn nhƣ thế. Nói chung, trong khi bị khách hàng chiếm dụng vốn quá nhiều trong thời gian dài thì công ty phải thanh toán cho nhà cung cấp trong thời gian ngắn hơn nhiều. Tốc độ thu nợ chậm cộng với thời gian trả nợ ngắn đƣa công ty vào tình trạng mất khả năng thanh toán một cách dễ dàng. Công ty cần xem xét lại chính sách quản lý các khoản phải thu để đẩy nhanh tiến độ thu nợ.

Một tình trạng nữa cũng nhanh chóng làm công ty gặp rủi ro thanh toán là việc dự trữ tiền và tƣơng đƣơng tiền quá ít (với công ty Ánh Dƣơng, tài sản này chủ yếu là tiền mặt để tại quỹ và tiền gửi ngân hàng). Điều này làm giảm khả năng thanh khoản của công ty dẫn đến nợ xấu và mất uy tín trong hoạt động buôn bán.

Tỷ trọng nợ của Công ty rất cao và luôn chiếm 3/4 tổng nguồn vốn. Công ty sử dụng nguồn tài trợ này để bù đắp vào thâm hụt của hoạt động kinh doanh do bị khách hàng chiếm dụng vốn dài ngày mà phải thanh toán trong thời gian ngắn. Bên cạnh đó, số lần thu nhập đạt đƣợc trên lãi vay của DN cũng rất thấp mặc dù vẫn có khả năng chi trả lãi vay trong kì. Từ đây, Công ty ngày càng phụ thuộc vào chủ nợ và dễ mất khả năng thanh toán dẫn đến vỡ nợ.

Về cơ bản, mặc dù nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời của Công ty không âm nhƣng các tỷ suất lợi nhuận đều thấp hơn nhiều mức kỳ vọng của CSH. Chủ yếu, do công tác quản lý chi phí chƣa hợp lý dẫn đến lợi nhuận cho công ty không nhiều.

Ngoài ra, còn một số hạn chế mang tính chất chủ quan nhƣ: đội ngũ cán bộ nhân viên trong công ty còn trẻ, việc xử lý các tình huống, trở ngại bất thƣờng trong kinh doanh còn hạn chế, sự phối hợp giữa các phòng trong bộ máy Công ty chƣa thực sự linh hoạt. Tóm lại, nếu việc cân đối thu chi trong hoạt động kinh doanh đƣợc giải quyết thì công ty sẽ khắc phục đƣợc đa số các hạn chế khác có liên quan và tăng khả năng sinh lời. 47

CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG ÁNH DƢƠNG

3.1 Những thuận lợi và khó khăn trong môi trƣờng kinh doanh của Công ty

3.1.1 Những thuận lợi trong môi trường kinh doanh của Công ty

Công ty TNHH Xây dựng và PT Hạ tầng Ánh Dƣơng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và mọi quyết định nằm trong quyền hành Giám đốc công ty – Ông Đoàn Văn Dũng.

Giám đốc và công ty rất quan tâm đến đội ngũ cán bộ công nhân viên, lao động từ điều liện làm việc đến đời sống vật chất, tinh thần. Nhờ đó mà tạo đƣợc lòng tin và giúp ngƣời lao động yên tâm dốc hết sức làm việc, cống hiến cho công ty. Điểm mạnh này đƣa Công ty Ánh Dƣơng trở thành một tập thể vững chắc, đoàn kết và tạo ra nội lực giúp công ty ngày càng phát triển hơn.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và phát triển hạ tầng ánh dương (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w