MỤC LỤC
- Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trên thị trường nội địa, khu vực và quốc tế; đẩy mạnh khai thác tiềm năng và lợi thế của từng lĩnh vực dịch vụ, tăng cường sự hợp tác giữa các lĩnh vực dịch vụ để cùng cạnh tranh và phát triển. - Khảo sát, đánh giá sức cạnh tranh của từng lĩnh vực dịch vụ hiện tại và trong tương lai, phân loại các dịch vụ cần được bảo hộ, các lĩnh vực loại trừ tạm thời, loại trừ hoàn toàn cho việc mở cửa các ngành dịch vụ và dành đãi ngộ quốc gia, tối huệ quốc cho các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài.
Tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ trong nông nghiệp Tiếp tục phát triển và hoàn thiện về cơ bản hệ thống thủy lợi Phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. Ðến năm 2010, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt khoảng 40 triệu tấn. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP khoảng 16 -17%; tỷ trọng ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng lên. Bảo vệ 10 triệu ha rừng tự nhiên, hoàn thành. chương trình trồng 5 triệu ha rừng. b) Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của khu vực công nghiệp. Phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, tạo khả năng trang bị lại và nâng cao trình độ công nghệ trong các ngành kinh tế quốc dân để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất công nghiệp, bảo đảm công nghiệp có đủ năng lực cạnh tranh và đáp ứng yêu cầu thị trường. Coi trọng đầu từ chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ tiên tiến và tiến tới hiện đại hóa từng phần các ngành sản xuất công nghiệp. Phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao; tăng hàm lượng kỹ thuật trong các sản phẩm công nghiệp. Xây dựng ngành công nghiệp hỗ trợ có lợi thế so sánh, bao gồm các ngành cơ khí chế tạo thiết bị, linh kiện phụ tùng thay thế. Ưu tiên, khuyến khích, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ. tầng phục vụ sản xuất, nhất là ở các tỉnh và thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế. Nghiên cứu, ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện trong nước, các quy định và cam kết quốc tế để khuyến khích đầu tư phát triển các ngành sản xuất nguyên vật liệu quan trọng, công nghệ cao, công nghệ thông tin, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa;. đồng thời, chú trọng phát triển các ngành, nghề truyền thống, tạo ra các sản phẩm đáp ứng yêu cầu của đời sống, xã hội và sản xuất. Khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy hoạch phát triển ngành, sản phẩm công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, các vùng nguyên liệu; khuyến khích doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp. c) Tạo bước phát triển vượt bậc của khu vực dịch vụ. Khai thác tốt các dư địa phát triển các ngành dịch vụ, nhất là các dịch vụ hỗ trợ cho sản xuất, tăng nhanh giá trị gia tăng các ngành dịch vụ trong tổng GDP của cả nước. Tiếp tục phát triển một số ngành dịch vụ có tiềm năng để phát huy ưu thế và khả năng cạnh tranh như du lịch, hàng không, vận tải biển, tài chính, ngân hàng, đồng thời phát triển mạnh dịch vụ du lịch, chất lượng cao, góp phần tạo việc làm.
Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, phát triển giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thuỷ sản có năng suất và chất lượng cao; tăng cường các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; nâng cao khả năng phòng, chống thiên tai, dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi. Đổi mới căn bản cơ chế quản lý và phương thức cung ứng dịch vụ công cộng; thực hiện tích cực, đồng bộ theo lộ trình chủ trương xã hội hóa dịch vụ công cộng theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm, trước hết là các dịch vụ y tế, giáo dục, đào tạo, văn hóa, khoa học, công nghệ, thể dục và thể thao. Tạo bước phát triển vượt bậc của khu vực dịch vụ, ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng lớn và sức cạnh tranh cao, chú trọng phát triển và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ truyền thống, phát triển các dịch vụ mới, nhất là những dịch vụ có hàm lượng trí tuệ cao, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh.
Năm 2006, mặc dù sản lượng than khai thác vẫn còn tăng khá cao (18.7% - chủ yếu là để tăng sản lượng xuất khẩu tranh thủ lúc giá trong khi tiêu thụ trong nước gặp khó khăn khi giá bán thấp), nhưng sản lượng dầu thô khai thác lại giảm (8.2%), nên giá trị khai thác toàn ngành chỉ tăng 1.1%.Với chủ trương tiết kiệm nguồn tài nguyên, việc khai thác tài nguyên hiện đang khai thác sẽ tăng thấp, thậm chí còn giảm, thì tỉ trọng ngành khai thác sẽ còn giảm hơn nữa. Chính công nghiệp chế biến ( mà tỷ trọng giá trị tăng thêm của nó trong GDP đã vượt quá mức 37% theo ranh giới các chưyên gia đưa ra mới được gọi là nước công nghiệp),chứ không phải là toàn ngành công nghiệp hay công nghiệp khai thác ( như một số nước khai thác dầu mỏ dù có giàu đến mấy, tỷ trọng có lớn đến mấy), cũng chưa được gọi là nước công nghiệp. Nhìn chung quá trình chuyển dịch cơ cấu còn chậm, chưa tận dụng được lợi thế của từng ngành, từng địa phương.Chuyển dịch cơ cấu ngành chỉ chú trọng tới việc tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP mà chưa quan tâm đúng mức tới chuyển dịch theo hướng hiện đại hoá, phát triển mạnh công nghệ kĩ thuật tiên tiến trong tất cả các ngành, lĩnh vực.
Đó là tổng thu đóng góp cho ngân sách nhà nước từ dầu thô chiếm tới 30.5% tổng thu ngân sách; từ XNK chiếm 16.2%, tổng cộng hai nguồn này chiếm tới 46.7% tổng thu ngân sách nhà nước.Tổng thu của ngân sách nhà nước chủ yếu từ những nguồn xuất khẩu nhưng chủ yếu là những mặt hàng công nghiệp chưa qua chế biến, là những ngưyên liệu thô ( như dầu thô, than đá,…), những mặt hàng nông sản chưa qua chế biến, hoạc mới sơ chế như gạo, cà phê, hạt điều, cáo su, hạt tiêu, rau, quả, lạc,…chiếm tỷ trọng còn lớn. - Môi trường chính trị trong nước tiếp tục ổn định, môi trường kinh doanh được cải thiện mạnh mẽ, đặc biệt nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu, rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới, nhất là việc nước ta trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO, tất cả đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế đã đặt ra.
Nếu sản xuất trong nước quá tốn kém so với hàng nhập khẩu, thì tốt nhất nên hạn chế sản xuất để dành các nguồn lực cho những mặt hàng xuất khẩu, từ đó nhập khẩu những mặt hàng rẻ của thế giới.Đối với hàng sản xuất tiêu thụ trong nước cũng không nên có chính sách bảo hộ để khắc phục tình trạng thiên lệch, bất lợi cho xuất khẩu vì một khi còn duy trì chính sách này thì các doanh nghiệp sản xuất hàng nội địa sẽ có nhiều cơ hội để thu lợi nhuận cao hơn doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu (theo một tính toán của Ngân hàng thế giới, nhờ được miễn thuế nhập khẩu cho các yếu tố đầu vào, việc bán hàng nội địa đã mang lại lãi suất cao gấp 5 lần bán hàng trên thị trường nước ngoài).
Rà soát lại quy hoạch sản xuất nông nghiệp cho phù hợp với yêu cầu của thị trường trong nước và thế giới; phát huy, khai thác được lợi thế tự nhiên, kinh tế của từng vùng sinh thái, nâng cao khả năng cạnh tranh của những loại nông sản, ngành hàng sản xuất mà ta có thế mạnh. Tăng cường thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn bao gồm vốn ODA, FDI, vốn của dân và doanh nghiệp, ngân sách nhà nước chỉ tập trung trên một số lĩnh vực chính: thủy lợi, giao thông, cung cấp nước sạch, một số cơ sở hạ tầng về giống, nghiên cứu khoa học cơ bản, quan trọng. Chú trọng chăm lo đời sống và việc làm cho nông dân vùng thu hồi đất nông nghiệp để phục vụ công nghiệp hoá và đô thị hoá cơ chế chi trả tiền đền bù đất sản xuất nông nghiệp theo hướng dùng một phần tiền đền bù đất để đào tạo, hỗ trợ, bồi dưỡng kiến thức cho nữ nông dân và đào tạo nghề mới cho những lao động trẻ.