Vấn đề cơ bản và hết sức quan trọng của việc phát triển kinh tế ngành nông nghiệp là xác định cơ cấu kinh tế hợp lý, làm cơ sở và tiền đề cho việc khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tạo điều kiện phát triển nhanh kinh tế nông nghiệp và góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đất nước. Đặc biệt với Việt Nam là một đất nước nông nghiệp với gần 80% dân số sống ở nông thôn và khoảng 70 % lao động xã hội làm việc trong khu vực này, nông thôn còn chiếm tới 90% diện tích đất đai của cả nước. Chính vì thế mà vấn đề này càng có ý nghĩa to lớn và quan trọng hơn. Hiểu rõ hơn về thực trạng chuyển dịch cơ cấu trong ngành nông nghiệp Việt Nam những năm gần đây so sánh với kế hoạch chuyển dịch cơ cấu chuyển dịch ngành giai đoạn 2006-2010 sẽ đánh giá chúng ta có đạt được những gì mà chúng ta mong muốn hay không? Để từ đó có những hướng giải pháp cụ thể, thiết thực hơn cho hai năm cuối kế hoạch. Vì vậy, em đã nghiên cứu đề tài “Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành Nông nghiệp và nhứng giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành Nông nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2010-2011”
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Vấn đề cơ bản và hết sức quan trọng của việc phát triển kinh tế ngànhnông nghiệp là xác định cơ cấu kinh tế hợp lý, làm cơ sở và tiền đề cho việckhai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tạo điều kiện phát triển nhanhkinh tế nông nghiệp và góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triểnkinh tế xã hội đất nước Đặc biệt với Việt Nam là một đất nước nông nghiệpvới gần 80% dân số sống ở nông thôn và khoảng 70 % lao động xã hội làmviệc trong khu vực này, nông thôn còn chiếm tới 90% diện tích đất đai của cảnước Chính vì thế mà vấn đề này càng có ý nghĩa to lớn và quan trọng hơn.Hiểu rõ hơn về thực trạng chuyển dịch cơ cấu trong ngành nông nghiệp ViệtNam những năm gần đây so sánh với kế hoạch chuyển dịch cơ cấu chuyểndịch ngành giai đoạn 2006-2010 sẽ đánh giá chúng ta có đạt được những gì
mà chúng ta mong muốn hay không? Để từ đó có những hướng giải pháp cụthể, thiết thực hơn cho hai năm cuối kế hoạch Vì vậy, em đã nghiên cứu đềtài “Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành Nông nghiệp và nhứng giải pháp chủyếu thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành Nông nghiệp ở Việt Namgiai đoạn 2010-2011”
Trong quá trình tiến hành làm đề tài em nhận được sự hướng dẫn tận tình củathầy giáo: Ts Ngô Thắng Lợi Em xin chân thành cảm ơn thầy!
Trang 2CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ KẾ HOẠCH CHUYỂN
DỊCH CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP
I Ngành Nông nghiệp trong hệ thống KTQD ở Việt Nam
1 Khái niệm ngành Nông Nghiệp
Ngành nông nghiệp được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm: Nông nghiệp, lâmnghiệp, thủy sản Ngành nông nghiệp có vai trò to lớn trong phát triển kinh tế
xã hội:
- Thỏa mãn nhu cầu về lương thực, thực phẩm to lớn cho nhân dân, nhu cầunguyên vật liệu cho ngành công nghiệp và cung cấp sản phẩm xuất khẩu
- Đóng góp to lớn vào GDP và kim ngạch xuất khẩu, tạo tích lũy
- Là thị trường tiêu thụ rộng lớn cho ngành phi Nông nghiệp
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông nghiệp là phương thức phát huy lợi thế từngvùng ngành để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
2 Cơ cấu ngành Nông Nghiệp
Cơ cấu ngành nông nghiệp là cấu trúc bên trong của kinh tế nông nghiệp Nóbao gồm các bộ phận cấu thành lên kinh tế nông nghiệp, các bộ phận đó cómối quan hệ hữu cơ với nhau theo tỷ lệ nhất định về mặt số lượng, liên quanchặt chẽ về mặt chất lượng, chúng tác động qua lại lẫn nhau trong điều kiệnthời gian và không gian nhất định tạo thành một hệ thống kinh tế nôngnghiệp
Cơ cấu ngành nông nghiệp hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cơ cấu các ngànhnông-lâm-thủy sản và cơ cấu nội bộ của các ngành đó
3 Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành Nông nghiệp
Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo cu hướng giảm dần tỉ trọng thuần nông,tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ nhằm phát triển nhanh kinh tế nông thôn,
Trang 3dần đô thị hóa nông thôn, góp phần tạo nên việc làm, tăng năng suất lao động,tăng thu nhập và nâng cao đời sống dân cư nông thôn.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông-lâm-thủy sản theo xu hướng giảm dần tỉtrọng nông nghiệp, tăng dần tỉ trọng lâm nghiệp và ngư nghiệp nhằm khaithác tốt hơn tiềm năng đất đai trung du, miền núi, diện tích mặt nước, ao hồ,sông, suối, biển Đồng thời kết hợp chặt chẽ với nông-lâm-thủy sản để hộ trợcùng nhau phát triển và bảo vệ môi trường sinh thái
Trong nông nghiệp xu hướng phát triển làm giảm dần độc canh lúa, tăng dần
tỉ trọng cây công nghiệp, rau, quả, cây đặc sản, chăn nuôi sản xuất ra nhiềunông sản hàng hóa và xuất khẩu có giá trị cao
II Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu Ngành Nông nghiệp
1 Khái niệm và vị trí
Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu Ngành Nông nghiệp là một bộ phận quan trọngtrong kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành nói riêng và trong hệ thống kếhoạch hóa phát triển kinh tế xã hội nói chung Nhiệm vụ của kế hoạch chuyểndịch cơ cấu Nông nghiệp là xác định giá trị, tỷ trọng và xu hướng chuyển dịchcủa các thành phần trong nội bộ ngành nông nghiệp cũng như các yếu tố cóliên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến chuyển dịch của ngành
2 Nội dung của kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành Nông nghiệp
Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành Nông nghiệp gồm những nội cung chínhsau đây
2.1 Đánh giá thực trạng kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành Nông nghiệp giai đoạn trước
Phần này phải nêu bật nên được những kết quả đạt được và những hạn chế,các vấn đề còn tồn tại; rút ra được nguyên nhân có được những kết quả trêntrong kỳ KH trước
Trang 42.2 Định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành Nông nghiệp
Là những định hướng chung cho sự chuyển dịch được rút ra từ việc đánh giáthực trạng ở trên
2.3 Các mục tiêu, chỉ tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành Nông nghiệp
2.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Cơ cấu kinh tế theo giá trị sản xuất: là giá trị sản xuất của mỗi ngành chiếm
bao nhiêu % trong tổng giá trị sản xuất của toàn ngành Nông nghiệp
- Cơ cấu kinh tế theo quy mô đầu tư: chỉ tiêu này cho biết nhom đầu tư vàomỗi ngành chiếm bao nhiêu % trong tổng số vốn đầu tư vào toàn ngành Nôngnghiệp
- Cơ cấu kinh tế theo lao động được sử dụng: cho biết số lao động của từngngành chiếm bao nhiêu % trong toàn ngành Nông nghiệp
- Cơ cấu đất nông nghiệp được sử dụng: chỉ tiêu này phản ánh cơ cấu đấtnông nghiệp được sử dụng trong từng ngành Nông nghiệp chiếm bao nhiêu %trong tổng đất Nông nghiệp sử dụng
Các chỉ tiêu trên chỉ mang tính thời điểm, còn xét theo thời gian, cơ cấu kinh
tế luôn có sự biến đổi Nên một cơ cấu có thể hợp lý trong giai đoạn nàynhưng lại không hợp lý trong giai đoạn phát triển khác
2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của cơ cấu kinh tế và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành Nông nghiệp
Các chỉ tiêu này có thể sử dụng để tính toán hiệu quả kinh tế của quá trìnhchuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trong cả nước và từng vùng
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế theo giá trị sản xuất: đây là chỉ tiêu tổng hợpphản ánh hiệu quả của cơ cấu kinh tế Một cơ cấu ngành nông nghiệp hợp lýtrước hết đảm bảo sự phát triển bền vững của các ngành khác và cả ngành
Trang 5nông nghiệp, điều đó thể hiện sự phát triển các ngành liên tục qua các nămchứ không phải chỉ trong một giai đoạn.
- Khả năng thu hút vốn, đất đai và lao động vào trong quá trình sản xuất: một
cơ cấu hợp lý cho phép khai thác tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển,tận dụng các nguồn tiềm năng về vốn, đất đai, lao động thông qua các chỉ tiêuphản ánh tốc độ huy động các yếu tố vào quá trình sản xuất
- Các chỉ tiêu về năng suất, tăng thu nhập và cải thiện mức sống dân cư, tìnhhình giải quyết các vấn đề môi trường
2.4 Chính sách và giải pháp thực hiện quá trình chuyển dịch
Từ thực trạng của kỳ kế hoạch trước và mong muốn, kỳ vọng của chính phủđưa ra những giải pháp cơ bản để thực hiện chuyển dịch
3.1 Nhóm nhân tố điều kiện tự nhiên
Đất đai, khí hậu, thời tiết, nguồn nước, là tư liệu sản xuất chủ yếu của nôngnghiệp Quy mô và cơ cấu sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất lớn vào quỹ đấtnông nghiệp trong tổng quỹ đất tự nhiên cũng như độ phì nhiêu và cấu tạo thổnhưỡng Để xác định cơ cấu sản xuất, đất đai có thể được phân loại dướinhiều góc độ khác nhau Mỗi vùng và mỗi loại đất thích hợp với các loại câytrồng và vật nuôi khác nhau
Khí hậu, thời tiết khác nhau cũng là điều kiện quan trọng trong việc bố trí cơcấu nông nghiệp Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới châu Á, chịu ảnh hưởng
Trang 6của chế độ gió mùa, với hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mua khô Nhìn chung,quanh năm cây trồng phát triển thuận lợi.
Điều kiện thủy văn cũng chi phối mạnh cơ cấu nông nghiệp Ở những vùngđồng bằng, mưa nhiều, lúa nước chiếm ưu thế, ở vùng cao nguyên, thiếunước, thích hợp với các cây công nghiệp dài ngày
3.2 Nhóm nhân tố kinh tế-xã hội
Nhóm nhân tố này luôn tác động mạnh mẽ tới sự hình thành và phát triển cơcấu kinh tế
- Sản xuất nông nghiệp tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu của conngười Do đó cơ cấu sản xuất nông nghiệp chịu tác động mạnh mẽ của nhucầu thi trường, bao gồm cả thị trường trong nước và thị trường nước ngoài,như khi thu nhập tăng sẽ tác động đến cơ cấu bữa ăn: tỷ lệ chất bột giảm, tỷ
lệ thịt, trứng, sữa tăng Cơ cấu một số cây công nghiệp cũng chịu tác động lớncủa thị trường quốc tế như: cà phê, cao su…
- Các chính sách vĩ mô của nhà nước là một trong những hướng tác độngquan trọng nhất để đạt được những mục tiêu để ra chung cũng như nhữngmục tiêu đề ra cho chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Với chức năng củamình nhà nước ban hành các chính sách kinh tế đồng bộ cùng với các công cụquản lý khácđể thúc đẩy việc hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nôngnghiệp vận động, phát triển theo hướng có lợi nhất phù hợp với mục tiêu vàđịnh hướng đề ra
- Cơ sở hạ tầng nông thôn phải có trình độ phát triển tương ứng với yêu cầuhình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thực tiễn cho thấy, giải quyết vấn
đề vốn là một trong những điều kiện quan trọng nhất để xây dựng và tăngcường cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng kinh tế-xã hội thuộc sở hữu của nhiềuthành phần kinh tế, nhằm đáp ứng cho nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tếnông nghiệp
Trang 7- Vấn đề dân số và lao động, trình độ của người lao động và người quản lýcũng là nhân tố ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc chuyển dịch cơ cấu kinh tếnông thôn Ở vùng có mật độ dân số cao, lao động dư thừa, song lại có trình
độ và tay nghề khá cao thì mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn liền vớigiải quyết công ăn việc làm, sử dụng hợp lý tay nghề của người lao động thìviệc mở rộng phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch
vụ cần những lao động như trên là rất phù hợp Ngoài ra yếu tố kinh nghiệm,tập quán có thể cho phép phát triển nhanh các ngành nghề truyền thống vàhình thành các vùng sản xuất chuyên môn hóa, phù hợp với kinh nghiệm vàtập quán truyền thống đó
3.3 Nhóm nhân tố tổ chức - kĩ thuật:
Bao gồm các hình thức tổ chức trong nông thôn, sự ptriển khoa học côngnghệ và áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất
Trang 8CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN
KẾ HOẠCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2006-2010
I Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành Nông nghiệp 2006-2010
Mục tiêu: Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và nông thôn theo hướng côngnghiệp hóa, hiện đại hóa
1 Các chỉ tiêu chủ yếu
Đến năm cuối kỳ, tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm trong toàn bộ nền kinh
tế là 15-16% Cơ cấu nông nghiệp cụ thể như sau: tỷ trọng nông nghiệp giảmdần, đến năm 2010 là 68.9%, tỷ trọng lâm nghiệp đến năm 2010 là: 3.1% vàthủy sản có tăng theo các năm và đến năm 2010 là : 28.0%
Phấn đấu, giá trị gia tăng nông nghiệp (kể cả thuỷ sản, lâm nghiệp) tăng bìnhquân hàng năm từ 4 đến 4,5% Trong đó, giá trị sản xuất năm 2010 tính theogiá cố định năm 1994 (đơn vị:tỷ đồng) là nông nghiệp = 156.354 tỷ đồng, lâmnghiệp = 7.088 tỷ đồng, thủy sản = 63.490 tỷ đồng Tương ứng, tốc độ tăngbình quân năm giai đoạn 2006-2010 nông nghiệp là 2.7%, lâm nghiệp là2.3%, thủy sản là 10.5%
2 Nhiệm vụ để đạt được những chỉ tiêu đó
- Đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn theohướng hình thành nền nông nghiệp hàng hoá lớn phù hợp với nhu cầu thịtrường và điều kiện sinh thái của từng vùng; chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề,
cơ cấu lao động, tạo việc làm thu hút nhiều lao động ở nông thôn Mở rộng thịtrường tiêu thụ nông sản trong và ngoài nước
- Ưu tiên phát triển cơ cấu hạ tầng phục vụ chuyển dịch cơ cấu sản xuất; tăngcường đầu tư thủy lợi và công trình bổ sung nước ngầm để có đủ năng lựckhắc phục hạn hán, đảm bảo yêu cầu tưới tiêu cho nông nghiệp, cấp nước cho
Trang 9nông nghiệp dân sinh và nuôi trồng thủy sản Tăng cường hệ thống cảnh báo,
dự báo thiên tai; xây dựng đồng bộ hệ thống phòng chống dịch gia súc, giacầm, nuôi trồng thủy sản Nghiên cứu chuyển đổi sang phát triển các loại cây,còn cần ít nước ở các vùng khô cạn
- Phát triển thị trường tiêu thụ nông, lâm nghiệp và thủy sản làm cơ sở choviệc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp Đồng thời với sự phát triển thịtrường ngoài nước phải coi trọng thị trường trong nước, tạo nên mối liên hệchặt chẽ giữa các vùng trong cả nước Hỗ trợ phát triển các hình thức liên kếtgiữa nông dân với doanh nghiệp và nhà khoa học trong việc sản xuất, tiêu thụsản phẩm thông qua hợp đồng Đầu tư phát triển thị trường nông thôn
- Phát triển ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn để tạo việc làm, tăng thunhập giúp cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo đúng phát triển
- Có các biện pháp quy hoạch phù hợp để chuyển dịch cơ cấu
- Nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ phục vụ công nghiệp hóa,hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sức
mạnh của các đoàn thể chính trị-xã hội ở nông thôn, nhất là Hội nông dân
II Thực trạng thực hiện KH đến năm 2008
Nhìn một cách tổng quát, cơ cấu nông nghiệp Việt Nam trong những năm qua
có hướng chuyển dịch tích cực, phù hợp với yêu cầu chuyển dịch theo hướngCNH, HĐH cũng như trong nội bộ khu vực nông nghiệp, nông thôn bước đầu
Trang 10ngư nghiệp khác cũng vào loại xuất khẩu hàng đầu thế giới như cao su, càphê, hồ tiêu, điều, tôm, cá tra Tính đến tháng 7-2008, trong số 8 mặt hàng
có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD thì thủy sản đạt 1,9 tỉ USD, gạo 1,5 tỉUSD, gỗ 1,4 tỉ USD, cà phê 1,2 tỉ USD Điều này khẳng định nông nghiệp đã
có bước chuyển mình lớn và cũng là một thế mạnh chủ lực của nền kinh tế VNHiện nay, cơ cấu kinh tế và lao động ở khu vực nông thôn so với các khu vựckhác còn bất hợp lý, ngay trong khu vực nông thôn cũng còn mất cân đốinghiệm trọng giữa các ngành nghề và tỉ lệ lao động được phân bổ Đây là mộtkhó khăn cho bước khởi đầu trong tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, nôngthôn Cho đến nay, số hộ phi thuần nông ở nông thôn chiếm gần 20% tổng số
hộ nông thôn cả nước và tạo ra từ 20% đến 25% thu nhập quốc dân trong khuvực này, 80% là lao động nông nghiệp; trong đó tỉ trọng lao động trồng trọt làchủ yếu Trong 7 vùng sinh thái của cả nước thì khu vực Đồng bằng sôngHồng và trung du miền núi có tỉ trọng hộ nông nghiệp cao hơn cả chiếm92,2%, hộ phi nông nghiệp 7,8%; trung du miền núi: hộ nông nghiệp chiếm91,4%, hộ phi nông nghiệp 8,6% )
Tuy nhiên, với đường lối và chiến lược phát triển kinh tế của Đảng trong tiếntrình CNH, HĐH và quá trình hội nhập là tập trung và ưu tiên phát triển bềnvững nông nghiệp và nông thôn, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn đã
có những thành tựu đáng kể
1 Kết quả đạt được
- Dù trong những năm qua kinh tế Việt Nam trải qua nhiều biến động ảnhhưởng chung đến toàn nền kinh tế nói chung và ngành nông nghiệp nói riêngnhưng việc thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp bướcđầu đạt và vượt mức kế hoạch
- Cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn đã có bước chuyển dịch tích cựcđúng hướng, phát huy được hiệu quả và lợi thế so sánh của từng vùng Cụ thể,đẩy mạnh sản xuất các loại nông sản hàng hoá có nhu cầu thị trường và có giá
Trang 11trị kinh tế cao.Tiếp tục bảo đảm tốt an ninh lương thực quốc gia, tuy giảmdiện tích trồng lúa khoảng hơn 300 nghìn ha để chuyển sang nuôi trồng thủysản và các cây trồng khác có giá trị cao hơn, nhưng sản lượng lương thực bìnhquân mỗi năm vẫn tăng hơn một triệu tấn Hàng năm vẫn xuất khẩu khoảng3,5 - 4 triệu tấn gạo.
- Trong nông nghiệp, cơ cấu cây trồng, vật nuôi được chuyển dịch theo hướngtăng tỉ trọng các loại sản phẩm có năng suất và hiệu quả kinh tế cao, tập trungphát triển một số cây công nghiệp và ăn quả có tiềm năng xuất khẩu và sứccạnh tranh quốc tế Kinh tế nông thôn phát triển theo hướng đa dạng hoángành nghề, tăng tỉ trọng của công nghiệp và dịch vụ, giảm sản xuất thuầnnông… Tốc độ chăn nuôi tăng nhanh hơn trồng trọt, cây công nghiệp và cây
ăn quả có sự điều chỉnh mạnh theo nhu cầu thị trường để xuất khẩu và thaythế hàng nhập khẩu, hình thành một số vùng sản xuất hàng hoá tập trung gắnvới công nghiệp bảo quản, chế biến Diện tích, sản lượng cây công nghiệptăng nhanh
- Chăn nuôi tăng bình quân 10%/năm; tỉ trọng giá trị chăn nuôi trong nôngnghiệp tăng từ 19,3 % lên 21,6% Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến nông,lâm, thủy sản tăng trưởng bình quân 12-14%/năm Sản xuất tiểu, thủ côngnghiệp và ngành nghề nông thôn tăng bình quân 15%/năm
- CCKT nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng dần tỉ trọng công nghiệp vàdịch vụ, giảm tỉ trọng nông nghiệp Thời gian lao động sản xuất thuần nônghiện nay chỉ chiếm khoảng 60%, còn lại được sử dụng cho việc phát triển cácngành nghề khác như lâm nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp chế biến, dịch vụkhác… Nguồn thu của hộ nông dân từ nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 77,5%;công nghiệp, xây dựng và dịch vụ nông thôn đã dần tăng lên, chiếm 22,5%tổng thu
- Sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả có sự điều chỉnh mạnh theo nhu cầuthị trường để xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu, hình thành một số vùng
Trang 12sản xuất hàng hóa tập trung gắn với công nghiệp bảo quản, chế biến Các loạicây công nghiệp có lợi thế xuất khẩu hầu hết đều tăng về diện tích, sản lượng
và kim ngạch xuất khẩu
- Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản và ngành nghề nông thôn tăng vàthu hút nhiều lao động
- Trình độ khoa học, công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản từngbước được nâng cao theo hướng sử dụng giống mới, công nghệ sinh học,phương thức canh tác tiên tiến để nâng cao năng xuất, chất lượng, nông sản,thuỷ sản Có thể nói, nhờ sự quan tâm và đầu tư cho công nghệ sau thu hoạch
và công nghệ chế biến nên hiệu suất sử dụng sản phẩm nông nghiệp tăng lên,giá trị tăng gấp nhiều lần Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ với sự ưu đãi đãđịnh hướng hoạt động về thị trường nông thôn để khai thác về đất đai và laođộng Các ngành nghề truyền thống và dịch vụ nông thôn phát triển khánhanh, mỗi năm bình quân tăng 9% đến 10% về giá trị sản lượng, góp phầnlàm cho tỉ trọng giá trị sản lượng các ngành nghề và dịch vụ tăng dần trong cơcấu kinh tế nông thôn, từ dưới 10% lên 30%
- Quan hệ sản xuất được xây dựng ngày càng phù hợp Cả nước hiện có 72nghìn trang trại, tăng bình quân 10%/năm, kinh tế trang trại đã góp phần đáng
kể vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Ngoài ra, thành lập mới đượchơn 500 hợp tác xã nông nghiệp, chủ yếu hoạt động theo hướng dịch vụ, tiêuthụ sản phẩm và hàng trăm nghìn tổ kinh tế
2 Tuy nhiên không thể kể đến những tồn tại, hạn chế trong quá trình chuyển dịch những năm qua
- Cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn ở nhiều nơi chuyển dịchcòn chậm; giá trị sản lượng ngành trồng trọt còn chiếm tỉ trọng cao, từ 73%đến 75% tổng giá trị sản lượng; các ngành sản xuất công nghiệp, tiểu thủ côngnghiệp và dịch vụ nông thôn phát triển chưa xứng đáng với tiềm năng Tỉtrọng công nghiệp, dịch vụ đã tăng song giá trị còn nhỏ và phát triển không
Trang 13đều Các làng nghề truyền thống ngày càng bị mai một Một số ngành nghềmới phát triển nhưng chưa mang tính chiến lược, sản xuất không ổn định, sảnphẩm đầu ra kém sức cạnh tranh và chưa được Nhà nước bảo trợ, khuyếnkhích Vấn đề tiêu thụ sản phẩm đã trở thành mối lo thường xuyên của ngườinông dân.
- Cơ cấu lao động chưa dịch chuyển: Cái đích của phát triển nông nghiệpcũng là vì dân giàu nước mạnh Tất nhiên, đi đôi với tích tụ ruộng đất phảigiải quyết các vấn đề xã hội Kịch bản tích tụ như thế nào, tốc độ tích tụ nhưthế nào là rất quan trọng Mỹ có 2% dân số làm nông nghiệp Ở Việt Nam con
số này lên tới 70% và số người sống dựa vào nông nghiệp là 78%
Xu thế của một xã hội phát triển là giảm cơ cấu về mặt tương đối của nôngnghiệp trong nền kinh tế, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ Muốn nhưvậy, phải có sự dịch chuyển lao động Sự dịch chuyển này bằng hai cách:hoặc là dịch chuyển tuyệt đối, tức là đưa về các KCN, đưa đi xuất khẩu laođộng, đưa về thành phố - quy luật không thể tránh khỏi; thứ hai, dịch chuyểntại chỗ, nghĩa là đưa công nghiệp về nông thôn, phát triển làng nghề
Có một vấn đề Việt Nam chưa quan tâm nhiều chính là đối phó với sự dịchchuyển này như thế nào Đây là một xu thế không thể nào đảo ngược được.Nhà nước cần đầu tư cho đào tạo nghề trước khi diễn ra sự dịch chuyển đó Bàihọc của chúng ta về việc cử người đi lao động ở Hàn Quốc, Malaysia hoàntoàn là lao động thô, chưa qua đào tạo một chút nào về kỹ năng Từ đó có hai bấtlợi: lao động Việt Nam vất vả về chân tay đồng thời thu nhập lại thấp
Trong nước, sau khi đất đai nông nghiệp bị thu hồi làm khu công nghiệp, điểnhình như ở Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hải Dương nông dân có được một ít tiềnbán đất là mua sắm rồi không còn gì để sống nữa Lúc đó họ lại nghĩ rằng giánhư mình còn một tý đất để trồng cái rau, cây lúa mà ăn thì không chết đói