(Bài 7.5đ) Thực tập cc1 quy định về quyền của người yêu cầu công chứng, thực tiễn thực hiện và giải pháp hoàn thiện pháp luật

22 15 1
(Bài 7.5đ) Thực tập cc1 quy định về quyền của người yêu cầu công chứng, thực tiễn thực hiện và giải pháp hoàn thiện pháp luật

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thực tập Công chứng CC1 Đề tài: Quy định về quyền của người yêu cầu công chứng– Thực tiễn thực hiện và giải pháp hoàn thiện pháp luậtPHẦN I: MỞ ĐẦUNgày nay, cùng với sự đi lên và phát triển vượt bậc về mọi mặt của kinh tế, chính trị, văn hoá trong đời sống nhân dân nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung thì vai trò và vị trí của pháp luật cũng ngày càng được nâng cao và phổ biến. Các giao dịch dân sự liên quan đến mua bán, tặng cho, chuyển nhượng ngày càng phổ biến mang lại các nguồn lợi về kinh tế,…, nhưng đồng thời cũng chứa đựng rất nhiều rủi ro, dẫn đến những hậu quả, tranh chấp xâm hại đến quyền và lợi ích của các bên tham gia giao dịch. Cũng như đẩy gánh nặng về phía cơ quan chức năng trong việc giải quyết những tranh chấp này. Khi xảy ra tranh chấp, hàng loạt các vấn đề phát sinh xảy ra mà hậu quả chính là mất thời gian, chi phí, gây tổn hại đến uy tín và danh dự của các cá nhân tổ chức tham gia giao kết hợp đồng, giao dịch; đồng thời gây mất ổn định trong đời sống xã hội. Các quan hệ giao dịch cần phải được xác lập và thực hiện theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

HỌC VIỆN TƯ PHÁP KHOA ĐÀO TẠO CÔNG CHỨNG VIÊN VÀ CÁC CHỨC DANH KHÁC BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN NGHỀ CÔNG CHỨNG VÀ CÔNG CHỨNG VIÊN Đề tài: Quy định quyền người yêu cầu công chứng – Thực tiễn thực giải pháp hoàn thiện pháp luật Họ tên : NGUYỄN VĂN A Sinh ngày : 01/01/1988 Số báo danh : 068 Lớp : Công chứng Hà Nội Hà Nội, ngày 02 tháng 02 năm 2022 MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU PHẦN II: NỘI DUNG Khái niệm .3 1.1 Khái niệm người yêu cầu công chứng 1.2 Điều kiện để cá nhân, tổ chức trở thành người yêu cầu công chứng hoạt động công chứng QUYỀN CỦA NGƯỜI YÊU CẦU CÔNG CHỨNG .4 THỰC TIỄN THỰC HIỆN VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT 11 3.1 Thực tiễn thực quyền người yêu cầu công chứng 11 3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật 13 PHẦN III: KẾT LUẬN .16 PHẦN IV: DANH MỤC THAM KHẢO 17 PHẦN I: MỞ ĐẦU Ngày nay, cùng với sự lên và phát triển vượt bậc mặt của kinh tế, trị, văn hố đời sớng nhân dân nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung thì vai trò và vị trí của pháp luật cũng ngày càng được nâng cao và phổ biến Các giao dịch dân sự liên quan đến mua bán, tặng cho, chuyển nhượng ngày càng phổ biến mang lại các nguồn lợi về kinh tế,…, đồng thời cũng chứa đựng rất nhiều rủi ro, dẫn đến những hậu quả, tranh chấp xâm hại đến quyền và lợi ích của các bên tham gia giao dịch Cũng đẩy gánh nặng về phía quan chức việc giải quyết những tranh chấp này Khi xảy tranh chấp, hàng loạt các vấn đề phát sinh xảy mà hậu quả chính là mất thời gian, chi phí, gây tổn hại đến uy tín và danh dự của các cá nhân - tổ chức tham gia giao kết hợp đồng, giao dịch; đồng thời gây mất ổn định đời sống xã hội Các quan hệ giao dịch cần phải xác lập thực theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định Công chứng chính là một giải pháp hiệu quả và được nhiều người lựa chọn để có thể phòng ngừa, ngăn chặn tranh chấp xảy quá trình tham gia giao kết hợp đồng, giao dịch Công chứng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước việc xác nhận tính xác thực, tính hợp pháp của các hợp đồng, giao dịch nhằm tránh những rủi ro pháp lý cho các bên tham gia giao dịch cũng góp phần đảm bảo thực hiện pháp luật đúng theo quy định hiện hành Với chức tham gia vào quá trình thỏa thuận, giao kết các hợp đồng, giao dịch; công chứng viên có trách nhiệm giúp các bên tham gia giao kết thể hiện ý chí của mình một cách khách quan và đúng pháp luật nhất Đồng thời giải quyết các xung đột về mặt lợi ích giữa các chủ thể tham gia giao dịch, qua đó loại bỏ những nguyên nhân xảy tranh chấp Với tư cách là người tham gia vào hợp đồng, giao dịch; người yêu cầu công chứng có những quyền được pháp luật quy định cụ thể Quyền người yêu cầu công chứng nhiệm vụ, trách nhiệm công chứng viên nghĩa vụ của người yêu cầu công chứng lại quyền hạn công chứng viên Khi nói đến quyền, nghĩa vụ người u cầu cơng chứng, thấy rõ công chứng viên cần làm làm để phục vụ tốt yêu cầu công chứng các cá nhân, tổ chức đồng thời phải đảm bảo việc thực công chứng được chặt chẽ và pháp luật Có thể thấy quyền nghĩa vụ người yêu cầu công chứng đan xen q trình u cầu làm thủ tục cơng chứng Hiện em là học viên của lớp Đào tạo nghề Công chứng khóa A tại thành phố Hà Nội, những kiến thức mà các giảng viên truyền đạt thông qua quá trình giảng dạy và giáo trình của Học viện Tư pháp Nhà xuất bản Tư pháp phát hành, cũng những hội mà học viên được tiếp xúc thực tế thông qua đời sống, xã hội Bản thân mong muốn được tìm hiểu kỹ về quyền của người yêu cầu công chứng việc công chứng hợp đồng, giao dịch; học viên xin chọn đề tài “Quy định của pháp luật về quyền của người yêu cầu công chứng - Thực tiễn thực hiện và giải pháp hoàn thiện pháp luật” để làm báo cáo cho kỳ thi kết thúc môn học “Nghề công chứng công chứng viên” PHẦN II: NỘI DUNG KHÁI NIỆM 1.1 Khái niệm người yêu cầu công chứng Căn theo khoản Điều Luật Công chứng năm 2014 quy định: “Người yêu cầu công chứng cá nhân, tổ chức Việt Nam cá nhân, tổ chức nước ngoài có yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, dịch theo quy định Luật này” Phân tích khái niệm này của Luật Công chứng năm 2014 về người yêu cầu công chứng điều đầu tiên chúng ta nhận thấy người yêu cầu công chứng là “cá nhân” hay “tổ chức” không phân biệt là cá nhân, tổ chức Việt Nam hay cá nhân, tổ chức nước ngoài Như vậy, có thể thấy người yêu cầu công chứng hoạt động công chứng theo quy định của pháp luật Việt Nam là rất rộng Tuy nhiên không phải mọi cá nhân, tổ chức Việt Nam hay nước ngoài đều trở thành người yêu cầu công chứng hoạt động công chứng Để trở thành người yêu cầu công chứng hoạt động công chứng thì cá nhân, tổ chức Việt Nam hay nước ngoài phải có những điều kiện nhất định 1.2 Điều kiện để cá nhân, tổ chức trở thành người yêu cầu công chứng hoạt động công chứng - Điều kiện thứ nhất được quy định khái niệm về người yêu cầu công chứng Đó phải là cá nhân, tổ chức có yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch hay yêu cầu công chứng bản dịch Nhận diện được là người yêu cầu công chứng hoạt động công chứng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Người yêu cầu công chứng phải là người có quyền đưa yêu cầu công chứng Đó chỉ có thể là chủ thể của hợp đồng, giao dịch Chúng ta cần phân biệt giữa người yêu cầu công chứng và người đại diện của người yêu cầu công chứng - Điều kiện thứ hai điều kiện này được quy định tại khoản Điều 47 Luật Công chứng năm 2014, theo đó “người yêu cầu công chứng là cá nhân phải có lực hành vi dân sự Trường hợp người yêu cầu công chứng là tổ chức thì việc yêu cầu công chứng được thực hiện thông qua người đại diện theo ủy quyền của tổ chức đó ” + Người yêu cầu công chứng là cá nhân Đối với người yêu cầu công chứng là cá nhân thì để trở thành người yêu cầu công chứng hoạt động công chứng phải có lực hành vi dân sự Căn theo quy định từ Điều 19 đến Điều 24 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì người có lực hành vi dân sự là người từ đủ 06 tuổi trở lên và không bị tuyên là mất, có khó khăn nhận thức, làm chủ hành vi hoặc hạn chế lực hành vi dân sự + Người yêu cầu là tổ chức Để tổ chức trở thành người yêu cầu công chứng theo quy định tại khoản Điều 47 của Luật Công chứng năm 2014 thì điều kiện được xác định thông qua tư cách của người đại diện Tuy nhiên việc xác định điều kiện của người yêu cầu công chứng là tổ chức không chỉ đơn thuần thông qua tư cách của người đại diện, còn một điều kiện nữa mà công chứng viên cũng cần phải nắm được rất rõ, đó là tổ chức này phải là tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam QUYỀN CỦA NGƯỜI YÊU CẦU CÔNG CHỨNG - Quyền đưa yêu cầu công chứng Trong hoạt động công chứng, việc đưa yêu cầu công chứng thuộc về người yêu cầu công chứng Công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng chỉ thực hiện việc công chứng sở có yêu cầu công chứng của người yêu cầu công chứng Trong một số trường hợp nhất định, công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng chỉ giúp người yêu cầu công chứng định hướng lại yêu cầu công chứng cho phù hợp với quy định của pháp luật - Quyền lựa chọn tổ chức hành nghề công chứng và lựa chọn công chứng viên Về nguyên tắc chung việc lựa chọn tở chức hành nghề cơng chứng để thực hiện yêu cầu công chứng thuộc về người yêu cầu công chứng Việc lựa chọn tổ chức hành nghề công chứng của người yêu cầu công chứng sẽ không phân biệt giữa các hình thức tổ chức hành nghề công chứng cũng không phân biệt giữa các hình thức hành nghề của công chứng viên Tuy nhiên việc lựa chọn tổ chức hành nghề công chứng và lựa chọn công chứng viên người yêu cầu công chứng cũng phải tuân thủ quy định thẩm quyền công chứng quy định tại Luật công chứng năm 2014 theo phụ thuộc vào đối tượng hợp đồng giao dịch để xác định thẩm quyền công chứng xác định giới hạn quyền yêu cầu công chứng người yêu cầu công chứng Khi đối tượng hợp đồng giao dịch bất động sản phải áp dụng nguyên tắc xác định địa hạt được quy định Điều 42 Luật Công chứng năm 2014: “Công chứng viên tổ chức hành nghề công chứng công chứng hợp đồng, giao dịch bất động sản phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn từ chối nhận di sản bất động sản hợp đồng ủy quyền liên quan đến việc thực quyền bất động sản” Riêng về quyền lựa chọn công chứng viên, chúng ta cần chú ý, người yêu cầu công chứng được quyền tự lựa chọn công chứng viên mà mình tin tưởng hành nghề tại các tổ chức hành nghề công chứng có thẩm quyền chứng nhận yêu cầu công chứng của mình Nhưng cần chú ý, công chứng viên được lựa chọn phải là người không có mối quan hệ bị pháp luật cấm thực hiện tại điểm c khoản Điều Luật Công chứng năm 2014: “Công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch có liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; đẻ, nuôi, dâu, rể; ông, bà; anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng; cháu là đẻ, nuôi” - Quyền được công chứng viên giải thích để hiểu rõ về quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công chứng Xuất phát từ chức xã hội của công chứng viên được quy định tại Điều Luật Công chứng năm 2014, đó là cung cấp dịch vụ công Nhà nước ủy nhiệm thực hiện nhằm đảm bảo an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch; phòng ngừa tranh chấp; góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; ổn định và phát triển kinh tế - xã hội Với quy định này của luật thể hiện rõ mục tiêu của hoạt động công chứng trước hết là bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng, bằng việc bảo đảm an toàn pháp lý của hợp đồng, giao dịch mà người yêu cầu công chứng tham gia được công chứng viên chứng nhận, đảm bảo tính chính xác, tính hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của các bản dịch được Công chứng viên chứng nhận Việc giải thích pháp luật của Công chứng viên là đối với tất cả các bên tham gia hợp đồng, giao dịch Và giải thích, công chứng viên với tư cách là người hiểu rõ pháp luật, hậu quả pháp lý của các thỏa thuận giao dịch và khách quan với tất cả các bên không được nghiêng về bên nào Vấn đề này được quy định rõ tại điểm d khoản Điều 17 Luật Công chứng năm 2014: “Giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công chứng…” - Quyền được giữ bí mật thông tin về nội dung công chứng Luật Công chứng năm 2014 có quy định nghiêm cấm công chứng viên thực hiện các hành vi tiết lộ thông tin về nội dung công chứng mà mình biết được hành nghề, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản, hoặc pháp luật có quy định khác; nghiêm cấm công chứng viên sử dụng thông tin đó để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của người khác Điều 17 quy định: “Giữ bí mật về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác” - Quyền được tự mình soạn thảo hoặc đề nghị công chứng viên soạn thảo dự thảo hợp đồng, giao dịch Để yêu cầu công chứng của người yêu cầu công chứng thực hiện thuận lợi và chính xác thì theo quy định tại Điều 40 và Điều 41 Luật Công chứng năm 2014, người yêu cầu công chứng được quyền tự mình soạn thảo hợp đồng, giao dịch Trong trường hợp người yêu cầu công chứng không tự mình soạn thảo hợp đồng, giao dịch thì người yêu cầu công chứng được quyền đề nghị công chứng viên giúp mình soạn thảo hợp đồng, giao dịch - Quyền được yêu cầu cấp bản văn bản công chứng Theo quy định tại điểm b khoản Điều 65 Luật Công chứng năm 2014, thì người yêu cầu công chứng là một những chủ thể có thẩm quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng cấp bản văn bản công chứng Tổ chức hành nghề công chứng có nghĩa vụ cấp bản văn bản công chứng cho người yêu cầu công chứng là tổ chức hành nghề công chứng thực hiện việc lưu trữ bản chính văn bản công chứng, điều này được quy định tại khoản Điều 64 Luật Công chứng năm 2014 - Quyền được mời người làm chứng cho hợp đồng, giao dịch Khoản Điều 47 Luật Công chứng năm 2014 quy định: “Trường hợp người yêu cầu công chứng không đọc được, không nghe được, không ký, điểm chỉ được hoặc những trường hợp khác pháp luật quy định thì việc công chứng phải có người làm chứng Người làm chứng là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có lực hành vi dân sự đầy đủ và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến việc công chứng Người làm chứng người yêu cầu công chứng mời, nếu người yêu cầu công chứng không mời được thì công chứng viên chỉ định” Như vậy, với quy định này của Luật thì quyền mời người làm chứng cho hợp đồng, giao dịch thuộc về người yêu cầu công chứng Công chứng viên sẽ chỉ được thực hiện việc chỉ định người yêu cầu công chứng người yêu cầu công chứng không mời được người làm chứng Trong trường hợp, hợp đồng, giao dịch có người làm chứng thì công chứng viên được quyền xem xét, đánh giá để xác định người làm chứng (dù là người yêu cầu công chứng mời hay công chứng viên chỉ định) có đủ điều kiện theo quy định mà pháp luật đã ghi nhận tại khoản Điều 47 hay không - Quyền được yêu cầu thực hiện việc công chứng ngoài trụ sở những trường hợp đặc biệt Thông thường, việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng Điều này được quy định tại khoản Điều 44 Luật Công chứng năm 2014 Việc pháp luật đưa quy định này với ý nghĩa tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng là nơi có đầy đủ điều kiện đảm bảo cho công chứng viên hành nghề nhất và cũng là nơi đảm bảo cho công chứng viên thực hiện được đúng theo các nguyên tắc hành nghề công chứng mà luật quy định Tuy nhiên, một số trường hợp nhất định thì người yêu cầu công chứng được quyền yêu cầu công chứng thực hiện ngoài trụ sở Theo quy định tại khoản Điều 44 Luật Công chứng năm 2014 thì có ba trường hợp người yêu cầu công chứng được quyền yêu cầu thực hiện việc công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, gồm: người yêu cầu công chứng già yếu, không thể lại được; người bị tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù hoặc có lý chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng - Quyền được yêu cầu công chứng đúng thời hạn Thời hạn công chứng được xác định kể từ ngày công chứng viên thụ lý hồ sơ yêu cầu công chứng đến ngày người yêu cầu công chứng được tổ chức hành nghề công chứng trả kết quả công chứng Thời gian xác minh, giám định nội dung liên quan đến hợp đồng, giao dịch, niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản, dịch giấy tờ, văn bản không tính vào thời hạn công chứng Theo quy định tại khoản Điều 43 Luật Công chứng năm 2014, thời hạn công chứng không quá 02 ngày làm việc; đối với hợp đồng, giao dịch yêu cầu công chứng phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài không quá 10 ngày làm việc Do vậy, người yêu cầu công chứng có quyền yêu cầu công chứng viên thụ lý hồ sơ thực hiện đúng thời hạn theo quy định của pháp luật - Quyền được yêu cầu sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch Theo quy định tại Điều 51 Luật Công chứng năm 2014 thì việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó và phải được công chứng Người thực hiện việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch phải là công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì công chứng viên thuộc tổ chức hành nghề công chứng lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch - Quyền được yêu cầu sửa lỗi kỹ thuật và thông báo về việc sửa lỗi kỹ thuật Trên thực tế, có nhiều trường hợp văn bản công chứng đã phát hành cho các bên tham gia giao dịch có những lỗi kỹ thuật nhất định Lỗi kỹ thuật này có thể là lỗi những văn bản công chứng công chứng viên soạn thảo hợp đồng, giao dịch, cũng có thể là những văn bản người yêu cầu công chứng soạn thảo hợp đồng, giao dịch Điều 50 Luật Công chứng năm 2014 quy định “lỗi kỹ thuật là lỗi sai sót ghi chép, đánh máy, in ấn văn bản công chứng mà việc sửa lỗi đó không làm ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của người tham gia hợp đồng, giao dịch” Người yêu cầu công chứng phát hiện văn bản công chứng có lỗi kỹ thuật, được quyền đề nghị công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó sữa lỗi kỹ thuật Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động hoặc giải thể thì công chứng viên thuộc tổ chức hành nghề công chứng lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc sửa lỗi kỹ thuật Sau hoàn tất việc sửa lỗi kỹ thuật văn bản công chứng, công chứng viên thực hiện việc sửa lỗi kỹ thuật có trách nhiệm thông báo việc sửa lỗi kỹ thuật đó cho người tham gia hợp đồng, giao dịch - Quyền được đề nghị Toà án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu Theo quy định tại Điều 52 Luật Công chứng năm 2014 thì người yêu cầu công chứng là một những chủ thể có quyền đề nghị Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu Điều kiện để người yêu cầu công chứng cũng các chủ thể khác được quyền đề nghị Toà án tuyên vô hiệu đối với văn bản công chứng là có cứ cho rằng việc công chứng có vi phạm pháp luật Ngoài người yêu cầu công chứng, thì các chủ thể khác cũng có quyền này, đó là: Công chứng viên, người phiên dịch, người có quyền, lợi ích liên quan, quan nhà nước có thẩm quyền Các đối tượng được nêu ở đều có quyền đề nghị Toà án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu xuất phát từ lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác - Quyền được yêu cầu bồi thường thiệt hại Trong thực tế hoạt động công chứng, người yêu cầu công chứng cũng có thể là một chủ thể bị gây thiệt hại Nếu người yêu cầu công chứng bị gây thiệt hại thì người yêu cầu công chứng được quyền yêu cầu bồi thường Điều này được ghi nhận tại khoản Điều Luật Công chứng năm 2014 về nguyên tắc hành nghề công chứng có quy định: “Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người yêu cầu công chứng về văn bản công chứng”, đồng thời Điều 38 Luật Công chứng năm 2014 cũng đưa quy định: “Tổ chức hành nghề công chứng phải bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chức khác lỗi mà công chứng viên, nhân viên hoặc người phiên dịch là công tác viên của tổ chức mình gây hoạt động công chứng” Với các quy định này của Luật thì chủ thể có trách nhiệm bồi thường đầu tiên cho người yêu cầu công chứng là tổ chức hành nghề công chứng Sau thực hiện việc bồi thường cho người yêu cầu công chứng xong, tổ chức hành nghề công chứng được quyền yêu cầu công chứng viên, nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng tác viên gây thiệt hại phải hoàn trả lại khoản tiền mà tổ chức hành nghề công chứng đã bồi thường cho người yêu cầu công chứng - Quyền được đề nghị công chứng viên thực hiện việc xác minh, giám định phục vụ cho hoạt động công chứng Tại khoản Điều 40 Luật Công chứng năm 2014: “Trong trường hợp có cho hồ sơ u cầu cơng chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết hợp đồng, giao dịch có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép, có nghi ngờ lực hành vi dân người yêu cầu công chứng đối tượng hợp đồng, giao dịch chưa mơ tả cụ cơng chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ theo đề nghị người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh yêu cầu giám định; trường hợp khơng làm rõ có quyền từ chối cơng chứng” Căn theo khoản Điều 57 Luật Cơng chứng năm 2014 việc công chứng văn khai nhận di sản văn từ chối di sản: “Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản người yêu cầu công chứng người hưởng di sản, thấy chưa rõ có cho việc để lại di sản hưởng di sản không 10 pháp luật từ chối u cầu cơng chứng theo đề nghị người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh yêu cầu giám định” - Quyền được đề nghị tổ chức hành nghề công chứng lưu giữ di chúc Căn theo Điều 60 Luật Công chứng năm 2014: “1 Người lập di chúc u cầu tổ chức hành nghề cơng chứng nhận lưu giữ di chúc Khi nhận lưu giữ di chúc, công chứng viên phải niêm phong di chúc trước mặt người lập di chúc, ghi giấy nhận lưu giữ giao cho người lập di chúc, Đối với di chúc tổ chức hành nghề cơng chứng nhận lưu giữ sau tổ chức chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng giải thể trước chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng giải thể, tổ chức hành nghề công chứng phải thỏa thuận với người lập di chúc việc chuyển cho tổ chức hành nghề công chứng khác lưu giữ di chúc Trường hợp khơng có thỏa thuận khơng thỏa thuận di chúc phí lưu giữ di chúc phải trả lại cho người lập di chúc, Việc công bố di chúc lưu giữ tổ chức hành nghề công chứng thực theo quy định pháp luật dân sự” - Quyền được yêu cầu điểm đồng thời với việc ký văn công chứng Căn theo khoản Điều 48 Luật Công chứng năm 2014 việc điểm thực đồng thời với việc ký theo đề nghị người yêu cầu công chứng Căn theo khoản Điều 48 Luật Công chứng năm 2014: “Việc điểm thay việc ký trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch không ký khuyết tật ký Khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch sử dụng ngón trỏ phải, khơng điểm ngón trỏ phải điểm ngón trỏ trái, trường hợp khơng thể điểm hai ngón trỏ điểm ngón khác phải ghi rõ việc điểm ngón nào, bàn tay nào” - Quyền được khiếu nại việc bị từ chối công chứng Căn theo quy định Luật Công chứng năm 2014, hợp đồng, giao dịch văn không trái pháp luật, không vi phạm đạo đức xã hội có quyền yêu cầu công chứng Tuy nhiên, theo quy định Điều 17 Luật công chứng năm 2014, công chứng viên có quyền từ chối cơng chứng hợp đồng, giao dịch, dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội Người u cầu cơng chứng có quyền u cầu cơng chứng viên giải thích rõ việc lý bị từ chối công chứng Trong trường hợp người yêu cầu công chứng cảm thấy lý Công chứng viên không thuyết phục, cảm thấy bị cản trở việc công chứng theo quy định pháp luật 11 người u cầu cơng chứng có quyền khiếu nại có cho việc từ chối trái pháp luật, xâm phạm quyền lợi ích hợp pháp - Quyền được u cầu công chứng quan đại diện Việt Nam nước Căn theo khoản Điều 78 Luật Cơng chứng năm 2014 thì: “Cơ quan đại diện ngoại giao, quan đại diện lãnh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nước ngoài công chứng di chúc, văn từ chối nhận di sản, văn ủy quyền hợp đồng, giao dịch khác theo quy định Luật pháp luật lãnh sự, ngoại giao, trừ hợp đồng mua bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, chấp, góp vốn bất động sản Việt Nam” - Quyền được yêu cầu công chứng văn thoả thuận phân chia di sản thừa kế Khi người sở hữu tài sản chết, phát sinh quyền thừa kế người thừa kế theo pháp luật theo di chúc mà di chúc không xác định rõ phần di sản hưởng người có quyền yêu cầu công chứng văn thỏa thuận phân chia di sản Trong văn thỏa thuận phân chia di sản, người hưởng di sản tặng cho toàn phần di sản mà hưởng cho người thừa kế khác Trường hợp thừa kế theo pháp luật, hồ sơ yêu cầu cơng chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ người để lại di sản người hưởng di sản theo quy định pháp luật thừa kế Trường hợp thừa kế theo di chúc, hồ sơ u cầu cơng chứng phải có di chúc - Quyền được yêu cầu công chứng văn khai nhận di sản thừa kế Căn theo khoản Điều 58 Luật Công chứng năm 2014: “Người hưởng di sản theo pháp luật người hưởng di sản theo pháp luật thỏa thuận khơng phân chia di sản có quyền yêu cầu công chứng văn khai nhận di sản” - Quyền được yêu cầu công chứng văn từ chối nhận di sản Căn theo Điều 59 Luật Cơng chứng năm 2014: “Người thừa kế u cầu công chứng văn từ chối nhận di sản Khi yêu cầu công chứng văn từ chối nhận di sản, người u cầu cơng chứng phải xuất trình di chúc trường hợp thừa kế theo di chúc giấy tờ chứng minh quan hệ người để lại di sản người yêu cầu công chứng theo pháp luật thừa kế; giấy chứng tử giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản chết” 12 Việc công chứng văn từ chối nhận di sản Cơ quan đại diện ngoại giao, quan đại diện lãnh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nước ngồi cơng chứng theo khoản Điều 78 Luật Công chứng năm 2014 - Quyền khởi kiện vụ việc Toà án để giải Căn theo Điều 76 Luật Công chứng năm 2014: “Trong trường hợp người yêu cầu công chứng công chứng viên, tổ chức hành nghề cơng chứng có tranh chấp liên quan đến hoạt động hành nghề công chứng bên có quyền khởi kiện vụ việc Tòa án để giải tranh chấp đó” Căn theo khoản 11 Điều 26 Bộ Luật Tố tụng dân năm 2015 việc tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn công chứng vô hiệu thuộc thẩm quyền giải Tòa án Trong trường hợp người yêu cầu công chứng công chứng viên, tổ chức hành nghề cơng chứng có tranh chấp liên quan đến hoạt động hành nghề cơng chứng người u cầu cơng chứng có quyền khởi kiện vụ việc Tồ án để giải - Mợt sớ quyền khác theo quy định của pháp luật Ngoài các quyền bản được liệt kê ở thì người yêu cầu công chứng còn một số quyền khác như: + Quyền được đề nghị công chứng hợp đồng, giao dịch theo đúng quy định của pháp luật; + Quyền được sử dụng tiếng Việt là ngôn ngữ hoạt động công chứng; + Quyền được mời người phiên dịch công chứng hợp đồng, giao dịch… và các quyền khác được quy định Luật Công chứng năm 2014 và pháp luật khác cho phép thực hiện THỰC TIỄN THỰC HIỆN VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT 3.1 Thực tiễn thực quyền người yêu cầu công chứng Cùng với phát triển xã hội và kinh tế ở nước ta hiện nay, nhu cầu công chứng người dân ngày nhiều hợp đồng, giao dịch ngày mang tính chất phức tạp Dưới là một số quyền của người yêu cầu công chứng mà học viên nhận thấy được đời sống thực tiễn: - Quyền công chứng hợp đồng, giao dịch nước ngoài người yêu cầu công chứng 13 Thực tiễn quan nhà nước kiêm nhiệm hoạt động công chứng (Đại sứ qn, Lãnh qn ), khơng có Cơng chứng viên phụ trách nên hoạt động công chứng dường khơng thực theo nghĩa Thực tế cho thấy, hầu hết hợp đồng, giao dịch mà quan chứng nhận không đạt yêu cầu Điều dẫn đến thực trạng, việc công chứng hợp đồng, giao dịch quan chủ yếu chứng nhận mặt hình thức, nhận dạng, xác định lực hành vi dân mà không trọng đến nội dung hợp đồng, giao dịch có hợp pháp hay khơng - Quyền được yêu cầu tiến hành xác minh, yêu cầu giám định Học viên được tiếp xúc qua trường hợp xác minh tình trạng nhân người để lại di sản Trường hợp là người yêu cầu công chứng u cầu xác minh làm rõ tình trạng nhân người để lại di sản để tiến hành làm thủ tục khai nhận, phân chia di sản Nhưng thực tế sẽ có những khó khăn việc người để lại di sản thường trú ở rất nhiều nơi trước chết Dẫn đến quá trình xác minh rất mất thời gian và chi phí, nên sẽ có trường hợp công chứng viên từ chối nhận hồ sơ thừa kế của người yêu cầu công chứng Hoặc người yêu cầu công chứng không đủ chi phí để thực hiện việc xác minh - Quyền lựa chọn phương thức soạn thảo hợp đồng, giao dịch Thực tế có rất ít trường hợp người yêu cầu công chứng sử dụng văn bản, hợp đồng thân người yêu cầu công chứng soạn thảo sẵn công chứng Thay vào đó công chứng viên hướng dẫn soạn thảo lại văn bản, hợp đồng giao dịch Nguyên nhân khách quan xuất phát từ độ hiểu biết pháp luật người dân, việc sử dụng từ ngữ pháp lý văn công chứng Trong thực tiễn học viên được tiếp xúc buổi làm việc tổ chức hành nghề công chứng, số loại hợp đồng, giao dịch sử dụng sẵn theo mẫu, ví dụ giấy uỷ quyền thực thủ tục, hợp đồng cho thuê, hợp đồng mua bán xe - Quyền yêu cầu công chứng ngoài trụ sở Thực tế có trường hợp không nằm trường hợp công chứng ngoài trụ sở, người yêu cầu công chứng không muốn tự tổ chức hành nghề cơng chứng nên dùng số lý khách quan nhờ cậy vào sự quen biết với công chứng viên để ký ngoài trụ sở Đây bất cập tính xác, tính hợp pháp việc chứng nhận hợp đồng giao dịch - Quyền được lựa chọn tổ chức hành nghề công chứng 14 Người yêu cầu công chứng tự lựa chọn nơi công chứng Tuy nhiên, còn tâm lý phân biệt Phịng cơng chứng Văn phịng cơng chứng Đa số người dân vẫn còn giữ suy nghĩ Phòng công chứng là của Nhà nước nên sẽ đảm bảo được tính pháp lý cao và chi phí cũng thấp so với Văn phòng công chứng - Quyền được khiếu nại bị từ chối công chứng Trong thực tiễn có trường hợp người u cầu cơng chứng khiếu nại Nguyên nhân việc công chứng theo nhu cầu “xã hội hoá”, dịch vụ công, người yêu cầu công chứng bị từ chối tổ chức hành nghề công chứng hoàn toàn liên hệ với tổ chức hành nghề khác để công chứng hợp đồng, giao dịch Nên người yêu cầu công chứng lựa chọn việc thời gian để khiếu nại việc nơi khác để cơng chứng họ lựa chọn việc cơng chứng tại nơi khác - Quyền được công chứng viên giải thích để hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công chứng Thực tế, trước ký kết hợp đồng, giao dịch thì người yêu cầu công chứng không hề đọc lại hay được công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng ký để tránh làm mất thời gian Vì đọc vậy sẽ mất rất nhiều thời gian Một số người yêu cầu công chứng có sự hiểu biết chưa sâu về pháp luật nên không hiểu rõ mình ký kết hợp đồng, giao dịch gì Và hậu quả pháp lý của việc công chứng sẽ xảy tranh chấp giữa các bên - Quyền được giữ bí mật thông tin về nội dung công chứng Không ít trường hợp thực tế, thông tin về nội dung công chứng được tiết lộ ảnh hưởng đến lợi ích của người yêu cầu công chứng Như một số ngân hàng hoặc dịch vụ nhà đất muốn nắm thông tin khách hàng về thửa đất muốn giao dịch, nên có nhờ cậy một số tổ chức hành nghề công chứng quen biết để tra được thông tin về nhân thân cũng số tiền chuyển nhượng hợp đồng hoặc một số thông tin vay mượn, thế chấp liên quan đến thửa đất Việc tiết lộ thông tin gây phiền toái đến chủ sở hữu và ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của các giao dịch có liên quan 3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật 15 Những quy định nhiệm vụ người thực công chứng, đồng thời quy định quyền người yêu cầu công chứng cho thấy rõ mục tiêu hoạt động công chứng hướng tới phục vụ nhân dân các tổ chức Phát triển đội ngũ công chứng viên đáp ứng yêu cầu thực tiễn (số lượng chất lượng) để vừa tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa bảo đảm cung cấp dịch vụ công chứng đầy đủ, kịp thời vùng địa bàn khó khăn Phát triển tở chức hành nghề công chứng đáp ứng yêu cầu số lượng phân bổ hợp lý, vùng địa bàn khó khăn; xác định mơ hình tở chức hành nghề công chứng phù hợp với điều kiện Tiếp tục thực việc công chứng bắt buộc giao dịch quan trọng đời sống xã hội nhằm bảo đảm giá trị pháp lý, tăng cường quản lý nhà nước; bảo đảm phù hợp quy định Luật Công chứng với đạo luật có liên quan Luật Đất đai, Luật Hơn nhân gia đình, Luật Nhà ở… Tăng cường quản lý nhà nước công chứng, chứng thực thông qua việc xác định đối tượng trọng tâm công tác quản lý nhà nước công chứng, chứng thực để có giải pháp, cơng cụ quản lý phù hợp, hiệu nhằm bảo đảm phát triển hoạt động công chứng, chứng thực định hướng; phát huy trách nhiệm tự quản tổ chức xã hội – nhà nước công chứng viên phù hợp với quy định pháp luật thông lệ quốc tế Công chứng viên tổ chức hành nghề công chứng cần phải thường xuyên tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ để nâng cao kiến thức, rèn luyện kỹ thân vấn đề xác nhận giấy tờ giả, người giả để đảm bảo an toàn pháp lý cho bên tham gia giao dịch bảo vệ cho thân mình việc thực giao kết hợp đồng, giao dịch Trong trình tìm hiểu pháp luật quyền người yêu cầu công chứng, từ thực tiễn mà bản thân học viên có hội tiếp cận tổ chức hành nghề công chứng, học viên nhận thấy có rất nhiều trường hợp người dân gặp khó khăn loại giấy tờ tuỳ thân Hiện nay, giấy tờ tuỳ thân cước công dân gắn chip, có thơng tin giấy tờ cũ chứng minh nhân dân mã QR code, nhiên thông tin còn sai sót nhiều Và mợt sớ tở chức hành nghề công chứng vẫn đòi hỏi phải có chứng minh nhân dân cũ để chứng minh gây rất nhiều những khó khăn và bất cập về thời gian và chi phí lại của người dân Vì vậy, học viên kiến nghị cần nâng cao công tác cập nhật sở liệu để tạo điều kiện cho người dân tham gia hợp đồng, giao dịch thuận lợi và nhanh chóng nhất Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hoạt động công chứng để thực chuyển đổi số hoạt động cơng chứng theo lộ trình phù hợp Từng bước chuyển đổi số hoạt động cơng chứng (thực tồn quy trình cơng chứng thông qua tảng công nghệ, cụ thể là việc gửi yêu cầu công chứng, soạn thảo văn 16 công chứng, ký bên công chứng viên, thu - nộp phí, thù lao, lưu trữ văn công chứng cung cấp thông tin liên quan đến hồ sơ công chứng môi trường điện tử); giá trị văn cơng chứng điện tử có giá trị văn công chứng giấy Xây dựng sở liệu cơng chứng tồn quốc với đầu mối Trung tâm liệu công chứng quốc gia để cung cấp thông tin cho việc thực công chứng công chứng viên, đầu mối lưu trữ tồn hồ sơ cơng chứng thực hiện, đồng thời sở để thực quản lý tồn hợp đồng, giao dịch cơng chứng phạm vi tồn quốc Đồng thời liên thơng lĩnh vực liên quan đến công chứng (đất đai, nhà ở, dân cư ) Học viên xin ý kiến thêm rằng cần liên thông sở liệu tổ chức hành nghề cơng chứng, Văn phịng đăng ký đất đai, quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án, quan Thi hành án dân để tránh việc người dân làm giả giấy tờ Cơng chứng viên, Thẩm phán khơng cập nhật tình trạng tham gia giao dịch, bị tranh chấp, bị kê biên tài sản Ḷt cơng chứng cần có quy định việc lưu trữ hình ảnh, đoạn phim ghi lại việc bên tham gia giao dịch có thật tự nguyện để tránh trường hợp phát sinh tranh chấp sau 17 PHẦN III: KẾT LUẬN Một số những vấn đề còn tồn đọng thực tế về quyền của người yêu cầu công chứng mà học viên đã nêu ở với mong muốn chỉ được những vấn đề bất cập thực tế gây khó khăn cho người yêu cầu công chứng và những giải pháp hoàn thiện sẽ đóng góp một phần nhỏ để làm rõ thêm về quyền của người yêu cầu công chứng một cách đầy đủ và chính xác nhất Cùng với đó là những giải pháp để các tổ chức hành nghề công chứng ngày một hoàn thiện, làm việc một cách hiệu quả, chính xác và đúng pháp luật tránh gây khó khăn cho người yêu cầu công chứng và những tranh chấp phát sinh không đáng có Qua nghiên cứu báo cáo cho học viên nhìn tổng quát quy định pháp luật liên quan đến quyền người yêu cầu công chứng Quyền người yêu cầu công chứng nhiệm vụ, trách nhiệm công chứng viên nghĩa vụ người yêu cầu công chứng lại quyền hạn công chứng viên Trong trình nghiên cứu tìm hiểu giúp học viên có nhìn tổng quan, tìm hiểu kiến thức bổ ích bồi dưỡng thêm kỹ cần thiết để khắc phục bất cập còn tồn tại, thiếu sót hoạt động cơng chứng Trên viết báo cáo học viên, trình nghiên cứu tìm hiểu và thực hiện chuyên đề khơng thể tránh khỏi sai sót, học viên mong nhận đóng góp ý kiến của quý Thầy, Cô báo cáo để học viên hoàn thiện về nhận thức cũng kiến thức của bản thân đối với chuyên đề Xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô! 18 ... CẦU CÔNG CHỨNG .4 THỰC TIỄN THỰC HIỆN VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT 11 3.1 Thực tiễn thực quy? ??n người yêu cầu công chứng 11 3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật 13 PHẦN III:... liên quan 3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật 15 Những quy định nhiệm vụ người thực công chứng, đồng thời quy định quy? ??n người yêu cầu công chứng cho thấy rõ mục tiêu hoạt động công chứng hướng... người yêu cầu công chứng có những quy? ?̀n được pháp luật quy định cụ thể Quy? ??n người yêu cầu công chứng nhiệm vụ, trách nhiệm công chứng viên nghĩa vụ của người yêu cầu công chứng lại quy? ??n

Ngày đăng: 09/02/2023, 20:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan