Luận văn : Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuát tại công ty cổ phần LILAMA 10
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Sản xuất là một trong những chức năng quan trọng nhất của doanh nghiệp, làchức năng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh, là khởi điểm của mọi hoạt độngkinh tế Do đó kế hoạch sản xuất là một yêu cầu tất yếu của mọi doanh nghiệp đanghoạt động trong nền kinh tế thị trường nói chung và công ty cổ phần LILAMA 10 nóiriêng nhằm tối ưu hóa việc sử dụng những yếu tố có sẵn để sản xuất một hay nhiểu sảnphẩm đã định
Công ty cổ phần LILAMA 10 là công ty thành viên trực thuộc Tổng công ty lắpmáy Việt Nam - một doanh nghiệp Nhà nước thành lập năm 1960 cho nhiệm vụ khôiphục nền công nghiệp của đất nước Trên chặng đường hình thành và phát triểnLILAMA 10 luôn khẳng định vị thế và vai trò của mình đã để lại dấu ấn trên hàngtrăm công trình, hạng mục công trình công nghiệp, dân dụng quan trọng của quốc gia.Đạt được những thành công đó một phần lớn là do công ty rất coi trọng công tác lập kếhoạch sản xuất, coi đó là kim chỉ nam giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu đạtra
Trong những năm gần đây, công tác kế hoạch hóa doanh nghiệp đặc biệt làcông tác lập kế hoạch sản xuất ở nước ta nói chung và tại công ty cổ phần LILAMA
10 nói riêng đã có những thay đổi mạnh mẽ Tuy nhiên sự đổi mới đó vẫn còn nhiềuvấn đề cần được tiếp tục hoàn thiện trên nhiều phương diện từ việc lập kế hoạch sảnxuất tổng thể đến kế hoạch chỉ đạo sản xuất, kế hoạch nhu cầu vật liệu, kế hoạch nhucầu công xuất và việc thực hiện kế hoạch
Do vậy, trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần LILAMA 10 tôi đã tìm hiểu
và đi sâu nghiên cứu về công tác lập kế hoạch sản xuất để thực hiện đề tài:
“ Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần LILAMA 10 ”
Kết cấu của chuyên đề bao gồm 3 chương như sau:
Chương I: Lý luận về kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp
Trang 2Chương II: Thực trạng công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phầnLILAMA 10
Chương III: Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty cổphần LILAMA 10
Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm hướng dẫn tận tình của ThS Phí HồngLinh và sự giúp đỡ của các cô chú, anh, chị trong phòng Kinh tế kỹ thuật tại công ty cổphần LILAMA 10, sự giúp đỡ của bạn bè trong suốt quá trình thực tập, nghiên cứu đềtài để tôi có thể hoàn thành bài viết này
Nhưng do thời gian có hạn, kiến thức còn hạn chế và kinh nghiệm thực tế cònnon yếu nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong sự góp ý củacác thầy cô giáo, cùng toàn thể các bạn
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 3CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TRONG
DOANH NGHIỆP 1.1 Tổng quan về kế hoạch trong doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm chung về kế hoạch trong doanh nghiệp
1.1.1.1 Khái niệm về kế hoạch
Hiểu theo nghĩa chung nhất, kế hoạch là sự thể hiện mục đích, kết quả cũngnhư cách thức, giải pháp thực hiện cho một hoạt động tương lai Cách hiểu tổng quátnày đúng cho các loại kế hoạch, có thể là kế hoạch cho một hoạt động, một công việchay một dự án sắp sửa làm gọi là kế hoạch hoạt động Cũng có thể đó là kế hoạch cho
sự phát triển trong tương lai của một cá nhân, gia đình hay của một tổ chức kinh tế,
xã hội gọi là kế hoạch phát triển một đơn vị, một địa phương hay cả quốc gia Nhưng
dù là kế hoạch hoạt động hay kế hoạch phát triển thì bản chất của công tác này chính
là sự hướng tới tương lai
Cụ thể hơn, kế hoạch là công việc xác định xem một quá trình phải làm gì?Làm như thế nào? Khi nào làm? Ai sẽ làm? Và sâu hơn nữa là làm như thế để làmgì? Vì vậy để có kế hoạch cần phải tiến hành quá trình soạn lập Tùy theo quy mô,mức độ và tính chất của hoạt động để tổ chức quá trình soạn lập với các mức độ khácnhau Từ việc hình thành kế hoạch trong đầu óc, suy nghĩ, cũng có thể là một cuộctrao đổi tập thể đến việc thể chế hóa quá trình soạn lập với các bước khác nhau.Nhưng một kế hoạch ở bất kỳ quy mô, hình thức nào cũng hàm chứa hai nội dung cơbản là mục tiêu và cách thức, giải pháp thực hiện Đối tượng lập kế hoạch có thể làhoạt động của một cá nhân, gia đình, tập thể hay doanh nghiệp, địa phương hoặcphạm vi lớn nhất là toàn bộ nền kinh tế
Trên thực tế thường hay có sự nhầm lẫn giữa kế hoạch và kế hoạch hóa, thậmchí còn đồng nhất hai khái niệm này và cho rằng kế hoạch hóa là quá trình soạn lập
kế hoạch, kết quả của quá trình kế hoạch hóa là tạo ra các văn bản dự thảo về những
dự định và giải pháp thực hiện trong tương lai Nhưng thực chất, kế hoạch và kếhoạch hóa là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau Kế hoạch hàm chứa những dự định
về kết quả và giải pháp thực hiện trong tương lai, nhưng việc xây dựng kế hoạch
Trang 4không được coi là mục đích của kế hoạch hóa, nó chỉ được coi là bước đầu tiên củaquy trình kế hoạch hóa Mục đích của kế hoạch hóa là làm thế nào để thực hiện đượccác mục tiêu đặt ra trong kế hoạch, biến những giải pháp, chương trình hành động đặt
ra trong kế hoạch thành thực tế Điều đó có nghĩa là kế hoạch hóa còn nhấn mạnh đếncác quá trình khác nữa, đó là quá trình tổ chức, triển khai các hoạt động trên thực tếtheo kế hoạch
Trong cuốn “Giới thiệu về kế hoạch phát triển kinh tế trong thế giới thứ ba”của Diana Conyers và Peter Hills thì cho rằng: kế hoạch hóa là một quá trình liên tụcbao gồm việc đưa ra các mục tiêu cần đạt tới trong tương lai; lựa chọn và quyết địnhcác phương pháp khác nhau trong tổ chức, sử dụng hiệu quả nguồn lực sẵn có nhằmhướng tới việc thực hiện mục tiêu đặt ra cho tương lai
Theo quan điểm của OECD thì: “kế hoạch hóa được hiểu là các hoạt độngnhằm tạo ra và thực thi kế hoạch, bao gồm thiết kế ra, vạch ra từ trước một kế hoạch
để xây dựng và thực thi” (OECD, 1971)
Theo PGS.TS Ngô Doãn Vịnh viện trưởng viện chiến lược phát triển (bộKH&ĐT) cho rằng: “ Nói một cách đơn giản kế hoạch hóa chính là làm cho côngviệc diễn ra một cách có kế hoạch Cụ thể hơn, nói kế hoạch hóa tức là nói đến lập kếhoạch và biến kế hoạch thành thực tế cuộc sống đối với một công việc cụ thể hay đốivới một hệ thống nhất định”
Các nhận định trên đề phản ánh: (1) kế hoạch hóa chính là một phương thứcquản lí nền kinh tế bằng mục tiêu; (2) Kế hoạch hóa kinh tế quốc dân bao gồm ba mặtcông tác: công tác xây dựng kế hoạch; công tác lãnh đạo và tổ chức thực hiện kếhoạch, công tác theo dõi kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch
Trong từ điển bách khoa Việt Nam “kế hoạch hóa là phương thức quản lý vĩ
mô nền kinh tế quốc dân của nhà nước theo mục tiêu, là hoạt động của con người trên
cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật xã hội và tự nhiên, đặc biệt là các quy luậtkinh tế để tổ chức quản lí các đơn vị kinh tế, các ngành, các lĩnh vực và toàn bộ nềnkinh tế quốc dân theo những mục tiêu thống nhất, dự kiến trước phương hướng, cơcấu, tốc độ phát triển và có những biện pháp tương ứng đảm bảo thực hiện, nhằm đạt
Trang 5hiệu quả kinh tế xã hội cao” (trang 469 từ điển Bách khoa Việt Nam 2 – NXB từđiển Bách khoa, Hà Nội 2002)
Với khái niệm này kế hoạch hóa nền kinh tế được hiểu theo góc độ thực hiện,bao gồm các hoạt động: (1) soạn lập kế hoạch (xác định mục tiêu, chỉ tiêu phát triển
và hệ thống giải pháp chính sách áp dụng trong thời kì kế hoạch); (2) tổ chức thựchiện kế hoạch (quá trình tổ chức phối hợp hoạt động của các bên, sử dụng các chínhsách, giải pháp nhằm khai thác, huy động và sử dụng nguồn lực trong quá trình thựchiện mục tiêu kế hoạch); (3) theo dõi, kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch vớinhứng yếu tố mới phát sinh trong môi trường kinh tế (quá trình theo dõi thườngxuyên hoạt động của hệ thống kinh tế quốc dân, đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu
kế hoạch và tác động của kế hoạch đến phát triển kinh tế xã hội, bổ sung và điềuchỉnh kế hoạch trong kỳ hoặc kỳ kế hoạch sau)
Như vậy, kế hoạch và kế hoạch hóa là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau Cácđối tượng liên quan đến công tác lập kế hoạch cần phải hiểu rõ vấn đề này để tránhcho công tác kế hoạch kết thúc bằng sự ra đời của một bản kế hoạch trên giấy, còncác mục tiêu kế hoạch thì không thực hiện được
1.1.1.2 Khái niệm về kế hoạch cấp doanh nghiệp
Kế hoạch là hoạt động của con người trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quyluật xã hội và tự nhiên đặc biệt là các quy luật kinh tế để tổ chức, quản lý các đơn vịkinh tế – kỹ thuật, các ngành, các lĩnh vực hay toàn bộ nền sản xuất xã hội theo mụctiêu thống nhất
Kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một phương thứcquản lý doanh nghiệp theo mục tiêu, nó bao gồm toàn bộ các hành vi can thiệp mộtcách có chủ định của các nhà lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp vào các lĩnh vực sảnxuất kinh doanh của đơn vị mình nhằm đạt được các mục tiêu đề ra
Như vậy, Kế hoạch trong doanh nghiệp là thể hiện kỹ năng tiên đoán mục tiêuphát triển và tổ chức quá trình thực hiện mục tiêu đề ra
Trang 61.1.1.3 Nguyên tắc, chức năng của kế hoạch doanh nghiệp.
a Chức năng của kế hoạch doanh nghiệp
Kế hoạch doanh nghiệp là một công cụ ra quyết định nên nó luôn giữ một vị tríquan trọng trong hệ thống quản lý ở tầm vĩ mô, vị trí của nó được thể hiện trong cácchức năng tiềm ẩn sau:
Thứ nhất, là chức năng ra quyết định Kế hoạch cho phép xây dựng quy trình raquyết định và phối hợp các quyết định Kế hoạch tạo nên một khuôn khổ hợp lý choviệc ra quyết định, chức năng này là một trong những điểm mạnh của hệ thống kếhoạch hoá trong doanh nghiệp
Thứ hai là chức năng giao tiếp: Kế hoạch tạo điều kiện cho việc giao tiếp giữacác thành viên của ban lãnh đạo, cho phép lãnh đạo các bộ phận khác nhau phối hợp
xử lý các vấn đề dài hạn, bộ phận kế hoạch cũng thu lượm được từ các bộ phận nghiệp
vụ các triển vọng trung hạn và chuyển tới các bộ phận khác
Thứ ba là chức năng quyền lực: Việc công bố một quy trình kế hoạch hợp lý và
kế hoạch là một trong những phương tiện để khẳng định tính đúng đắn của các địnhhướng chiến lược đã chọn, quy trình kế hoạch có thể được xem là một trong nhữngphương tiện mà người lãnh đạo nắm giữ để định hướng tương lai của doanh nghiệp vàthực hiện sự “thống trị” của họ
b Các nguyên tắc kế hoạch doanh nghiệp.
Nguyên tắc kế hoạch xác định tính chất và nội dung hoạt động kế hoạch của đơn
vị kinh doanh tuân thủ đúng các nguyên tắc của kế hoạch tạo ra điều kiện tiền đề choviệc nâng cao hiệu quả và giảm thiểu tiêu cực có thể có trong hoạt động của doanhnghiệp
Các nguyên tắc cơ bản của kế hoạch doanh nghiệp:
Thứ nhất là nguyên tắc thống nhất: Nguyên tắc thống nhất yêu cầu bảo đảm sựphân chia và phối hợp chặt chẽ trong quá trình xây dựng, triển khai tổ chức thực hiện
kế hoạch giữa các cấp, các phòng ban trong một doanh nghiệp thống nhất
Trang 7Thứ hai là nguyên tắc tham gia: Đây là nguyên tắc có quan hệ mật thiết vớinguyên tắc thống nhất Nguyên tắc này có nghĩa là mỗi thành viên của doanh nghiệpđều tham gia những hoạt động cụ thể trong công tác kế hoạch hoá, không phụ thuộcvào nhiệm vụ và chức năng của họ Công tác kế hoạch có sự tham gia của mọi thànhphần trong doanh nghiệp sẽ mang lại những lợi ích sau:
- Mỗi thành viên của doanh nghiệp có hiểu biết sâu sắc hơn về doanh nghiệp củamình vì vậy nếu tham gia trong công tác kế hoạch họ sẽ nhận được thông tin một cáchchủ động hơn và việc trao đổi thông tin sẽ dễ dàng hơn
- Sự tham gia sẽ dẫn đến việc kế hoạch của doanh nghiệp trở thành kế hoạch củachính người lao động Người lao động tham gia vào việc thực hiện các mục tiêu kếhoạch chính là đem lại sự thoả mãn nhu cầu này cho chính bản thân họ
- Cho phép người trực tiếp tham gia vào công việc kế hoạch phát huy tính chủđộng của mình với hoạt động của doanh nghiệp
Thứ ba là kế hoạch phải mang tính linh hoạt Do nhiều bất định trong tương lai vàsai lầm có thể có ngay cả trong các dự báo thông thái nhất Nội dung của nguyên tắcnày được thể hiện
- Cần có nhiều phương án kế hoạch
- Ngoài kế hoạch chính cần xây dựng những kế hoạch dự phòng, kế hoạch phụ để
có thể tạo dựng trong kế hoạch một khả năng thay đổi phương hướng khi những sựkiện không lường trước được có thể xảy ra
- Cần phải xem xét lại các kế hoạch một cách thường xuyên để giúp kế hoạchkhông xa dời hiện tại
1.1.1.4 Quy trình kế hoạch hóa trong doanh nghiệp
Quy trình kế hoạch có thể hiểu là quy trình bao gồm các bước tuần tự, cho phépvạch ra các mục tiêu tại những thời điểm khác nhau trong tương lai, dự tính cácphương tiện cần thiết và tổ chức triển khai sử dụng các phương tiện nhằm đạt các mụctiêu
Trang 8Một trong những quy trình được áp dụng rộng rãi ở các nước kinh tế thị trườngphát triển có tên là quy trình quy trình P.D.C.A
Điều chỉnh(ACT) Lập kế hoạch(Plan)
Kiểm tra(check) Thực hiện(Do)
Theo sơ đồ này, quy trình kế hoạch trong doanh nghiệp bao gồm các bước:Bước 1: Soạn lập kế hoạch
Soạn lập kế hoạch là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quy trình kế hoạchhóa Với nội dung chủ yếu là xác định các nhiệm vụ, các mục tiêu chiến lược, cácchương trình cũng như các chính sách, biện pháp áp dụng trong thời kỳ kế hoạch củadoanh nghiệp để thực hiện các mục tiêu đã đề ra Trong điều kiện kinh tế thị trường,soạn lập kế hoạch thường phải là quá trình xây dựng nhiều phương án khác nhau, trên
cơ sở đó đưa ra các lựa chọn chiến lược và các chương trình hành động, nhằm mụcđích đảm bảo thực hiện các lựa chọn này
Bước 2: Triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch
Nôi dung của quá trình này bao gồm việc thiết lập và tổ chức các yếu tố nguồnlực cần thiết, sử dụng các chính sách, các biện pháp cũng như đòn bẩy quan trọng tácđộng trực tiếp đến các cấp thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,nhằm đảm bảo các yêu cầu tiến độ đặt ra trong các kế hoạch tác nghiệp cụ thể kể cảthời gian, quy mô, chất lượng công việc Kết quả hoạt động của quá trình này được thểhiện bằng những chỉ tiêu thực tế của hoạt động doanh nghiệp
Thực hiện các điều
chỉnh cần thiết
Xác định mục tiêu và quy trình cần thiết để thực hiện mục tiêu
Đánh giá và phân tích
quá trình thực hiện
Tổ chức thực hiện qui trình đã dự định
Trang 9Bước 3: Tổ chức công tác theo dõi, giám sát, thực hiện kế hoạch
Nhiệm vụ của quá trình này là thúc đẩy thực hiện các mục tiêu đặt ra và theodõi phát hiện những phát sinh không phù hợp với mục tiêu Khi phát hiện những phátsinh không phù hợp, điều quan trọng là phải tìm được các nguyên nhân dẫn đến vấn đề
đó Đó có thể là những nguyên nhân khách quan từ môi trường bên ngoài, cũng có thể
là những nguyên nhân chủ quan xuất phát từ phía các nhà lãnh đạo
Bước 4: Điều chỉnh thực hiện kế hoạch
Từ những phân tích về hiện tượng không phù hợp với mục tiêu, các nhà kếhoạch đưa ra các quyết định điều chỉnh cần thiết và kịp thời Có thể là thay đổi nộidung của hệ thống tổ chức, thực hiện sự thay đổi một số mục tiêu bộ phận trong hệthống mục tiêu đặt ra ban đầu , và khi mà những điều chỉnh này vẫn không đạt hiệuquả thì quyết định cuối cùng sẽ là chuyển hướng sản xuất kinh doanh
Quy trình kế hoạch hóa nêu trên không phải là trình tự tác nghiệp tuần tự đơngiản mà phải được thực hiện đan xen, hỗ trợ nhau trong tất cả các khâu Quá trình nàyđòi hỏi tính linh hoạt và nghệ thuật quản lý rất lớn
1.1.2 Vai trò kế hoạch doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung nền kinh tế dựa trên cơ sở chế độ công hữu
xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và sự thống trị của nhà nước chuyên chính vô sản,
kế hoạch được thể hiện là những quyết định mang tính mệnh lệnh phát ra từ trungương Các chỉ tiêu kế hoạch của doanh nghiệp chính là các chỉ tiêu pháp lệnh mangtính toàn diện, chi tiết mà cơ quan quản lý cấp trên giao xuống trên cơ sở cân đốichung toàn ngành và tổng thể nền kinh tế quốc dân
Như vậy, trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, hệ thống chỉ tiêu kế hoạch pháplệnh là cơ sở điều tiết mọi hoạt động tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh của cácdoanh nghiệp Có thể nói cơ chế kế hoạch hoá tập trung áp dụng ở Việt Nam trong thờigian đầu, nó đem lại những kết quả đáng kế nhất là trong thời kỳ Việt Nam thực hiệncuộc kháng chiến chống Mỹ Với cơ chế này nhiều doanh nghiệp sản xuất và dịch vụnước ta đã ra đời và cung cấp một khối lượng của cải vật chất đáng kể đảm đương
Trang 10được những nhiệm vụ nặng nền trong công cuộc phục vụ kháng chiến và quốc kế dânsinh.
Tuy vậy, trong điều kiện kinh tế thị trường, cơ chế kế hoạch hoá theo mô hình tậptrung mệnh lệnh trở nên không còn phù hợp, các doanh nghiệp phải đối mặt với cácquy luật thị trường, vì vậy những dấu hiệu thị trường là cơ sở để các doanh nghiệp thựchiện hành vi sản xuất kinh doanh của mình Và kế hoạch hoá vẫn là cơ chế quản lýcần thiết, hữu hiệu của các doanh nghiệp vì kế hoạch mang một vị trí rất quan trọngtrong doanh nghiệp:
- Tập trung sự chú ý của các hoạt động trong doanh nghiệp vào các mục tiêu vì
kế hoạch nhằm đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp Lập kế hoạch là khâu đầu tiênquan trọng nhất trong quy trình kế hoạch hóa là công việc duy nhất có liên quan tớiviệc xác lập các mục tiêu cần thiết.Và trên cơ sở các mục tiêu đã chọn, doanh nghiệpquyết định các hành động và bước đi tiếp theo để đạt được các mục tiêu cho nên chínhcác hoạt động của công tác kế hoạch là tập trung sự chú ý vào những mục tiêu này
- Công tác kế hoạch với việc ứng phó với những bất định và đổi thay của thịtrường vì lập kế hoạch là dự kiến những vấn đề của tương lai Thị trường bản thân nórất linh hoạt và thường xuyên biến động, kế hoạch và quản lý giúp doanh nghiệp dựkiến được những vấn đề tương lai Từ đó tìm ra cách tốt nhất để đạt mục tiêu đặt ra,phân công, phối hợp hoạt động của các bộ phận trong hệ thống trong quá trình thựchiện các mục tiêu và ứng phó với những bất ổn trong diễn biến sản xuất kinh doanh
- Công tác kế hoạch với việc tạo khả năng tác nghiệp kinh tế trong doanh nghiệp.Công tác kế hoạch doanh nghiệp tạo cơ sở cho việc nhìn nhận logic các nội dung hoạtđộng có liên quan chặt chẽ với nhau trong quá trình tiến tới mục tiêu sản xuất sảnphẩm và dịch vụ cuối cùng Trên nền tảng đó, các nhà quản lý thực hành phân công,điều độ, tổ chức các hoạt động cụ thể, chi tiết theo đúng trình tự, bảo đảm cho sản xuất
sẽ không bị rối loạn và ít bị tốn kém
Trang 111.1.3 Hệ thống kế hoạch trong doanh nghiệp
1.1.3.1 Theo góc độ thời gian:
Theo góc độ thời gian kế hoạch trong doanh nghiệp bao gồm ba bộ phận cấuthành:
- Kế hoạch dài hạn: Bao trùm lên khoảng thời gian là 10 năm Quy trình soạn lập
kế hoạch dài hạn được đặc trưng bởi: môi trường liên quan được hạn chế bởi thịtrường mà doanh nghiệp đã có mặt, dự báo trên cơ sở ngoại suy từ quá khứ, chủyếu nhấn mạnh các ràng buộc về tài chính, sử dụng rộng rãi các phương phápkinh tế lượng để dự báo
- Kế hoạch trung hạn: Cụ thể hóa những định hướng của kế hoạch dài hạn rathành những khoảng thời gian ngắn hạn hơn thường là 3-5 năm
- Kế hoạch ngắn hạn: thường là kế hoạch hàng năm, kế hoạch quý, tháng Kếhoạch ngắn hạn bao gồm các phương pháp cụ thể sử dụng nguồn lực cần thiết
để đạt mục tiêu trong kế hoạch trung và dài hạn
Ba loại kế hoạch ngắn, trung và dài hạn cần phải được liên kết chặt chẽ vớinhau và không được phủ nhận lẫn nhau Và để thực hiện được mối quan hệ này thì cácnhà lãnh đạo chủ chốt trong doanh nghiệp nên thường xuyên xem xét và sửa đổi cácquyết định trước mắt xem chúng có phục vụ các chương trình dài hạn hay không, đồngthời các nhà quản lý cấp dưới nên được thông báo một cách thường xuyên về kế hoạchdài hạn của doang nghiệp sao cho các quyết định dài hạn của họ phù hợp với các mụctiêu dài hạn của doanh nghiệp
Trang 12- Kế hoạch marketing: Là một tài liệu bằng văn bản xuất phát từ sự phân tích môitrường và thị trường, trong đó người ta đề ra các chiến lược lớn cùng với nhữngmục tiêu trung gian và ngắn hạn cho cả công ty, hoặc cho một nhóm sản phẩm
cụ thể, sau đó người ta xác định các phương tiện cần thiết để thực hiện nhữngmục tiêu trên, và những hành động cần thực hiện, đồng thời tính toán nhữngkhoản thu nhập và chi phí giúp cho việc thiết lập một ngân sách cho phépthường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch
- Kế hoạch tài chính: Là quá trình soạn thảo các kế hoạch và các chỉ tiêu quantrọng, các định mức tài chính nhằm đảm bảo các nguồn lực tài chính cần thiếtcho sự phát triển của doanh nghiệp
- Kế hoạch nhân sự: Là việc phân tích nhu cầu nhân sự trong tương lai và đề racác kế hoạch cụ thể thỏa mãn nhu cầu Qua đó, cho phép các nhà quản lý và bộphận nhân sự dự báo các nhu cầu tương lai về nhân sự của doanh nghiệp và khảnăng cung ứng lao động
Trong tổng thể các kế hoạch hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nêu trênthì kế hoạch sản xuất là kế hoạch đầu tiên và quan trọng nhất giúp tối ưu hóa việc
sử dụng các yếu tố sản xuất sẵn có để sản xuất một hoặc nhiều sản phẩm đã định
1.2 Kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp.
Doanh nghiệp là một tổ chức sử dụng các nguồn lực khác nhau để thỏa mãnnhững nhu cầu khác nhau của nền kinh tế thông qua việc tổ chức sản xuất sản phẩm vàcung cấp dịch vụ Để quản lý các nguồn lực này, doanh nghiệp được tổ chức thành cácchức năng khác nhau: thương mại, sản xuất, tài chính, nhân sự, hành chính… Trong
đó, chức năng sản xuất là chức năng được coi là một trong những chức năng quantrọng nhất của doanh nghiệp, là chức năng bắt đầu của hoạt động sản xuất kinh doanh,
là khởi điểm của mọi hoạt động kinh tế Hoạt động sản xuất đóng vai trò rất lớn là tạo
ra nguồn gốc của giá trị, tạo ra của cải vật chất cho xã hội, tạo ra thu nhập cho doanhnghiệp và người lao động Chính vì vai trò quan trọng của hoạt động sản xuất màdoanh nghiệp cần phải coi trọng công tác lập kế hoạch sản xuất và xem nó như mộtyếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp
Trang 131.2.1. Khái niệm và phân loại kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp
1.2.1.1 Khái niệm.
Kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp là một trong những nội dung quan trọngcủa hoạt động sản xuất, kế hoạch sản xuất nhằm tối ưu hóa việc sử dụng những yếu tốsản xuất sẵn có để sản xuất một hay nhiều sản phẩm đã định
Kế hoạch sản xuất là kế hoạch về các công việc sẽ thực hiện trong thời kỳ kếhoạch trên cơ sở nhận thức nguồn lực hiện có và dự tính sẽ có trong thời kỳ kế hoạchcủa doanh nghiệp
Kế hoạch sản xuất cân đối giữa nhu cầu và khả năng có thể của doanh nghiệp từ
đó lên kế hoạch cho các công việc sẽ thực hiện thời kỳ kế hoạch
Kế hoạch sản xuất cũng vạch ra các biện pháp để huy động các nguồn lực thựchiện các công việc đã đặt ra
từ 3-5 năm; thường được xây dựng cho nhóm sản phẩm, họ sản phẩm
- Kế hoạch trung hạn: là một quyết định có tính chiến thuật nhằm điều tiết trunghạn quá trình sản xuất, là cầu nối giữa các quyết định chiến lược có tính chất dài hạn
và các quyết định có tính chất ngắn hạn Kế hoạch trung hạn đề cập đến việc quyếtđịnh về khối lượng sản phẩm mà doanh nghiệp sẽ sản xuất trong trung hạn nhằm đápứng nhu cầu thị trường
- Kế hoạch ngắn hạn: thường được xây dựng cho thời gian ngắn hạn (kế hoạchngày, tuần, tháng, ); là toàn bộ các hoạt động xây dựng lịch trình sản xuất, điều phối,phân giao các công việc cho từng người, nhóm người, từng máy và sắp xếp thứ tự cáccông việc ở từng nơi làm việc nhằm đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ đã xác địnhtrong lịch trình sản xuất trên cơ sở sử dụng có hiệu quả khả năng sản xuất hiện có củadoanh nghiệp
Trang 141.2.2 Quy trình lập kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp
Sơ đồ: Quy trình kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp
Nguồn: giáo trình kế hoạch kinh doanh TH.S Bùi Đức Tuân
Sản xuất
năng lực
tồn kho
Marketing Nhu cầu
Tài chính Luồng tiền
Kế hoạch sản xuất tổng thể
Mua sắm
Năng lực
cung cấp
Nhân sự Kế hoạch nhân sự
Kế hoạch chỉ đạo sản xuất
Kế hoạch nhu cầu vật liệu
Khả thi ?
Thực hiện
kế hoạch vật liệu
Thực hiện
Kế hoạchCông suất
Kế hoạch nhu cầu công suất
Điều chỉnh kế hoạch sản xuất
Điều chỉnh nhu cầu
Thực hiện có phù hợp với kế hoạchKhông
Có
Điều chỉnhCông suất ?
Điều chỉnh kế hoạch chỉ đạo
sản xuất
Kiểm tra công suất
Trang 15Nội dung của quy trình kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp được chia thànhcác bước như sau:
+ Bước 1: Xác định những căn cứ cần thiết để lập kế hoạch sản xuất
Những căn cứ để xây dựng kế hoạch sản xuất bao gồm: Nhu cầu thị trường,năng lực tài chính hay vốn đầu tư, năng lực nhân sự, năng lực cung ứng nguyên vậtliệu và năng lực công suất máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất… Việc xác địnhchính xác những căn cứ này sẽ giúp cho bản kế hoạch của doanh nghiệp khả thi và sátthực tế hơn
+ Bước 2: Xây dựng kế hoạch sản xuất tổng thể
Xây dựng kế hoạch sản xuất tổng thể nhằm xác định những nhóm sản phẩm chủyếu mà doanh nghiệp dự định tiến hành sản xuất trong chu kỳ kinh doanh tới
+ Bước 3: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo sản xuất
Kế hoạch chỉ đạo sản xuất là kế hoạch trung gian giữa kế hoạch sản xuất tổngthể và kế hoạch nhu cầu sản xuất, nó là sự thể hiện kế hoạch sản xuất tổng thể trênchương trình chỉ đạo sản xuất tương ứng, thích hợp với khả năng sản xuất của các đơnvị
+ Bước 4: Xây dựng kế hoạch nhu cầu vật liệu
Xây dựng kế hoạch nhu cầu vật liệu để xác định các yếu tố đầu vào phục vụ choquá trình sản xuất
+ Bước 5: Xác định kế hoạch nhu cầu công suất
Xác định kế hoạch nhu cầu công suất thích hợp nhằm đáp ứng yêu cầu kế hoạchchỉ đạo sản xuất và kế hoạch sản xuất tổng thể trên cơ sở nguồn cung ứng nguyên vậtliệu đầu vào cho trước
+ Bước 6: Xác định tính khả thi của kế hoạch nhu cầu công suất
Tính khả thi của kế hoạch nhu cầu công suất được xác định bằng cách so sánh,đối chiếu với công suất thực tế của máy móc, thiết bị Nếu công suất thực tế của máymóc, thiết bị không đáp ứng được nhu cầu công suất cần huy động thì phải tiến hànhđiều chỉnh kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu, kế hoạch chỉ đạo sản xuất và kế hoạchsản xuất tổng thể Nếu công suất thực tế của máy móc, thiết bị đáp ứng được nhu cầucông suất cần huy động thì tổ chức thực hiện kế hoạch công suất
+ Bước 7: Thực hiện kế hoạch nhu cầu công suất
Trang 16+ Bước 8: Thực hiện kế hoạch nhu cầu vật liệu.
Trong quá trình thực hiện hai kế hoạch trên cần phải tiến hành kiểm tra, giámsát xem nó có đáp ứng được kế hoạch công suất và kế hoạch vật liệu đặt ra hay không
Để xem việc thực hiện những kế hoạch này có đảm bảo thực hiện được những mụctiêu đặt ra trong kế hoạch chỉ đạo sản xuất và kế hoạch sản xuất tổng thể không? Nếukhông phù hợp thì tiến hành những điều chỉnh cần thiết
1.2.3 Các yêu cầu và căn cứ để lập kế hoạch sản xuất
1.2.3.1 Những yêu cầu đối với công tác lập kế hoạch sản xuất
Công tác lập kế hoạch sản xuất kinh của doanh nghiệp cần quán triệt các yêucầu sau :
- Công tác lập kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp cần quán triệt yêu cầuhiệu quả Các doanh nghiệp hoạt động đều nhằm mục đích hướng tới mục tiêu hiệuquả, nó là tiêu chuẩn hàng đầu cho việc xây dựng , lựa chọn và quyết định cácphương án kế hoạch của doanh nghiệp
- Lập kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp phải quán triệt yêu cầu hệ thốngđồng bộ Nền kinh tế quốc dân là một hệ thống thống nhất , gồm nhiều phân hệ làcác doanh nghiệp Thực hiện yêu cầu này, trong các khâu của công tác lập kếhoạch phải đảm bảo cho mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp đồng hướng và gópphần thúc đẩy việc thực hiện mục tiêu bao trùm của cả hệ thống
- Công tác lập kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp phải quán triệt yêu cầu
“vừa tham vọng vừa khả thi “ Trong nền kinh tế thị trường đối với các doanhnghiệp thì mục tiêu lợi nhuận là tối cao, do vậy để thực hiện được mục tiêu này đòihỏi các doanh nghiệp phải xây dựng kế hoạch để thực hiện các phương án đó Tuynhiên, các kế hoạch được đề ra phải có khả năng thực thi
- Công tác lập kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp phải quán triệt yêu cầu
“kết hợp mục tiêu chiến lược với mục tiêu tình thế “ Tức là hệ thống mục tiêu kếhoạch phải được xây dựng và điều chỉnh linh hoạt theo yêu cầu thay đổi của môitrường và điều kiện kinh doanh
Trang 17- Công tác lập kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp phải quán triệt yêu cầukết hợp đúng đắn các loại lợi ích kinh tế trong doanh nghiệp kể cả lợi ích xã hội.Đây chính là động lực của sự phát triển và là cơ sở cho việc thực hiện có hiệu quảcác phương án sản xuất kinh doanh.
1.2.3.2 Các căn cứ để lập kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp
a Căn cứ vào chủ trương, đường lối, chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước
Doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế quốc dân, nên các kế hoạch sảnxuất kinh doanh do doanh nghiệp đề ra phải phù hợp với chủ trương, đường lối, chínhsách phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước Nếu hoạt động của doanh nghiệp
mà đi ngược lại xu thế phát triển, vi phạm những lợi ích chung của nền kinh tế nó sẽ bịđào thải, ngược lại nếu nhận thức và hoà mình vào xu thế phát triển chung thì doanhnghiệp sẽ phát triển ổn định và bền vững
b Căn cứ vào kết quả điều tra nghiên cứu thị trường
Trong nền kinh tế thị trường , doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triểnlớn mạnh thì phải lấy thị trường là trung tâm cho mọi hoạt động sản xuất kinhdoanh của mình, thị trường chính là nơi quyết định sản xuất cái gì ? Sản xuất nhưthế nào ? Sản xuất cho ai ? Do vậy nghiên cứu thị trường là công việc cần thiết đầutiên đối với bất cứ doanh nghiệp nào trong quá trình kinh doanh Một doanh nghiệpkhông thể khai thác hết tiềm năng của mình cũng như không thoả mãn tốt được nhucầu của khách hàng nếu không có được đầy đủ các thông tin chính xác về thịtrường Vì vậy nghiên cứu thị trường khâu quan trọng đầu tiên làm cơ sở cho việclập kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của Công ty trong điều kiện nền kinh
tế thị trường mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay
Thị trường có vai trò trực tiếp hướng dẫn các doanh nghiệp lựa chọn lĩnhvực hoạt động và phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả Kết quả điều tranghiên cứu nhu cầu thị trường phải phản ánh được qui mô, cơ cấu đối với từng sảnphẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, có tính đến tác động của các nhân tố làm tănghoặc giảm cầu để đáp ứng yêu cầu của công tác lập kế hoạch Những kết quả điềutra nghiên cứu này có thể tập hợp theo mức giá để xác định mục tiêu kinh doanh
Trang 18phù hợp với phân đoạn thị trường hoặc theo khách hàng để đảm bảo sự gắn bó giữasản xuất với kinh doanh Căn cứ vào số lượng các đối thủ cạnh tranh, sự biến độnggiá cả trên thị trường để lập kế hoạch thì hiệu quả của phương án kế hoạch sẽ đượcnâng cao
c Căn cứ vào kết quả phân tích và dự báo về tình hình sản xuất kinh doanh, về khả năng nguồn lực có thể khai thác.
Doanh nghiệp căn cứ vào kết quả phân tích hoạt động kinh doanh thời kỳtrước và dự báo khả năng tương lai ứng với các nguồn lực có thể khai thác được,đặc biệt là dựa vào những lợi thế vượt trội của doanh nghiệp về các mặt chất lượngsản phẩm , kênh tiêu thụ hợp tác liên doanh, khoa học công nghệ so với đối thủcạnh tranh sẽ góp phần làm tăng tính khả thi của các phương án kế hoạch Các chỉtiêu chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh cần phải được chú trọng tậptrung phân tích
1.2.4 Nội dung và phương pháp lập kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp 1.2.4.1 Nội dung
Kế hoạch sản xuất sẽ phải xác định được 6 nội dung sau đây:
- Xác định khối lượng sản xuất cho mỗi sản phẩm: sản phẩm được mô tả từ góc
độ sản xuất, gồm các chi tiết hợp thành, vật liệu cấu thành, đặc tính kỹ thuật củasản phẩm Số lượng sản phẩm dự định sản xuất: phải biết cần sản xuất nhữngsản phẩm như thế nào, số lượng bao nhiêu để đáp ứng kế họach marketing vàtồn kho của doanh nghiệp
- Xác định phương pháp sản xuất: trả lời câu hỏi doanh nghiệp sẽ sản xuất sảnphẩm như thế nào, quy trình, công nghệ để sản xuất sản phẩm, chi tiết hoặccông đoạn nào tự sản xuất/gia công bên ngoài, tại sao…
- Xác định các yếu tố sản xuất: Cần sử dụng những loại máy móc thiết bị nào,công suất bao nhiêu, lấy thiết bị từ nguồn nào (có sẵn, mua mới,…) cần nhàxưởng rộng bao nhiêu, bố trí như thế nào, kế hoạch khấu hao nhà xưởng, thiếtbị,… Kế hoạch máy móc thiết bị và nhà xưởng cần được trình bày riêng vì phầnnày sẽ ảnh hưởng tới quyết định về các nguồn lực khác Máy móc thiết bị và
Trang 19nhà xưởng thường có giá trị đầu tư lớn vì vậy kế hoạch máy móc thiết bị và nhàxưởng rất quan trọng để lập kế hoạch tài chính sau này.
- Xác định việc cung ứng nguyên vật liệu, bán thành phẩm và các nguồn lựckhác: Nhu cầu sử dụng và tồn kho nguyên vật liệu, chất lượng và số lượng nhưthế nào, nguyên vật liệu thay thế là gì, ai là nhà cung cấp, phương thức cungcấp, số lượng mua tối ưu, mức độ rủi ro Các yêu cầu đối với nguồn nhân lực:
số lượng lao động, trình độ tay nghề, kế hoạch đáp ứng (tuyển dụng, đào tạo,
1.2.4.2 Phương pháp lập
a Kế hoạch năng lực sản xuất
Dựa trên cơ sở các chiến lược dài hạn của doanh nghiệp và các dự báo nhu cầuthị trường, doanh nghiệp phải cân nhắc việc quyết định trang bị cho mình một mức độnăng lực sản xuất nhất định Năng lực sản xuất của doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiềuyếu tố, trước hết phải kể đến công suất của máy móc thiết bị, và sau đó là mức độ cũngnhư hiệu suất sử dụng các máy móc thiết bị này trong từng điều kiện cụ thể
Do vậy, việc xác định kế hoạch năng lực sản xuất dựa trên các bước sau:
Xác định công suất
Có hai biện pháp để xác định công suất hay năng lực sản xuất của một hệ thống
- Mức độ sử dụng: là tỷ lệ phần trăm của công suất thiết kế hiện đang được huyđộng
- Hiệu suất sử dụng: là tỷ lệ phần trăm của công suất thực tế hiện đang được huyđộng
Trang 20Dự báo nhu cầu sử dụng công suất
Để dự báo nhu cầu công suất đầu tiên doanh nghiệp tiến hành dự báo nhu cầutheo những phương pháp truyền thống, sau đó những kết quả dự báo này sẽ được sửdụng để xác định nhu cầu công suất
Tiếp theo sẽ xác định quy mô gia tăng cận biên của công suất, với giả thiết rằngnhà quản lý đã biết trước công nghệ được sử dụng và loại thiết bị sẽ được huy động đểthỏa mãn nhu cầu tương lai Trong trường hợp nhu cầu về công suất không dự đoántrước được doanh nghiệp có thể sử dụng mô hình xác suất để dự báo
b Kế hoạch sản xuất tổng thể
Kế hoạch sản xuất tổng thể liên quan tới việc xác định khối lượng và thời giansản xuất Nó là một phần của hệ thống kế hoạch hóa sản xuất và có mối liên hệ chặtchẽ với các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp Do vậy việc lập kế hoạch sảnxuất tổng thể không chỉ căn cứ vào những thông tin từ dự báo nhu cầu của bộ phậnmarketing mà còn sử dụng nhiều dữ liệu về tài chính, nhân sự, công suất cũng nhưlượng nguyên vật liệu sẵn có
Từ đó, nhà quản lý sản xuất lập kế hoạch điều phối quy mô sản xuất, mức độ sửdụng lao động, sử dụng giờ phụ trội, thuê gia công và các yếu tố kiểm soát khác đểđưa ra kế hoạch sản xuất tổng thể hợp lý
Phương pháp đồ thị
Là phương pháp được sử dụng rộng rãi do chúng dễ hiểu và dễ sử dụng.Phương pháp này sử dụng một số ít các biến số và cho phép người làm kế hoạch sosánh được nhu cầu dự báo và công suất hiện tại của doanh nghiệp Theo phương phápnày, người làm kế hoạch sẽ thực hiện 5 bước:
- Xác định nhu cầu cho mỗi kỳ
- Xác định công suất giờ chuẩn, giờ phụ trội và thuê gia công cho mỗi kỳ
- Xác định chi phí lao động, thuê gia công và chi phí lưu kho
Trang 21- Khảo sát các kế hoạch và ước lượng tổng chi phí
Phương pháp toán học
Có nhiều phương pháp toán học được sử dụng vào kế hoạch hóa sản xuất trongnhững năm gần đây như: Mô hình hệ số quản lý, mô hình nguyên quyết định tuyếntính, mô hình mô phỏng…
c Kế hoạch chỉ đạo sản xuất
Kế hoạch chỉ đạo sản xuất là bước trung gian giữa kế hoạch sản xuất tổng thể
và kế hoạch nhu cầu sản xuất Kế hoạch chỉ đạo sản xuất xác định doanh nghiệp cầnsản xuất cái gì? Khi nào sản xuất? Kế hoạch này phải phù hợp với kế hoạch sản xuấttổng thể Kế hoạch chỉ đạo sản xuất cho chúng ta biết cần chuẩn bị những gì để thỏamãn nhu cầu và đáp ứng kế hoạch sản xuất tổng thể Kế hoạch chỉ đạo sản xuất khôngphải là sự chia nhỏ kế hoạch sản xuất tổng thể mà là sự thể hiện kế hoạch nói trênchương trình chỉ đạo sản xuất tương ứng, thích hợp với khả năng sản xuất của các đơn
vị nhằm thỏa mãn tốt nhất các dự báo kế hoạch Trong khi kế hoạch sản xuất tổng thểđược lập dưới dạng tổng quát cho các nhóm mặt hang, thì kế hoạch chỉ đạo sản xuấtđược lập cho mỗi mặt hang cụ thể
Sau khi đã có kế hoạch chỉ đạo sản xuất, doanh nghiệp sẽ phải dự tính nhu cầu
và năng lực cần thiết cho việc thực hiện kế hoạch sản xuất này Nhu cầu ở đây sẽ baogồm các chi tiết, bán thành phẩm… cần thiết cho việc hoàn thành sản phẩm cuối cùng
d Kế hoạch nhu cầu sản xuất
Kế hoạch nhu cầu sản xuất nhằm giải quyết tính cân đối của kế hoạch sản xuấttổng thể, khả năng thực hiện được của kế hoạch chỉ đạo sản xuất, mối quan hệ giữanhu cầu độc lập của khách hàng và năng lực sản xuất của doanh nghiệp Việc tính toánnhu cầu được thực hiện ngay sau khi xây dựng kế hoạch sản xuất tổng thể và kế hoạchchỉ đạo sản xuất
Kế hoạch nhu cầu sản xuất lập ra là để xác định nhu cầu các phương tiện và cácyếu tố sản xuất Phương pháp để lập kế hoạch sản xuất được sử dụng là phương phápMRP bao gồm việc thực hiện các bước sau:
Trang 22- Phân tích kết cấu sản phẩm
- Tính toán nhu cầu phụ thuộc
- Tính toán nhu cầu độc lập
Từ các bước phân tích và tính toán ở trên sẽ giúp doanh nghiệp xác định được:mối liên hệ giữa các chi tiết, bộ phận của một sản phẩm, định mức tiêu hao, thời giancần thiết để hoàn thành từng bước công việc…Những thông tin này sẽ giúp doanhnghiệp tính toán được nhu cầu sản xuất cho từng loại sản phẩm, họ sản phẩm và chotoàn bộ kế hoạch nhu cầu sản xuất
e Kế hoạch tiến độ sản xuất
Kế hoạch tiến độ sản xuất cụ thể hóa các quyết định về công suất, kế hoạch sảnxuất tổng thể và kế hoạch chỉ đạo sản xuất thành các chuỗi công việc và sự phân côngnhân sự, máy móc và nguyên vật liệu Kế hoạch tiến độ đòi hỏi phân bố thời gian chotừng công việc, tuy nhiên thường thì có nhiều bước công việc cùng đòi hỏi sử dụngcùng nguồn lực do đó để lập kế hoạch sản xuất doanh nghiệp sử dụng các phươngpháp sau:
Phương pháp điều kiện sớm
Phương pháp điều kiện sớm bắt đầu lịch trình sản xuất sớm nhất có thể khi đãbiết yêu cầu công việc
Phương pháp điều kiện muộn
Phương pháp điều kiện muộn bắt đầu với thời hạn cuối cùng, lên lịch của côngviệc cuối trước tiên Bằng cách trừ lùi thời gian cần thiết cho mỗi bước công việc,chúng ta sẽ biết thời gian phải bắt đầu sản xuất
Phương pháp biểu đồ GANTT
Phương pháp biểu đồ GANTT nhằm xác định thứ tự và thời hạn sản xuất củacác công việc khác nhau cần thiết cho một chương trình sản xuất nhất định, tùy theo độdài của mỗi bước công việc, các điều kiện trước của mỗi công việc, các kỳ hạn cần
Trang 23định một chương trình sản xuất, xác định những công việc khác nhau cần thực hiện,xác định thời gian cần thiết cho mỗi công việc cũng như những mối quan hệ giữachúng.
1.2.5 Vai trò kế hoạch sản xuất
1.2.5.1 Vai trò kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp
Thực tế luôn có sự chênh lệch giữa dự báo và thị trường nơi mà doanh nghiệp
có mặt Vì vậy, kế hoạch phải được xây dựng dựa trên năng lực sản xuất và các phântích, đánh giá dự báo nhu cầu của sản phẩm trên thị trường Kế hoạch sản xuất đượcđiều chỉnh linh hoạt sao cho thích ứng được với mọi biến động của môi trường kinhdoanh, đặc biệt là sự biến động của nhu cầu
Qua đó, kế hoạch sản xuất làm cho chức năng sản xuất trở thành một nhân tốquan trọng đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp Với các yêu cầu của quản lý sảnxuất là tạo sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo khả năng hoạt động tốt của kế hoạch sảnxuất, quản lý tốt các nguồn lực và có các quyết định đầu tư phù hợp
1.2.5.2 Vai trò của kế hoạch sản xuất trong hệ thống kế hoạch của doanh
nghiệp
Kế hoạch sản xuất cùng với kế hoạch marketing, kế hoạch tài chính, kế hoạchnhân sự và kế hoạch phát triển sản phẩm mới… hợp thành kế hoạch chức năng củadoanh nghiệp, xem đó như là kế hoạch tác nghiệp để chỉ đạo và điều hành sản xuấtkinh doanh Kế hoạch sản xuất giúp cụ thể hóa hệ thống kế hoạch chiến lược, đảm bảothực hiện tốt các mục tiêu của doanh nghiệp
Trang 24Sơ đồ: Mối quan hệ giữa các kế hoạch chức năng trong doanh nghiệp
Các kế hoạch chức năng trong doanh nghiệp có mối quan hệ mật thiết với nhau
và cần phải thống nhất trong quá trình xây dựng nhằm đảm bảo sự phối hợp đồng bộ
và có hiệu quả giữa các chức năng trong doanh nghiệp Kế hoạch sản xuất là một trongnhững nội dung quan trọng, việc lập kế hoạch sản xuất nhằm tối ưu hóa việc sử dụngcác yếu tố sản xuất sẵn có để sản xuất một hoặc nhiều sản phẩm đã định Vì vấy, kếhoạch sản xuất là kế hoạch đầu tiên và là căn cứ để lập các kế hoạch chức năng kháctrong hệ thống kế hoạch của doanh nghiệp
Kế hoạchR& D
Kế hoạchMarketing
Kế hoạchSản xuất
và dự trữ
Kế hoạchTài chính
Kế hoạchNhân sự
Công suất
và thời hạn
Nhu cầu nhân sự
Trang 25Chương II: Thực trạng công tác lập kế hoạch sản xuất ở
công ty cổ phần LILAMA 10 2.1 Tổng quan về công ty cổ phần LILAMA 10
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần LILAMA 10 2.1.1.1 Tên, trụ sở công ty
Công ty cổ phần LILAMA 10 (tên gọi tắt: LILAMA 10, JSC) là doanh nghiệpthuộc tổng công ty LILAMA Việt Nam, hạch toán độc lập, có đầy đủ tư cách phápnhân và có con dấu riêng, tổ chức và hoạt động theo Điều lệ của Công ty cổ phần vàLuật doanh nghiệp
Địa chỉ trụ sở chính : Tại Hà Nội, số nhà 989 - Đường Giải Phóng - Quận
Hoàng Mai - Hà Nội
Điện thoại : 04.3.8.649.584
Fax : 04.3.8.649.581
E-mail : info@Lilama10.com
Website : www.Lilama10.com.vn
Địa chỉ văn phòng khu vực:
VPĐD tại Pleiku : số 36 Đường Hàm Nghi - TP Pleiku - Gia Lai
Trang 26- 01 Huân chương độc lập hạng nhất
- 01 huân chương độc lập hạng nhì
- 45 Huân chương độc lập hạng nhất, hạng nhì, hạng ba cho tập thể và cá nhân
- 02 danh hiệu anh hùng lao động cho tập thể
- 01danh hiệu anh hùng lao động cho tập thể
- 01 danh hiệu anh hùng cho cá nhân; Công ty đã nhận 19 huy chương vàng vàbằng khen của Bộ xây dựng về “ Công trình sản phẩm chất lượng cao”
- Cùng nhiều bằng khen, cờ luân lưu của Thủ tướng Chính Phủ, Bộ xây dựng, Uỷban nhân dân tỉnh cũng như các cấp trên địa bàn Công ty đã thi công công trình chocác tập thể và cá nhân
Từ khi thành lập tới nay Công ty đã trải qua nhiều bước thăng trầm:
*) Giai đoạn từ khi thành lập đến năm 1993:
Tiền thân của công ty cổ phần LILAMA 10 là Xí nghiệp Lắp máy số 1 Hà Nộiđược thành lập từ năm 1960 cho nhiệm vụ khôi phục nền công nghiệp của đất nước
Trang 27sau chiến tranh Công ty đã góp phần to lớn phục vụ đất nước trong lúc Miền Namcòn bị chia cắt, miền Bắc thì chịu sự bắn phá ác liệt của đế quốc Mỹ.
Năm 1983, Công ty được đổi tên thành Xí nghiệp Liên hiệp Lắp máy số 10( theo quyết định thành lập ngày 28 tháng 12 năm 1983)
Đặc biệt từ năm 1990, công ty đã không ngừng mở rộng qui mô và địa vị hoạtđộng
Tháng 4 năm 1990: thành lập xí nghiệp lắp máy và xây dựng 10 –1
Địa chỉ: Thanh Xuân Bắc, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 047841.152Tháng 1 năm 1991: Thành lập xí nghiệp lắp máy và xây dựng 10 – 3
Địa chỉ: Thị xã Phủ Lý, Tỉnh Nam HàĐiện thoại: 0351.854.554
Như vậy, đặc trưng nổi bật trong giai đoạn phát triển này của công ty là thamgia thi công các công trình trọng điểm của đất nước Qua đó những người cán bộquản lý, công nhân trong công ty đã trưởng thành về nhiều mặt, đặc biệt là trình độtay nghề của công nhân được thử thách và đào tạo qua các công trình có yêu cầuphức tạp về kỹ thuật, đòi hỏi trình độ tay nghề cao Điều này đã tạo ra điều kiệnthuận lợi cho bước phát triển kế tiếp của công ty
*) Giai đoạn từ 1993 đến năm 2007
Cũng như các doanh nghiệp nhà nước khác, công ty cổ phần LILAMA 10 khi
đó cần được sắp xếp lại cho phù hợp với tình hình và định hướng phát triển của đấtnước trong nền kinh tế chuyển đổi
Ngày 27/1/1993, căn cứ quy chế thành lập và giải thể doanh nghiệp ban hànhkèm theo Nghị định số 338/HĐBT (ngày 20/11/1991) và nghị định số156/HĐBT(ngày 07/5/1992) của Hội đồng Bộ trưởng sửa đổi, bổ sung nghị định
số 388/HĐBT, Bộ trưởng Bộ xây dựng đã ra quyết định số 004A/BXD-TCLĐ
Trang 28thành lập lại và đổi tên thành công ty Lắp máy Việt Nam, theo hình thức hạch toánđộc lập
Tháng 01 năm 1996 đổi tên là Công ty Lắp máy và xây dựng số 10
Địa chỉ: Thị xã Hoà Bình - tỉnh Hoà Bình
Những thay đổi này đã đánh dấu một bước chuyển mới trong quá trình pháttriển của công ty, cho phép công ty có thể tự chủ trong sản xuất kinh doanh, năngđộng, sáng tạo tìm ra phương hướng và biện pháp phát triển của mình nhằm hoạt động
có hiệu quả phù hợp với cơ chế kịnh tế mới
Tháng 10 năm 1997: Công ty đã tiếp nhân nhà máy cơ khí nông nghiệp số 3thuộc Tổng công ty cơ điện nông nghiệp và thủy bộ của Bộ nông nghiệp và pháttriển nông thôn, đổi tên thành: Nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép
*) Giai đoạn từ năm 2007 đến nay
Cùng với xu thế chung các doanh nghiệp chuyển dần sang cổ phần hóa để quán
lý một cách hiệu quả, LILAMA 10 cũng không nằm ngoài xu thế đó
Tháng 01 năm 2007 đổi tên thành Công ty cổ phần LILAMA 10
Địa chỉ: số 989 đường Giải Phóng - Quận Hoàng Mai - Hà Nội
Trong giai đoạn này, bên cạnh những công trình do tổng công ty giao, công ty
đã tìm kiếm và tiêu thụ sản phẩm xây dựng thông qua đấu thầu Tóm lại, đến nay công
ty đã và đang thích nghi một cách tích cực với cơ chế thị trường, tạo cái nhìn khả quan
về khả năng phát triển hoạt động sản xuất của công ty trước mắt cũng như lâu dài
2.1.2 Chức năng và ngành nghề kinh doanh
2.1.2.1 Chức năng
- Trực tiếp điều hành sản xuất kinh doanh và nhận những nhiệm vụ tổng công tygiao xuống Chỉ đạo và phối hợp với các đơn vị thành viên trong việc lập kế hoạch sảnxuất kinh doanh
- Khai thác, tìm kiếm các nguồn vốn và thu hút các nhà đầu tư để triển khai thựchiện các dự án đầu tư
Trang 29- Tổ chức, quản lý phần vốn đã đầu tư vào các dự án, công ty liên kết và cácdoanh nghiệp khác.
2.1.2.2 Ngành nghề kinh doanh
Theo giấy phép hành nghề kinh doanh cấp lần thứ hai số 104346, do uỷ ban kếhoạch tỉnh Hoà Bình cấp ngày 28/18/1996, công ty có năng lực trong các ngành nghề
kinh doanh:
- Xây dựng công trình công nghiệp, đường dây tải điện, trạm biến thế lắp ráp thiết
bị máy móc cho các công trình
- Xây dựng nhà ở
- Trang trí nội thất
- Sản xuất phụ tùng cấu kiện kim loại cho xây dựng
- Sản xuất vật liệu xây dựng, gạch lát, tấm lợp đá ốp lát, đất đen, ôxy
- Kinh doanh vật tư thiết bị
- Thiết kế chế tạo bồn bể chịu áp lực
- Thiết kế, chế tạo lắp đặt kết cấu thép
- Lắp đặt thiết bị công nghệ
- Gia công và lắp đặt các hệ thống ống công nghệ, ống chịu áp lực
- Sơn phủ bảo ôn xây lò
Theo quyết định của bộ tưởng bộ xây dựng số 927/QĐ-BXD ngày 8/6/2004, bổsung cho công ty những ngành nghề kinh doanh sau:
- Khảo sát thiết kế, tư vấn xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng và cácdây truyền công nghệ
- Đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản và nhà ở
- Chế tạo và lắp đặt thiết bị nâng, thiết bị cho các dây chuyền công nghệ, bình, bể
và các thiết bị chịu áp lực; cung cấp, lắp đặt và bảo trì thang máy; làm sạch, mạ và sơnphủ bề mặt kim loại
- Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư thiết bị và các dây truyền công nghệ
- Thí nghiệm, hiệu chỉnh hệ thống điện, nhiệt, điều khiển tự động và kiểm tra chấtlượng mối hàn kim loại
Đến năm 2009, bổ sung thêm và hiện nay ngành nghề kinh doanh được đăng trênWebsite chính thức của công ty bao gồm: