2006 So với 2005 2007 So vớ
4.2.6 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng
Hiệu quả hoạt động của Ngân hàng được thể hiện qua các chỉ tiêu sau: * Tổng các chỉ tiêu đánh giá hoạt động của Ngân hàng
Bảng 13: TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NHNo & PTNT LẤP VÒ
Đvt: % Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006 so với 2005 2007 so với 2006 Dư nợ / Tổng nguồn vốn 94.21 93.96 97.26 -0.27 3.51 Dư nợ / Tổng vốn huy động 197.3 208.04 206.64 5.44 -0.67 Lợi nhuận / Doanh thu 20.09 24.52 16.46 22.05 -32.87 Tổng chi phí/Tổng doanh thu 72.52 80.67 81.72 11.24 1.30 Thu nhập / Tài sản có 12.82 11.55 13.58 -9.91 17.58 Lợi nhuận / Tổng tài sản 2.58 2.83 2.23 9.69 -21.20
(Nguồn: Phòng kế toán NHNo & PTNT Lấp Vò)
* Chỉ tiêu dư nợ trên tổng nguồn vốn
Qua bảng trên ta thấy Ngân hàng đã sử dụng tốt nguồn vốn của mình qua các năm thể hiện ở tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn đều đạt trên 90% ( Chi tiết ở phụ lục 2: Dư nợ- Tổng nguồn vốn năm 2005- 2007 của NHNo&PTNT Lấp Vò). Điều này chứng tỏ mức độ tập trung vốn của Ngân hàng cho các thành phần kinh tế
trong huyện rất cao, lượng khách hàng đến quan hệ giao dịch với Ngân hàng bình ổn. Nguồn vốn của Ngân hàng được sử dụng triệt để.
* Chỉ tiêu dư nợ trên vốn huy động
Nhận xét thấy qua ba năm qua, đối với một huyện còn nhiều khó khăn và đang trong quá trình phát triển thì tình hình huy động vốn của Ngân hàng đạt được như vậy là khá tốt, điều đó được thể hiện ở tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào dư nợ là: năm 2005 bình quân 1,973 đồng dư nợ có một đồng vốn huy động tham gia. Năm 2006 tình hình huy động vốn của Ngân hàng bị sục giảm so với năm 2005, thể hiện bình quân 2,08 đồng dư nợ có một đồng vốn huy động tham gia cùng. Năm 2007 công tác huy động vốn của Ngân hàng có tăng so với năm 2006 nhưng không đáng kể , cụ thể là bình quân 2,06 đồng dư nợ thì có một đồng vốn huy động tham gia vào (Chi tiết ở phụ lục 3: Dư nợ- Vốn huy động năm 2005- 2007 của NHNo&PTNT Lấp Vò).
* Chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng tài sản
Chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng tài sản của Ngân hàng qua ba năm luôn biến động. Cụ thể năm 2005 là 2,58%, năm 2006 là 2,83% và năm 2007 là 2,23%. Như vậy cứ 100 đồng tài sản có của Ngân hàng đem đầu tư sẽ thu được 2,58 đồng lợi nhuận vào năm 2005 và 2,83 đồng lợi nhuận vào năm 2006, tăng 0,26 đồng so với năm 2005. Và 100 đồng tài sản có của Ngân hàng đem đầu tư sẽ thu được 2,23 đồng lợi nhuận vào năm 2007, giảm 0,6 đồng so với năm 2006 (Chi tiết ở phụ lục 4: Lợi nhuận- Tổng tài sản năm 2005- 2007 của NHNo&PTNT Lấp Vò). Qua số liệu ta thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của một đồng tài sản của Ngân hàng là khá tốt.
* Chỉ tiêu lợi nhuận trên doanh thu
Qua bảng số liệu ta thấy chỉ tiêu lợi nhuận trên doanh thu của Ngân hàng qua ba năm tăng không ổn định. Năm 2005 cứ 100 đồng doanh thu sẽ tạo ra 20,09 đồng lợi nhuận, và 24,52 đồng lợi nhuận được tạo ra từ 100 đồng doanh thu vào năm 2006, tăng 4,43 đồng so với năm 2005. Năm 2007, 100 đồng doanh thu chỉ tạo ra 16,46 đồng lợi nhuận, giảm 8,06 đồng lợi nhuận so với năm 2006. Kết quả cho thấy chỉ số lợi nhuận trên doanh thu của Ngân hàng tương đối cao trong 2 năm đầu, nhưng đến năm 2007 chỉ số này đã bị sụt giảm là do trong năm chi phí tăng nhanh (Chi tiết ở phụ lục 5: Lợi nhuận- Tổng tài sản năm 2005 - 2007 của NHNo&PTNT Lấp Vò). Chính vì vậy để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của GVHD: Phan Đình Khôi 66 SVTH : Trương Phương Thanh
Ngân hàng, Ngân hàng cần có biện pháp giảm chi phí và tăng doanh thu để tăng chỉ số này. Vì chỉ số này càng cao hiệu quả Ngân hàng được đánh giá càng tốt.
* Chỉ tiêu tổng chi phí trên tổng doanh thu
Qua bảng số liệu ta thấy chỉ số này tăng liên tục qua các năm nhưng nhìn chung thì chỉ số này luôn nhỏ hơn 1 chứng tỏ thu nhập của Ngân hàng có khả năng bù đắp được chi phí. Cụ thể năm 2005 là 72,52%, năm 2006 là 80,67%, tăng 11,24% so với năm 2005. Năm 2007 chỉ tiêu này là 81,72%, tăng lên so với năm 2006 là 1,3% (Chi tiết ở phụ lục 6: Tổng chi phí- Tổng Doanh thu năm 2005- 2007 của NHNo&PTNT Lấp Vò). Một ngân hàng muốn hoạt động hiệu quả thì phải có biện pháp tăng doanh thu và tiết kiệm chi phí, chỉ tiêu này càng thấp thì hoạt động của ngân hàng ngày càng có hiệu quả. Chính vì vậy ngân hàng cần phải có các biện pháp và đường lối lãnh đạo đúng đắn để có thể tiết kiệm chi phí và tăng doanh thu.
* Chỉ tiêu thu nhập trên tổng tài sản
Chỉ số thu nhập trên tổng tài sản có của Ngân hàng qua ba năm có sự biến động. Năm 2005 khả năng sử dụng tài sản có của Ngân hàng là 12,82%, sang năm 2006 khả năng sử dụng tài sản có của Ngân hàng giảm xuống còn 11,55%, giảm 9,88% so với năm 2005. Đến năm 2007 khả năng sử dụng tài sản có của Ngân hàng đã tăng nhanh trở lại đạt 13,58%, tăng 17,53% so với năm 2006 (Chi tiết ở phụ lục 7: Tổng thu nhập- Tổng tài sản năm 2005- 2007 của NHNo&PTNT Lấp Vò). Qua số liệu cho thấy việc sử dụng tài sản của Ngân hàng ngày càng có hiệu quả. Ngân hàng đã phân bổ tài sản đầu tư ngày càng hợp lý.
Qua phân tích các chỉ tiêu, ta thấy hoạt động của Ngân hàng tương đối hiệu quả. *Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng
Hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng được thể hiện qua các chỉ tiêu sau:
+ Hệ số thu nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này biểu hiện khả năng thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng hay khả năng trả nợ của khách hàng. Công tác thu nợ tiến triển tốt đẹp thì chỉ tiêu này cao.
Bảng 14: DOANH SỐ THU NỢ-DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN NĂM 2005-2007 CỦA NHNo & PTNT LẤP VÒ
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu Doanh số thu nợngắn hạn Doanh số cho vayngắn hạn ngắn hạn(%)Hệ số thu nợ
Năm 2005 235.154 297.251 79,11
Năm 2006 274.130 317.517 86,34
Năm 2007 310.792 442.600 70,22
(Nguồn: Phòng kế toán NHNo & PTNT Lấp Vò)
Qua bảng số liệu ta thấy hệ số thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng qua ba năm có sự biến động. Cụ thể năm 2005 tỷ lệ doanh số thu nợ trên doanh số cho vay là 79,11%, năm 2006 hệ số này tăng lên đạt 86,34%, nhưng đến năm 2007 giảm xuống còn 70,22%., cho thấy hiệu quả thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng trong 2 năm đầu có sự tiến triển theo chiều hướng tốt. Nhưng đến năm 2007 hệ số thu nợ ngắn hạn đã giảm xuống còn 70,22%. Chứng tỏ trong 2 năm đầu Ngân hàng hoạt động rất hiệu quả từ khâu chọn lựa khách hàng đến xét duyệt cho vay và thu nợ khi đến hạn.nhưng đến năm 2007 hệ số thu nợ ngắn hạn đã sụt giảm là do trong năm nhu cầu vay vốn phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng tăng nhanh làm cho doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng tăng cao nhưng do trong năm tài chính nền kinh tế nước ta nói chung và của huyện nói riêng gặp nhiều khó khăn. Chẳng hạn như người nuôi cá tra bị thô lỗ khá nặng do giá cá tra giảm mà xuất phát điểm từ vụ án phá giá cá tra của Mỹ, bên cạnh đó thì người nông dân bị mất mùa do dịch bệnh tàn phá trên cây trồng và cả đàn vật nuôi. Chính vì những nguyên nhân trên dẫn đến tình hình thu nợ của ngân hàng gặp nhiều khó khăn không thu được nợ. Vì vậy muốn nâng cao hệ số thu nợ ngắn hạn lên thì ngân hàng phải tăng cường đào tạo cho cán bộ thẩm định nhằm nâng cao chất lượng thẩm định và xét duyệt các dự án, khi đó công tác thu nợ của ngân hàng sẽ thuận lợi hơn góp phần đáng kể vào việc gia tăng hệ số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng lên.
+ Vòng vay vốn tín dụng ngắn hạn
Bảng 15: DOANH SỐ THU NỢ-DƯ NỢ BÌNH QUÂN NGẮN HẠN NĂM 2005-2007 CỦA NHNo & PTNT LẤP VÒ
Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Doanh số thu
nợ ngắn hạn Dư nợ bình quân ngắn hạn Vòng vay vốn tín dụng ngắn hạn (vòng) Năm 2005 235.154 135.467,0 1,74 Năm 2006 274.130 151.147,5 1,81 Năm 2007 310.792 188.459,0 1,65
(Nguồn: Phòng kế toán NHNo & PTNT Lấp Vò)
Qua số liệu ta thấy vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng tăng trong 2 năm đầu nhưng đến năm thứ 3 thì vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn của ngân hàng giảm xuống. Cụ thể vòng quay vốn tín dụng năm 2005 là 1,74 vòng, năm 2006 là 1,81 vòng nhưng đến năm 2007 giảm xuống còn 1,65 vòng. Điều này chứng tỏ vốn tín dụng của Ngân hàng được quay vòng nhanh và hiệu quả hoạt động của Ngân hàng là tốt trong 2 năm đầu, nhưng số vòng quay này bị giảm xuống trong năm 2007 còn 1,65 vòng cho thấy nguồn vốn tín dụng của ngân hàng đã bị các hộ sản xuất kinh doanh chiếm dụng. Vì vậy muốn nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng lên thì ngân hàng phải có biện pháp thích hợp để có thể tăng vòng quay vốn tín dụng lên, chẳng hạn như cán bôk tín dụng phải thường xuyên nhắc nhở khách hàng trả nợ và lãi đúng kỳ hạn như trong hợp đồng tín dụng đã ký, còn đối với các khoản nợ quá hạn thì ngân hàng phải có các chính sách phù hợp như cho khách hàng gia hạn nợ, giảm lãi suất…nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng có thể trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng.
+ Chỉ tiêu nợ quá hạn ngắn hạn trên dư nợ ngắn hạn
Bảng 16: NỢ QUÁ HẠN-DƯ NỢ NGẮN HẠN NĂM 2005-2007 CỦA NHNo & PTNT LẤP VÒ
Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Nợ quá hạnngắn hạn ngắn hạnDư nợ Nợ quá hạn / dư nợngắn hạn (%)
Năm 2005 1.104 140.247 0,79
Năm 2006 3.424 162.048 2,11
Năm 2007 2.745 214.870 1,28
( Nguồn: Phòng kế toán NHNo & PTNT Lấp Vò)
Chỉ tiêu này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Năm 2005 tỷ lệ nợ quá hạn là 0,79%, sang năm 2006 tăng lên đến 2,11%. Nguyên nhân tỷ lệ nợ quá hạn tăng là do tình hình thiên tai, dịch bệnh ảnh hưởng đến việc sản xuất và một số điều kiện khách quan làm cho ngân hàng không thu được nợ. Nhưng nhờ có những biện pháp xử lý khắc phục kịp thời và đúng đắn, tỷ lệ này đã giảm vào năm 2007 còn 1,28%. Tuy tỷ lệ nợ quá hạn có tăng nhưng vẫn ở mức thấp và dưới mức cho phép của ngân hàng Nhà nước là 5% (NHNo & PTNT Tỉnh Đồng Tháp cho phép NHNo & PTNT Huyện Lấp Vò có tỷ lệ nợ quá hạn là 3%). Nợ quá hạn ngắn hạn ở đây chỉ phát sinh ở thành phần kinh tế cá thể, hộ sản xuất, còn các thành phần khác thì chưa có phát sinh nợ quá hạn ngắn hạn. Nợ quá hạn GVHD: Phan Đình Khôi 69 SVTH : Trương Phương Thanh
chỉ chủ yếu ở mô hình kinh tế tổng hợp, do người dân đã không sử dụng vốn theo mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng mà Ngân hàng không kiểm soát được dẫn đến khi đến hạn khách hàng không có nguồn trả nợ cho Ngân hàng, do đó rủi ro nợ quá hạn xảy ra. Bên cạnh do một số hộ chưa có biện pháp tốt trong sản xuất dẫn đến kết quả việc sử dụng vốn vay không hiệu quả nên không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng.
CHƯƠNG 5