Tình hình cho vay của NHNo & PTNT huyện Lấp Vò qua 3 năm 2005

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn (Trang 39 - 41)

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NHNo & PTNT HUYỆN LẤP VÒ

4.2.1 Tình hình cho vay của NHNo & PTNT huyện Lấp Vò qua 3 năm 2005

2005 - 2007

Trong những năm qua NHNo & PTNT Lấp Vò thực hiện theo hướng đề ra là tiếp tục đổi mới, hoà nhập nhanh với cơ chế thị trường không ngừng mở rộng và tăng trưởng tín dụng trên mọi lĩnh vực ngành nghề và thành phần kinh tế.

Bên cạnh công tác tăng cường nguồn vốn hoạt động Ngân hàng cũng kịp thời đẩy mạnh công tác sử dụng vốn

Bảng 5: TÌNH HÌNH CHO VAY NĂM 2005 - 2007 TẠI NHNo & PTNT LẤP Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh chênh lệch 2005 2006 2007 2006 So với 2005 2007 So với 2006 Số tiền % Số tiền %

Doanh số cho vay 326.529 347.714 471.241 21.185 6,49 123.527 35,53 + Ngắn hạn 297.251 317.517 442.600 20.266 6,82 125.083 39,39 + Trung hạn 29.278 30.197 28.641 919 3,14 -1.556 -5,15 Doanh số thu nợ 297.270 331.072 413.991 33.802 11,37 82.919 25,05 Dư nợ 237.372 254.014 311.264 16.642 7,01 57.250 22,54 Nợ quá hạn 1.843 4.543 3.844 2.700 146,50 -699 -15,39

(Nguồn Bảng cân đối tài khoản tổng hợp năm tại ngân hàng từ 2005 đến 2007)

* Doanh số cho vay:

Việc mở rộng cho vay thu hút ngày càng nhiều khách hàng nên doanh số cho vay của NHNo & PTNT Lấp Vò tăng qua các năm. Năm 2005 Ngân hàng cho vay số tiền là 326.529 triệu đồng. Doanh số cho vay của Ngân hàng năm 2006 là 347.714 triệu đồng tăng 21.185 triệu đồng hay tăng 6,49% so với năm 2005. Năm 2007 doanh số cho vay của Ngân hàng tăng một cách nhanh chóng, tổng doanh số cho vay trong năm là 471.241 triệu đồng tăng 123.527 triệu đồng với tốc độ tăng là 35,53% so với năm 2006.

Trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng, cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn và tăng mạnh qua các năm. Doanh số cho vay ngắn hạn chiếm đến 91,03% vào năm 2005, đạt 91,31% vào năm 2006 và đến năm 2007 tỷ trọng của khoản này đạt đến 93,92% trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng. Còn cho vay trung hạn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cho vay của Ngân hàng và có xu hướng giảm .

Ngân hàng có các cán bộ tín dụng quản lý ở các xã, đây là điều kiện thuận lợi để các cán bộ có thể gần gũi nắm sát tình hình nhu cầu vốn và đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của bà con nông dân. Đồng thời do Ngân hàng có đội ngũ nhân viên có nhiều kinh nghiệm cùng với sự giúp đở của các ban ngành địa phương, Ngân hàng đã xác định nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế trong huyện và có kế hoạch về cơ cấu cho vay phù hợp. Do vậy, doanh số cho vay của Ngân hàng tăng qua các năm mà chủ yếu là cho vay ngắn hạn tăng lên và chiếm phần lớn tỷ trọng trong tổng doanh số cho vay là rất phù hợp với xu thế phát triển kinh tế và nhu cầu vốn cho sản xuất của người dân.

* Doanh số thu nợ:

Cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay thì thu nợ của Ngân hàng qua 3 năm cũng tăng lên. Thu nợ năm 2006 tăng hơn năm 2005 là 33.802 triệu đồng với tốc độ tăng là 11,37%. Thu nợ năm 2007 tăng 25,05% so với năm 2006 tương ứng với số tiền là 82.919 triệu đồng. Doanh số thu nợ tăng cùng doanh số cho vay điều này cho thấy công tác thẩm định khách hàng của cán bộ tín dụng là tốt và ý thức trả nợ của người dân là tương đối cao. Đồng thời nó cũng phản ánh hoạt động sản xuất của người dân có hiệu quả nên trả nợ cho Ngân hàng đúng hạn.

* Dư nợ:

Với phương châm mở rộng hoạt động tín dụng, tăng dư nợ nhằm thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển, trong những năm qua doanh số cho vay của ngân hàng liên tục tăng góp phần làm cho tổng dư nợ có sự gia tăng đáng kể.

Cụ thể năm 2005 dư nợ là 237.372 triệu đồng, năm 2006 là 254.014 triệu đồng, so với năm 2005 tăng 16.642 triệu đồng tương ứng tăng 7,01%. Đến năm 2007 là 311.264 triệu đồng, so với năm 2006 tăng 57.250 triệu đồng, tương ứng tăng 22,54%.

Đạt được kết quả như trên là do ngân hàng chú trọng công tác mở rộng thị phần, nâng cao chất lượng tín dụng.

* Nợ quá hạn:

Tình hình nợ quá hạn của ngân hàng biến động qua các năm nhưng không đáng kể. Cụ thể, nợ quá hạn đã tăng lên từ 1.843 triệu đồng trong năm 2005 lên đến 4.543 triệu đồng trong năm 2006. So với cùng kỳ năm 2005, nợ quá hạn năm 2006 đã tăng 2.700 triệu đồng với tốc độ đến 146,50%. Nguyên nhân nợ quá hạn GVHD: Phan Đình Khôi 40 SVTH : Trương Phương Thanh

tăng với tỷ lệ cao như vậy là do tình hình khách quan như ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh trên vật nuôi, sự biến động về giá các mặt hàng vật tư đầu vào trong quá trình sản xuất, chăn nuôi…làm cho việc sản xuất kinh doanh của ngưòi vay gặp nhiều khó khăn, thậm chí thua lỗ dẫn đến việc không có nguồn trả nợ cho ngân hàng. Một phần cũng do vào năm này ngân hàng đầu tư khá lớn vào các dự án nuôi cá da trơn, người nuôi gặp khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm do vụ kiện bán phá giá cá da trơn của Mỹ nên ngân hàng cũng không thu được nợ.

Tuy nhiên, Ngân hàng cũng đã có nhiều cố gắng trong công tác thu nợ và xử lý nợ và cũng đem lại kết quả tương đối khả quan. Cụ thể, năm 2007 doanh số cho vay tăng nhưng nợ quá hạn giảm còn 3.844 triệu đồng, so với năm 2006 giảm 699 triệu đồng tương ứng giảm 15,39%. Đây là kết quả đáng mừng, nó cho thấy sự quan tâm chỉ đạo của Ban lãnh đạo ngân hàng trong công tác thu hồi và xử lý nợ quá hạn: đôn đốc cán bộ tín dụng có những biện pháp tích cực trong công tác thu nợ như nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn bằng cách gửi giấy báo nợ đến tận tay người dân trước khi đến hạn; công tác xử lý nợ phải tiến hành thường xuyên, bám sát địa bàn phân tích từng món vay khó đòi đề xuất biện pháp xử lý kịp thời.

Nhìn chung qua 3 năm công tác cho vay tại NHNo & PTNT Lấp Vò đã đạt kết quả khả quan, tổng doanh số cho vay ngày càng tăng, mà hoạt động tín dụng chủ yếu của Ngân hàng là tín dụng ngắn hạn. Điều này cho thấy tín dụng ngắn hạn rất quan trọng và mang lại thu nhập chính cho Ngân hàng. Do đó, để phân tích rõ hơn hiệu quả sử dụng vốn ta có thể phân tích tình hình cho vay của Ngân hàng thông qua tình hình cho vay ngắn hạn.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w