1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khoáng sản trong điều kiện hội nhập WTO

121 666 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 516,5 KB

Nội dung

Luận Văn: Nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khoáng sản trong điều kiện hội nhập WTO

Trang 1

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮTADB Ngân hàng Phát triển châu Á

ACFTA Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Trung QuốcAFTA Hiệp định thương mại tự do ASEAN

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

BTA Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Hoa Kỳ

CEPT Hiệp định thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung

CIEM Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương

EHP Chương trình thu hoạch sớm

FAO Tổ chức Nông lương của Liên Hiệp Quốc

FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP Tổng sản phẩm quốc nội

GEL Danh mục loại trừ hoàn toàn

GSP Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập

ISO Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng

KNXK Kim ngạch xuất khẩu

KTQT Kinh tế quốc tế

MFN Quy chế tối huệ quốc

MRDA Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT)OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế

SPS Kiểm dịch động thực vật

Trang 2

RDC Hệ số chi phí nguồn lực

TBT Biện pháp kỹ thuật trong thương mại

TEL Danh mục loại trừ tạm thời

UNCTAD Tổ chức Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc

Trang 3

MỞ ĐẦU

Trong những năm vừa qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng vànhà nước, nông nghiệp nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kích lệ,không những đáp ứng được nhu cầu trong nước mà trở thành ngành hàngxuất khẩu chủ yếu Năm 2007, giá trị xuất khẩu trên giá trị sản xuất củagành nông nghiệp chiếm 30%, đóng góp 20,2% GDP và hơn 17,8% tổnggiá trị xuất khẩu của cả nước Kinh doanh xuất khẩu nông sản đang là mộtlĩnh vực kinh doanh hết sức quan trọng, thu hút nhiều các doanh nghiệptrong và ngoài ngành tham gia

Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khoáng sản có tiền thân là Tổng

công ty Xuất nhập khẩu Khoáng sản Việt Nam được thành lập vào năm

1956 là một trong những đơn vị có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất của

Bộ Ngoại Thương, kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng khoáng sản vàhóa chất chủ lực Bước và thời kỳ đổi mới với cơ chế thị trường, nền kinh

tế đất nước có những thay đổi và những bước phát triển quan trọng Cácdoanh nghiệp Nhà nước được cấu trúc lại

Từ năm 1993 Công ty Xuất nhập khẩu Khoáng sản được thành lập

lại và chuyển từ Tổng công ty Xuất nhập khẩu khoáng sản thành Công ty

Xuất nhập khẩu Koáng sản (MINEXPORT) MINEXPORT lần lượt bàn

giao tất cả các mặt hàng chủ lực như than, xi măng, xăng dầu, phân bón,thuốc trừ sâu, sắt thép, hóa chất, dược phẩm, và các mặt hàng khoáng sảnkhác sang cho các bộ ngành khác

Các mặt hàng khoáng sản xuất nhập khẩu chủ lực không còn,Công ty muốn phát triển không thể dậm chân ở kinh doanh xuất nhập khẩukhoáng sản Hơn nữa khai thác khoáng sản xuất khẩu là lĩnh vực mà Chínhphủ đang hạn chế hoạt động và kiểm soát chặt chẽ Nên hướng phát triểncủa công ty sau khi chia tách là kinh doanh đa ngành đa lĩnh vực Một

Trang 4

trong những hướng phát triển của công ty là kinh doanh xuất nhập khẩuhàng nông, lâm, thủy, hải sản (gọi tắt là nông sản).

Trong thời gian thực tập vừa qua tại Phòng Xuất nhập khẩu số 2 –công ty Xuất nhập khẩu Khoáng sản, em nhận thấy kinh doanh xuất nhậpkhẩu hàng nông sản là lĩnh vực kinh doanh công ty mới tham gia trong mộtvài năm gần đây Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của công tymới chỉ bao gồm: gạo, cao su tự nhiên, chè, gỗ và thủy sản Hiện nay tỷtrọng xuất khẩu của các mặt hàng này còn thấp sức cạnh tranh so với cáccông ty khác kinh doanh trong lĩnh vực này còn yếu kém Trong khi xuấtkhẩu nông sản lại là một trong những hướng quan trọng giúp công ty pháttriển và giảm nhập siêu

Xuất phát từ thực tế hoạt động kinh doanh của công ty như vậy, việcnghiên cứu sức cạnh tranh một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếucủa Minexport, chỉ ra được những điểm mạnh, điểm yếu của từng mặt hàng

so với đối thủ cạnh tranh để có những giải pháp phù hợp nhằm nâng caosức cạnh tranh là một việc làm cần thiết, rất có ý nghĩa về mặt lý luận vàthực tiễn cho Công ty trong điều kiện hội nhập WTO Do vậy, em quyết

định nghiên cứu đề tài “Nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất

khẩu của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khoáng sản trong điều kiện hội nhập WTO”

Mục đích nghiên cứu của chuyên đề tập trung và những vấn đề sau:Nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận chung về cạnhtranh và sức cạnh tranh của hàng nông sản, làm rõ sự cần thiết phải nângcao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của Minexport trong điều kiệnhội nhập WTO Dựa trên cơ sở lý luận đó, chuyên đề sẽ phân tích và đánhgiá thực trạng sức cạnh tranh của một số mặt hàng nông sản xuất khẩu củaMinexport trong điều kiện hội nhâp WTO, chỉ rõ những điểm mạnh điểmyếu so với các mặt hàng của các đối thủ cạnh tranh khác và nguyên nhân

Trang 5

gây ra những yếu điểm đó Kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, chuyên đề sẽ

đề xuất các quan điểm và giải pháp, kiến nghị có cơ sở khoa học và có tínhkhả thi nhằm nâng cao sức cạnh tranh các mặt hàng nông sản xuất khẩu củaMinexport trong điều kiện hội nhập WTO

Để thực hiện được mục tiêu trên, nhiệm vụ của chuyên đề là:

- Hệ thống hóa lý luận về cạnh tranh trong kinh doanh xuất nhậpkhẩu, cụ thể là cạnh tranh trong kinh doanh xuất nhập khẩu hàng nông sản

- Phân tích thực trạng về sức cạnh tranh của công ty trong kinh doanhxuất nhập khẩu hàng nông sản

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh trong xuất khẩu nông sản của Minexport

Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là vấn đề sức cạnh tranh tronghoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Minexport và các giải pháp nângcao sức cạnh tranh trong kinh doanh

Phạm vi nghiên cứu của đề tài: thời gian: từ 2001 đến 2007; lĩnh vựckinh doanh: kinh doanh xuất nhập khẩu hàng nông sản; về mặt hàng: thủysản, thịt, tinh dầu., gỗ, mây tren đan Về thị trường xuất khẩu: Trung Quốc,Nhật Bản, Đài Loan, Anh, Hoa Kỳ

Chuyên đề sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong nghiêncứu kinh tế như: phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vậtlịch sử, phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích và tổng hợp,phương pháp thống kê Chuyên đề sử dụng các phương pháp thu thập thôngtin truyền thống, phương pháp phân tích ngành sản phẩm, phương phápphân tích kinh doanh để phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quanđến sức cạnh tranh của sản phẩm nói riêng và doanh nghiệp nói chung.Phương pháp so sánh được sử dụng phổ biến để lám sáng tỏ các kết luậntrong từng hoàn cảnh cụ thể

Trang 6

Chuyên đề này có cấu trúc 3-3-3, rất chặt chẽ, bao gồm 3 chương, mỗi

chương có 3 mục lớn, mỗi mục lớn có 3 mục con Tuy vậy, đây là một đềtài khó và phạm vi nghiên cứu rộng lớn, nên không thể tránh khỏi nhữngthiếu sót Rất mong được sự giúp đỡ và hướng dẫn nhiều hơn từ các thầy côgiáo

Trang 7

Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HÓA VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU CỦA MINEXPORT TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP WTO.

1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HÓA 1.1.1 Khái niêm về sức cạnh tranh của hàng hóa.

1.1.1.1 Các quan niệm về cạnh tranh.

Lý luận chung về cạnh tranh được nhiều tác giả nghiên cứu và trìnhbày dưới nhiều góc độ khác nhau trong các giai đoạn phát triển khác nhaucủa nền kinh tế quốc dân:

Trước hết để thấu hiểu về ý nghĩa cạnh tranh trong kinh doanh, tacần tìm hiểu về nguồn gốc sự tiến hóa của các loài trong tự nhiên theothuyết “đấu tranh sinh tồn và chọn lọc tự nhiên” của Chales Darwin.Darwin cho rằng, các loài sinh sôi nảy nở theo cấp số nhân trong khi môitrường sống trên trái đất thì có hạn, do đó tất yếu các loài sẽ phải cạnhtranh với nhau để dành giật môi trường sống và nguồn sống Các loài yếuhơn và nhất là ít có những biến đổi để thích nghi với môi trường sống hơn

sẽ bị thua cuộc trong cuộc đấu tranh sinh tồn này và sẽ tiến tới tuyệt chủng.Vậy trên trái đất bây giờ chỉ còn những loài mạnh, thích nghi tốt sinh sôinảy nở và các loài này lại cạnh tranh với nhau để chọn ra loài mạnh hơn,thích nghi tốt hơn Đây chính là nguồn gốc của sự tiến hóa Như vậy chọnlọc tự nhiên có xu hướng loại bỏ những cá thể yếu, duy trì và phát triểnnhững cá thể mạnh Chales Darwin còn cho rằng: cạnh tranh giữa các cáthể trong cùng một loài là khốc liệt nhất vì chúng cùng sống trong một môitrường, cùng ăn một loại thức ăn

Có cùng một tư tưởng tương tự, nhưng là trong lĩnh vực kinh tế,trước Darwin, Adam Smith đã cho rằng: nếu tự do cạnh tranh, các cá nhân

Trang 8

chèn ép lẫn nhau thì cạnh tranh buộc các cá nhân phải cố gắng thực hiện tốtcông việc của mình Nếu không phải cạnh tranh thì con người sẽ mất điđộng cơ để cố gắng phát triển Như vậy có thể hiểu rằng cạnh tranh sẽ kíchthích những cố gắng của cá nhân, tạo ra nhiều của cải và làm cho xã hộiphát triển.

Các Mác cho rằng cạnh tranh tư bản chủ nghĩa là sự ganh đua, sựđấu tranh gay gắt giữa những nhà tư bản nhằm dành giật những điều kiệnthuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu được lợi nhuận siêungạch Cuộc ganh đua giữa các nhà tư bản diễn ra dưới ba góc độ: Cạnhtranh giá thành thông qua nâng cao năng xuất lao động, cạnh tranh chấtlượng thông qua nâng cao giá trị sử dụng của hàng hóa; cạnh tranh giữa cácngành thông qua việc gia tăng tính lưu động của tư bản nhằm phân chia giátrị thặng dư Như vậy cạnh tranh là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế hànghóa, là sự đối chọi giữa những người sản xuất hàng hóa dựa trên thực lựckinh tế của họ

Ngày nay hầu hết các nước trên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh vàcoi cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản và là động lực pháttriển của nền kinh tế xã hội Đất nước ta, trong quá trình đổi mới đã có sựthay đổi về tư duy đối với cạnh tranh Văn kiện Đại hội Đảng VIII đã chỉ

rõ: “Cơ chế thị trường đòi hỏi phải hình thành một môi trường cạnh tranh

lành mạnh, hợp pháp và văn minh Cạnh tranh vì lợi ích phát triển đất nước, chứ không phải làm phá sản hàng loạt, lãng phí các nguồn lực, thôn tính lẫn nhau”

Vậy khái niệm cạnh tranh trong kinh doanh có thể hiểu là cuộc đuatranh quyết liệt, liên tục vì sự tồn tại và phát triển của mỗi chủ thể kinhdoanh trên một thị trường cụ thể nào đó nhằm tranh giành khách hàng, cácnguồn lực và uy tín để tiêu thụ nhiều hàng hóa hơn, tạo ra nhiều sản phẩmtốt hơn qua đó tạo ra nhiều lợi nhuận hơn cho chủ thể và tạo điều kiện giúp

Trang 9

sản xuất phát triển Cạnh tranh có thể đem lại sự phát triển cho chủ thể này

và gây thiệt hại và có thể dẫn đến tàn lụi của chủ thể khác Song xét trêngiác độ toàn xã hội, cạnh tranh luôn luôn tốt Nó chính là nguyên nhân cơbản để xã hội phát triển Nó giúp phân bổ các nguồn lực một cách tối ưu,chọn lựa một cách tự nhiên những gì ưu việt cho sự phát triển của xã hội

Trong nền kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển được, các doanhnghiệp phải thừa nhận tính tất yếu của cạnh tranh, phải luôn luôn tim cáchnâng cao sức cạnh tranh để dành được ưu thế tương đối so với đối thủ.Doanh nghiệp nào không biết tính tất yếu của cạnh tranh hoặc biết màkhông chấp nhận cạnh tranh sẽ sớm bị loại khỏi cuộc chơi, sẽ sớm tàn lụi

1.1.1.2 Các quan niệm về sức cạnh tranh của hàng hóa.

Nếu hiểu cạnh tranh trong kinh doanh là cuộc đấu tranh gay gắt củacác chủ thể kinh tế trong một thị trường để tranh giành khách hàng và cácnguồn lực thì có cạnh tranh giữa các các nhân, các doanh nghiệp, các nềnkinh tế Trong quá trình cạnh tranh với nhau, các chủ thể phải áp dụng tổnghợp nhiều biện pháp nhằm duy trì và phát triển vị thế và sức mạnh củaminh trên thị trường Vị thế và sức mạnh của chủ thể đó so với các đối thủ

khác trên cùng một thị trường được gọi là sức cạnh tranh hay khả năng

cạnh tranh của chủ thể đó Khi muốn nói khả năng duy trì vị thế của mộtloại hàng hóa nói chung, hàng nông sản nói riêng so với các hàng hóa cạnhtranh khác trên thị trường, mà hàng hóa này phải thuộc một doanh nghiệp

nào đó, một nước nào đó người ta cũng dùng thuật ngữ “sức cạnh tranh

của hàng hóa” Nói cách khác sức cạnh tranh của hàng hóa chính là mức

độ hấp dẫn của hàng hóa đó đối với khách hàng trên một thị trường Nhưvậy, khi nghiên cứu sức cạnh tranh của một mặt hàng nào đó, càn phảinghiên cứu dưới các giác độ khác nhau như cạnh tranh ở giác độ quốc gia,cạnh tranh ở giác độ ngành và cạnh tranh ở giác độ doanh nghiệp

Trang 10

Cho đến nay, sự phân chia này chỉ có tính chất tương đối và đã cónhiều bài viết, nhiều cuộc thảo luận về vấn đề này nhưng vẫn chưa có kháiniệm thống nhất về sức cạnh tranh ở các giác độ khác nhau.

Xét cạnh tranh ở giác độ quốc gia: Theo Ủy ban Cạnh tranh Côngnghiệp Hoa Kỳ thì cạnh tranh đối với quốc gia là mức độ cạnh tranh trongđiều kiện thị trường tự do và công bằng trên phạm vi toàn thế giới, quốc gia

có thể sản xuất những hàng hóa và dịch vụ không những đáp ứng nhu cầucủa khách hàng trong nước mà còn có thể đáp ứng được nhu cầu của kháchhàng trên thị trường quốc tế, đồng thời nâng cao được thu nhập thực tế củangười dân nước đó

Theo quan điểm Micheal Porter đưa ra năm 1990: sức cạnh tranhhàng hóa của một quốc gia là khả năng đạt được năng xuất lao động cao vàtạo cho năng suất này tăng không ngừng Ông đề cao vai trò của doanhnghiệp trong cạnh tranh quốc gia và cho rằng năng suất lao động trong mộtquốc gia phụ thuộc vào khả năng của từng doanh nghiệp đạt điược các mứcnang suất cụ thể và tăng được mức năng suất đó như thế nào Muốn duy trì

và nâng cao được năng xuất lao động, từng doanh nghiệp phải khôngngừng nâng cao hiệu quả sản xuất bằng cách nâng cao chất lượng sảnphẩm, cải tiến kỹ thuật, hạ thấp chi phí, bổ xung các đặc điểm cần thiếtv.v để đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường trong và ngoàinước

Như vậy có thể đưa ra khái niệm chung nhất về sức cạnh tranh củaquốc gia như sau: sức cạnh tranh của quốc gia là khả năng đáp ứng đượcnhững thay đổi của thị trường, đảm bảo phân bố có hiệu quả các nguồn lực,đạt và duy trì mức tăng trưởng kinh tế cao và bền vững

Sức cạnh tranh của hàng hóa xét dưới giác độ một ngành hay mộtdoanh nghiệp, theo quan điểm của Micheal Porter: một quốc gia có sứccạnh tranh về một mặt hàng nào đó khi các doanh nghiệp sản xuất và kinh

Trang 11

doanh mặt hàng đó có sức mạnh cạnh tranh và sức mạnh đó là năng suấtlao động cao hơn Với cách tiếp cận như vậy, Micheal Porter đã đưa rakhuân khổ các yếu tố tạo ra sức mạnh cạnh tranh của một ngành hoặc mộtdoanh nghiệp mà ông gọi là “khối kim cương“ các lợi thế cạnh tranh.

Các nhóm yếu tố bao gồm:

i Nhóm các điều kiện về nhân tố sản xuất

ii Nhóm các điều kiện về cầu

iii Nhóm các điều kiện về các ngành phụ trợ và các ngành liên

quan có năng lực cạnh tranh quốc tế

iv Nhóm chiến lược, cơ cấu của ngành và đối thủ cạnh tranh.Cũng theo quan điểm của Micheal Porter, trong nền kinh tế thị trường,bất kỳ ngành nào, công ty nào trong quá trình hoạt động cũng chịu sức épcạnh tranh Sức ép cạnh tranh của ngành, của công ty phụ thuộc vào 5 yếu

tố, đó là

i Sức mạnh đàm phán của người cung cấp

ii Sự đe dọa của các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng

iii Sự đe dọa của các sản phẩm và dịch vụ thay thế

iv Sức mạnh đàm phán của người mua

v Sức ép của các đối thủ cạnh tranh trong nội bộ ngành

Trang 12

Ngoài ra nhiều công ty áp dụng mô hình SWOT (điểm mạnh, điểmyếu, cơ hội và nguy cơ) để phân tích sức cạnh tranh của công ty Mục đíchcủa việc phân tích này là sự phối hợp logic các mặt mạnh, mặt yếu với cácnguy cơ và cơ hội thích hợp để đưa ra các phương án chiến lược tốt nhất.Bằng cách phối hợp đó, công ty có thể giảm thiểu được các mặt yếu, tránhđược các nguy cơ đồng thời phát huy được điểm mạnh, tận dụng được các

cơ hội đến với mình Như vậy, sức cạnh tranh của ngành hay của doanhnghiệp được hiểu là năng lực duy trì hay tăng được lợi nhuận và thị phầncủa doanh nghiệp trên các thị trường trong và ngoài nước

Về thể hiện sức cạnh tranh của hàng hóa, cũng có nhiều quan điểmkhác nhau Theo giáo sư các giáo sư kinh tế học Nhật Bản Keinouke Ono

và Tat suyuki Negoco cho rằng sản phẩm cạnh tranh tốt là sản phẩm hội tụ

đủ các yếu tố chất lượng, giá cả, thời gian giao hàng, dịch vụ trong đó yếu

tố cơ bản nhất là chất lượng sản phẩm Theo giáo sư Tôn Thất Thiêm, sảnphẩm cạnh tranh là sản phẩm đem lại một giá trị gia tăng cao hơn hoặc mới

Nguy cơ bị thay thế

Sức mạnh đàm phán của người mua

Nguy cơ từ đối thủ mới

Sức mạnh đàm phán của người cung ứng

(cường độ cạnh tranh)

Người mua

Hình 1.1: Mô hình 5 lực lượng canh tranh của Micheal Porter

Trang 13

là hơn để khach hàng lựa chọn mình chứ không phải lựa chọn sản phẩmcủa đối thủ cạnh tranh.

Như vậy, một hàng hóa được xem là có sức cạnh tranh khi nó đápứng được nhu cầu của khách hàng về chất lượng, giá cả, tính năng, kiểugiáng, tính độc đáo hay sự khác biệt, thương hiệu, bao bì, v.v hơn hẳn cáchàng hóa cùng loại Nói cách khác, sức cạnh tranh của hàng hóa được hiểu

là tất cả những đặc điểm, yếu tố, tiềm năng mà hàng hóa đó có thể duy trì

và phát triển vị trí của mình trên thị trường trong một thời gian dài Sứccạnh tranh của hàng hóa còn được thể hiện ở vị trí của mặt hàng đó thên thịtrường, đó là sức mua đối với hàng hóa đó của thị trường, là mức độ chấpnhận của người tiêu dùng Tuy nhiên, sẽ không có sức cạnh tranh của hànghóa cao khi sức cạnh tranh của doanh nghiệp, của quốc gia sản xuất ra hànghóa đó là thấp

1.1.2 Các lý thuyết về cạnh tranh.

1.1.2.1 Lý thuyết cạnh tranh của trường phái cổ điển.

Lý luận về cạnh tranh do nhà kinh tế học người Anh Adam Smithkhởi xướng dựa trên quan điểm tự do cạnh tranh giữa các doanh nghiệpcũng như sự tự do lựa chọn tiêu dùng của các hộ gia đình, không cần có sựcan thiệp của Nhà nước Điểm xuất phát trong lý luận của ông là nhân tố

“con người kinh tế“, trong đó loài người là một liên minh trao đổi Trong

quá trình trao đổi sản phẩm và lao động cho nhau, con người luôn chỉ biết

tư lợi và làm theo tư lợi Song nhờ sự sắp đặt của “bàn tay vô hình“ mà

“con người kinh tế“ trong khi theo đuổi lợi ích riêng đồng thời thực hiện nhệm vụ không nằm trong dự kiến là đáp ứng lợi ích xã hội nên lợi ích cá

nhân và lợi ích xã hội thống nhất nhau.

David Ricardo cũng đề cao tự do cá nhân, coi đó là tiêu chuẩn củatiến bộ xã hội Ông cho rằng quá trình phát triển kinh tế bao giờ cũng bị chi

Trang 14

phối bởi quy luật khách quan và phản đối sự can thiệp của Chính phủ vào

các hoạt động kinh tế.

W S Jevous, A Mashall và L Walras là những người sáng lậptrường phái tân cổ điển cũng đều ủng hộ chủ nghĩa tự do Nhưng họ lấy thịtrường tự do với giả định cạnh tranh hoàn hảo , không có độc quyền Lúcnày của cải trong xã hội được phân phối rông khắp và sử dụng với hiệu quả

cao nhất, do vậy không cần có sự can thiệp của nhà nước Để tối đa hóa lợi

nhuận, các doanh nghiệp phải tuân thủ nguyên tắc giá thành cận biên ngangbằng với chi phí cận biên

Như vậy, mô hình cạnh tranh của trường phái cổ điển có thể đượchiểu là cần để các quy luật khách quan tự phát hoạt động, đảm bảo sự tồntại và phát triển của sản xuất, trao đổi hàng hóa trên cơ sở tự do kinh tế, tụ

do thương mại Nhà nước không cần can thiệp vào quá trình này mà chính

cạnh tranh sẽ loại trừ những nhà sản xuất kém hiệu quả.

1.1.2.2 Lý thuyết cạnh tranh không hiệu quả và cạnh tranh mang tính chất độc quyền.

Ngay từ đầu những năm 20 của thế kỷ XX, nhiều nhà kinh tế họctrong đó nổi bật nhất là nhà kinh tế học người Anh Robinson và nhà kinh

tế học người Mỹ Chamberlin đã nghiên cứu vấn đề độc quyền thuần túy vàcạnh tranh hòan hảo Vấn đề trọng tâm của những nghiên cứu này là hànghóa tạp chủng, độc quyền nhóm, và bổ sung những hình thức cạnh tranhkhông qua giá cả, chẳng hạn qua kênh phân phối, qua quảng cáo Mô hìnhcạnh tranh không hoàn hảo hay cạnh tranh mang tính độc quyền là phạmtrù thứ ba giữa hai cực là độc quyền thuần túy và cạnh tranh hoàn hảo Sovói hai phạm trù kia, sự khác biệt của nó do nó thiếu một số nhân tố hoànhảo hoặc xuất hiện một số nhân tố độc quyền thị trường Khởi đầu của quátrình phân tích này là việc nhận thấy rõ ràng rằng không bao giờ có cạnhtranh hoàn hảo bởi vì những giả thiết về sự tồn tại tất cả những nhân tố

Trang 15

hoàn hảo của thị trường là điều không tưởng và không bao giờ có độcquyền thuần túy vì những giả thiết về sự tồn tại khả năng độc quyền là điềukhông bao giờ có.

Theo nghĩa rộng, có thể hiểu cạnh tranh mang tính độc quyền là cạnhtranh giữa nhiều đơn vị cung với những hàng hóa khác biệt (khác biệt theogiá, địa dư, chất liệu, thời gian, uy tín và con người) cạnh tranh với nhautrên thị trường với một số ít đơn vị cung

Theo nghĩa hẹp, khái niệm cạnh tranh mang tính độc quyền chỉ là:cạnh tranh giữa nhiều người cùng với những hàng hóa khác biệt

Lý thuyết cạnh tranh mang tính độc quyền đã tạo ra cơ sở cho cácdoanh nghiệp có thêm nhưng phương pháp để xây dựng chiến lượcMarketing khác nhau phù hợp với vị thế của doanh nghiệp trên thị trườngđồng thời phù hợp với hình thái thị trường trong từng thời kỳ nhất định

1.1.2.3 Lý thuyết cạnh tranh hiệu quả.

Những năm 40 của thế kỷ XX, trường phái Áo, mà đại diện tiêu biểu

là nhà kinh tế học người Mỹ gốc Áo J A Schumpeter nghiên cứu về cạnhtranh đã ảnh hưởng một cách mạnh mẽ đến sư phát triển tiếp theo của lýthuyết cạnh tranh Tiến bộ rõ rệt nhất trong luận điểm của Schumpeter lànghiên cứu cạnh tranh như là một quá trình “động“ và phát triển Quá trình

“động“ được thể hiện là doanh nghiệp cần phải thích ứng với các thay đổitrên thị trường do các tư tưởng mới phát sinh, các phát hiện mới, tiến bộmới, cơ hội mới và thông tin mới đã là thay đổi thị hiếu của người tiêudùng, thay đổi trình độ kỹ thuật và các nguồn lực xã hội để hướng tới một

sự cân bằng mới Ngoài ra, doanh nghiệp cần có sự trợ giúp của Chính phủ

để tài năng của họ được phát huy và mang lại hiểu quả cao nhất.Schumpeter còn cho rằng độc quyền hoàn toàn không có hại mà lại có

những ưu việt nhất định: độc quyền mở rộng cơ hội và thế lực cho những

người có tài, thu hẹp thế lực của những người có rất ít hoặc không có tài.

Trang 16

Ngoài ra, sự ra đời của các tổ chức độc quyền mới không làm không làmcạnh tranh suy yếu mà khiến cạnh tranh “tĩnh“ chuyển sang cạnh tranh

“động“ với mức độ cạnh tranh sâu sắc hơn và cạnh tranh không chỉ là cạnhtranh về giá, chất lượng, thị trường tiêu thụ mà còn cạnh tranh về tiến bộ kỹthuật mới, về sản phẩm mới, về thị trường tiêu thụ mới, và về loại hình tổchức mới

Dựa trên luận điểm của Schumpeter, Clack đã nhanh chóng tiếp thu vàgắn nó với lý thuyết cạnh tranh trong tác phẩm “Cạnh tranh như là một quá

trình động“ (Competition as a Dynamic Process) Theo đó, siêu lợi nhuận

mà các doanh nghiệp tiên phong thu được dựa trên cơ sở lợi thế nhất thời vừa là hiệu quả, vừa là tiền đề của cạnh tranh Các khoản lợi nhuận này

không nên giảm ngay lập tức mà chỉ nên giảm dần để doanh nghiệp có đủđiều kiện và thời gian tạo ra sự đổi mới, cải tiến khác Theo Clark, sự vậnhành của cạnh tranh được đo lường bằng sự giảm giá và tăng chất lượnghàng hóa cũng như sự hợp lý hóa trong sản xuất

Tóm lại: nội dung cơ bản của lý thuyết canh ctranh hiệu quả là phânbiệt rõ những nhân tố không hoàn hảo là có ích, nhân tố không hoàn hảonào là có hại có cạnh tranh và nhận biết được điều kiện nào là điều kiện cần

và đủ đảm bảo tính hiệu quả của cạnh tranh trong nền kinh tế

1.1.3 Các tiêu chí đánh giá sức cạnh tranh của hàng hóa.

Để có thể đánh giá sức cạnh tranh của hàng nông sản trên thị trường

so với các đối thủ cạnh tranh, có rất nhiều tiêu chí được sử dụng Tuynhiên, trong điều kiện hội nhập WTO, để đánh giá đúng sức cạnh tranh củahàng nông sản xuất khẩu, cần sử dụng các tiêu chí cơ bản sau đây:

1.1.3.1 Sản lượng và doanh thu hàng nông sản xuất khẩu.

Mức doanh thu của hàng nông sản xuất khẩu là tiêu chí quan trong đểđánh giá sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Hàng hóa có sức cạnh

Trang 17

tranh cao sẽ dễ dàng bán được trên thị trường và qua đó doanh thu sẽ tănglên Nếu cơ hội lựa chọn sản phẩm là như nhau thì doanh thu là tiêu chíphản ánh chính xác mức độ thỏa mãn nhu cầu và thị hiếu khác nhau củakhách hàng đối với sản phẩm Thông thường, khi doanh thu xuất khẩu mộtmặt hàng nào đó đạt ở mức cao và có mức tăng trưởng đều đặn qua cácnăm thì chứng tỏ mặt hàng đó thỏa mãn tốt nhu cầu của người mua trên thịtrường Sức cạnh tranh của hàng hóa cao hơn khi nó thỏa mãn tốt hơn nhucầu của khách hàng Doanh thu của một mặt hàng nông sản phụ thuộc vàochất lượng, giá bán và quá trình tổ chức tiêu thụ của mặt hàng Sức cạnhtranh của mặt hàng đó có được nâng cao hay không còn phụ thuộc vào tốc

độ chuyển dịch cơ cấu hàng hóa theo hướng nâng cao dần tỷ trọng xuấtkhẩu hàng hóa có giá trị kinh tế cao

Doanh thu của một mặt hàng được tính bằng công thức sau:

1

Trong đó:

TR: Doanh thu

Pi: Giá cả một đơn vị sản phẩm i

Qi: Số lượng sản phẩm i được tiêu thụ

N: Số chủng loại sản phẩm được tiêu thu

1.1.3.2 Thị phần hàng nông sản xuất khẩu.

Tổng cầu của mỗi chủng loại hàng nông sản trên một thị trườngthường là xác định Khi một mặt hàng đảm bảo được yếu tố bên trong như

có chất lượng tốt hơn, giá cả thấp hơn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩmtốt v.v và có được những yếu tố bên ngoài như cơ hội kinh doanh xuất

Trang 18

hiện, công tác xúc tiến bán hàng hiệu quả, thương hiệu sản phẩm mạnh,mạng lưới phân phối được mở rộng sẽ làm tăng sức cạnh tranh của sảnphẩm, tăng thị phần, buộc đối thủ cạnh tranh phải nhường lại từng thị phầncủa mình trước đây.

Thị phần hàng nông sản xuất khẩu trên thị trường được tính theo côngthức sau:

MS = x100 %

M MA

Trong đó:

MS: Thị phần của hàng hóa

MA: Số lượng hàng hóa A được tiêu thụ trên thị trường

M: Tổng số lượng hàng hóa cùng chủng loại được tiêu thụ trên thịtrường

Độ lớn của chỉ tiêu này phản ánh sức cạnh tranh của mặt hàng và vị trícủa mặt hàng đó trên thị trường

1.1.3.3 Chi phí sản xuất và giá hàng nông sản xuất khẩu.

a) Chi phí sản xuất, chế biến nông sản xuất khẩu

Cạnh tranh về chi phí sản xuất hàng nông sản là xuất phát điểm và làđiều kiện cần để một sản phẩm có thể cạnh tranh được trên thị trường quốc

tế Nguồn gốc của khả năng cạnh tranh về chi phí của sản phẩm nông sảnxuất khẩu là lợi thế so sánh của đất nước trong quá trình sản xuất và tiêuthụ sản phẩm đó Năng lực cạnh tranh về chi phí của sản phẩm sẽ phụthuộc và rất nhiều khâu, bao gồm sản xuất, thu mua, vận chuyển, chế biến,kho bãi, cầu cảng, vận tải để tạo ra và đưa sản phẩm đó đến thị trường quốc

Trang 19

tế Khả năng cạnh tranh về chi phí chỉ là điều kiện cần chứ không phải làđiều kiện đủ đối với việc duy trì và mở rộng thị phần bởi vì sức cạnh tranhcủa sản phẩn còn phụ thuộc và khả năng tiếp cận thông tin, năng lực kinhdoanh của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, năng lựcmarketing quốc tế, khả năng đối phó với rủi ro.

b) Giá nông sản xuất khẩu.

Trong nền kinh tế thị trường, việc xác định giá của một sản phẩm chịutác động của nhiều nhân tố khác nhau như chi phí cho sản phẩm, nhu cầucủa thị trường về sản phẩm, mức độ cạnh tranh của sản phẩm trên thịtrường, các quy định của chính phủ về luật pháp và thuế quan, cách tiếp thị

và bán sản phẩm Không hẳn một sản phẩm cùng loại, chất lượng tươngđương, sản phẩm nào có giá thấp hơn sẽ có tính cạnh tranh cao hơn Giácao có thể thể hiện rằng sản phẩm được người tiêu dùng ưa thích và họ sẵnsàng trả giá cao để được tiêu dùng sản phẩm đó Trong một thị trường có

sự cạnh tranh của hàng nông sản các nước, các doanh nghiệp xuất khẩukhác nhau thì khách hàng có quyền lựa chọn cho mình loại sản phẩm tốtnhất mà mình ưa thích và cùng một loại sản phẩm đó thì chắc chắn họ sẽlựa chọn sản phẩm có giá thấp hơn Giá bán hàng hóa cao sẽ là cơ hội nângcao giá trị hàng hóa, qua đó nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việctăng giá trị của một đơn vị sản phẩm nông sản phụ thuộc vào việc gia tănggiá trị trong các công đoạn chế biến nông sản Những công đoạn chế biếnsản phẩm càng sâu, càng dòi hỏi công nghệ cao thì giá trị của nông sản chếbiến càng cao và giá bán càng cao

1.1.3.4 Chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm hàng nông sản xuất khẩu.

Chất lượng của hàng nông sản thể hiện ở giá trị sử dụng và thời gian

sử dụng của sản phẩm Yêu cầu đặt ra đối với mỗi doanh nghiệp, quốc gia

là phải cung ứng những sản phẩm có chất lượng cao để thỏa mãn nhu cầu

Trang 20

ngày càng khắt khe của người tiêu dùng Do vậy, chất lượng sản phẩm,dịch vụ là tiêu chí quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định nhất tới sức cạnhtranh của hàng nông sản xuất khẩu Trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắttrên thị trường quốc tế, hàng nông sản muốn xuất khẩu được phải đảm bảochất lượng theo tiêu chuẩn của quốc tế.

Ngày nay, trên thị trường các nước phát triển, xu hướng cạnh tranhkhông chỉ bằng chất lượng mà còn phải gắn với các yếu tố về bảo vệ môitrường và an toàn thực phẩm, như vấn đề dư lượng khách sinh, chất bảo vệthực vật trong thực phẩm, các quy định về bảo vệ môi trường, các điều kiệntiêu chuẩn đối với cơ sở chế biến xuất khẩu

1.1.3.5 Thương hiệu hàng nông sản xuất khẩu.

Thương hiệu của hàng nông sản là tổng hợp các thuộc tính của sảnphảm như chất lượng, lợi ích, mẫu mã và dịch vụ của sản phẩm Thươnghiệu là một tài sản rất có giá trị của doanh nghiệp, là uy tín thể hiện niềmtin của nguời tiêu dùng đối với sản phẩm và doanh nghiệp

Ngày nay, phần lớn các hàng hóa xuất khẩu trên thị trường quốc tếđều có gắn với thương hiệu Thương hiệu của một mặt hàng nông sản nào

đó càng nổi tiếng thì sức cạnh tranh của hàng hóa đó càng lớn Nếu một sảnphẩm nào đó đã có được uy tín và hình ảnh đối với người tiêu dùng thì sảnphẩm đó có một lợi thế cạnh tranh hơn hẳn so với các sản phẩm của đối thủ

có danh tiếng kém hơn Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt,muốn phát triển được các doanh nghiệp phải tạo dựng cho hàng nông sảncủa mình một thương hiệu mạnh, một thương hiệu có tên tuổi trong lòngkhách hàng

1.2 ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨCCẠNH TRANH CỦA HÀNG NÔNG SÃNUẤT KHẨU

Trang 21

1.2.1 Đặc điểm khác biệt của hàng nông sản có ảnh hưởng đến sức

cạnh tranh của chúng trên thị trường.

Khác với những hàng hóa công nghiệp, hàng nông sản có những đặc

điểm riêng ảnh hưởng tói sức cạnh tranh trên thị trường thế giới

- Chuỗi giá trị tạo nên sức cạnh tranh của hàng nông sản phải trải qua

những quy trình có tính chất hoàn toàn khác nhau

Theo ADB: Chuỗi giá trị là một hệ thống tổ chức trao đổi từ sản xuất

đến tiêu thụ nhằm mục đích tạo ra giá trị và tính cạnh tranh cao hơn.

Chuỗi giá trị của hàng nông sản được minh họa bằng hình sau:

Hình 1.2: Chuỗi giá trị của hàng nông sản xuất khẩu.

Hình 1.2 cho thấy, có 3 khâu tạo ra giá trị cho hàng nông sản là: sản

xuất nông sản, chế biến nông sản và xuất khẩu nông sản Nếu như khâu sản

xuất, thu gom, chế biến thực hiện tốt thì giá trị hàng nông sản sẽ cao và

nông sản sẽ có sức cạnh tranh trên thị trường Tuy nhiên, do sản phẩm nông

nghiệp có tính thời vụ cao, quá trình sản xuất có chu kỳ dài, đòi hỏi phải có

sự kết hợp rất chặt chẽ, đồng bộ về về thời gian và khối lượng cung cấp

nông sản nguyên liệu với năng lực chế biến và hợp đồng xuất khẩu

- Việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản gắn chặt chẽ với

việc phát huy lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên của từng vùng.

Do đặc điểm đa dạng về mặt sinh học, mỗi loại cây con thường chỉ

phát triển tốt khi phù hợp với điều kiện đất đai, khi hậu, sông ngòi và thảm

Đầu vào sản xuất

Sản xuất nông sản

Thu gom nông sản

Chế biến nông sản

Xuất khẩu nông sản

Trang 22

động thực vật của từng vùng Sực khác biệt về môi trường tự nhiên giữacác vùng đã làm cho nông sản trở nên đa dạng đáp ứng được nhu cầuphong phú của con người Mỗi vùng, mỗi địa phương, mỗi quốc gia chỉ cóthể lựa chọn giống cây trồng phù hợp để sản xuất vầ xuất khẩu những loạinông sản mà họ có ưu thế về tự nhiên hay lợi thế so sánh thự sự

Trong nền kinh tế thị trường, việc nắm bắt quy luật sinh học của câytrồng vật nuôi, khai thác lợi thế so sánh của từng vùng đã buộc sản xuấtnông nghiệp chỉ có thể cung cấp cho thị trường những sản phẩm mà thịtrường cần và điều kiện sản xuất cho phép Cùng một loại nông sản muốngiành được thắng lợi trong cạnh tranh buộc người sản xuất, các doanhnghiệp, các quốc gia không những phải biết tận dụng những lợi thế so sánhcủa mình về đất đai, khi hậu, sông ngòi, lao động mà còn phải biếtthường xuyên đổi mới, áp dụng những thành tựu mới nhất của khoa học kỹthuật và công nghệ vào sản xuất, chế biến để nâng cao năng xuất cây trồng,

Trang 23

- Tổng sản lượng hàng nông sản trên thị trường co hệ so co giãn rất thấp đối với giá.

Xét trong ngắn hạn, tổng sản lượng nông sản được sản xuất ra khôngphụ thuộc vào giá cả hàng hóa Đặc điểm này của hàng nông sản chủ yếuxuất phát từ: Tổng sản lượng hàng nông sản xuất khẩu khó có thể điềuchỉnh trong ngắn hạn do bị giới hạn về diện tích canh tác, số lượng cây con

và năng xuất, phụ thuộc vào chu kỳ sản xuất vào yêu cầu khác nhau về đấtđai, thổ nhưỡng và khí hậu đối với các loại cây con khác nhau; Hầu hếtnông sản được sản xuất ra là những sản phẩm có thời gian sử dụng ngắn dotính chất sinh học của sản phẩm, người nông dân thường phải bán sảnphẩm của mình ngay sau khi thu hoạch; Việc bảo quản hàng nông sản đòihỏi chi phí lớn; Do những giới hạn về sinh lý mà mỗi người chỉ tiêu thụmỗi loại nông sản với số lượng nhất định và do vậy, không phải vì sảnphẩm nông sản trên thị trường nhiều và rẻ mà người tiêu dùng mua nhiềusản phẩm hơn Hoặc không phải vì nhu cầu tiêu dùng lớn và giá đắt màngười sản xuất khi muốn đều có thể cung ứng ngay một khối lượng lớn chothị trường do sản xuất hàng nông sản đòi hỏi phải có thời gian mà thời giansản xuất lại phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản phẩm Việcnghiên cứu đặc điểm này của hàng nông sản sẽ giúp chúng ta có những giảipháp đúng đắn trong việc định giá cả nông sản và lượng cung trên thịtrường trong từng thời kỳ

1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng nông sản

Các nhân tố có ảnh hưởng chủ yếu đến quá trình tạo ra sức cạnhtranh của hàng nông sản có liên quan chặt chẽ đến các tiêu chí đánh giáđược trình bày ở trên gồm:

- Nguồn lực tự nhiên

Trang 24

Do hàng nông sản là những sản phẩm hữu cơ nên chủng loại và chấtlượng hàng hóa phụ thuộc rất lớn vào tính chất sinh học, điều kiện đất đai,thổ nhưỡng và thời tiết khí hậu.

- Kỹ thuật và công nghệ sản xuất

Sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ sinh học đã tạo ra những giống câytrồng vật nuôi cho năng xuất cao, chất lượng tốt đồng thời chịu được cácđiều kiện khác nghiệt của tự nhiên Để tăng khả năng cạnh tranh của hàngnông sản xuất khẩu, cần phải tìm hiểu thị trường và xác định các đặc trưngtừng loại thị trường và xác định đặc trưng từng loại thị trường về từng loạisản phẩm để từ đó đầu tư, chon ra những giống thích hợp để đưa và canhtác và xuất khẩu

- Công nghệ chế biến và bảo quản.

Công nghệ chế biến càng cao, bảo quản nông sản càng tốt thì chấtlượng nông sản càng tăng và do đó sức cạnh tranh của hàng nông sản tănglên

- Tập quán tiêu dùng.

So với hàng công nghiệp, việc tiêu dùng hàng nông sản phụ thuộc chủyếu vào khẩu vị của người tiêu dùng nên nhu cầu hàng nông sản phụ thuộclớn vào thói quen, tập quán của người tiêu dùng

- Chất lượng dịch vụ

Chất lượng dịch vụ vượt trội của nhà cung cấp so với các đối thủ cạnhtranh là yếu tố quan trọng để nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sảntrong xu thế hội nhập

- Các chính sách hỗ trợ của nhà nước.

Hệ thống các chính sách có tác động đến sức cạnh tranh của hàngnông sản xuất khẩu bao gồm: chính sách đất đai, khuyến nông, quy hoạch

Trang 25

sản xuất, tín dụng, đầu tư, thuế, phát triển khoa học công nghệ, đào tạonguồn nhân lực Các chính sách hỗ trợ của các chính phủ nước ngoài đểbảo vệ hàng nông sản nước họ cũng có tác dụng hạn chế nhập khẩu hàngnông sản từ bên ngoài Mặc dù chủ trương tự do hóa thương mại theo tinhthần của WTO, nhưng đến nay hiệp định về nông nghiệp vẫn chưa đượccác nước thực hiện nghiêm túc Đặc biệt, nhiều nước phát triển như Hoa

Kỳ, EU, vẫn chi những khoản tiền rất lớn để trợ cấp hàng nông sản xuấtkhẩu cùng với những quy định nghiêm ngặt về tiêu chuẩn kỹ thuật đã gây

ra khó khăn cho hàng nông sản của các nước khác thâm nhập vào thịtrường các nước này, trong đó có hàng của Việt Nam

1.3 SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH HÀNGNÔNG SẢN XUẤT KHẨU CỦA MINEXPORT

Trong điều kiện hội nhập WTO, việc nâng cao sức cạnh tranh củahàng nông sản xuất khẩu của Minexport nói riêng và Việt Nam nói chung

là hết sức cần thiết vì những lý do chính sau đây:

1.3.1 Vai trò to lớn của xuất khẩu hàng nông sản đối với Minexport.

1.3.1.1 Đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu, tăng kim ngạch nhập khẩu.

Từ sau khi tái lập lại năm 1993, Minexport đã bàn giao tất cả các mặthàng xuất khẩu chủ lực cho các bộ ngành khác Vì các mặt hàng xuất khẩuchủ lực không còn, công ty đã chủ trương đa dạng hóa các mặt hàng xuấtnhập khẩu, các lĩnh vực kinh doanh Một trong những hướng phát triển củacông ty là kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy hải sản (goitắt là nông sản) Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Minexporthiện nay bao gồm: thủy sản, thịt, tinh dầu và hương liệu, gỗ, mây tre đan.Đến nay, tuy tỷ trọng giá trị nông sản xuất khẩu trong tổng giá trị xuất khẩuhàng năm chưa cao, mới chiếm khoảng 20,5% Nhưng nó cũng mở ra một

Trang 26

hướng kinh doanh mới đầy tiềm năng Góp phần tăng kim ngach xuất khẩugiảm nhập siêu.

Bảng 1.1: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Minexport.

Các cơ sở chế biến thủy sản đông lạnh, thịt đông lạnh, chế biến tinhdầu, chế biến gỗ,… có thêm những hợp đồng chế biến, tạo thêm nhiều việclàm cho người lao động, tăng thêm thu nhập

Cán bộ nhân viên của Minexport sau những năm tái lập lại, công việc

và thu nhập bị giảm sút Những hợp đồng xuất khẩu nông sản củaMinexport đã góp phần tạo thêm công việc và tăng thu nhập cho cán bộnhân viên của công ty

1.3.1.3 Tạo nguồn thu ngoại tệ, giảm nhập siêu.

Trang 27

Xuất khẩu nông sản đã tạo ra nguồn thu ngoại tệ vững chắc, góp phầnquan trọng vào việc cải thiện cán cân thanh toán và tăng dự trự ngoại tệ củaMinexport Trong điều kiện tiềm lực tài chính của công ty chưa mạnh,thiếu ngoại tệ thì xuất khẩu nông sản có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo

ra nguồn thu ngoại tệ để thực hiện các hợp đồng nhập khẩu phục vụ nhucầu trong nước Hơn nữa hiện nay giá trị nhập khẩu của Minexport vẫnchiếm tỷ trọng rất lớn, giá trị xuất khẩu chiêm tỷ trong nhỏ do những hạnchế về nguồn cung, như các cơ sở khai thác khoáng sản phải ngừng hoạtđộng do không có điều kiện sử lý được các chất thải đổ ra môi trường Xuấtkhẩu nông sản đã góp phần gia tăng giá trị xuất khẩu

Bảng 1.2 Kim ngạch xuất nhập khẩu của Minexport

1.1 Xuất khẩu USD 1,031,000 680,000 720,000 1.2 Nhập khẩu USD 29,370,000 38,600,000 39,700,000

1.3.1.4 Góp phần mở rộng mối quan hệ kinh doanh quốc tế.

Minexport sau khi cổ phần hóa với tư cách là một đơn vị kinh tế độclập, tự chủ đang thúc đẩy mở rộng hợp tác kinh doanh với các đối tácnước ngoài trong khu vực và trên thế giới, góp phần thúc đẩy trao đổthương mại giữa Việt Nam với thế giới Hiện nay Minexport đã có mốiquan hệ hợp tác kinh doanh với các đối tác của hàng chục quốc gia trênthế giới, trong đó các các bạn hàng lớn nằm ở các quốc gia như: Trung

Trang 28

Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore, Australia, Ấn Độ, EU,Mỹ,…

1.3.2 Khai thác những lợi thế cạnh tranh sẵn có của Minexport.

Các lợi thế sẵn có của Minexport chứa đựng những lợi thế cạnh tranhtrong điều kiện hội nhập WTO được phân tích dựa vào các điều kiện kinhdoanh quan trọng, vốn có của Minexport như: đội ngũ cán bộ nhân viên,nguồn hàng, uy tín và bạn hàng…

1.3.2.1 Đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ, giàu kinh nghiệm kinh doanh xuất nhập khẩu.

Minexport có lợi thế về lao động không chỉ về mặt lượng mà còn cả

về mặt chất Công ty hiện có trên 60 lao động chuyên môn Công ty có độingũ cán bộ lãnh đạo được đào tạo chính quy, có trình độ chuyên môn cao

và có nhiều kinh nghiệm kinh doanh xuất nhập khẩu, có khả năng thực hiệncông việc kinh doanh đa dạng và phức tạp

1.3.2.2 Nguồn hàng phong phú và dồi dào.

Nước ta có tổng diện tích đất dành cho nông nghiệp là 8,1 triệu ha,chiếm 24,47 % tổng diện tích cả nước Phần lớn đất nông nghiệp cả ViệtNam màu mỡ, có độ phì nhiêu cao đáp ứng nhu cầu thâm cạnh tăng năngxuất và phát triển đa dạng sinh học

a) Đối với sản phẩm thủy sản

Điều kiện khí hậu nước ta khá phong phú lại có tính đa dạng tạo điềukiện cho việc đa dạng hóa cây trong vật nuôi Biển Việt Nam có diện tíchlớn giàu hải sản Diện tích ao hồ, sông ngòi trong đát liền cũng lớn thuậnlợi cho việc nuôi trồng thủy sản

a) Đối với sản phẩm thịt

c) Đối với sản phẩm tinh dầu và hương liệu

Trang 29

d) Đối với sản phẩm gỗ

Tổng diện tích rừng cả nước (bao gồm cả rừng tự niên và rừng trồng)

là 11,5 triệu ha (theo số liệu năm 2001) Rưng Việt Nam phong phú vềchủng loại, trong đó có nhiều loại gõ quý hiếm có giá trị kinh tế cao

e) Đối với sản phẩm mây tre đan

Tất cả những điều kiện trên đã tạo nên một nền nông nghiệp Việt Namphong phú, đa dạng, tạo nguồn hàng dồi dào cho các doanh nghiệp xuấtkhẩu nông sản nói chung và Minexport nói riêng Hơn nữa Minexport lại

có uy tín làm ăn lâu năm, có môi quan hệ chặt chẽ ơis nhiều vùng sản xuấtnông sản, nhiều cơ sở chế biến nông sản xuất khẩu cho công ty

1.3.2.3 Có uy tín lâu năm trong kinh doanh xuất nhập khẩu, có nhiều bạn hàng quan trọng trên hầu khắp các châu lục.

Minexport có tiền thân là Tổng công ty Xuất nhập khẩu Khoáng sảnđược thành lập năm 1956 và từng là doanh nhiệp có kim ngạch xuất nhậpkhẩu lớn nhất Bộ Ngoại thương Sau khi thành lập lại năm 1993, tài sản lớnnhất còn lại của công ty là danh tiếng Minexport và các môi quan hệ kinhdoanh lâu bền của công ty Thực hiện chủ trương mở cửa, Minexport đã

mở rộng mối quan hệ kinh doanh với nhất nhiều nước, nhiều khu vực trênthế giới Các bạn hàng chính của Minexport là Trung Quốc, Hàn Quốc,Nhật Bản, Đài Loan, Singapore, Australia, Ấn Độ, Nga, Iraq, Anh, EU,Mỹ,…Nhờ có các mối quan hệ làm ăn bền vững và rộng khắp như vậy,Minexport đã có nhiều lợi thế khi bước vào giai đoạn hội nhập WTO

1.3.3 Thích ứng nhanh với những tác động của hội nhập WTO.

Quá trình hội nhập WTO, đã tác động tích cực và tiêu cực đến sảnxuất và xuất khẩu hàng nông sản của Minexport thông qua thị trường đầuvào, cơ chế chính sách, giá cả chất lượng, chủng loại sản phẩm

Trang 30

1.3.3.1 Những tác động tích cực của hội nhập WTO đến sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của Minexport.

a) Thúc đẩy quá trình tái cấu trúc lại cơ cấu của công ty sao cho hoạt động hiệu quả hơn.

Việc thực hiện các cam kết WTO yêu cầu Việt Nam phải thúc đẩymạnh mẽ cải cách kinh tế trong nước trong đó có điều chỉnh chính sáchthương mại theo hướng tự do hóa trong nông nghiệp Để có thể dành đượclợi thế trên thị trường trong điều kiện tự do hóa thương mại, các chủ thể sảnxuất kinh doanh nông nghiệp buộc phải chủ động đầu tư cả về tài chính, laođộng và công nghệ vào phát triển những mặt hàng có lợi thế cạnh tranh caonhất

b) Khả năng mở rộng thị trường nông sản.

Việc thực hiện cam kết với WTO sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hàngnông sản Việt Nam nói chung và Minexport nói riêng tiếp cận thị trườngcác nước thành viên Do tỷ lệ thuế giảm xuống đáng kể, tổng trị giá xuấtkhẩu của một số mặt hàng nông sản như, thủy sản đông lạnh, thịt đônglạnh, tinh dầu, hương liệu, gỗ, và các loại nông sản khác mà Minexportxuất khẩu sẽ tăng lên nhanh chóng Việc gia tăng tiếp cận thị trường Hoa

Kỳ sẽ mang lại lợi ích đáng kể cho Minexport Hàng nông sản xuất khẩucủa Minexport sang Hoa Kỳ đang bắt đầu gia tăng trong những năm đầutiên Việt Nam gia nhập WTO

Theo hiệp định thương mại ASEAN – Trung Quốc, mức thuế suất tối

đa Trung Quôc áp dụng cho hàng hóa của ASEAN về cơ bản chỉ còn bằng0% Mức thuế này thấp hơn nhiều so với thuế suất Trung Quốc áp dụng đốivới các thành viên WTO, đây là cơ hội lớn để những hàng hóa nông sảnMinexport nói riêng và Việt Nam nói chung có lơi thế về chi phí sản xuấtthấp nhờ vào điều kiện khí hậu, đất đai, và lao động xâm nhập sâu hơn vàothị trường Trung Quốc

Trang 31

Là thành viên WTO, Minexport nói riêng và Việt Nam nói chung sẽtận dụng được ưu đãi mà các nước thành viên khác dành cho như quy chếtối huệ quốc (MFN) vô điều kiện, thuế nhập khẩu vào các nước thành viêngiảm đáng kể và được hưởng ưu đãi về thuế quan phổ cập (GSP) vì ViệtNam là nước đang phát triển Hơn nữa, nếu như các vòng đàm phán sauDoha thành công, ảnh hưởng của nó đến việc mở rộng thị trường hàngnông sản sẽ lớn hơn Việc cắt giảm thuế nhập khẩu, mở rộng hạn ngạchthuế quan, giảm dần thuế lũy tiến đối với hàng nông sản chế biến và xóa bỏcác rào cản phi thuế quan khác từ các nước thành viên sẽ tạo điều kiện chohàng nông sản của các nước đang phát triển mở rộng thị trường sang cácnước thành viên, đặc biệt là thị trường các nước đang phát triển Tuy nhiên,hàng nông sản của Minexport có thể cạnh tranh được trên thị trường quốc

tế hay không còn phụ thuộc vào chất lượng, giá cả và chiến lược marketing

c) Tiếp nhận chuyển giao, phát triển khoa học và công nghệ.

Hoạt động hợp tác khoa học kỹ thuật, công nghệ và xây dựng năng lực

là nội dung bao trùm tất cả các lĩnh vực của WTO dưới nhiều hình thứckhác nhau Gia nhập WTO, Việt Nam có cơ hội được tham gia nhiều hơncác chương trình hợp tác về khoa học công nghệ cũng như được tăng thêmcác nguồn hỗ trợ kỹ thuật, tăng cường năng lực khoa học công nghệ để khaithác tiềm năng to lớn của nền nông nghiệp

Minexport cũng sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận nguồn công nghệ mới, họchỏi nhiều kỹ năng quản lý tiên tiến qua trao đổi chuyên gia, tham dự cáckhóa đào tạo, hội thảo, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và tăngsức cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu của mình

1.3.3.1 Những tác động tiêu cực của hội nhập WTO đến sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của Minexport.

a) Tạo sức ép nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Trang 32

Thực thi các cam kết WTO, Việt Nam không chỉ được hưởng nhữngquyền lợi mà các thành viên khác dành cho, mà ngược lai Việt Nam cũngphải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ dành ưu đãi cho các thành viên khác.Quá trình hội nhập WTO yêu cầu Việt Nam phải mở của thị trường hàngnông sản nhiều hơn, chính sách thương mại hàng nông sản quốc tế phảiminh bạch và bình đẳng hơn để doanh nghiệp có thể linh họat hơn trongmôi trường cạnh tranh ngày càng được quốc tế hóa Các chính sách trợ cấphoặc hỗ trợ cho nông nghiệp không phù hợp với WTO cũng phải dần đượcloại bỏ Nhu vậy các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp nhànước như Minexport không còn trong chờ vào dự hỗ trợ của Nhà nướcđược nữa Doanh nghiệp có trụ vững được hay không chủ yếu phụ thuộcvào sức cạnh tranh của doanh nghiệp và công tác xúc tiến thương mại ở cảthị trường trong và ngoài nước.

Điều này có nghĩa là doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển thìphải chấp nhận cạnh tranh, áp lực gây ra cho doanh nghiệp lúc đầu gặp khókhăn, nhưng buộc các doanh nghiệp phải năng động hơn, phải điều chỉnhchiến lược hoạt động, cơ cấu lại bộ máy, tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giáthành sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường

b) Thay đổi cung cầu nông sản trên thị trường thế giới.

Trong suốt hơn thập kỷ qua, thị trường nông sản thế giới thường biếnđộng và luôn ở trong trạng thái cung vượt cầu Sản lượng nông sản xuấtkhẩu trên thị trường thế giới biến động thất thường do bị chi phối bởi cácyếu tố thời tiết khi hậu, nhưng có xu hướng tăng lên chủ yếu do hai yếu tốquy định là diện tích và năng suất Những năm gần đây, một số nước sảnxuất nông sản khối lượng lớn đã tựng bước gia tăng kiểm soát việc mởrộng diện tích trồng, góp phẩn kiểm soát sản lượng và tác động đến giá sảnphẩm trên thị trường thế giới Trong khi đó, công nghệ giống, quy trìnhchăm sóc, kỹ thuật và công nghệ chế biến là các yếu tố quan trọng được

Trang 33

các nước này rất quan tâm nhằm đảm bảo chất lượng và sử dụng làm công

cụ chiếm lĩnh, mở rộng thị phần của mình

Biến động nhu cầu hàng nông sản còn do sự thay đổi xu hướng tiêudụng trên thế giới, thể hiện tỷ lệ nhập khẩu hàng nông sản qua chế biến,chất lượng cao, đa dạng về chủng loại hấp dẫn về mẫu mã, an toàn và bỏdưỡng, có tác dụng phòng, chống bệnh tật,…có xu hướng tăng lên nhanhhơn so với lượng nhập khẩu hàng nông sản chưa qua chế biến có chấtlượng thấp Những biến động của cung cầu nông sản trên thị trường thếgiới có ảnh hưởng không nhỏ đến sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩucủa Minexport do chất lượng hàng xuất khẩu còn thấp, chưa đảm bảo yêucầu về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm Trong khi đó, công tác tiếpthị, tổ chức sản xuất, thu mua và xuất khẩu con yếu kém

c) Hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sẽ phải đối mặt với khó khăn trong quá trình cạnh tranh.

Với trình độ phát triển rất thấp của kinh tế Việt Nam nói chung, nôngnghiệp Việt Nam nói riêng so với nhiều thành viên của WTO việc thựchiện các Hiệp định thương mại chắc chắn sẽ tạo ra những cái giá phải trảcho nông nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nhgiệp xuất khẩu nôngsản nói riêng trong những năm sắp tới

Là thành viên của WTO, các quy định WTO tạo ra cái giá phải trả caohơn đối với hàng nông sản của Việt Nam phần lớn là do năng xuất lao độngthấp, chất lượng thấp và chi phí sản xuất cao Một số doanh nghiệp chếbiến và xuất khẩu của Việt Nam không thể cạnh tranh với các doanh nghiệpnước ngoài khi chúng ta phải dỡ bỏ các hàng rào bảo hộ theo cam kết Hầuhết các nhà máy chế biến của Việt Nam đang có quy mô nhỏ với công nghệthiệt bị lạc hậu so với các nước trong khu vực và thế giới Với khả năngnắm bắt và khai thác thị trường còn yếu, mở cửa thị trường sẽ là nhữngthách thức to lớn đối với các doanh nghiệp Ngoài ra, trong quá trình hội

Trang 34

nhập nhiều mặt hàng nông sản thô chưa qua chế biến được xếp vào danhmục hàng nhạy cảm làm chậm quá trình giảm thuế nhập khẩu, còn mặthàng nông sản đã qua chế biến lại được xếp vào danh mục giảm thuếnhanh Như vậy, mặt hàng nông sản thô chưa qua chế biến sẽ ít đượchưởng lợi từ quá trình hội nhập, điều này cản trở sức cạnh tranh hàng nôngsản xuất khẩu của Minexport.

d) Hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam đã và sẽ găp khó khăn trong việc vượt qua các rào cản thuế quan và phi thuế quan.

Mặc dù chủ trương tự do hóa thương mại, nhưng cho đến nay thịtrường hàng nông sản vẫn được bảo hộ rất cao bởi các hàng rào thuế quan

và phi thuế quan, đặc biệt là tiêu chuẩn ngày càng khắt khe hơn về tiêuchuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm trên thế giới ở các nước có thịtrường lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, trong khi đó khả năng đáp ứngnhững tiêu chuẩn đó của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung vàMinexport nói riêng còn thấp Điều này đã gây khó khăn lớn cho nông sảncủa chúng ta khi thâm nhập vào các thị trường này

Bảng 1.3 Biểu thuế quan nhập khẩu đối với hàng nông nghiệp và công nghiệp.

Trang 35

Trên thực tế, những hàng nông sản mà các nước đang phát triển có lợithế như ngũ cốc, đường, sữa, thịt… thường phải chịu mức thuế nhập khẩurất cao Ngoài ra theo quy định về “quyền tự vệ đặc biệt” của WTO, cácnước có quyền tự tăng thuế vượt qua mức ràng buộc đối với mặt hàng

“nhạy cảm” Song nhiều nước phát triển vẫn tiếp tục duy trì và tăng cườngmức trợ cấp xuất khẩu nhằm ngăn cản hoặc hoặc bóp méo các hoạt độngthương mại hàng nông sản quốc tế

Hiện nay các nước phát triển đã có lộ trình giảm trợ cấp đến năm 2013

và các nước đang phát triển khác thì giảm trợ cấp đến năm 2018, trong khiViệt Nam đã đưa ra những cam kết sẽ cắt giảm mọi trợ cấp xuất khẩu ngaysau khi gia nhập WTO nên chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn hơn so với cácthành viên khác

Cùng với xu thê hội nhập, ngày càng xuất hiện nhiều rào cản thươngmại mới tinh vi và phức tạp hơn của các nước phát triển, chẳng hạn nhưnhững yêu cầu rất cao và thủ tục rất phức tạp về kiểm dịch động thực vật,

vệ sinh an toàn thực phẩm, chống bán phá giá, tiêu chuẩn xã hội, môitrường, an toàn vệ sinh thực phẩm…gây khó khăn và tổn thất không nhỏcho những nước mà sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu còn chưa cao nhưViệt Nam

e) Sự biến động của giá hàng nông sản trên thế giới gây khó khăn và rủi ro cho quá trình tiêu thụ hàng nông sản của Việt Nam.

Trên phạm vi thế giới, mặc dù khối lượng xuất khẩu hàng nông sảntrên thế giới có xu hướng tăng lên, nhưng giá trị xuất khẩu của nó lại có xuhướng giảm xuống vì sự biến động thất thường của giá cả Trong hơn mộtthập kỷ qua, xu hướng giảm giá là khá phổ biến đối với mặt hàng chấtlượng kém Giá nông sản xuất khẩu của Minexport thường bán thấp hơnsản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh chủ yếu do chất lượng kémhơn

Trang 36

* *Tóm lại: Chương 1 đã hệ thống hóa và phân tích những lý luận cơbản về cạnh tranh và sức cạnh tranh của hàng hóa Nâng cao sức cạnh tranhcủa hàng hóa là cơ sở và điều kiện để nâng cao sức cạnh tranh của doanhnghiệp và của nền kinh tế quốc gia Để đánh giá sức cạnh tranh của hàngnông sản, cần phải dựa vào các tiêu chí như sản luợng và doanh thu, chi phísản xuất, thị phần, giá cả, chất lượng, thương hiệu và uy tín của hàng hóa

so với các đối thủ cạnh tranh

Trong điều kiện hội nhập WTO, Minexport cần phải nâng cao sứccạnh tranh hàng nông sản của mình, do: vai trò to lớn của xuất khẩu hàngnông sản đối với Minexport; nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuấtkhẩu nhằm khai thác có hiệu quả lợi thế của đất nước, của doanh nghiệp,biến thành những lợi thế cạnh tranh; sức cạnh tranh hàng nông sản xuấtkhẩu của Minexport còn yếu kém, chưa khai thác tốt tiềm năng của côngty…

Trang 37

Chương 2: THỰC TRẠNG SỨC CẠNH TRANH MỘT SỐ MẶT HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU CHỦ YẾU CỦA MINEXPORT TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP WTO

2.1 TỔNG QUAN VỀ MINEXPORT

2.1.1 Tổng quan về Minexport.

2.1.1.1 Quá trình hình thành.

Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khoáng sản có tiền thân là Tổng

công ty Xuất nhập khẩu Khoáng sản Việt Nam Tổng công ty Xuất nhập

khẩu Khoáng sản Việt Nam được thành lập vào năm 1956 là một trong

những đơn vị có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất của Bộ Ngoại Thương,kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng khoáng sản và hóa chất chủ lực

Theo quyết định số 331TM/TCCP ngày 31/3/1993 của Bộ trưởng Bộ

thương mại (trước kia là Bộ Ngoại thương), Công ty Xuất nhập khẩuKhoáng sản được thành lập lại và chuyển từ Tổng công ty Xuất nhập khẩu

khoáng sản thành Công ty Xuất nhập khẩu Koáng sản (MINEXPORT).

MINEXPORT lần lượt bàn giao tất cả các mặt hàng chủ lực như: than,xăng dầu, xi măng, sắt thép, phân bón, thuốc trừ sâu, hóa chất, dược phẩm,

và các mặt hàng khoáng sản khác sang cho các bộ ngành khác

Năm 1993 là mốc đánh dấu một thời kỳ phát triển mới của công ty

Là một công ty nhà nước quen được bảo hộ, bước vào môi trường mới cạnhtranh khốc liêt của kinh tế thị trường, công ty đã gặp nhiều khó khăn Công

ty phải bắt tay vào làm lại từ đầu, phải đối mặt với nền kinh tế thị trườngcòn mới mẻ với nhiều khó khăn và thách thức, công ty cũng không còn cácmặt hàng chủ lực có kim ngạch xuất nhập khẩu cao, không còn được đỡđầu bởi Tổng công ty, chỉ có vốn liếng duy nhất là thương hiệuMINEXPORT, công ty đã phải tự tìm kiếm thị trường mới, các mặt hàngxuất khẩu mới và đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh

Trang 38

Hiện nay, công ty hoạt động theo giấy chứng nhận ĐKKD số 108037

do Trọng tài kinh tế thành phố Hà Nội cấp tháng 04/1993, và các lần đăng

kí bổ sung do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp đăng kí thay đổi

bổ sung ngành nghề kinh doanh của công ty Đến nay, Minexport là mộtcông ty kinh doanh đa ngành đa lĩnh vực như: kinh doanh xuất nhập khẩukhoáng, hóa chất, nông-lâm-thủy sản, vật liệu xây dựng, vận tải, bất độngsản,

Theo chủ trương đổi mới, sắp xếp lại và cổ phần hóa doanh nghiệpNhà Nước, ngày 26/04/2005, Bộ trưởng Bộ thương mại ra quyết định số1266/QĐ-BTM về việc cho phép công ty Xuất nhập khẩu khoáng sản(MINEXPORT) tiến hành cổ phần hóa Và đến đầu năm 2006, với sự tưvấn của công ty Chứng khoán Bảo Việt, công ty Xuất nhập khẩu Khoángsản đã tiến hành cổ phần hóa một cách thành công, chính thức đưa công tybước sang một thời kì phát triển mới

2.1.1.2 Lĩnh vực kinh doanh.

Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khoáng sản (Minexport) hiện là

đơn vị kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực, nhưng chủ yếu vẫn là kinh doanhxuất nhập khẩu các loại khoáng sản, hóa chất, nông sản Cụ thể, căn cứ vàogiấy phép đăng kí kinh doanh số 0103011397 công ty có những hoạt độngsản xuất, kinh doanh như sau:

 Kinh doanh nguyên vật liệu khoáng sản, các loại quặng vàtính quặng kim loại; kim loại đen, kim loại mầu và các loạihợp kim; nguyên vật liệu, vật tư, máy móc thiết bị thi côngcông trình, thiết bị điện phục vụ ngành điện;

 Kinh doanh các mặt hàng công nghiệp tiêu dùng, điện tử,điện máy, ôtô, xe đạp, xe máy, điều hòa nhiệt độ, rượu, bia,nước giải khát; nguyên phụ liệu thuốc lá;

Trang 39

 Kinh doanh lương thực, thực phẩm, gạo, các mặt hàng nông,lâm, thủy, hải sản, thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôitrồng thủy hải sản, phân bón, phân hữu cơ, phân vi sinh;

 Kinh doanh các loại hóa chất Nhà nước không cấm, nhựađường, chất dẻo, dầu nhờn và các loại phụ gia kể cả nhựađường và các sản phẩm hóa dầu;

 Kinh doanh vật liệu xây dựng, gỗ và lâm sản, trang thiết bị y

tế, dụng cụ thiết bị âm thanh, nhạc cụ, thiết bị văn phòng, nộithất;

 Đại lý kinh doanh các mặt hàng Nhà nước không cấm chokhách hàng trong và ngoài nước;

 Dịch vụ môi giới vận tải, đại lý và giao nhận vận chuyểnhàng hóa; dịch vụ đóng gói hàng hóa, bao bì;

 Dịch vụ môi giới bất động sản, nhà đất, cho thuê văn phòng,nhà ở, kho bãi, nhà xưởng, thi công công trình xây dựng vàgiao thông,; tư vấn đầu tư theo quy định của pháp luật;

 Dịch vụ tổ chức phục vụ hội nghị, hội thảo, hội chợ triển lãmtrong và ngoài nước các mặt hàng thuộc phạm vi kinh doanhcủa công ty;

 Liên doanh, liên kết đầu tư, gia công, chế biến các mặt hàngkhoáng sản và các mặt hàng khác mà Nhà nước không cấm

2.1.1.3 Những thành tựu.

Đối diện với những khó khăn và thách thức trên nhiều phương diện,nhưng do được sự chỉ đạo của các Bộ, ban ngành, Ban lãnh đạo công tyXuất nhập khẩu khoáng sản đã xác định được một hướng đi đúng, tất cả đã

nỗ lực để có thể đưa công ty vượt qua giai đoạn khó khăn, và trong những

Trang 40

năm gần đây đã đạt được nhiều thành tựu và kết quả hế sức đáng ghi nhận.

Cụ thể như sau:

Về xuất khẩu:

Những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty như gang, thiếc,Wolfram, quặng Ilmenite, Zincon, luôn chiếm một thị phần rất cao khixuất khẩu sang các thị trường khó tính như Anh, Nhật, Bỉ, Hàn Quốc

Về nhập khẩu:

Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu như sắt thép, phân bón, hóa chất,thiết bị y tế, thiết bị điện và các thị trường chủ yếu như Trung Quốc, HànQuốc, Đài Loan Nhìn chung về nhập khẩu trong những năm qua thịtrường trong nước có nhiều thuận lợi nên kim ngạch nhập khẩu đều vượt kếhoạch đề ra

Từ khi tái lập lại đến nay, Công ty cũng đã đạt được những thành tựunhất định thể hiện qua việc tăng trưởng doanh thu luôn ở mức cao và vượt

kế hoạch của Công ty đề ra cũng như kế hoạch Bộ giao, cụ thể năm 2004đạt gần 312 tỷ đồng, tăng 104,5%, năm 2005 đạt gần 500 tỷ đồng, tăng224%, năm 2006 đạt 624 tỷ đồng, tăng gần 400% Tốc độ tăng trưởngdoanh thu năm 2004 có giảm 2,1% so với năm 2003 nhưng lại tăng độtbiến vào năm tiếp theo với tỷ lệ là gần 60% và tiếp tục đà tăng trong năm

2006

Công cuộc đổi mới đất nước của Đảng và Nhà nước ta trong nhữngnăm qua đã và đang tạo ra những cơ hội lớn, song cũng đặt ra nhiều tháchthức lớn cho MINEXPORT Một trong những thách thức đó là phải nângcao khả năng cạnh tranh, giữ vững thị phần hiện tại và có biện pháp từngbước mở rộng, chiếm lĩnh thị trường mới Đồng thời với đó là phải pháttriển, đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, đảm bảo kinh doanh có hiệu

Ngày đăng: 11/12/2012, 12:44

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Ngoài ra nhiều công ty áp dụng mô hình SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ) để phân tích sức cạnh tranh của công ty - Nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khoáng sản trong điều kiện hội nhập WTO
go ài ra nhiều công ty áp dụng mô hình SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ) để phân tích sức cạnh tranh của công ty (Trang 12)
Hình 1.1: Mô hình 5 lực lượng canh tranh của Micheal Porter - Nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khoáng sản trong điều kiện hội nhập WTO
Hình 1.1 Mô hình 5 lực lượng canh tranh của Micheal Porter (Trang 12)
Hình 1.2: Chuỗi giá trị của hàng nông sản xuất khẩu. - Nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khoáng sản trong điều kiện hội nhập WTO
Hình 1.2 Chuỗi giá trị của hàng nông sản xuất khẩu (Trang 21)
Hình 1.2: Chuỗi giá trị của hàng nông sản xuất khẩu. - Nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khoáng sản trong điều kiện hội nhập WTO
Hình 1.2 Chuỗi giá trị của hàng nông sản xuất khẩu (Trang 21)
Bảng 1.1: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Minexport. - Nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khoáng sản trong điều kiện hội nhập WTO
Bảng 1.1 Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Minexport (Trang 26)
Bảng 1.1: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Minexport. - Nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khoáng sản trong điều kiện hội nhập WTO
Bảng 1.1 Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Minexport (Trang 26)
Bảng 1.2. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Minexport - Nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khoáng sản trong điều kiện hội nhập WTO
Bảng 1.2. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Minexport (Trang 27)
Bảng 1.2. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Minexport - Nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khoáng sản trong điều kiện hội nhập WTO
Bảng 1.2. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Minexport (Trang 27)
Bảng 1.3. Biểu thuế quan nhập khẩu đối với hàng nông nghiệp và công nghiệp. - Nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khoáng sản trong điều kiện hội nhập WTO
Bảng 1.3. Biểu thuế quan nhập khẩu đối với hàng nông nghiệp và công nghiệp (Trang 34)
Bảng 1.3. Biểu thuế quan nhập khẩu đối với hàng nông nghiệp và công  nghiệp. - Nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khoáng sản trong điều kiện hội nhập WTO
Bảng 1.3. Biểu thuế quan nhập khẩu đối với hàng nông nghiệp và công nghiệp (Trang 34)
Bảng 1.4. Giá trị một số lô hàng xuất khẩu nông sản của Minexport. - Nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khoáng sản trong điều kiện hội nhập WTO
Bảng 1.4. Giá trị một số lô hàng xuất khẩu nông sản của Minexport (Trang 44)
Bảng   1.4.   Giá   trị   một   số   lô   hàng   xuất   khẩu   nông   sản   của  Minexport. - Nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khoáng sản trong điều kiện hội nhập WTO
ng 1.4. Giá trị một số lô hàng xuất khẩu nông sản của Minexport (Trang 44)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w