CỦA MINEXPORT TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP WTO.
3.3.3. Giải pháp về phát triển thương hiệu.
Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, cạnh tranh không chỉ dừng lại ở các chỉ tiêu định lượng như giá cả, chất lượng mà còn ở cả những giá trị vô hình như uy tín, hình ảnh của sản phẩm…của sản phẩm. Trong thời gian qua hàng nông sản của Minexport đặc biệt là mặt hàng thủy sản, thịt, tinh dầu, gỗ chưa tạo được vị trí xứng đáng của mình trên thị trường thế giới là do chưa xây dựng được thương hiệu riêng cho mình. Do đó hàng nông sản của Minexport thường bị ép cấp, ép giá hoặc phải mượn nhãn hiệu khác để xuất khẩu, gây ra nhiều thiệt thòi. Vì vậy, xây dựng và phát triển thương hiệu cho hàng nông sản Minexport là một việc làm rất cần thiết và yêu cầu phải có một hệ thống giải pháp đồng bộ.
- Phải xúc tiến nhanh các hoạt động xây dựng và quảng bá thương hiệu hàng nông sản hướng ra thị trường thế giới. Việc xây dựng thương hiệu cho nông sản cần phải một chiến lược đồng bộ của tất cả các khâu từ việc lựa chọn giống cây, con, trồng trọt và chăm sóc, thu hoạch bảo quản và chế biến. Cần có chiến lược xây dựng thương hiệu trong chiến lược Marketing tổng thể của doanh nghiệp, để từ đó nỗ lực xây dựng và phát triển thương hiệu trở thành nỗ lực chung và đi vào mọi chương trình kinh doanh cụ thể.
- Xây dựng bộ phận chuyên trách về thương hiệu trong doanh nghiệp để việc nhận thức và tư duy về thương hiệu mang tính chất chuyên môn và chuyên nghiệp hơn. Nguồn nhân lực trong lĩnh vực thương hiệu cần được đầu tư theo các chương trình đào tạo và tuyển dụng lâu dài mang tính khoa học, tránh sử dụng đào như một phương thuốc giải quyết những vướng mắc tam thời của doanh nghiệp, thiếu tầm nhìn dài hạn mang tính chiến lược.
Khi đã có thương hiệu, cần coi trọng việc bảo vệ, gìn giữ, quảng bá và phát triển thương hiệu một cách bền vững. Cần đăng kí bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, mác sản phẩm thương hiệu ở trong nước và ngoài nước để người tiêu dùng từng bước làm quen với nhãn mác, thương hiệu và chất lượng hàng nông sản của doanh nghiệp. Cần phải có những phương thức quảng bá, khuyến mãi, xúc tiến thương mại đặc trưng riêng để tạo ấn tượng đẹp trong lòng người tiêu dùng đối với các sản phẩm nông sản của doanh nghiệp
- Vấn đề mấu chốt để giữ gìn và phát triển thương hiệu một cách bền vững, chính là không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển mạng lưới bán hàng, đưa thương hiệu của doanh nghiệp và sản phẩm đến quảng đại người tiêu dùng. Đồng thời không ngừng đầu tư vào nghiên cứu phát triển, tạo sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.