MINEXPORT TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP WTO
2.1.2. Tổng quan về những điều chỉnh chính sách trương mại hàng nông sản của Việt Nam hậu WTO.
sản của Việt Nam hậu WTO.
a) Thuế quan.
Đối với thuế nhập khẩu, hàng nông sản nước ta hiện vẫn được bảo hộ bằng thuế cao hơn so với các hàng hóa khác (thuế suất nhập khẩu bình quân hàng nông sản là 24,5%, trong đó thuế bình quân chung là 16%). Mức thuế nhập khẩu bình quân của hàng nông sản Việt Nam thuộc loại cao trong khu vực (Indonesia: 8,3%, Malaysia 2,5%, Philipin 18%, Thái Lan : 26,5%). Mức thuế thấp chủ yếu áp dụng cho một số mặt hàng chưa chế biến như vật tư nông nghiệp, nguyên liệu công nghiệp chế biến, hàng nông sản mà chúng ta có khả năng cạnh tranh cao hơn. Mức thuế cao chủ yếu áp dụng đối với sản phẩm chế biến. Hàng nông sản chê biến của ta được bảo hộ cao hơn so với hàng nông sản sơ chế, ngược lại với xu thế chung của thế giới. Điều này cho thấy ngành công nghiệp chế biến của ta mới bắt đầu phát triển, nhiều ngành đang là ngành công nghiệp non trẻ nên vẫn cần được nhà nước bảo hộ.
b) Các biện pháp phi thuế quan.
Thể hiện sự tích cực trong hội nhập, Việt Nam đã tích cực thực hiện cắt giảm và hoàn thiện các biện pháp phi thuế quan phù hợp với quy định của WTO. Tuy nhiên nước ta vẫn còn áp dụng giấy phép nhập khẩu (VD: đường) để hạn chế nhập khẩu mỗi khi có nhu cầu bảo hộ sản xuất trong nước, thể hiện sự quản lý vẫn mang tính hành chính mệnh lệnh. Một số loai thuế khác có thể áp dụng như hạn ngạch thuế quan chỉ áp dụng đối với một số sản phẩm thuế hóa các biện pháp phi thuế quan, thông qua đàm phán, đã áp dụng đối với mặt hàng đường, thuốc lá, trứng gia cầm. Đối với các hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành nông nghiệp, cũng đã chuyển từ giấy phép nhập khẩu chuyên ngành sang các quy định mang tính kỹ thuật phù hợp với WTO.
Trong những năm gần đây, Nhà nước đã thực hiện giảm đáng kể biện pháp hỗ trợ trực tiếp vào thị trường nông sản. Tuy nhiên Việt Nam vẫn đang duy trì các biện pháp hỗ trợ về vốn, hỗ trợ về lãi suất tín dụng để thu mua nông sản, xóa nợ và giãn nợ cho doanh nghiệp Nhà nước. Đây là những biện pháp hỗ trợ bị cấm trong WTO, yêu cầu Việt Nam phải cắt giảm nếu không có thể bị áp dụng thuế đối kháng.
Mức hỗ trợ tập trung chủ yếu và kết cấu hạ tầng nông nghiệp, trong đó đầu tư cho thủy lợi chiếm 50%. Ngân sách nhà nước dành cho công tác nghiên cứu về nông nghiệp bao gồm các đề tài nghiên cứu giống cây con, kỹ thuật canh tác, nông hóa, thổ nhưỡng, nguồn nước,… rất thấp, chỉ chiếm khoảng 1,7% tông ngân sách chính phủ dành cho nông nghiệp, trong khi đó Trung Quốc: 6%, Malaysia:10%, Thái Lan: 10%
Những vùng sản xuất nguyên liệu tập trung gắn với cơ sở chế biến, tiêu thụ nông sản hàng hóa được Nhà nước trích ngân sách hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống trợ bán buôn kho bảo quản, mạng lưới thông tin thị trường, các cơ sở kiểm dịch chất lượng hàng nông sản.
Nhà nước đã thực hiện hỗ trợ lại xuất đầu tư, sau đầu tư cho một số ngành hàng, nhà máy chế biến như mía đường, rau quả. Nhà nước hỗ trợ một phần vốn đầu tư từ nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung cho các cơ sở chế biến nông lâm sản gắn với các vùng nguyên liệu tập trung.
Về trợ cấp xuất khẩu: Trước năm 1998, nước ta không trợ cấp trực tiếp xuất khẩu từ nguồn ngân sách nhà nước. Từ năm 1998 đến nay, khủng hoảng tài chính sảy ra ở các nước châu Á, Nga làm đồng tiền các nước này mất giá nghiêm trọng, kinh tế thế giới tăng trưởng chậm đã làm cho giá nông sản trên thị trường thế giới giảm mạnh, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người nông dân, khoản trợ cấp xuất khẩu của chính phủ ngày càng tăng lên. Theo quyết định số 195/1999/QĐ của Chính phủ, quỹ Hỗ trợ xuất khẩu được thành lập nhằm hỗ trợ, khuyến khích, đẩy mạnh xuất khẩu
hàng hóa, mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. Các biện pháp trợ cấp nông sản xuất khẩu mà Việt Nam thường áp dụng như thuế xuất khẩu ưu đãi bằng 0%, trợ giá xuất khẩu lương thực và cà phê, bù lỗ xuất khẩu gạo và cà phê, thưởng xuất khẩu cho các mặt hàng như gạo, cà phê, thịt lợn và rau quả chế biến.
Với các biện pháp đang được áp dụng như trên về cơ bản không phù hợp với quy định của WTO và Việt Nam đã cam kết không áp dụng trợ cấp xuất khẩu ngay sau khi gia nhập WTO. Nhìn chung, chúng ta chưa xây dựng được các tiêu chí áp dụng để tạo bình đẳng giữa các đối tượng được hưởng trợ cấp. Doanh nghiệp Nhà nước là những đối tượng được hưởng trợ cấp nhiều nhất. Nông dân được hưởng trợ cấp rất ít, nhất là đối với nông dân nghèo ở vùng khó khăn. Diện mặt hàng, số lượng hàng được hưởng mức trợ cấp tùy thuộc vào tình hình thực tế phát sinh, không lường trước, không đảm bảo tính công khai minh bạch các hoạt động về hỗ trợ xuất khẩu như quỹ hỗ trợ xuất khẩu, thưởng xuất khẩu.