Tổng quan về Minexport.

Một phần của tài liệu Nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khoáng sản trong điều kiện hội nhập WTO (Trang 37 - 43)

MINEXPORT TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP WTO

2.1.1. Tổng quan về Minexport.

2.1.1.1. Quá trình hình thành.

Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khoáng sản có tiền thân là Tổng công ty Xuất nhập khẩu Khoáng sản Việt Nam .Tổng công ty Xuất nhập khẩu Khoáng sản Việt Nam được thành lập vào năm 1956 là một trong những đơn vị có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất của Bộ Ngoại Thương, kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng khoáng sản và hóa chất chủ lực. Theo quyết định số 331TM/TCCP ngày 31/3/1993 của Bộ trưởng Bộ thương mại (trước kia là Bộ Ngoại thương), Công ty Xuất nhập khẩu Khoáng sản được thành lập lại và chuyển từ Tổng công ty Xuất nhập khẩu khoáng sản thành Công ty Xuất nhập khẩu Koáng sản (MINEXPORT). MINEXPORT lần lượt bàn giao tất cả các mặt hàng chủ lực như: than, xăng dầu, xi măng, sắt thép, phân bón, thuốc trừ sâu, hóa chất, dược phẩm, và các mặt hàng khoáng sản khác sang cho các bộ ngành khác.

Năm 1993 là mốc đánh dấu một thời kỳ phát triển mới của công ty. Là một công ty nhà nước quen được bảo hộ, bước vào môi trường mới cạnh tranh khốc liêt của kinh tế thị trường, công ty đã gặp nhiều khó khăn. Công ty phải bắt tay vào làm lại từ đầu, phải đối mặt với nền kinh tế thị trường còn mới mẻ với nhiều khó khăn và thách thức, công ty cũng không còn các mặt hàng chủ lực có kim ngạch xuất nhập khẩu cao, không còn được đỡ đầu bởi Tổng công ty, chỉ có vốn liếng duy nhất là thương hiệu MINEXPORT, công ty đã phải tự tìm kiếm thị trường mới, các mặt hàng xuất khẩu mới và đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh.

Hiện nay, công ty hoạt động theo giấy chứng nhận ĐKKD số 108037 do Trọng tài kinh tế thành phố Hà Nội cấp tháng 04/1993, và các lần đăng kí bổ sung do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp đăng kí thay đổi bổ sung ngành nghề kinh doanh của công ty. Đến nay, Minexport là một công ty kinh doanh đa ngành đa lĩnh vực như: kinh doanh xuất nhập khẩu khoáng, hóa chất, nông-lâm-thủy sản, vật liệu xây dựng, vận tải, bất động sản,...

Theo chủ trương đổi mới, sắp xếp lại và cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà Nước, ngày 26/04/2005, Bộ trưởng Bộ thương mại ra quyết định số 1266/QĐ-BTM về việc cho phép công ty Xuất nhập khẩu khoáng sản (MINEXPORT) tiến hành cổ phần hóa. Và đến đầu năm 2006, với sự tư vấn của công ty Chứng khoán Bảo Việt, công ty Xuất nhập khẩu Khoáng sản đã tiến hành cổ phần hóa một cách thành công, chính thức đưa công ty bước sang một thời kì phát triển mới.

2.1.1.2. Lĩnh vực kinh doanh.

Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khoáng sản (Minexport) hiện là đơn vị kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực, nhưng chủ yếu vẫn là kinh doanh xuất nhập khẩu các loại khoáng sản, hóa chất, nông sản. Cụ thể, căn cứ vào giấy phép đăng kí kinh doanh số 0103011397 công ty có những hoạt động sản xuất, kinh doanh như sau:

 Kinh doanh nguyên vật liệu khoáng sản, các loại quặng và tính quặng kim loại; kim loại đen, kim loại mầu và các loại hợp kim; nguyên vật liệu, vật tư, máy móc thiết bị thi công công trình, thiết bị điện phục vụ ngành điện;

 Kinh doanh các mặt hàng công nghiệp tiêu dùng, điện tử, điện máy, ôtô, xe đạp, xe máy, điều hòa nhiệt độ, rượu, bia, nước giải khát; nguyên phụ liệu thuốc lá;

 Kinh doanh lương thực, thực phẩm, gạo, các mặt hàng nông, lâm, thủy, hải sản, thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy hải sản, phân bón, phân hữu cơ, phân vi sinh;

 Kinh doanh các loại hóa chất Nhà nước không cấm, nhựa đường, chất dẻo, dầu nhờn và các loại phụ gia kể cả nhựa đường và các sản phẩm hóa dầu;

 Kinh doanh vật liệu xây dựng, gỗ và lâm sản, trang thiết bị y tế, dụng cụ thiết bị âm thanh, nhạc cụ, thiết bị văn phòng, nội thất;

 Đại lý kinh doanh các mặt hàng Nhà nước không cấm cho khách hàng trong và ngoài nước;

 Dịch vụ môi giới vận tải, đại lý và giao nhận vận chuyển hàng hóa; dịch vụ đóng gói hàng hóa, bao bì;

 Dịch vụ môi giới bất động sản, nhà đất, cho thuê văn phòng, nhà ở, kho bãi, nhà xưởng, thi công công trình xây dựng và giao thông,; tư vấn đầu tư theo quy định của pháp luật;

 Dịch vụ tổ chức phục vụ hội nghị, hội thảo, hội chợ triển lãm trong và ngoài nước các mặt hàng thuộc phạm vi kinh doanh của công ty;

 Liên doanh, liên kết đầu tư, gia công, chế biến các mặt hàng khoáng sản và các mặt hàng khác mà Nhà nước không cấm.

2.1.1.3. Những thành tựu.

Đối diện với những khó khăn và thách thức trên nhiều phương diện, nhưng do được sự chỉ đạo của các Bộ, ban ngành, Ban lãnh đạo công ty Xuất nhập khẩu khoáng sản đã xác định được một hướng đi đúng, tất cả đã nỗ lực để có thể đưa công ty vượt qua giai đoạn khó khăn, và trong những

năm gần đây đã đạt được nhiều thành tựu và kết quả hế sức đáng ghi nhận. Cụ thể như sau:

Về xuất khẩu:

Những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty như gang, thiếc, Wolfram, quặng Ilmenite, Zincon,... luôn chiếm một thị phần rất cao khi xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Anh, Nhật, Bỉ, Hàn Quốc.

Về nhập khẩu:

Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu như sắt thép, phân bón, hóa chất, thiết bị y tế, thiết bị điện... và các thị trường chủ yếu như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan... Nhìn chung về nhập khẩu trong những năm qua thị trường trong nước có nhiều thuận lợi nên kim ngạch nhập khẩu đều vượt kế hoạch đề ra.

Từ khi tái lập lại đến nay, Công ty cũng đã đạt được những thành tựu nhất định thể hiện qua việc tăng trưởng doanh thu luôn ở mức cao và vượt kế hoạch của Công ty đề ra cũng như kế hoạch Bộ giao, cụ thể năm 2004 đạt gần 312 tỷ đồng, tăng 104,5%, năm 2005 đạt gần 500 tỷ đồng, tăng 224%, năm 2006 đạt 624 tỷ đồng, tăng gần 400%. Tốc độ tăng trưởng doanh thu năm 2004 có giảm 2,1% so với năm 2003 nhưng lại tăng đột biến vào năm tiếp theo với tỷ lệ là gần 60% và tiếp tục đà tăng trong năm 2006.

Công cuộc đổi mới đất nước của Đảng và Nhà nước ta trong những năm qua đã và đang tạo ra những cơ hội lớn, song cũng đặt ra nhiều thách thức lớn cho MINEXPORT. Một trong những thách thức đó là phải nâng cao khả năng cạnh tranh, giữ vững thị phần hiện tại và có biện pháp từng bước mở rộng, chiếm lĩnh thị trường mới. Đồng thời với đó là phải phát triển, đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, đảm bảo kinh doanh có hiệu

quả, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng, trật tự xã hội.

2.1.1.4. Mục tiêu, phương hướng.

Từ việc đánh giá tình hình trong nước, tình hình thế giới cũng như xem xét những thuận lợi và khó khăn, trong giai đoạn 2006 – 2010, công ty đề ra mục tiêu cụ thể, đó là: Công ty phải giữ vững và ổn định tốc độ tăng trưởng, duy trì những mặt hàng kinh doanh đem lại hiệu quả cao, ổn định, giữ vững và mở rộng thị phần. Xây dựng chiến lược đầu tư nghiên cứu mở rộng thị trường, đa dạng hóa ngành hàng kinh doanh xuất nhập khẩu nhằm tạo công ăn việc làm, tăng lợi nhuận và thu nhập, ổn định công việc và nâng cao đời sống cho người lao động.

Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu khoáng sản xác định, khi đã chuyển đổi sang mô hình công ty Cổ phần bước đầu sẽ gặp không ít những khó khăn. Vì vậy, giai đoạn 2006 – 2010 cần tập trung mọi cố gắng để từng bước ổn định tổ chức, sản xuất kinh doanh. Công ty phải có chiến lược kế thừa phát triển các lĩnh vực kinh doanh truyền thống, tìm kiếm các lĩnh vực kinh doanh tiềm năng, phát triển bảo toàn vốn, tài sản, coi trọng hiệu quả kinh tế, thực hiện nghĩa vụ Nhà nước.

Nhận thức rõ được cơ hội và thách thức, điểm mạnh và điểm yếu, Công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần trước mắt sẽ gặp rất nhiều khó khăn nhưng ban lãnh đạo Công ty cũng đặt ra những mục tiêu cho các năm tiếp theo một số nội dung như sau:

Về kinh doanh xuất nhập khẩu:

Tiếp tục giữ vững và phát triển các mặt hàng chủ lực đem lại doanh số cao như khoáng sản, phân bón, hóa chất... Bên cạnh đó mở rộng mặt hàng mới như các mặt

hàng nông sản, gạo, cà phê, hạt điều, cao su để thúc đẩy và tăng kim ngạch xuất khẩu.

Về đầu tư:

Tiếp tục mở rộng và phát triển 2 cơ sở sản xuất phân bón qua lá và khoáng chất nuôi trồng thủy sản để đáp ứng nhu cầu trong nước và tiến đến xuất khẩu. Công ty tiếp tục xây dựng hoàn thiện tòa nhà “Trung tâm thương mại MINEXPORT”, tận dụng lợi thế vị trí gần trung tâm để làm văn phòng cho thuê.

Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu.

 Nâng cao sức cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, từng bước nâng cao hiệu quả xuất khẩu.

 Giải quyết tốt vấn đề thương hiệu hàng hóa để tăng thêm khả năng cạnh tranh trên thị trường.

 Thực hiện các giải pháp mạnh để thúc đẩy xuất khẩu và chủ động nhập khẩu.

 Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các mặt hàng có giá trị gia tăng cao, hạn chế xuất khẩu tài nguyên thô chưa qua chế biến.

 Tạo lập các thị trường ổn định cho các mặt hàng xuất khẩu theo hướng củng cố thị phần ở những thị trường truyền thống và khai thác những thị truờng tiềm năng mới.

 Phát triển thị trường trên cơ sở đẩy mạnh việc xúc tiến thương mại, thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế

quốc tế; tích cực, chủ động mở rộng thị trường, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ với các đối tác thương mại; tận dụng mọi khả năng để tăng mức xuất khẩu trên cả thị trường đã có, song song với việc đẩy mạnh xuất khẩuvào các thị trường mới có sức mua lớn nhưng hiện tại vẫn còn chiếm tỷ trọng thấp.

 Coi trọng công tác quảng bá, xúc tiến thị trường. Chú trọng công tác thông tin, dự báo phân tích thị trường, trước hết là quan hệ cung cầu, diễn biến giá cả trong và ngòai nước của những mặt hàng xuất khẩu chủ lực.

Một phần của tài liệu Nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khoáng sản trong điều kiện hội nhập WTO (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w