CỦA MINEXPORT TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP WTO.
3.3.1. Giải pháp về mặt chất lượng.
Để tìm cách nâng cao chất lượng hàng nông sản xuất khẩu nói chung, mặt hàng thủy sản, thịt, tinh dầu, gỗ nói riêng cần phải được tiến hành ngay tư khâu chọn giống, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, chế biến và dự trữ…Xây dựng và quản lý sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO, HACCP, tăng cường áp dụng biện pháp vệ sinh kiểm dịch theo tiêu chuẩn SPS.
Tổ chức thường xuyên các hoạt động cung cấp thông tin, tuyên truyền tới hộ nông dân, các doanh nghiệp chế biến các yếu cầu chế biến hàng nông sản đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm theo yêu cầu của hội nhập WTO, các kiến thức trong sản xuất và chế biến.
Trong các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hàng nông sản xuất khẩu thì giống được xem là các yếu tố quan trọng hàng đầu và có tính chất quyết định trực tiếp. Đối với những giống cây con tốt nhất trên thế giới mà phù hợp với điều kiện đất đai khí hậu nước ta và phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa đủ thì cần có biện pháp nhập khẩu.
Giải pháp về khâu chăm sóc
Các chính sách và giải pháp của doanh nghiệp cần hỗ trợ và khuyến khích việc nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ canh tác mới hoặc phương thức canh tác hữu cơ bền vững với một quy trình kép kín từ khâu làm đất, trồng, chăm sóc, quản lý các dư lượng có hại đối với sản phẩm đến khâu thu hoạch, bảo quản. Đồng thời tăng cường công tác thú y, bảo vệ thực vật, hệ thống quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu, thuốc thú y và phân bón.
Giải pháp về khâu chế biến bảo quản.
Công nghệ chế biến và khâu bảo quản tốt sẽ làm tăng chất lượng sản phẩm, từ đó tạo điều kiện nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Để phát triển công nghệ chế biến, một mặt cần phải có các biện pháp ứng dụng khoa học công nghệ nhằm đổi mới quy trình sản xuất theo hướng hiện đại, thiết bị theo hướng tiên tiến, hiện đại. Mặt khác cần đầu tư vào các vùng nguyên liệu gắn với các nhà máy chế biến phục vụ xuất khẩu. Ngoài ra cần tăng cường hỗ trợ chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm để nâng cao chất luợng và khả năng cạnh tranh của nông sản chế biến. Dần chuyển sang những công nghệ hiện đại, công nghệ sạch, đảm bảo an toàn thực phẩn theo tiêu chuẩn quốc tế, những công nghệ hiện đại đem lại giá trị gia tăng cao. Từng bước loại bỏ những công nghệ đã lỗi thời, có chất lượng sản phẩm chế biến thấp. Để làm được những việc trên, Công ty cần có biện pháp huy động vốn từ nhiều nguồn, đặc biệt là nguồn vốn vay và nguồn
vốn phát hành cổ phiếu. Doanh nghiệp cần phải chủ động đầu tư đổi mới công nghệ chế biến, thực hiện liên doanh liên kết với các công ty sản xuất và chế biến trên thế giới.
Cần thực hiện nghiêm chỉnh khâu kiểm tra chất lượng trước khi giao hàng, đảm bảo hàng xuất đúng với yêu cầu đã kí kết trong hợp đồng. Để đảm bảo nguồn hàng công ty cần co biện pháp đầu tư hoặc liên kết với các doanh nghiệp sản xuất chế biến. Điều quan trọng là cần thành lập hệ thống kiểm dịch, kiểm tra nghiêm ngặt chất lượng sản phẩm xuất khẩu, đặc biệt là khâu vệ sinh an toàn thực phẩm. Kiên quyết không sử dụng công nghệ lạc hậu, không đảm bảo chất lượng.