Giải pháp về mặt chiến lược và cơ cấu.

Một phần của tài liệu Nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khoáng sản trong điều kiện hội nhập WTO (Trang 65 - 69)

CỦA MINEXPORT TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP WTO.

3.3.4. Giải pháp về mặt chiến lược và cơ cấu.

- Chủ động xây dựng chiến lược kinh doanh và chiến lược thị trường phù hợp với lộ trình hội nhập WTO của đất nước. Các chiến lược này phải đảm bảo quy trình sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý và giám sát khoa học để giảm thiểu chi phí không đáng có trong sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu.

- Chủ động công tác đầu tư công nghệ sản xuất và chế biến hàng nông sản, áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế. Đây là những biện pháp quan trọng giúp doanh nghiệp quản lý tốt chi phí trong sản xuất, giảm tỷ lệ hàng lỗi không đạt yêu cầu của khách hàng. Đồng thời cần phải xây dựng một đội ngũ quản lý có đủ năng lực để đáp ứng với những yêu cầu mới của quá trình hội nhập. Ngoài ra, cần phải tiến hành ngay quy trình xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình.

lý hữu hiệu, tránh tình trạng loạn thông tin từ nhiều nguồn, nhiều kênh khác nhau. Muốn làm được điều đó một trong những giải pháp là doanh nghiệp cần phải ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh để có thể cạnh tranh sản phẩm thông qua các hoạt động mua bán và quảng cáo giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm thông tin thị trường, thanh toán, thậm chí kí kết hợp đồng.

* * *

Tóm lại: Từ nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản, từ thực tiễn kinh doanh của Minexport, chương 3 đã đưa ra 5 điểm cơ bản về nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của Minexport tròn điều kiện hội nhập WTO và phân tích khá đầy đủ những triển vọng và mục tiêu phát triển xuất khẩu hàng nông sản của Minexport từ nay đến năm 2010 tầm nhìn 2015. Đây là định hướng quan trọng để Minexport đưa ra những giải pháp phù hợp trong những điều kiện mới.

Trước những yêu cầu cấp thiết nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu trong điều kiện hội nhập WTO, cần phải có những giải pháp đồng bộ, mang tính khả thi và mang lại hiệu quả cao. Chương 3 đã đưa ra hệ thống những giải pháp mang tính quyết định đến thành công trong việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu của Minexport. Đó là những giải pháp về nâng cao chất lượng, các giải pháp về phát triển thị trường, về phát triển thương hiệu đối với hàng nông sản xuất khẩu, các giải pháp về chiến lược và cơ cấu. Các giải pháp trên có mối liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại và hỗ trợ lẫn nhau.

Các giải pháp trên có môi liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại và hỗ trợ lẫn nhau nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản trong điều kiện hội nhập WTO của Minexport. Để thực hiện tốt những giải pháp này, cần phải liên kết vơi Nhà nước, với các doanh nghiệp chế biến, với người nông dân.

KẾT LUẬN

Việc phân tích đánh giá đúng thực trạng, tìm ra nguyên nhân để từ đó đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của Minexport là vấn đề rất quan trọng không những về mặt nhận thức, lý luận mà còn có ý nghĩa về mặt thực tiễn trong điều kiện hội nhập WTO. Xuất phát từ quan điểm này, chuyên đề đã tập trung giải quyết những vấn đề sau:

Chuyên đề đã hệ thống hoá và làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh và sức cạnh tranh của hàng hoá. Chuyên đề đưa ra những tiêu chí cơ bản để đánh giá sức cạnh tranh của hàng hoá như sản lượng và doanh thu, thị phần, chi phí sản xuất và giá cả, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, thương hiệu và uy tín sản phẩm. Chuyên đề cũng đã khẳng định sự cần thiết khách quan phải nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản Minexport trong điều kiện hội nhập WTO do vai trò to lớn của xuất khẩu hàng nông sản đối với Minexport, nhằm khai thác những lợi thế cạnh tranh của Việt Nam, và tạo ra sự thích ứng đối với những tác động của hội nhập.

Bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau, chuyên đề đã sử dụng những cơ sở lý luận để phân tích và đánh giá đúng thực trạng sức cạnh tranh các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Minexport trong thời gian qua. Đặc biệt chuyên đề đã sử dụng những tiêu chí luận giải ở chương 1 để phân tích và đánh giá sức cạnh tranh của 5 mặt hàng nông sản xuất khẩu của Minexport là: thuỷ sản, thịt, tinh dầu, gỗ, mây tre đan. Và chỉ ra sức cạnh tranh của các mặt hàng này đã được nâng lên trong những năm qua. Tuy nhiên, sức cạnh tranh của các mặt hàng này vẫn còn thấp, điểm mạnh của các mặt hàng này vẫn còn chỉ ở bề rộng chứ chưa thể hiện ở bề sâu thể hiện tỷ lệ sản phẩm qua chế biến để xuất khẩu còn thấp, khả năng đổi mới mặt hàng còn chậm, thị trường xuất khẩu tuy được mở rộng nhưng không ổn định,

một số mặt hàng xuất khẩu phải qua trung gian và mang thương hiệu nước ngoài.

Dựa trên cơ sở lý luận khoa học, căn cứ vào phương hướng và mục tiêu phát triển xuất khẩu hàng nông sản trong thời gian tới, chuyên đề đã đưa ra các định hướng và một hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của một số mặt hàng nông sản xuất khẩu của Minexport trong điều kiện hội nhập WTO. Đó là 4 nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu và giải pháp về chiến lược và cơ cấu. Các giải pháp này có tính khả thi cao, vì nó được gắn chặt với những điều kiện cần thiết để thực hiện, phù hợp với xu thế phát triển của sản xuất và xuât khẩu nông sản trong điều kiện hội nhập WTO. Cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp này vì chúng có mối liên hệ chặt chẽ và tạo tiền đề cho nhau. Tôi hy vọng chuyên đề sẽ góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu của Minexport lên một tầm cao mới trong điều kiện hội nhập WTO.

Một phần của tài liệu Nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khoáng sản trong điều kiện hội nhập WTO (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w