Bài học đối với Việt Nam.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 28 - 29)

c. Qui mô và chất lượng tài sản nguồn vốn

1.3.2.Bài học đối với Việt Nam.

Từ thực tế tại Việt Nam và kinh nghiệm nâng cao năng lực tài chính của NH các nước, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm về các giải pháp nâng cao năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam để có thể phát triển ổn định bền vững và hội nhập quốc tế.

- Một là, các NHTM phải nhận thức được những yêu cầu và thách thức cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế, từ đó mỗi NHTM phải có lộ trình và bước đi cụ thể để không ngừng nâng cao năng lực trên cơ sở tận dụng những lợi thế cạnh tranh sẵn có. Các giải pháp nâng cao năng lực tài chính NHTM:

+ Cần quan tâm đầu tư thích đáng về công nghệ hiện đại, tin học, đào tạo nguồn nhân lực gắn với công nghệ và các sản phẩm dịch vụ hiện đại theo thông lệ. Lấy trang bị công nghệ và sản phẩm dịch vụ hiện đại làm bước đột phá để tạo đà cho sự phát triển hoạt động NH.

+ Giữ vững trạng thái hoạt động ổn định thông qua việc giám sát và quản lý rủi ro hệ thống bởi việc tuân thủ các chỉ số hoạt động đã được xác định về giới hạn an toàn theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

+ Điều hành hoạt động NH, ngoài nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội theo đường lối của Đảng và Nhà nước, chấp hành và thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia nhưng phải lấy hiệu quả làm mục tiêu hướng tới trong hoạt động kinh doanh để từng bước phát triển ổn định, bền vững tiến tới hội nhập trong nước và quốc tế.

+ Tăng sức mạnh, sức cạnh tranh để phát triển là cần thiết song không phải vì thế mà bất chấp chi phí và làm giảm sút khả năng sinh lời mà phải tiết kiệm chi phí, nâng cao khả năng sinh lời đủ bù đắp chi phí, dự phòng và đáp ứng đủ cho khả năng bổ sung vốn điều lệ để nâng cao năng lực tài chính, mở rộng qui mô hoạt động trong nước và quốc tế.

- Hai là, hiện nay các NHTM Việt Nam đang trong tình hình tài chính chưa đủ mạnh để cạnh tranh với các NH trong khu vực thể hiện ở số nợ xấu không có khả năng thu hồi lớn, tỷ lệ an toàn vốn thấp, vì vậy để nâng cao năng lực tài chính trước hết cần tập trung xử lý dứt điểm nợ tồn đọng, nợ xấu, để lành mạnh hoá bảng tổng kết tài sản, nhằm tăng vị thế, sức cạnh tranh, tăng sức chịu đựng rủi ro, đẩy mạnh khả năng thanh khoản. Thông qua việc lành mạnh hoá năng lực tài chính, đồng thời phải có các giải pháp tăng vốn:

+ Để xử lý nợ xấu đòi hỏi các NHTM phải có sự nỗ lực quyết tâm, áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết tạo nguồn để tự xử lý. Tuy nhiên, việc xử lý nợ xấu còn đòi hỏi có sự hỗ trợ từ Chính phủ về cơ chế, chính sách, về nguồn tài chính và các chính sách thuế ưu đãi. Giải pháp xử lý nợ xấu thường được sử dụng như:

 Cơ cấu lại nợ, giãn nợ, bán nợ, Nhà nước phát hành trái phiếu mua nợ…

 Cho phép áp dụng các biện pháp làm trong sạch bảng tổng kết tài sản như xoá nợ đối với các khoản nợ có DPRR,…

+ Tăng vốn tự có cho NHTM bằng nhiều giải pháp như: từ các nguồn lực tài chính tự bản thân NH, trong đó giải pháp sáp nhập, hợp nhất, mua lại là một giải pháp nhanh chóng để các NH trở thành những NH, tập đoàn tài chính lớn. Để một mặt có đủ sức đối chọi với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các NH, định chế tài chính xâm nhập từ nước ngoài và có đủ sức vươn thị trường ra bên ngoài nền kinh tế. Mặt khác, mở rộng qui mô NH nhằm đáp ứng nhu cầu qui mô vốn ngày càng gia tăng của các doanh nghiệp, tập đoàn tài chính xuyên quốc gia.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần có các giải pháp như cấp thêm vốn, phát hành trái phiếu để tăng vốn, cần tháo gỡ các cơ chế chính sách tài chính, hình thức sở hữu để các NHTMNN có đủ điều kiện về qui mô vốn và tài sản để mở rộng qui mô hoạt động, ổn định, an toàn, bền vững phát triển và hội nhập.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 28 - 29)