Bốn là, cải cách khuôn khổ pháp lý liên quan đến hoạt động NH như

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 30 - 32)

hoàn thiện các Bộ luật, văn bản pháp qui về tiền tệ, NH, tự do hoá lãi suất, ngừng hoặc giảm cấp tín dụng của Chính phủ cho những DNNN làm ăn không có hiệu quả thông qua hệ thống NH, hoàn thiện qui chế giám sát, kiểm soát.

Tháo gỡ cho NH về cơ chế chính sách, các định chế liên quan đến hoạt động tài chính về trích lập dự phòng, xử lý rủi ro, tăng nguồn lực tài chính về quản lý nguồn nhân lực, tiền lương, tuyển dụng, về quan hệ quản lý, quản trị điều hành, về hạch toán kế toán theo thông lệ quốc tế, xử lý dứt điểm nợ quá hạn, đa dạng hóa sở hữu…

- Năm là, Chính phủ các nước Đông Nam Á rất thận trọng trong việc phát triển ngành NH, ủng hộ tự do hoá nhưng sẽ thực hiện dần dần từng bước phù hợp với điều kiện thực tế, tạo điều kiện cho các NHTM trong nước có thời gian chuẩn bị. Việt Nam cũng cần có lộ trình phù hợp để phát triển ổn định, bền vững các NHTM:

+ Hoàn thiện, mở rộng và đẩy mạnh hoạt động của thị trường vốn, tiền tệ, tài chính, chứng khoán…nhằm tạo ra nhiều công cụ để các NH hướng tới hoạt động đa năng, đa dạng các sản phẩm dịch vụ nhất là các sản phẩm dịch vụ phái sinh, hướng tới hội nhập trong nước và quốc tế.

+ Bổ sung vốn và nguồn lực cho các NHTMNN để tăng cường các chỉ số phản ánh năng lực cân đối về vốn trước khi cổ phần hoá. Củng cố các NHTMCP theo hướng chỉ để lại những NH hoạt động có hiệu quả và thiết thực cho phát triển kinh tế xã hội.

+ Tăng cường việc thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động của các NH phù hợp với các thể chế chung và thể chế của từng NH để các NH hoạt động có hiệu quả thực chất, tránh để rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, phá sản, gây ra phản ứng dây truyền ảnh hưởng không tốt đến hệ thống NH, đến nền kinh tế.

+ Với cách nhìn nhận NH là ngành công nghiệp huyết mạch lớn nhất, liên quan đến tất cả các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của nền kinh tế và toàn bộ đời

sống xã hội. Rủi ro hoạt động NH là rủi ro lớn nhất, không chỉ liên quan đến cả nền kinh tế xã hội, nó có tính quốc tế hoá cao, chi phối hầu hết các loại thị trường. Hoạt động có hiệu quả của hệ thống NH là sự hưng thịnh của nền kinh tế xã hội của một thể chế (Nhà nước). Vì vậy, NH cần Nhà nước ủng hộ về thể chế, định chế, nguồn lực ban đầu, giám sát chặt chẽ để phát triển ổn định, bền vững, kinh doanh có hiệu quả, tạo điều kiện cho nó sớm đủ điều kiện hội nhập trong nước và quốc tế để mở đường cho sự phát triển kinh tế xã hội và các lĩnh vực khác tham gia hội nhập quốc tế.

Kết luận chương 1

Tóm lại, ở chương 1, tác giả đã trình bày những vấn đề lý luận chung về NHTM, hoạt động kinh doanh của NHTM; Tài chính, Năng lực tài chính của NHTM, các tiêu chí phản ánh năng lực tài chính của NHTM là: Vốn chủ sở hữu lớn, nhóm chỉ tiêu về qui mô và tăng trưởng tổng tài sản, khả năng sinh lời cao và ổn định, hoạt động kinh doanh an toàn. Ngoài ra tác giả cũng đề cập tới các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của NHTM, đồng thời đưa ra các chuẩn mực để đánh giá năng lực tài chính của NHTM. Tại phần thứ ba của chương, tác giả đã nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao năng lực tài chính của một số NHTM trên thế giới và các bài học rút ra đối với các NHTMVN.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 30 - 32)