Nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO

MỤC LỤC

ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG NÔNG SÃNUẤT KHẨU

Đặc điểm này của hàng nông sản chủ yếu xuất phát từ: Tổng sản lượng hàng nông sản xuất khẩu khó có thể điều chỉnh trong ngắn hạn do bị giới hạn về diện tích canh tác, số lượng cây con và năng xuất, phụ thuộc vào chu kỳ sản xuất vào yêu cầu khác nhau về đất đai, thổ nhưỡng và khí hậu đối với các loại cây con khác nhau; Hầu hết nông sản được sản xuất ra là những sản phẩm có thời gian sử dụng ngắn do tính chất sinh học của sản phẩm, người nông dân thường phải bán sản phẩm của mình ngay sau khi thu hoạch; Việc bảo quản hàng nông sản đòi hỏi chi phí lớn; Do những giới hạn về sinh lý mà mỗi người chỉ tiêu thụ mỗi loại nông sản với số lượng nhất định và do vậy, không phải vì sản phẩm nông sản trên thị trường nhiều và rẻ mà người tiêu dùng mua nhiều sản phẩm hơn. Để tăng khả năng cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu, cần phải tìm hiểu thị trường và xác định các đặc trưng từng loại thị trường và xác định đặc trưng từng loại thị trường về từng loại sản phẩm để từ đó đầu tư, chon ra những giống thích hợp để đưa và canh tác và xuất khẩu.

Hình 1.2: Chuỗi giá trị của hàng nông sản xuất khẩu.
Hình 1.2: Chuỗi giá trị của hàng nông sản xuất khẩu.

SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU CỦA MINEXPORT

Mức thuế này thấp hơn nhiều so với thuế suất Trung Quốc áp dụng đối với các thành viên WTO, đây là cơ hội lớn để những hàng hóa nông sản Minexport nói riêng và Việt Nam nói chung có lơi thế về chi phí sản xuất thấp nhờ vào điều kiện khí hậu, đất đai, và lao động xâm nhập sâu hơn vào thị trường Trung Quốc. Trong điều kiện hội nhập WTO, Minexport cần phải nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản của mình, do: vai trò to lớn của xuất khẩu hàng nông sản đối với Minexport; nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu nhằm khai thác có hiệu quả lợi thế của đất nước, của doanh nghiệp, biến thành những lợi thế cạnh tranh; sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của Minexport còn yếu kém, chưa khai thác tốt tiềm năng của công ty….

Bảng 1.1: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Minexport.
Bảng 1.1: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Minexport.

THỰC TRẠNG SỨC CẠNH TRANH MỘT SỐ MẶT HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU CHỦ YẾU CỦA

MINEXPORT TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP WTO

    Đối với thuế nhập khẩu, hàng nông sản nước ta hiện vẫn được bảo hộ bằng thuế cao hơn so với các hàng hóa khác (thuế suất nhập khẩu bình quân hàng nông sản là 24,5%, trong đó thuế bình quân chung là 16%). Mức thuế thấp chủ yếu áp dụng cho một số mặt hàng chưa chế biến như vật tư nông nghiệp, nguyên liệu công nghiệp chế biến, hàng nông sản mà chúng ta có khả năng cạnh tranh cao hơn. Mức thuế cao chủ yếu áp dụng đối với sản phẩm chế biến. Hàng nông sản chê biến của ta được bảo hộ cao hơn so với hàng nông sản sơ chế, ngược lại với xu thế chung của thế giới. Điều này cho thấy ngành công nghiệp chế biến của ta mới bắt đầu phát triển, nhiều ngành đang là ngành công nghiệp non trẻ nên vẫn cần được nhà nước bảo hộ. b) Các biện pháp phi thuế quan. Từ năm 1998 đến nay, khủng hoảng tài chính sảy ra ở các nước châu Á, Nga làm đồng tiền các nước này mất giá nghiêm trọng, kinh tế thế giới tăng trưởng chậm đã làm cho giá nông sản trên thị trường thế giới giảm mạnh, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người nông dân, khoản trợ cấp xuất khẩu của chính phủ ngày càng tăng lên. Thứ nhất: Những đổi mới về cải cách luật pháp, chính sách quản lý xuất khẩu, mở cửa thị trường cũng như chính sách mở rộng quyền kinh doanh cho các doanh nghiệp đã góp phần hoàn thiện môi trường pháp lý và cơ chế chính sách liên quan đến xuất nhập khẩu, tạo hành lang pháp lý quan trọng cho hoạt động đầu tư sản xuất và xuất khẩu của Minexport phát triển.

    Hơn thế nữa các vòng đàm phàn Doha của WTO hiện đang ở giai đoạn cao trào và các nước phát triển có lộ trình giảm trợ cấp đến năm 2013 và các nước đang phát triển khác thì có lộ trình giảm trợ cấp đến năm 2018, trong khi Việt Nam đưa ra cam kết cắt giảm trợ cấp xuất khẩu ngay sau khi gia nhập WTO nên các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản như Minexport sẽ gặp khó khăn hơn. Thứ hai: Khả năng thích ứng với bối cảnh mới của thị trường thế giới và chủ động nắm bắt những cơ hội thuận lợi, tận dụng triệt để lợi ích của các Hiệp định thương mại đã kí kết giữa Việt Nam và các đối tác để khai thác tiềm năng xuất khẩu của các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc của Minexport con yếu, dẫn đến xuất khẩu một số mặt hàng nông sản xuất khẩu gặp khó khăn. Những nguyên nhân chủ yếu gây ra những trở ngại khó khăn ảnh hưởng đến sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của Minexport, đó là xuất hiện ngày càng nhiều các rào cản thương mại mới, tinh vi, làn sóng các hiệp định thương mại ngày càng nhiều, sự biến động thất thường của giá cả hàng hoá, công tác quy hoạch và công tác tổ chức tạo nguồn xuất khẩu yếu kém….

    Trên cơ sở phân tích những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân làm giảm sức cạnh tranh một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Minexport trên thị trường thế giới, chuyên đề đã đưa ra những quan điểm mang tính chất định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các mặt hàng này trong điều kiện hội nhập WTO ở chương 3.

    Bảng   1.4.   Giá   trị   một   số   lô   hàng   xuất   khẩu   nông   sản   của  Minexport.
    Bảng 1.4. Giá trị một số lô hàng xuất khẩu nông sản của Minexport.

    CỦA MINEXPORT TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP WTO

      Để tìm cách nâng cao chất lượng hàng nông sản xuất khẩu nói chung, mặt hàng thủy sản, thịt, tinh dầu, gỗ nói riêng cần phải được tiến hành ngay tư khâu chọn giống, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, chế biến và dự trữ…Xây dựng và quản lý sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO, HACCP, tăng cường áp dụng biện pháp vệ sinh kiểm dịch theo tiêu chuẩn SPS. Các chính sách và giải pháp của doanh nghiệp cần hỗ trợ và khuyến khích việc nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ canh tác mới hoặc phương thức canh tác hữu cơ bền vững với một quy trình kép kín từ khâu làm đất, trồng, chăm sóc, quản lý các dư lượng có hại đối với sản phẩm đến khâu thu hoạch, bảo quản. Trong giai đoạn hiện nay, tình hình giá cả thị trường nông sản trong đó có mặt hàng thủy sản, thịt, tinh dầu, gỗ và mây tre đan luôn có biến động rất khó dự đoán, các nước nhập khẩu hàng nông sản thường có sự thay đổi về pháp luật và chính sách thương mại để đối phó với những biến động của thị trường, những quy định mới của các nước về thuế quan và phi thuế quan ngày càng tinh vi và phức tạp đang là vấn đề hết sức mới mẻ và thách thức đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam trong đó có Minexport.

      Liên kết với các tổ chức xúc tiến thương mại, cơ quan thương vụ, tham tán Việt Nam ở nước ngoài để được cung cấp các dịch vụ hỗ trợ xúc tiến thương mại như thông tin về các thị trường, đối thủ cạnh tranh, tư vấn pháp lý, giúp giải quyết các vướng mắc trong quan hệ thương mại, giúp doanh nghiệp tận dụng được những cơ hội, hạn chế những rủi ro trên thị trường. Tóm lại: Từ nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản, từ thực tiễn kinh doanh của Minexport, chương 3 đã đưa ra 5 điểm cơ bản về nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của Minexport tròn điều kiện hội nhập WTO và phân tích khá đầy đủ những triển vọng và mục tiêu phát triển xuất khẩu hàng nông sản của Minexport từ nay đến năm 2010 tầm nhìn 2015. Chuyên đề cũng đã khẳng định sự cần thiết khách quan phải nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản Minexport trong điều kiện hội nhập WTO do vai trò to lớn của xuất khẩu hàng nông sản đối với Minexport, nhằm khai thác những lợi thế cạnh tranh của Việt Nam, và tạo ra sự thích ứng đối với những tác động của hội nhập.

      Dựa trên cơ sở lý luận khoa học, căn cứ vào phương hướng và mục tiêu phát triển xuất khẩu hàng nông sản trong thời gian tới, chuyên đề đã đưa ra các định hướng và một hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của một số mặt hàng nông sản xuất khẩu của Minexport trong điều kiện hội nhập WTO.