Trong những năm gần đây Việt Nam đó và đang hội nhập với nền kinh tế thế giới, và hoạt động thương mại quốc tế đó trở thành hoạt động không thể thiếu cho sự phát triển của nền kinh tế Vi
Trang 1Trường đại học kinh tế quốc dânKhoa thương mại và kinh tế quốc tế
hội nhập kinh tế quốc tế
Sinh viên thực hiện : Dương thị Hồng Anh
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh quốc tế
Lớp : qtkdqt 47b
Khóa : 47
Hệ : Chính quy
Hµ Néi - 2009
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây Việt Nam đã và đang hội nhập với nền kinhtế thế giới, và hoạt động thương mại quốc tế đã trở thành hoạt động không thểthiếu cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam Thương mại quốc tế baogồm hai hoạt động chính đó là xuất khẩu và nhập khẩu Hoạt động xuất khẩugiúp phát huy được lợi thế so sánh của đất nước, thúc đẩy nền kinh tế trongnước phát triển Còn hoạt động nhập khẩu giúp cung cấp những yếu tố cầnthiết đảm bảo cho quá trình sản xuất trong nước được liên tục và có hiệu quảkhi mà nền sản xuất trong nước chưa đáp ứng được Thêm vào đó, nhập khẩucũng cho phép có thể đi tắt, đón đầu, tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiếncủa các nước phát triển từ đó có cơ hội rút ngắn khoảng cách, bắt kịp trình độcủa các nước phát triển, tạo động lực thúc đẩy sự chuyển dịch của nền kinh tếtheo hướng ngày càng hoàn thiện hơn Trước những vai trò vô cùng quantrọng trên của nhập khẩu thì việc hoàn thiện và đẩy mạnh công tác nhập khẩulà rất quan trọng và cần thiết nó giúp cho các quốc gia đang phát triển nhưViệt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Qua một thời gian thực tập tại Công ty TNHH thương mại xuất nhậpkhẩu Kim Loại Việt, em đã có những tìm hiểu về hoạt động kinh doanh xuấtnhập khẩu của công ty và thấy rằng hoạt động nhập khẩu luôn chiếm tỷ trọnglớn trên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã đặt ra cho các doanhnghiệp Việt Nam nói chung cả những cơ hội và thách thức Việc hội nhập sâuvào kinh tế thế giới và khu vực đòi hỏi Việt Nam phải mở của thị trường sâurộng cho doanh nghiệp và hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam.Chính việc mở
Trang 3cửa thị trường là cuộc cạnh tranh gay go quyết liệt cho các doanh nghiệptrong nước Nó đã tạo áp lực làm cho mức độ cạnh tranh trong hầu hết cácngành kinh doanh của nền kinh tế Việt Nam tăng mạnh Và ngành kinh doanhthép cũng không phải là một ngoại lệ
Công ty TNHH thương mại XNK Kim Loại Việt là công ty chuyên XNKthép Inox có trụ sở chính đặt số 7 ngõ 5/78 Hoàng Quốc Việt , phường NghĩaĐô,Cầu Giấy, Hà Nội Hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thép, hiện naycông ty đang phải chịu những tác động tiêu cực do mức độ cạnh tranh caotrong ngành mang lại Do đó , để có thể tồn tại và phát triển được trong tươnglai thì yêu cầu cấp bách đối với công ty là phải nâng cao khả năng cạnh tranhcủa mình trên thị trường.
Với những lý do như trên và qua thời gian thực tập tại công ty TNHH
thương mại XNK Kim Loại Việt , em đã chọn đề tài “ Giải pháp nâng cao
năng lực cạnh tranh của công ty TNHH thương mại XNK Kim loại Việttrong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ” làm chuyên đề tốt nghiệp của
mình với hi vọng sẽ góp phần giúp công ty có biện pháp giải quyết những khókhăn hiện tại và có thể nâng cao khả năng cạnh tranh trong tương lai
Mục đích nghiên cứu : Đánh giá thực trạng kinh doanh của công ty từ đóđề xuất các biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh.
Đối tượng nghiên cứu : Khả năng , năng lực cạnh tranh của công ty.Phạm vi nghiên cứu : Về không gian : Doanh nghiệp trên thị trường.
Về thời gian : Từ năm 2004 đến năm 2008
Trang 4Chương 1 : Lý luận cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnhtranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
1.1 Một số lý luận cơ bản về cạnh tranh.
1.1.1 Tính tất yếu của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
Trên thực tế cạnh tranh xuất hiện trong hầu hết các lĩnh vực của xã hội.Mọi nơi, mọi lúc đều có thể xuất hiện cạnh tranh Nó không những tồn tạitrong lĩnh vực kinh tế mà còn tồn tại trong lĩnh vực xã hội
Xét trong phạm vi nền kinh tế thị trường, tồn tại rất nhiều thành phầnkinh tế khác nhau Mỗi thành phần kinh tế có đặc điểm riêng về quan hệ sởhữu tư liệu sản xuất, mang bản chất kinh tế khác nhau, có các lợi ích kinh tếkhác nhau, thậm chí là đối lập với nhau Chính mâu thuẫn giữa các thànhphần kinh tế dẫn đến xuất hiện cạnh tranh để có thể giành được nhiều lợi íchkinh tế hơn Cạnh tranh trở thành động lực để cải tiến kỹ thuật, phát triển lựclượng sản xuất.
Bên cạnh đó, trong nền kinh tế thị trường có nhiều thành phần, luôndiễn ra hoạt động trao đổi hàng hóa với nhiều người mua, nhiều người bán cólợi ích kinh tế khác nhau, và nhiều loại hàng hóa tương tự nhau về chất lượng,giá cả thì tất yếu sẽ làm nảy sinh sự cạnh tranh : cạnh tranh về chất lượngsản phẩm, cạnh tranh về phương thức giao dịch mua bán, cạnh tranh giữangười bán với người bán, cạnh tranh giữa người mua với người bán, cạnhtranh giữa người mua với nhau…Tạo nên sự vận động của thị trường và trậttự của thị trường.
Qua đó ta có thể thấy được cạnh tranh là một yếu tố cơ bản của cơ chếthị trường Nó là quy luật khách quan của nền sản xuất hàng hóa , là nội dung
Trang 5cơ chế vận động của thị trường Cạnh tranh xuất hiện và gắn liền với sự pháttriển của nền kinh tế hàng hóa, ở đâu có sản xuất trao đổi hàng hóa thì ở đó cócạnh tranh Vì vậy không thể lẩn tránh cạnh tranh mà phải chấp nhận cạnhtranh, đón trước cạnh tranh và sẵn sàng sử dụng vũ khí cạnh tranh hữu hiệu.
1.1.2 Khái niệm về cạnh tranh
Là một thuật ngữ lâu đời và được sử dụng phổ biến , thường xuyên được
nhắc tới trong mọi lĩnh vực của xã hội Thuật ngữ “ cạnh tranh” luôn thu hút
được sự quan tâm của giới nghiên cứu và được phân tích từ nhiều góc độ khácnhau Với mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau thì cạnh tranh được định nghĩakhác nhau
Hiểu một cách chung nhất cho mọi lĩnh vực trong đời sống thì cạnh
tranh được định nghĩa là: “Cạnh tranh là hiện tượng tự nhiên, là mâu thuẫnquan hệ giữa các cá thể có chung môi trường sống với các điều kiện nào đómà các cá thể cùng quan tâm”.
Xét trong phạm vi lĩnh vực kinh tế, lịch sử đã cho thấy 2 trường pháitiêu biểu về lý thuyết cạnh tranh:Thứ nhất, trường phái cổ điển với các đạibiểu tiêu biểu như A.Smith, John Stuart Mill, Darwin và C.Mác đã có nhữngđóng góp nhất định trong lý thuyết cạnh tranh sau này.Thứ hai, trường pháihiện đại với hệ thống lý thuyết đồ sộ với 3 quan điểm tiếp cận: Tiếp cận theotổ chức ngành với đại diện là trường phái Chicago và Harvard; Tiếp cận tâmlý với đại diện là Meuger, Mises, Chumpeter thuộc trường phái Viên; Tiếpcận “ cạnh tranh hòan hảo” phát triển lý thuyết của Tân cổ điển Trong 2trường phái đó, đáng chú ý nhất là khái niệm về “cạnh tranh” dưới thời Tư
Bản Chủ Nghĩa của C.Mác “ Cạnh tranh TBCN là sự ganh đua , sự đấu tranhgay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trongsản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch” Cơ sở của
cạnh tranh ở đây là chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN về tư liệu sản xuất.
Trang 6Trong nền kinh tế thị trường, nơi mà cạnh tranh luôn diễn ra liên tục vàkhông có đích cuối cùng Các chủ thể hành vi kinh tế vì lợi ích riêng của bản
thân mình mà tiến hành cạnh tranh với nhau Cạnh tranh được hiểu là “sựganh đua giữa các chủ thể kinh tế ( nhà sản xuất, người tiêu dùng) nhằmgiành lấy những vị thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hànghóa để thu được nhiều lợi ích nhất” Cạnh tranh trong nền kinh tế luôn liên
quan đến quyền sở hữu.Nói cách khác, sở hữu là điều kiện để cạnh tranh kinhtế diễn ra.Ngòai ra, nếu đứng trên quan điểm của các nhà Marketing thì cạnh
tranh còn được hiểu là “cạnh tranh là một trận chiến giữa các doanh nghiệpvà các nhà kinh doanh nhằm chiến được sự chấp nhận và lòng trung thànhcủa khách hàng”.
Tại Việt Nam, trong cơ chế quản lý kinh tế tập trung bao cấp Quan hệgiữa các đơn vị hầu như không có mâu thuẫn về lợi ích Do đó, cạnh tranhkhông có chỗ đứng trong nền kinh tế.Sau 1986, khi mà kinh tế đất nướcchuyển sang theo hướng kinh tế thị trường có sự quản lý, điều tiết của NhàNước Thì cạnh tranh được coi là một điều kiện kích thích kinh doanh, là môitrường và động lực thúc đẩy sản xuất phát triển…
Như vậy chúng ta có thể hiểu cạnh một cách đơn giản nhất là sự đấutranh giữa các chủ thể hành vi kinh tế nhằm giành lợi ích tối đa cho mình.
1.1.3 Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
Cạnh tranh là một thuộc tính gắn với nền kinh tế thị trường Trong cơchế thị trường, cạnh tranh diễn ra liên tục và không có đích cuối cùng Nó làmột yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh tế của các nước Trên thựctế, cạnh tranh có vai trò cực kỳ quan trọng đặc biệt là đối với các chủ thể củanền kinh tế Cạnh tranh không chỉ tác động tích cực tới nền kinh tế quốc dânmà còn là yếu tố thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển và đem lại quyền lợicho người tiêu dùng Cụ thể là :
Trang 7* Đối với nền kinh tế quốc dân
Cạnh tranh vừa là môi trường kinh doanh vừa là động lực kinh doanhCạnh tranh là cơ chế điều chỉnh linh hoạt sản xuất xã hội và làm cho sựphân bố các nguồn lực kinh tế của xã hội một cách tối ưu ( tạo nên sự dịchchuyển các nguồn lực đến những nơi mà chúng được sử dụng với năng suấtcao nhất)
Cạnh tranh ngày càng gia tăng sẽ thúc đẩy tính hiệu quả, mang lại sựtăng trưởng cho nền kinh tế Nó không chỉ là động lực thúc đẩy sự phát triểncủa lực lượng sản xuất mà còn kích thích sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, hiệnđại hóa công nghệ sản xuất kinh doanh của một nền kinh tế.
Cạnh tranh còn thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế, tạo ramôi trường kinh doanh bình đẳng cho các thành phần kinh tế, góp phần hạnchế sự độc quyền và bất bình đẳng trong kinh doanh, làm lành mạnh hóa cácquan hệ xã hội
Tuy nhiên, cái gì cũng có mặt trái của nó Cạnh tranh có thể tạo ra sự bấtbình đẳng nếu như các chủ thể áp dụng các biện pháp cạnh tranh không lànhmạnh, làm sâu sắc thêm sự phân hóa giàu nghèo của xã hội Vì lý do đó, cạnhtranh kinh tế bao giờ cũng cũng phải được điều chỉnh bởi các định chế xã hội, sựcan thiệp của nhà nước
* Đối với các doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp tham gia kinh doanh trên thị trường thì cạnhtranh có một vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh
Cạnh tranh chính là động lực mạnh mẽ thúc đẩy các doanh nghiệp khôngngừng cải thiện hoạt động kinh doanh để tồn tại và phát triển Cạnh tranh gópphần tạo ra một môi trường kinh doanh bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp.Bên cạnh đó, cạnh tranh làm cho các doanh nghiệp đưa ra mức giá gần hơnvới các chi phí cận biên và từ đó phân bổ các đầu vào hiệu quả hơn Cạnh
Trang 8tranh cũng có thể làm giảm sự mất cân đối và làm cho hiệu quả kinh doanhcủa doanh nghiệp dễ dàng so sánh hơn Đồng thời nó làm cho các danhnghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả phải tiến hànhcải tổ bộ máy tổ chức, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất…nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, giảm giá thành nếu như khôngmuốn đối mặt với nguy cơ mất thị phần hoặc rời bỏ thị trường.
* Đối với người tiêu dùng
Cạnh tranh giúp người tiêu dùng nhận được nhiều lợi ích hơn khi tiêudùng hàng hóa Bởi vì người tiêu dùng là một trong những nguyên nhân gópphần tạo nên sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trên thị trường.Chính áp lực cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải tiến hành nâng cao chấtlương, giảm giá bán, tăng thêm các tiện ích khác cho khách hàng : sửa chữa,bảo hành, các dịch vụ sau bán Khi đó người tiêu dùng sẽ mua hàng hóa rẻhơn mà chất lượng lại tăng
Ngòai ra, cạnh tranh cũng giúp cho nhu cầu của người tiêu dùng đượcthỏa mãn một cách tốt nhất.
1.1.4Các loại hình cạnh tranh
Trong nền kinh tế, có rất nhiều hình thức cạnh tranh khác nhau Tùy theomỗi tiêu thức phân loại, chúng ta có thể phân chia cạnh tranh thành các hìnhthức như sau:
* Cạnh tranh hòan hảo : Là hình thức cạnh tranh mà trên thị trường có
nhiều người mua, nhiều người bán quy mô nhỏ, độc lập với nhau và bán cácsản phẩm đồng nhất ( tương tự) Giá cả của sản phẩm được quyết định bởiquy luật cung cầu trên thị trường Cung nhiều cầu ít sẽ dẫn đến giá giảm, cungít cầu nhiều sẽ dẫn đến giá tăng Các doanh nghiệp định giá theo thị trường và
Trang 9không có khả năng tự đặt giá Vì vậy, để có thể tồn tại phát triển trong môitrường cạnh tranh hòan hảo thì doanh nghiệp phải nỗ lực và cố gắng liên tục.
* Cạnh tranh - độc quyền : xảy ra khi trên thị trường có một số ít các đối
thủ có quy mô lớn ( nhỏ ) đưa ra bán các sản phẩm không đồng nhất ( khácnhau ) dưới con mắt của khách hàng Có nhiều doanh nghiệp tham gia cạnhtranh nhưng mỗi người đều có sức mạnh độc quyền để kiểm sóat ở một mứcđộ nào đó Doanh nghiệp có khả năng điều chỉnh giá nhưng không hoàn tòantùy ý mình bởi tuy kiểm sóat được một thị trường nhỏ song có khả năng thaythế.
* Độc quyền tuyệt đối : xảy ra khi trên trên thị trường tồn tại duy nhất
một doanh nghiệp đưa sản phẩm ra bán trên thị trường.Họ hòan tòan quyếtđịnh số lượng và giá cả của sản phẩm trên thị trường Chính vì vậy doanhnghiệp này kiểm sóat hòan toàn thị trường Họ không hề có đối thủ cạnh tranh
* Độc quyền nhóm : Là loại độc quyền xảy ra khi trong ngành có rất ít
nhà sản xuất Bởi vì các ngành này đòi hỏi vốn lớn, rào cản ra nhập ngànhkhó Tính phụ thuộc giữa các doanh nghiệp trong ngành là rất lớn Hành vicủa doanh nghiệp này sẽ ảnh hưởng nhanh chóng đến hành vi của doanhnghiệp khác Do đó, việc tạo ra sự khác biệt sẽ là một yếu tố quan trọng đểdoanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh trong ngành cho mình.
1.1.4.2 Căn cứ vào phạm vi cạnh tranh
* Cạnh tranhtrong nội bộ ngành : Là sự cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp trong cùng một ngành, cùng sản xuất và tiêu thụ một loại hàng hóanhằm giành giật những điều kiện trong sản xuất và tiêu thụ có lợi hơn để thulợi nhuận lớn Thông thường, cạnh tranh trong nội bộ ngành cực kì khốc liệtdo có nhiều doanh nghiệp cùng kinh doanh các sản phẩm hàng hóa dịch vụ đểthỏa mãn cho cùng một nhu cầu nào đó của người tiêu dùng Để có thể cạnhtranh được với các đối thủ còn lại trong ngành thì các doanh nghiệp phải
Trang 10thường xuyên ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật , nâng cao chất lượnghàng hóa, giảm chi phí, giảm giá thành để thu hút khách hàng, chiếm thị phầncao hơn đối thủ cạnh tranh
* Cạnh tranh giữa các ngành : Là sự cạnh tranh trong các ngành sản
xuất kinh doanh khác nhau, nhằm mục đích tìm nơi đầu tư có lợi hơn Trongnền kinh tế quốc dân, các ngành sản xuất kinh doanh khác nhau thì điều kiệnvật chất kỹ thuật, môi trường kinh doanh, nhu cầu thị hiếu….là khác nhau.Nên khi cùng một lượng vốn vào ngành này thì có thể đạt được tỷ suất lợinhuận cao hơn các ngành khác Vì vậy dẫn đến tình trạng những nhà sản xuấtở ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp sẽ rút lui khỏi ngành và chuyển sang đầu tưsản xuất ở những ngành mang lại tỷ suất lợi nhuận cao hơn Điều đó tạo nênsự cạnh tranh giữa các ngành với nhau.
1.1.4.3 Căn cứ vào các chủ thể tham gia cạnh tranh
Khi căn cứ vào các chủ thể tham gia cạnh tranh trên thị trường thì chúngta có thể phân ra 3 loại cạnh tranh như sau
* Cạnh tranh giữa người bán với người bán
Đây là cuộc cạnh tranh cơ bản và khốc liệt nhất trên thị trường Cácdoanh nghiệp tìm cách giành giật khách hàng, chiếm lĩnh thị trường để có thểtiêu thụ được càng nhiều hàng hóa càng tốt nhằm thu được lợi nhuận cao.Muốn giành lợi thế trong cuộc cạnh tranh trên các doanh nghiệp phải áp dụngcác biện pháp có thể để lôi kéo khách hàng : ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nângcao chất lương, cải thiện mẫu mã sản phẩm, tăng cường hoạt động marketingsản phẩm, giảm giá sản phẩm…Cuộc cạnh tranh này sẽ dẫn đến một số doanhnghiệp giành được thị phần lớn, một số doanh nghiệp sẽ bị thu hẹp hoặc mấtthị phần, Người tiêu dùng là người sẽ được hưởng lợi lớn nhất do chất lượngsản phẩm tăng, giá cả giảm đặc biệt là trong trường hợp thị trường có cunglớn hơn cầu.
Trang 11* Cạnh tranh giữa người bán với người mua
Trong các hoạt động mua bán diễn ra trên thị trường thì luôn có mâuthuẫn tất yếu đó là : Người bán luôn mong muốn bán được nhiều hàng hóavới giá cao nhất có thể ( bán đắt ) còn người mua luôn mong muốn mua đượchàng hóa với giá cả rẻ nhất có thể ( mua rẻ) Chính mâu thuẫn về lợi ích nàydẫn đến sự cạnh tranh giữa người mua và người bán nhằm đạt được mongmuốn của mình Mức độ của cuộc cạnh tranh này phụ thuộc vào quy luật cungcầu trên thị trường Nếu mà cung > cầu thì người mua sẽ giành lợi thế, muađược hàng hóa rẻ Còn nếu mà cung < cầu thì người bán sẽ giành lợi thế, bánhàng hóa với giá cao Cuộc cạnh tranh sẽ được giải quyết khi mà quá trìnhthỏa thuận, mặc cả giữa 2 bên kết thúc Khi đó sản phẩm sẽ được tiêu thụ ởmức giá mà cả 2 bên đều có thể chấp nhận được
* Cạnh tranh giữa người mua với người mua
Cuộc cạnh tranh xảy ra trên cơ sở người mua tranh giành với nhau để muađược các hàng hóa với giá rẻ hơn Đặc biệt mức độ của cuộc cạnh tranh sẽgay gắt hơn khi trên thị trường cung < cầu, hàng hóa trở nên khan hiếm,người mua phải chấp nhận giá cao để mua được hàng hóa Kết quả của cuộccạnh tranh là người mua sẽ chịu thiệt do mua hàng hóa với giá cao còn ngườibán sẽ là người được lợi nhiều nhất do vừa tiêu thụ được hết hàng hóa, vừabán được giá cao.
1.2 Những vấn đề cơ bản về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trongnền kinh tế thị trường
1.2.1 Khái niệm về khả năng cạnh tranh và tầm quan trọng củanâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường
* Khái niệm về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
Như chúng ta đã biết, cạnh tranh là một tất yếu khách quan của nền kinhtế thị trường , bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tham gia vào thị trường đều
Trang 12phải chấp nhận cạnh tranh Tuy nhiên, để có thể giành ưu thế trong cạnh tranhlà một điều rất khó khăn Do đó, các doanh nghiệp cần phải tự tạo ra và nângcao khả năng cạnh tranh cho chính mình.
Vậy “khả năng cạnh tranh” được hiểu như thế nào?
Năng lực cạnh tranh được xem xét trên 3 cấp độ.
- Năng lực cạnh tranh quốc gia : là năng lực của một nền kinh tế đạt
được tăng trưởng bền vững, thu hút được đầu tư, bảo đảm ổn định kinh tế xãhội, nâng cao đời sống người dân
- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: Được đo bằng khả năng duy trì
và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp trong môi trường cạnhtranh trong nước và ngoài nước.
- Năng lực cạnh tranh của sản phẩm : được đo lường bằng thị phần của
sản phẩm hay dịch vụ cụ thể trên thị trường
Ở đây chúng ta quan tâm đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.Hiện nay, quan niệm về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cũng có nhiềukhác biệt Có ý kiến cho rằng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp gắn liềnvới ưu thế của sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra thị trường.Có quan điểm gắnkhả năng cạnh tranh của doanh nghiệp với thị phần mà nó nắm giữ, cũng cónhững quan điểm đồng nhất khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp với hiệuquả sản xuất kinh doanh.Có một số ý kiến tán thành quan điểm khả năng cạnhtranh của doanh nghiệp là việc khai thác thực lực và lợi thế của mình để thỏamãn nhu cầu khách hàng và thu được lợi nhuận Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vàothực lực và lợi thế của mình e rằng chưa đủ, bởi trong điều kiện tòan cầu hóakinh tế, lợi thế bên ngòai đôi khi là yếu tố quyết định Thực tế chứng minh mộtsố doanh nghiệp rất nhỏ, không có lợi thế nội tại, thực lực bên trong yếu nhưngvẫn tồn tại và phát triển trong một thế giới khốc liệt như hiện nay.
Trang 13Như vậy khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp được hiểu là: “ Khảnăng cạnh tranh của doanh nghiệp là việc khai thác các, sử dụng thực lực vàlợi thế bên trong, bên ngòai nhằm tạo ra những sản phẩm hàng hóa dịch vụhấp dẫn với người tiêu dùng để tồn tại và phát triển, thu được lợi nhuận ngàycàng cao và cải tiến vị trí so với các đối thủ cạnh tranh”.
Hoặc có thể hiểu là: “ Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là khảnăng, năng lực mà doanh nghiệp có thể tự duy trì vị trí của nó một cách lâudài trên thị trường cạnh tranh, đảm bảo việc thực hiện một tỷ lệ lợi nhuận ítnhất bằng tỷ lệ đòi hỏi cho việc tài trợ những mục tiêu của doanh nghiệpđồng thời thực hiện được những mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra”
*Tầm quan trọng của việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanhnghiệp trên thị trường
Dưới góc nhìn của doanh nghiệp thì cạnh tranh là một tất yếu kháchquan Xét về lợi ích, cạnh tranh là động lực buộc doanh nghiệp phải nỗ lựctìm kiếm sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng,phải tìm ra cáchthức sản xuất có chi phí xã hội chấp nhận được, đồng thời là cuộc đua tranhđể tiến đến vị trí của người giỏi nhất Xét về thách thức, cạnh tranh là một áplực mà doanh nghiệp, nếu không có đủ sức mạnh vượt qua, thì sẽ phải gánhchịu các hậu quả như mất chỗ đứng trên thương trường, hàng hóa ế đọng, thualỗ, mất vốn, thậm chí có thể phá sản Trong thời đại thương mại tự do đangthắng thế trên quy mô thế giới hiện nay, vị thế cạnh tranh chính là điều kiệnđể doanh nghiệp tồn tại và phát triển Do đó để đạt được vị thế cạnh tranhmạnh trên thị trường các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp và tận dụngcác cơ hội để nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường.Vì vậy, nâng cao khả năng cạnh tranh vừa là nhiệm vụ vừa là vấn đề sống còncủa mỗi doanh nghiệp.
Trang 141.2.2 Các yếu tố chủ yếu hình thành nên khả năng cạnh tranh củamột doanh nghiệp
Khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp được hình thành từ rất nhiềuyếu tố Những yếu tố này phần lớn thuộc về doanh nghiệp và nằm trong tầmkiểm sóat của doanh nghiệp Tổng hợp của những yếu tố này tạo thành sứcmạnh chung của doanh nghiệp để có thể cạnh tranh với các đối thủ trên thịtrường Đồng thời, những yếu tố này cũng chính là các công cụ cạnh tranh màdoanh nghiệp sẽ sử dụng để vượt qua các đối thủ cạnh tranh và đáp ứng nhucầu khách hàng một cách tốt nhất Sau đây là những yếu tố cơ bản và quantrọng nhất tạo nên khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp.
1.2.2.1 Sản phẩm
Theo quan điểm truyền thống thì : “ Sản phẩm là tập hợp các đặc tính vậtlý học, hóa học, sinh học…có thể quan sát được, dùng để thỏa mãn nhữngnhu cầu cụ thể của sản xuất hoặc đời sống”.
Còn theo quan điểm của các chuyên gia Marketing, sản phẩm được hiểu theo
nghĩa rộng hơn : “ Sản phẩm là tất cả những cái, những yếu tố có thể thỏamãn nhu cầu hay ước muốn được đưa ra chào bán trên thị trường với mụcđích thu hút sự chú ý mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng”.
Đối với một doanh nghiệp thương mại thì sản phẩm là một yếu tố căn bản vàquan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh.Chữ tín của sản phẩm quyếtđịnh chữ tín của doanh nghiệp và tạo lợi thế có tính quyết định trong cạnhtranh.Cạnh tranh về sản phẩm thường được thể hiện qua các mặt như chấtlượng sản phẩm, giá cả của sản phẩm hay là các dịch vụ hỗ trợ kèm theo.
a, Chất lượng sản phẩm
Nói đến chất lượng của sản phẩm thì có rất nhiều cách định nghĩa khácnhau Nhưng thường gặp, thông dụng nhất là 3 định nghĩa sau:
Trang 15(1) “ Chất lượng là mức phù hợp của sản phẩm đối với yêu cầu củangười tiêu dùng” ( European Organization for Quanlity Control)
(2) “ Chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu” ( Philip B Crosby)
(3) “ Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể tạo cho thựcthể đó khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra và những nhu cầu tiềmẩn” ( ISO 8402)
Chất lượng sản phẩm sẽ được đánh giá chính xác nhất qua quá trình tiêudùng sản phẩm, sự thỏa mãn hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm củadoanh nghiệp.Một sản phẩm mà chất lượng của nó đem đến cho khách hàngsự thỏa mãn càng cao, càng lôi kéo được khách hàng đến với doanh nghiệp sẽlàm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Ngược lại , đối với sản phẩmmà chất lượng không đáp ứng được nhu cầu khách hàng sẽ làm giảm khảnăng tiêu thụ, làm cho công việc kinh doanh của công ty trì trệ…sẽ gây ranhiều khó khăn cho doanh nghiệp Bên cạnh đó, chất lượng sản phẩm chịuảnh hưởng của tất cả các công đoạn trong dây chuyền sản xuất , từ quá trìnhsản xuất nguyên liệu thô, thu mua, sản xuất và phân phối.
Để nghiên cứu về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên khía cạnhchất lượng sản phẩm, ta cần làm rõ hơn các yếu tố cấu thành nên sảnphẩm.Trên thực tế, người ta chia ra 3 cấp độ cấu thành sản phẩm
- Cấp độ cơ bản nhất là sản phẩm theo ý tưởng.Đó chính là những giá trị
mà nhà kinh doanh sẽ bán cho khách hàng Để thu hút khách hàng mua sảnphẩm, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu tìm hiểu khách hàng để phát hiện ranhững đòi hỏi về các khía cạnh lợi ích khác nhau tiềm ẩn trong nhu cầu củahọ Từ đó tạo ra những sản phẩm có những khả năng thỏa mãn đúng và tốtnhững lợi ích mà khách hàng mong đợi.
- Cấp độ thứ hai là sản phẩm hiện thực: Đó là những yếu tố phản ánh sự
có mặt trên thực tế của sản phẩm bao gồm nhãn hiệu, bao gói, chất lượng, đặc
Trang 16tính, bố cục bên ngoài Nhờ những yếu tố này mà doanh nghiệp khẳng định sựhiện diện của mình trên thị trường giúp khách hàng có thể phân biệt đượchàng hóa của hãng này so với hãng khác Người tiêu dùng nua sản phẩm về làđể thỏa mãn nhu cầu của mình, tuy nhiên khi lựa chọn sản phẩm lại dựa trêncác yếu tố hiện thực này của hàng hóa
- Cấp độ thứ ba là sản phẩm bổ sung: Bao gồm các yếu tố như tính tiện
lợi cho việc lắp đặt,sửa chữa, những dịch vụ bổ sung sau khi bán, những điềukiện bảo hành và điều kiện hình thức tín dụng…Chính nhờ những yếu tố nàytạo ra sự hoàn thiện cho sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng.Vì vậy, các yếu tố bổ sung này trở thành một trong những vũ khí cạnh tranhcủa các nhãn hiệu sản phẩm.
Chất lượng sản phẩm luôn là một trong những nhân tố quyết định khảnăng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường Nó tạo uy tín, danh tiếng,cơ sở cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp.Tăng chất lượngsản phẩm tương đương với tăng năng suất lao động xã hội … Do đó doanhnghiệp cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm bằng các biện pháp như:nghiên cứu tìm tòi , phát minh sang kiến để tăng thêm hiệu quả sử dụng, tínhnăng sản phẩm, thay thế vật liệu tạo ra sản phẩm có những ưu thế vượt trội.Sử dụng khoa học công nghệ cao, hiện đại tạo ra sản phẩm mới…
Trang 17- Người bán định nghĩa : “ Giá cả của một hàng hóa, dịch vụ là khỏanthu nhập mà người bán nhận được nhờ việc tiêu thụ sản phẩm đó”
Mặc dù có nhiều quan niệm về giá như vậy nhưng chung quy lại thì giá
đều thể hiện là : “ Sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa” Giá cả là một
yếu tố rất nhạy cảm trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt độngthương mại nói riêng bởi vì nó liên quan đến lợi ích cá nhân có tính mâuthuẫn giữa người mua và người bán Giá càng cao người bán càng có lợi còngiá càng thấp người mua càng có lợi Sự vận động ngược chiều về lợi ích nàyđược giải quyết thông qua mức giá.
Mức giá có vai trò cực kỳ quan trọng trong cạnh tranh Nếu như chênhlệch về giá giữa doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh lớn hơn chênh lệch về giátrị sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh thid doanhnghiệp đã đem lại lợi ích cho người tiêu dùng lớn hơn so với đối thủ cạnhtranh Do đó sản phẩm của doanh nghiệp sẽ ngày càng chiếm được lòng tincủa người tiêu dùng và cũng có nghĩa là sản phẩm của doanh nghiệp có vị trícạnh tranh ngày càng cao.
Để cạnh tranh bằng giá cả, doanh nghiệp có thể sử dụng một số chínhsách về giá như sau:
* Chính sách về sự linh hoạt của giá: doanh nghiệp có thể chọn một
trong 2 chính sách sau
- Chính sách một giá: DN đưa ra một mức giá đối với tất cả các khách
hàng mua hàng trong cùng điều kiện cơ bản và cùng một khối lượng
- Chính sách giá linh hoạt: DN đưa ra cho khách hàng khác nhau các
mức giá khác nhau trong cùng các điều kiện cơ bản và cùng khối lượng.
* Chính sách về mức giá theo chu kỳ sống của sản phẩm
Trang 18- Chính sách giá “ hớt váng”: Đưa ra mức giá cao nhất và cố gắng bán ở
mức giá cao nhất của thị trường nhằm tăng tối đa việc hớt phần ngon của thịtrường
- Chính sách giá “ xâm nhập” : Đưa ra một mức giá thấp để có thể bán
được hàng hóa với khối lượng lớn trên thị trường
- Chính sách giá “ giới thiệu” : Đưa ra mức giá thấp bằng cách cắt giảm
giá tạm thời để lôi kéo sự chú ý và dùng thử của khách hàng
- Chính sách giá “theo thị trường” : Đưa ra mức giá trên cơ sở phân tích
giá đối thủ cạnh tranh trên thị trường
* Chính sách giá theo chi phí vận chuyển :
Có nghĩa là DN tính tóan chi phí vận chuyển vào giá công bố một cáchlinh hoạt và đúng đắn để tạo ra cơ hội tốt hơn cho bán hàng và cạnh tranh củadoanh nghiệp trên một số khu vực thị trường Các mức giá thường được dựatrên 3 loại chính sách chính: giá giao hàng theo địa điểm, giá giao hàng theovùng, giá giao hàng đồng loạt.
* Chính sách hạ giá và chiếu cố giá
Hạ giá chính là sự giảm giá công bố( giá mà người bán thông báo chongười mua).Đây là biện pháp có thể đem lại nhiều lợi thế so với đối thủ cạnhtranh Tuy nhiên hạ giá là phương pháp cuối cùng doanh nghiệp sẽ thực hiệntrpng cạnh tranh bởi giá cả hạ có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của doanhnghiệp Do đó DN cần phải lựa chọn thời điểm thích hợp để tiến hành sửdụng giá cả làm vũ khí cạnh tranh
Chính sách chiếu cố giá tương tự như giảm giá do chi phí bỏ ra để muahàng của khách hàng cuũng giảm đi so với giá công bố Nhưng khỏan giảmgiá này thường kèm thêm điều kiện đua ra bởi người bán “ giúp người bán vềviệc gì đó” hay dưới dạng “ được cho thêm một cái gì đó” ngoài hàng hóa đãmua
Trang 19c, Các dịch vụ hỗ trợ
Đây chính là các dịch vụ bán và dịch vụ sau bán bao gồm lắp đặt, sửachữa, bảo hành, hướng dẫn sử dụng, các dịch vụ trong thanh tóan… Cácdịch vụ này là một yếu tố cấu thành sản phẩm hoàn chỉnh Nó cũng là mộtcông cụ đắc lực trong cạnh tranh bằng sản phẩm của doanh nghiệp Nếu màDN có các dịch vụ hỗ trợ tốt và phù hợp với sản phẩm, đáp ứng một cách tốtnhất nhu cầu của khách hàng thì sẽ góp phần nâng cao khả năng cạnh tranhcủa sản phẩm trên thị trường
Do đó, để có thể bảo đảm cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho khách hàngmột cách tốt nhất doanh nghiệp cần chú trọng tạo ra những điều kiện thuận lợinhất trong thanh tóan, có phương tiện bán hàng văn minh, tạo điều kiện để cócông nghệ bán hàng đơn giản hợp lý Hình thành mạng lưới dịch vụ hỗ trợrộng khắp ở những địa bàn dân cư Thường xuyên cung cấp các dịch vụ saukhi bán hàng cho người sử dụng đặc biệt là những sản phẩm có bảo hành hoặchết thời hạn bảo hành.
1.2.2.2 Các nguồn lực cơ bản trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Các nguồn lực cơ bản của doanh nghiệp phản ánh các yếu tố mang tínhchủ quan và dường như có thể kiểm sóat được ở mức độ nào đó mà doanhnghiệp có thể sử dụng để làm công cụ cạnh tranh với các đối thủ trên thịtrường hoặc làm cơ sở để nâng cao năng lực cạnh tranh cho mình Trongdoanh nghiệp có nhiều nguồn lực cấu thành năng lực cạnh tranh, tuy nhiênquan trọng và cơ bản nhất phải kể đến 2 nguồn lực sau đây: nguồn lực tàichính và nguồn nhân lực
a, Nguồn lực tài chính
Trang 20Đối với các doanh nghiệp nói chung mà đặc biệt là đối với một doanhnghiệp thương mại thì nguồn lực về tài chính có ảnh hưởng quyết định đếnquy mô hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó Nó là yếu tố tổng hợpphản ánh sức mạnh của doanh nghiệp Thông thường, tiềm lực tài chính củadoanh nghiệp được thể hiện qua các chỉ tiêu như:
- Vốn chủ sở hữu ( vốn tự có) : độ lớn ( khối lượng ) tiền của chủ sở hữuhoặc của các cổ đông tham gia góp vốn vào doanh nghiệp.
- Vốn huy động : vốn vay, trái phiếu doanh nghiệp… phản ánh khả năngthu hút các nguồn đầu tư trong nền kinh tế vào hoạt động của doanh nghiệp
- Tỷ lệ tái đầu tư về lợi nhuận: Chỉ tiêu được tính theo % từ nguồn lợinhuận thu được giành cho bổ sung nguồn vốn tự có Phản ánh khả năng tăngtrưởng vốn tiềm năng và quy mô kinh doanh mới
- Khả năng trả nợ ngắn hạn và dài hạn : gồm các khả năng trả lãi cho nợdài hạn ( từ lợi nhuận) và khả năng trả vốn trong nợ dài hạn ( liên quan đến cơcấu vốn dài hạn), nguồn tiền mặt và khả năng nhanh chóng chuyển thành tiềnmặt để thanh tóan các khỏan nợ ngắn hạn ( thường thể hiện qua vòng quayvốn lưu động, vòng quay dự trữ hàng hóa, vòng quay tài khỏan thu/chi)
- Các tỷ lệ về khả năng sinh lời : Phản ánh hiệu quả đầu tư và kinh doanhcủa doanh nghiệp
- Khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh doanh.
Một doanh nghệp có nguồn lực tài chính mạnh sẽ có cơ hội đầu tư máymóc, công nghệ hiện đại tạo ra sản phẩm tốt hơn, giảm chi phí trong hoạtđộng kinh doanh Mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh gây sức ép giành lợithế so với đối thủ cạnh tranh.
b, Nguồn nhân lực
Con người là một yếu tố cơ bản của mọi qúa trình hoạt động kinh doanh.Kennichi Ohmae đã đặt con người ở vị trí số một, trên cả vốn và tài sản khi
Trang 21đánh giá sức mạnh của một doanh nghiệp Và quả thực như vậy, nếu không cócon người với những trình độ, chuyên môn, kỹ thuật nghiệp vụ nhất định thìbộ máy doanh nghiệp không thể vận hành được Họ chính là người quyết địnhdoanh nghiệp sẽ sản xuất và kinh doanh cái gì? Bán sản phẩm cho ai? Sảnxuất và kinh doanh như thế nào? Sản xuất và kinh doanh bao nhiêu? Còncác yếu tố vốn, tài sản chỉ là các điều kiện cần thiết để quá trình hoạt độngcủa doanh nghiệp có thể thực hiện được.
Với tầm quan trọng như vậy nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọnghàng đầu cấu thành nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Đánh giá vàphát triển nguồn nhân lực trở thành một nhiệm vụ ưu tiên mang tính chiếnlược trong kinh doanh Khi nghiên cứu về nguồn nhân lực, chúng ta quan tâmđến các vấn đề cơ bản sau đây
- Trình độ, kinh nghiệm, năng lực của ban lãnh đạo
- Trình độ tay nghề của nhân viên, năng suất lao động, kỷ luật lao động- Số lượng lao động, kiến thức, kinh nghiệm, sức khỏe, khả năng hòanhập
- Chiến lược con người và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực củadoanh nghiệp
- Chế độ làm việc, chính sách đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, phát triểnnhân sự
Khi doanh nghiệp thương mại có nguồn nhân lực trình độ cao, kỷ luật tốtsẽ làm cho quá trình kinh doanh của DN suôn sẻ, hiệu quả đem lại lợi thế lớncho DN trong cuộc chạy đua với các doanh nghiệp khác trên thương trường.Tạo nên khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.
1.2.2.3 Trình độ tổ chức , quản lý
Nói đến trình độ tổ chức, quản lý của doanh nghiệp có nghĩa là nói đếnsự hợp lý của cơ cấu bộ máy tổ chức, tính hiệu quả của hệ thống quản lý và
Trang 22công nghệ quản lý Bao gồm các hoạt động như bố trí nhân sự, xây dựng bộmáy quản lý, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch, tổ chức khoa họcnơi làm việc, giám sát quá trình tổ chức thực hiện sản xuất kinh doanh…
Tổ chức bộ máy kinh doanh là việc thiết lập mô hình tổ chức và mối liênhệ về chức năng nhiệm vụ giữa các phòng ban, các bộ phận trong DN vàtrong nội bộ các bộ phận với nhau nhằm thực hiện nhiệm vụ kinh doanh đề ra.Chính vì vậy kết quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp không chỉ làtổng kết quả của các bộ phận, chức năng nhiệm vụ được xem xét riêng biệtmà nó còn là kết quả của sự tương tác giữa chúng Điều đó có nghĩa là khimột bộ phận ,chức năng, nhiệm vụ được tách riêng để thực hiện tốt như nó cóthể, thì tòan bộ DN sẽ không thực hiện tốt như nó có thể Một DN muốn đạtđược mục tiêu kinh doanh của mình thì đồng thời phải đạt đến một trình độ tổchức, quản lý tương ứng
Một doanh nghiệp mà tổ chức tốt cơ cấu bộ máy, quản lý hiệu quả sẽgóp phần tạo nên sức mạnh cho doanh nghiệp để có thể cạnh tranh trên thịtrường.
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh
Để có thể đánh giá một cách tòan diện về khả năng cạnh tranh của mộtdoanh nghiệp chúng ta cần phải xem xét đến rất nhiều các chỉ tiêu khác nhau.Tuy nhiên, trong đó chỉ có một số ít chỉ tiêu cơ bản là phản ánh rõ nét, đầy đủvà chính xác nhất khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp Bên cạnh cácchỉ tiêu mang tính định lượng cao thì cũng có một số chỉ tiêu định tính phảnánh được khả năng cạnh tranh của DN Sau đây chúng ta sẽ xem xét một sốchỉ tiêu cơ bản mà chúng ta có thể sử dụng để đánh giá khả năng cạnh tranhcủa các doanh nghiệp nói chung.
1.2.3.1 Các chỉ tiêu định lượng
a, Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh
Trang 23* Doanh số bán
Doanh số hàng bán = Giá bán đơn vị sản phẩm x Số lượng hàng bánĐấy là một chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh khả năng tiêu thụ sản phẩm trongkỳ kinh doanh của doanh nghiệp.Chỉ tiêu này cho thấy quy mô kết quả hoạtđộng kinh doanh trong kỳ Tính tóan được chỉ tiêu này sẽ giúp chúnh ta có thểdễ dàng xác định được doanh thu của doanh nghiệp Từ đó có thể tính tóannhanh chóng các chỉ tiêu khác phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp.
* Tổng doanh thu
Tổng doanh thu = doanh số bán – (giảm giá hàng bán + chiết giá + hàngbán ra nhưng khách hàng trả lại + hao hụt hàng hóa không truy cứu đượctrách nhiệm + VAT theo phương pháp trực tiếp)
Đối với các doanh nghiệp thương mại, doanh thu được hình thành chủyếu từ các hoạt động bán hàng và các họat động dịch vụ Ngòai ra, doanh thucòn được hình thành từ các hoạt động tài chính và hoạt động bất thường.Doanh thu của doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với tòan bộ hoạt động củadoanh nghiệp, nó là nguồn để doanh nghiệp trang trải các chi phí, thực hiệntái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng, thực hiện nghĩa vụ với NhàNước Vì vậy, khi đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh ngihệp ta cần phảiquan tâm đến chỉ tiêu này.
* Tổng chi phí sản xuất kinh doanh
Tổng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:
- Chi phí hoạt động kinh doanh : chi phí nguyên vật liệu, khấu hao tàisản cố định , tiền lương và các khỏan có tính chất lương, các khỏan trích nộptheo quy định của nhà nước
- Chi phí hoạt động tài chính : chi phí mua bán trái phiếu, tín phiếu , cổphiếu, chi phí cho thuê tài sản…
Trang 24- Chi phí bất thường : chi phí nhượng bán tài sản cố định , chi phí tiềnphạt do vi phạm hợp đồng kinh tế…
* Chỉ tiêu lợi nhuận
Lợi nhuận của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của bộ phận sảnphẩm thặng dư do người lao động tạo ra trong quá trình hoạt động sản xuất,kinh doanh Lợi nhuận được hình thành từ các nguồn như hoạt động kinhdoanh, họat động tài chính, lợi nhuận bất thường Và lợi nhuận được xác địnhbằng công thức sau đây :
Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí
Chỉ tiêu tuyệt đối này phản ánh giá trị thu được của doanh nghiệp và nócũng là chỉ tiêu phản ánh khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với đốithủ trên thị trường Nếu lợi nhuận của doanh nghiệp càng cao chứng tỏ côngviệc kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt Doanh nghiệp càng có điều kiệnđầu tư , mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh giúp doanh nghiệp có thể giànhlợi thế trong cạnh tranh.
* Chỉ tiêu mức doanh lợi( tỷ suất lợi nhuận)
Đây là các chỉ tiêu tương đối phản ánh khả năng sinh lợi của doanhnghiệp thương mại
Có thể xác định mức doanh lợi theo các chỉ tiêu như sau- Một là : Mức doanh lợi trên vốn kinh doanh
M1 =
x 100%Trong đó:
Trang 25Chỉ tiêu này cho thấy cứ một đồng vốn kinh doanh bỏ ra thì mang lại baonhiêu đồng lợi nhuận
- Hai là : Mức doanh lợi trên doanh thu
M2 =
x 100%
Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí kinh doanh bỏ ra mang lại baonhiêu đồng lợi nhuận
b, Hiệu quả sử dụng lao động
* Năng suất lao động bình quân của một lao động
Được xác định theo hai công thức sau đây :W =
hoặc W =
LĐTN
Trang 26c, Một số chỉ tiêu về Vốn
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp thương mại là thể hiện bằng tiền củatòan bộ tài sản doanh nghiệp dùng trong kinh doanh Vốn kinh doanh đượcchia thành vốn cố định và vốn lưu động Vốn cố định là biểu hiện bằng tiềntài sản cố định của doanh nghiệp thương mại dùng trong kinh doanh còn vốnlưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động và vốn lưu thông Sauđây là một số chỉ tiêu về vốn cần xem xét khi đánh giá năng lực cạnh tranhcủa doanh nghiệp
* Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định
- Sức sản xuất của vốn cố định
Sức sản xuất của VCĐ =
Chỉ tiêu này cho biết bỏ ra một đồng vốn cố định đem lại bao nhiêu đồngdoanh thu
- Sức sinh lợi của vốn cố định
Sức sinh lợi của VCĐ =
VLĐ : vốn lưu động
Trang 27Cho biết một đồng vốn lưu động bỏ ra đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận- Số vòng quay của vốn lưu động
L ( vòng) =
Trong đó : L : Số vòng quay của VLĐ
Chỉ tiêu này cho biết VLĐ quay được bao nhiêu vòng trong kỳ Nếu số vòng quay càng nhiều chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cao và ngược lại
- Số ngày của một vòng quay của vốn lưu động
d, Thị phần của doanh nghiệp trên thị trường
Thị phần ( Market share) là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà doanhnghiệp chiếm lĩnh Thị phần là thước đo thị trường quan trọng Dẫn đầu vềthị phần sẽ đem lại thế chủ động , giành vị trí hàng đầu trong tâm trí ngườitiêu dùng và giành phần lớn lợi nhuận Thị phần của DN được xác định theocông thức sau đây:
Thị phần = Tổng doanh số bán hàng của DN / Tổng doanh số của thịtrường
Thị phần = Số sản phẩm bán ra của DN / Tổng sản phẩm tiêu thụ củathị trường
Trang 28Thị phần nói rõ phần sản phẩm tiêu thụ riêng của doanh nghiệp so vớitổng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường Bên cạnh đó, khi nói đến thị phần tacòn phải xem xét thị phần tương đối (Relative Market Share) :
Thị phần tương đối = Phần doanh số của DN / Phần doanh số của đốithủ cạnh tranh
1.2.3.2 Các chỉ tiêu định tính.
Không chỉ được phản ánh bằng các chỉ tiêu định lượng, khả năng cạnhtranh của doanh nghiệp so với các đối thủ khác trên thị trường còn được phảnánh bởi các chỉ tiêu mang tính định lượng Sau đây chúng ta xem xét một sốchỉ tiêu cơ bản
a Nhãn hiệu sản phẩm, thương hiệu và uy tín của DN
Trong hoạt động kinh doanh, nhãn hiệu sản phẩm thường gắn với sảnphẩm và được sử dụng để xác định sản phẩm, phân biệt sản phẩm của các nhàsản xuất, doanh nghiệp thương mại khác nhau Do đó khách hàng thường muasản phẩm thông qua nhãn hiệu Khi phân tích yếu tố này chúng ta cần nhậnthức chính xác mức độ chấp nhận của khách hàng với sản phẩm đang kinh
Trang 29doanh.Việc nhận biết các mức độ quen thuộc của nhãn hiệu sản phẩm là rấtquan trọng và cần được đặc biệt chú ý Có 5 mức độ quen thuộc của nhãnhiệu sản phẩm:
b Sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng
Sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng được hiểu là mức độ về trạng tháicảm giác của người tiêu dùng bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thu được từviệc tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp với những kỳ vọng của họ Đâycũng là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng cạnh tranh của doanhnghiệp Khi mà các sản phẩm của doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu củakhách hàng và mang lại cho khách hàng sự thỏa mãn, nó sẽ kích thích hành vimua của khách hàng lặp đi lặp lại Giúp doanh nghiệp thu hút được kháchhàng Mức độ thu hút khách hàng của sản phẩm của doanh nghiệp sẽ phụthuộc vào mức độ thỏa mãn Có nghĩa là mức độ thỏa mãn càng lớn thì doanhnghiệp càng bán được nhiều hàng Khi đó giúp doanh nghiệp vừa thu được lợi
Trang 30nhuận lớn vừa nâng cao được hình ảnh và uy tín của mình trên thị trường, khiđó khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp tăng lên rõ rệt
c Hiệu quả của các chính sách phân phối, tiêu thụ sản phẩm
Các chính sách phân phối, tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp hỗ trợđắc lực cho quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp thương mại Cácchính sách phân phối, tiêu thụ sản phẩm hợp lý sẽ giúp cho hệ thống kênh phânphối hoạt động hiệu quả, sẽ giúp khắc phục được những khó khăn về thời gian,địa điểm, phương tiện vận chuyển…trong quá trình tiêu thụ, nhanh chóng đưasản phẩm của doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng Tạo điều kiện cho doanhnghiệp có thể dễ dàng tiêu thụ được nhiều sản phẩm, giảm chi phí trong khâu lưuthông Tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp chính vì vây, khi đánh giákhả năng cạnh tranh của doanh nghiệp chúng ta cần phải xem xét hiệu quả củacác chính sách phân phối, tiêu thụ sản phẩm này.
d Khả năng thích nghi với thị trường
Thị trường luôn là môi trường kinh doanh đầy biến động và chứa đựngkhông ít rủi ro, thách thức Các doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh đềuphải chịu sự tác động của các yếu tố tích cực cũng như tiêu cực của thịtrường Đặc biệt là các tác động tiêu cực không lường trước được của thịtrường luôn đe dọa, gây bất lợi và tổn thất cho các hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp Vì vậy khả năng thích nghi với thị trường là một trong nhữngnhân tố quan trọng tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinhdoanh suôn sẻ
Khi doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường mới, khả năng thích nghinhanh chóng với thị trường sẽ cho phép doanh nghiệp nhanh chóng ổn định đivào hoạt động, tìm kiếm khách hàng và bạn hàng Ngoài ra khả năng thíchnghi sẽ giúp doanh nghiệp có thể phản ứng nhanh chóng hợp lý và hiệu quảđối với những thay đổi khó lường của môi trường kinh doanh như : cạnh tranh
Trang 31gay gắt hơn, khan hiếm nguồn lực, các quy định mới của Nhà Nước…Do đó,một doanh nghiệp có khả năng thích nghi với thị trường tốt sẽ giúp doanhnghiệp có thể giành ưu thế trong cạnh tranh đặc biệt là với các đối thủ mà khảnăng thích ứng kém.
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệpkinh doanh XNK thép trong nền kinh tế thị trường
1.3.1 Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô
Môi trường vĩ mô là môi trường của tòan nền kinh tế quốc dân.Là môitrường đa yếu tố bao gồm các yếu tố khách quan mà doanh nghiệp không thểkiểm sóat được.Mỗi yếu tố của môi trường vĩ mô có thể ảnh hưởng trực tiếphoặc gián tiếp đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.Vìvây để có thể nhận thức rõ hơn tác động của môi trường vĩ mô đối với khảnăng cạnh tranh của doanh nghiệp chúng ta phân tích môi trường vĩ mô theo 4nhóm như sau.
a, Môi trường nền kinh tế và công nghệ
* Môi trường kinh tế
Môi trường nền kinh tế bao gồm các yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến khảnăng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường Thực trạng của nền kinh tế,xu hướng vận động của nó trong tương lai hay bất cứ thay đổi nào của các yếutố thuộc môi trường này đều có thể tạo ra hoặc thu hẹp cơ hội kinh doanh củadoanh nghiệp ở những mức độ khác nhau.Các yếu tố quan trọng của môitrường này mà chúng ta cần phân tích là:
- Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế: Khi nền kinh tế ở giai đoạn có tốc
độ tăng trưởng cao sẽ tạo nhiều cơ hội cho đầu tư mở rộng hoạt động của cácdoanh nghiệp, tăng sức cạnh tranh.Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái làmgiảm khả năng tiêu dùng đồng thời làm tăng các lực lượng cạnh tranh củadoanh nghiệp.
Trang 32- Lãi suất cho vay của các ngân hàng: nhân tố này có ảnh hưởng không
nhỏ tới khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.Khi lãi suất cho vay củangân hàng tăng sẽ làm tăng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp , lợi nhuậncủa doanh nghiệp bị giảm Do đó làm giảm khả năng cạnh tranh của doanhnghiệp nhất là khi đối thủ cạnh tranh có tiềm lực mạnh về vốn
- Tỷ giá hối đoái và khả năng chuyển đổi của đồng nội tệ: tỷ giá hối đoái
là tỷ lệ giữa đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ Xu hướng tăng giảm của tỷ giáhối đoái hay việc lựa chọn đồng ngoại tệ trong giao dịch XNK có ảnh hưởngtới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.Một đồng nội tệ mạnh sẽ có lợi choviệc nhập khẩu của doanh nghiệp đó, ngược lại nếu đồng nội tệ yếu so vớiđồng ngoại tệ thì sẽ có lợi cho việc xuất khẩu hàng hóa.
- Tỷ lệ lạm phát và khả năng điều khiển lạm phát: Lạm phát làm cho
doanh nghiệp khó khăn trong việc dự đoán, lập kế hoạch kinh doanh Lạmphát ảnh hưởng đến hiệu quả thực tế, thu nhập thực tế của doanh nghiệp Ảnhhưởng đến xu hướng đầu tư, tiêu dùng, kích thích hoặc kìm hãm sự tăngtrưởng Mức lạm phát cao thường là nguy cơ đối với doanh nghiêp
- Tiềm năng của nền kinh tế: yếu tố phản ánh các nguồn lực có thể được
huy động và chẩt lượng của nó như tài nguyên, con người, vị trí địa lý, dự trữquốc gia…có lien quan đến định hướng và tính bền vững trong phát triển củadoanh nghiệp
- Họat động ngoại thương, xu hướng đóng mở của nền kinh tế: Nó có tác
động mạnh mẽ đến các cơ hội phát triển kinh doanh, nâng cao năng lực cạnhtranh của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh xuấtnhập khẩu Tác động đến các điều kiên của cạnh tranh trên thị trường trongnước và quốc tế
- Mức độ hòan thiện của hệ thống thuế trong nền kinh tế: yếu tố này liên
quan đến sự công bằng trong cạnh tranh, có ảnh hưởng nhất định đối với các
Trang 33doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.Nó thể hiện hướng ưu tiên phát triểntrong nền kinh tế và cần được xem xét khi đánh giá năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp
Ngoài ra thì một số yếu tố khác của nền kinh tế như: mức tiết kiệm vàtiêu dùng của dân chúng, kim ngạch xuất nhập khẩu, cơ sở hạ tầng nền kinhtế… cũng cần được quan tâm xem xét.
* Yếu tố khoa học – công nghệ:
Các yếu tố khoa học – công nghệ như:
- Trình độ hiện đại của trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ của nền kinh tế- Khả năng nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nềnkinh tế, trong nghành kinh tế, trong từng doanh nghiệp
- Chi phí cho nghiên cứu và phát triển công nghệ …
Đối với các doanh nghiệp thương mại nó có tác động đến chi phí cá biệttrong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, từ đó tạo nên khả năngcạnh tranh của sản phẩm( giảm giá, chất lương tăng) Bên cạnh đó việc ứngdụng các tiến bộ mới của khoa học – công nghệ trong hoạt động thương mạicũng làm thay đổi nhanh chóng phương thức và cung cách phục vụ kháchhàng như giao nhận, thanh toán, mua bán, đặt hàng, kiểm kê….
b, Môi trường chính trị và pháp luật
Các yếu tố thuộc môi trường này và xu hướng biến động của nó có tácđộng đến doanh nghiệp theo các chiều hướng khác nhau.Một thể chế chính trịổn định , pháp luật hòan thiện rõ ràng, có sự nhất quán về các quan điểmchính sách lớn… sẽ là cơ sở cho doanh nghiệp phát triển, nâng cao năng lựccạnh tranh đồng thời tạo ra môi trường cạnh tranh thuận lợi, bình đẳng giữacác doanh nghiệp Ngược lại, một thể chế chính trị luôn biến động bất ổn, hệthống luật pháp còn chưa hòan thiện sẽ là trở ngại lớn cho hoạt động kinhdoanh của các doanh nghiệp.Tuy nhiên sự thay đổi của điều kiện chính trị,
Trang 34pháp luật có thể ảnh hưởng có lợi cho nhóm doanh nghiệp này, kìm hãm sựphát triển của nhóm doanh nghiệp khác.Ví dụ như thay đổi biểu thuế XNK cóthể tạo cơ hội cho ngành kinh doanh này, tạo nguy cơ thua lỗ cho ngành kinhdoanh khác
Do đó, một doanh nghiệp thương mại muốn thành công trong kinh doanhvà nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường thì cần tiến hành phân tích,nghiên cứu và dự báo về các yếu tố này Bao gồm các yếu tố cơ bản sau:
- Sự ổn định về chính trị, đường lối ngoại giao và các chính sách ngoạigiao
- Sự hòan thiện, minh bạch và hiệu lực thi hành của hệ thống pháp luật ,chính sách
- Các quyết định về các loại thuế và các lệ phí Các quy định về cạnhtranh , chống độc quyền, về bảo vệ quyền lợi của các công ty, quyền lợi củangười tiêu dùng….
- Sự điều tiết và khuynh hướng can thiệp của Chính Phủ vào nền kinh tế.Các chiến lược quy hoạch , kế hoạch phát triển thương mại của Nhà Nước vàcủa các địa phương
c, Môi trường văn hóa – xã hội và tự nhiên.
* Môi trường văn hóa và xã hội.
Yếu tố văn hóa xã hội luôn bao quanh doanh nghiệp và người tiêudùng.Nó có ảnh hưởng sâu sắc và rộng rãi tới nhu cầu, hành vi của con ngườitrong cả sản xuất và tiêu dùng Các địa phương khác nhau trong cùng mộtnước hay các quốc gia khác nhau thì có phong tục tập quán, thói quen tiêudùng khác nhau nên tạo ra cơ cấu nhu cầu tiêu dùng trên thị trường khácnhau Điều đó ảnh hưởng lớn tới các chính sách tiêu thụ sản phẩm, mở rộngthị trường của doanh nghiệp.Ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa truyền thốnglâu đời thì thường là chậm và khó nhận biết hơn các yếu tố văn hóa thứ phát,
Trang 35ngoại lai đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Vì vậy khi phân tíchcác doanh nghiệp cần nắm bắt rõ tác động của các yếu tố này.
Sau đây là một số yếu tố văn hóa xã hội cần chú ý:
- Dân số, xu hướng vận động của dân số, tỷ lệ gia tăng dân số- Hộ gia đình và xu hướng vận động, sự dịch chuyển của dân cư
- Dân tộc, tôn giáo, nền văn hóa Các phong tục tập quán, đặc điểm tâmlý, phong cách sống….
- Thu nhập của các tầng lớp dân cư, xu hướng vận động, phân bố thunhập giữa các nhóm người tiêu dùng và các vùng địa lý
- Nghê nghiệp, lao động nữ, các tầng lớp xã hội
* Môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên là yếu tố cần được các doanh nghiệp quan tâm ngaytừ khi bắt đầu đi vào họat động và trong suốt cả quá trình tồn tại, phát triểncủa mình Những sự biến đổi của điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng tới sự pháttriển bền vững của nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp thương mại nóiriêng Những yếu tố cơ bản cần quan tâm nghiên cứu gồm
- Vị trí địa lý
- Thời tiết( mưa, nắng, lũ lụt, hạn hán…), khí hậu, tính chất mùa vụ: ảnhhưởng đến chu kỳ sản xuất, bảo quản dự trữ hàng hóa, chu kỳ tiêu dùng
- Các vấn đề về cân bằng sinh thái, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh …
d, Môi trường cạnh tranh
Cạnh tranh được xác định là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinhtế thị trường và của doanh nghiệp Môi trường cạnh tranh bao quanh cácdoanh nghiệp với các yếu tố như sau:
- Điều kiện chung về cạnh tranh trên thị trường: Bao gồm các quan điểm
khuyến khích hay hạn chế cạnh tranh, các quy định về cạnh tranh và ảnh
Trang 36hưởng của nó trong thực tiễn kinh doanh Vai trò và khả năng của Chính Phủtrong điều khiển cạnh tranh
- Số lượng đối thủ cạnh tranh: Bao gồm cả đối thủ cạnh tranh sơ cấp và
đối thủ cạnh tranh thứ cấp Đây là cơ sở để xác định mức độ khốc liệt củacạnh tranh trên thị trường thông qua đánh giá trạng thái cạnh tranh của thịtrường mà doanh nghiệp tham gia Có 4 trạng thái cạnh tranh cơ bản của thịtrường
+ Thị trường cạnh tranh thuần túy: Có nhiều đối thủ với quy mô nhỏ và
sản phẩm đồng nhất Doanh nghiệp định giá theo thị trường và không có khảnăng tự đặt giá.
+ Thị trường cạnh tranh hỗn tạp: Có một số đối thủ có quy mô lớn so
với quy mô của thị trường đưa ra bán các sản phẩm đồng nhất cơ bản Giáđược xác định theo thị trường, đôi khi có thể có khả năng điều chỉnh giá củadoanh nghiệp
+ Thị trường cạnh tranh độc quyền: Có một số ít đối thủ có quy mô lớn
đưa ra bán các sản phẩm không đồng nhất Doanh nghiệp có khả năng điềuchỉnh giá nhưng không hoàn tòan tùy ý mình
+ Thị trường độc quyền: Chỉ có một doanh nghiệp đưa sản phẩm ra bán
trên thị trường Không có đối thủ cạnh tranh Hòan toàn có quyền định giá
- Ưu, nhược điểm của các đối thủ: liên quan đến sức mạnh cụ thể của
từng đối thủ trên thị trường: thị phần, tiềm lực tài chính, lợi thế cạnh tranh,mức độ quen thuộc của nhãn hiệu hàng hóa…từ đó xác định vị thế của đối thủcạnh tranh và doanh nghiệp trên thị trường để xác định chiến lược cạnh tranhthích ứng
- Chiến lược cạnh tranh của các đối thủ: Liên quan đến mục tiêu và cách
thức cạnh tranh của từng doanh nghiệp trên thị trường Mỗi doanh nghiệp cóthể lựa chọn các chiến lược cạnh tranh khác nhau nhưng thường thì dựa trên
Trang 37vị thế của nó trên thị trường Có các vị thế như: doanh gnhiệp dẫn đầu, doanhnghiệp thách thức, doanh nghiệp theo sau, doanh nghiệp đang tìm chỗ đứngtrên thị trường.
1.3.2 Các nhân tố thuộc môi trường ngành
Đây là những nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến khả năngcạnh tranh của doanh nghiệp.Theo Micheal Porter thì trong môi trường ngànhmột doanh nghiệp chịu áp lực cạnh tranh từ năm yếu tố
a, Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn
Theo M.Porter, các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiệntại chưa cạnh tranh trong cùng một ngành sản xuất nhưng có khả năng cạnhtranh nếu họ lựa chọn và quyết định gia nhập ngành.Đối thủ tiềm ẩn nhiềuhay ít, áp lực của họ đến ngành mạnh hay yếu đều là mối đe dọa cho doanhnghiệp Khi các đối thủ tiềm ẩn muốn gia nhập ngành thì cạnh tranh sẽ ngàycàng khốc liệt hơn do càng có nhiều doanh nghiệp trong một ngành sản xuất,thị trường và lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ bị chia sẻ, vị trí của doanh nghiệpcũng sẽ bị thay đổi
Sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là có thể nhanh hoặcchậm Điều đó phụ thuộc phần lớn vào các rào cản ngăn chặn sự gia nhậpngành bao gồm: sự trung thành của khách hàng với nhãn hiệu hàng hóa củadoanh nghiệp đã có uy tín trên thị trường, lợi thế về mạng lưới tiêu thụ vànguồn cung ứng, lợi thế về nhân sự và quan hệ với chính quyền địaphương.Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trên thị trường còn chống lại sự gianhập của các đối thủ tiềm ẩn bằng cách cải tiến sản phẩm dịch vụ, giảm chiphí sản xuất…
b, Áp lực cạnh tranh từ nhà cung ứng
Nhà cung ứng là lực lượng bảo đảm đầu vào cho quá trình hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp Những nhà cung ứng có thể được coi là một áp
Trang 38lực đe dọa khi trên thị trường số lượng nhà cung ứng ít, nguồn hàng khôngnhiều, không có hàng hóa thay thế khác…, doanh nghiệp phụ thuộc vào nhàcung ứng Khi đó nhà cung ứng có thể gây sức ép bằng cách tăng giá bán,giảm chất lượng sản phẩm, giảm mức độ dịch vụ đi kèm qua đó làm giảm khảnăng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp.
Ngược lại, nếu trên thị trường số lượng nhà cung ứng nhiều, nguồn hàngphong phú và có nhiều hàng hóa thay thế.Khi đó các nhà cung ứng không thểgây sức ép cho doanh nghiệp được mà sẽ phải cạnh tranh với nhau , doanhnghiệp thương mại có thể tự do lựa chọn nguồn cung ứng hàng hóa ổn địnhvới giá cả phải chăng, chất lượng tốt, dịch vụ thuận lợi
Đối với một doanh nghiệp thương mại,các yếu tố đầu vào là hết sức quantrọng Do đó, để họat động kinh doanh có hiệu quả thì doanh nghiệp cần tạodựng mối quan hệ tốt đẹp với nhà cung ứng, tăng cường quan hệ kinh tế hợptác tạo điều kiện lẫn nhau với nhà cung ứng.Đa dạng hóa các nguồn cung ứng.
c, Áp lực cạnh tranh từ khách hàng
Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới tòanbộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành Khách hàng được phân thành 2nhóm bao gồm khách hàng lẻ và nhà phân phối Cả 2 nhóm đều gây áp lựccạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành Khách hàng có thể được xemnhư một sự đe dọa cạnh tranh khi họ buộc doanh nghiệp giảm giá hoặc có nhucầu chất lượng cao và dịch vụ tốt hơn Ngược lại, khi khách hàng yếu sẽmang đến cho doanh nghiệp cơ hội để tăng giá kiếm được nhiều lợi nhuậnhơn.
Khách hàng thường có quyền lực đàm phán trong một số trường hợp sau:- Khách hàng mua khối lượng lớn
- Sản phẩm do nhiều nhà cung ứng cung cấp trong khi người mua là mộtsố ít và có quy mô lớn
Trang 39- Khách hàng có đầy đủ thông tin về nhu cầu, giá cả… của nhà cung cấp- Khi khách hàng vận dụng chiến lược liên kết dọc
Trong môi trường cạnh tranh gay gắt, việc thu hút được khách hàng tiềmnăng và giữ được sự trung thành của khách hàng truyền thống luôn là vấn đềsống còn của doanh nghiệp.Vì vậy doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu, dựđóan nhu cầu khách hàng, cải thiện sản phẩm để có thể thu hút khách hàng,tăng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ trongngành
d, Áp lực cạnh tranh từ hàng hóa thay thế
Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏamãn nhu cầu tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành Đặc điểmcơ bản của nó thường có các ưu thế hơn sản phẩm bị thay thế ở các đặc trưngriêng biệt Vì vậy sản phẩm thay thế thường có sức cạnh tranh cao hơn dođược sản xuất trên những dây chuyền sản xuất tiên tiến hơn Do sức ép củasản phẩm thay thế sẽ làm cho cường độ cạnh tranh trong nội bộ ngành tănglên, làm dần dần thu hẹp thị trường của các sản phẩm bị thay thế( đặc biệt làcác sản phẩm đang ở thời kì suy thoái), đòi hỏi các doanh nghiệp phải giảmgiá hoặc cải thiện tình hình hoạt động Sức ép của sản phẩm thay thế làm hạnchế tiềm năng lợi nhuận của ngành do mức giá cao nhất bị khống chế.
Để chống lại sức ép cạnh tranh do các sản phẩm thay thế tạo ra doanhnghiệp thương mại cần phải nắm bắt được sự xuất hiện của hàng hóa thay thếmới và giá cả của chúng để quyết định mức giá bán sản phẩm của mình vớimức giá cạnh tranh để không bị mất thị trường, thị phần và khách hàng Đồngthời cần phải hướng tới các sản phẩm mới, khách hàng mới
e, Áp lực cạnh tranh từ các đối thủ hiện tại trong ngành
Trang 40Các đối thủ hiện tại trong ngành là tòan bộ các doanh nghiệp cùng sảnxuất và kinh doanh cùng loại hàng hóa, dịch vụ hoặc hàng hóa dịch vụ có thểthay thế nhau được cho cùng một nhu cầu nào đó của người tiêu dùng
Các doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành sẽ cạnh tranh trực tiếpvới nhau tạo ra sức ép trở lại lên ngành tạo nên một cường độ cạnh tranh Cácđối thủ cạnh tranh hiện tại quyết định tính chất và mức độ tranh đua giành lợithế trong ngành Số lượng các đối thủ cạnh tranh càng nhiều, mức độ cạnhtranh càng gay gắt, giá cạnh tranh sẽ giảm kéo theo lợi nhuận giảm.
Trong một ngành có 3 nhân tố quan trong sau sẽ gia tăng sức ép cạnhtranh trên các đối thủ
- Cơ cấu cạnh tranh ngành: Ngành phân tán là ngành có rất nhiều doanh
nghiệp cạnh tranh với nhau nhưng không có doanh nghiệp nào có đủ khả năngchi phối các doanh nghiệp còn lại Ngành tập trung là ngành chỉ có một vàidoanh nghiệp nắm giữ vai trò chi phối, điều khiển cạnh tranh
- Tình trạng cầu của một ngành: là một yếu tố quyết định tính mãnh liệt
trong cạnh tranh nội bộ ngành Khi cầu giảm dẫn đến cạnh tranh khốc liệt đểgiữ thị phần Đe dọa mất thị trường là điều khó tránh khỏi đối với các doanhnghiệp không có khả năng cạnh tranh
- Các rào cản rút lui: gồm các rào cản về vốn đầu tư; ràng buộc với
người lao động; ràng buộc với chính phủ, tổ chức liên quan; ràng buộc vềchiến lược, kế hoạch Khi hàng rào rút lui cao các doanh nghiệp có thể bịkhóa trong một ngành sản xuất không ưa thích.
1.3.3 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
Các nhân tố bên trong doanh nghiệp bao gồm các yếu tố mang tính chủquan và dường như doanh nghiệp có thể kiểm soát được ở một mức độ nàođó.Các nhân tố bên trong có tác động mạnh mẽ và trực tiếp nhất tới khả năngcạnh tranh của một doanh nghiệp so với các đối thủ trên thị trường Đối với