LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP CƠ KHÍ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CƠ KHÍ VIỆT NAM 4 1
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến quý thầy côkhoa Thương mại và Kinh tế quốc tế, trường Đại học Kinh tế quốcdân, đặc biệt là thầy giáo TS Nguyễn Anh Minh đã tận tình hướngdẫn em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp trong suốt thời gian vừaqua.
Xin cảm ơn toàn thể các anh, các chị trong Công ty cổ phầnCơ khí ô tô 3-2, gia đình, bạn bè đã hỗ trợ, giúp đỡ em trong quátrình học hỏi và làm việc tại cơ sở thực tập.
Trân trọng!
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tên em là: Nguyễn Thị ToànMã sinh viên: CQ473349
Khoa: Thương mại và Kinh tế quốc tế
Em xin cam đoan chuyên đề tốt nghiệp : “Nâng cao năng lực
cạnh tranh của Công ty cổ phần Cơ khí ô tô 3-2 trong bối cảnh hộinhập kinh tế quốc tế” là công trình nghiên cứu độc lập của riêng cá
nhân em.
Những số liệu, kết quả nêu trong toàn bộ bài viết là trung thực,được trích dẫn và có tính kế thừa, phát triển từ các tài liệu, tạp chí,các công trình nghiên cứu đã được công bố, các website, và các tàiliệu hợp lệ khác.
Sinh viên
Nguyễn Thị Toàn
Trang 31.1 Tổng quan về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 4
1.1.1 Khái niệm cạnh tranh 4
1.1.2 Phân loại cạnh tranh 6
1.1.3 Tác động của cạnh tranh đối với nền kinh tế 7
1.2 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 9
1.2.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh 9
1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 9
1.2.3 Phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 18
1.2.4 Các tiêu chí phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 22
1.2.5 Các công cụ, biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp 27
1.3 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệpcơ khí Việt Nam 32
1.3.1 Đặc điểm của ngành cơ khí và năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp cơ khí 32
1.3.2 Áp lực của hội nhập kinh tế quốc tế 33
1.3.3 Lợi ích của việc nâng cao năng lực cạnh tranh đối với cácdoanh nghiệp cơ khí Vịêt Nam 34
Trang 4CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNGTY CỔ PHẦN CƠ KHÍ Ô TÔ 3 - 2 35
2.1 Khái quát về Công ty cổ phần cơ khí ô tô 3 - 2 35
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP cơ khí ô tô 3 - 2 352.1.2 Chức năng nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động kinh doanh của
công ty 382.1.3 Mô hình tổ chức bộ máy quản trị của công ty 402.1.4 Đặc điểm kinh tế - kĩ thuật chủ yếu của công ty 44
2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Côngty cổ phần Cơ khí ô tô 3 - 2 51
2.2.1 Các nhân tố bên ngoài công ty 512.2.2 Các nhân tố bên trong Công ty 60
2.3 Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổphần cơ khí ô tô 3 – 2 64
2.3.1 Tính toán, phân tích các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranhcủa công ty (so với đối thủ cạnh tranh chính) 642.3.2 Các biện pháp công ty áp dụng để nâng cao năng lực cạnh tranh
742.3.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bằng phương
pháp ma trận hình ảnh cạnh tranh 75
2.4 Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của CTCP Cơ khí ô tô 3-2 77
2.4.1 Ưu điểm trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của CTCP Cơkhí ô tô 3-2 772.4.2 Những tồn tại trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của công
ty Cơ khí ô tô 3-2 792.4.3 Nguyên nhân của những tồn tại 80
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNGLỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍÔ TÔ 3 – 2 82
3.1 Xu hướng phát triển ngành CNCK ở Việt Nam và những cơ hội
Trang 5thách thức đối với các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế 82
3.1.1.Những cam kết của Việt Nam trong ngành CNCK khi gia nhập WTO 82
3.1.2 Xu hướng phát triển ngành CNCK ở Việt Nam 85
3.1.3 Những cơ hội, thách thức đối với doanh nghiệp cơ khí Việt Nam 86
3.2 Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của CTCP Cơ khí ô tô3-2 trong thời gian tới 87
3.2.1 Phương hướng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh củaCông ty 87
3.2.2 Mục tiêu hoạt động 87
3.2.3 Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty 88
3.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty CPcơ khí ô tô 3 -2 88
3.3.1 Tăng cường năng lực quản trị kinh doanh của các giám đốc vàcán bộ quản lý trong công ty 88
3.3.2 Nâng cao năng lực Marketing của công ty 89
3.3.3 Nâng cao năng lực sáng tạo trong công ty 89
3.3.4 Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của công ty 90
3.3.5 Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động liên minh, liên kết để tạo cơ hộihợp tác cùng phát triển 90
3.4 Một số kiến nghị đối với Nhà nước 91
3.4.1 Ban hành một số chính sách liên quan đến lĩnh vực cơ khí ô tô 91
3.4.2 Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý Nhà nướctrong lĩnh vực cơ khí 92
3.4.3 Tiến hành mở cửa lĩnh vực cơ khí theo đúng lộ trình đã cam kết 92
3.4.4 Đầu tư, nâng cấp hệ thống giao thông đường bộ trên phạm vicả nước 933.4.5 Hỗ trợ vốn và tập trung nguồn lực cho việc phát triển công
Trang 6nghiệp phụ trợ trong nước 93
KẾT LUẬN 94TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
Trang 7VFD Cơ quan phối hợp giữa viện nghiên cứu chính sách Nhật Bản và trường Đại học Kinh tế quốc dân
TP.HCM Thành phố Hồ Chí MinhCBCNV Cán bộ công nhân viên
CKD Nhập tất cả linh kiện về lắp rápIKD Nhập một phần linh kiện về lắp ráp
CNC Máy gia công vật liệu được điều khiển bằng máy tínhEDM Máy gia công bằng tia lửa điện
CAD Phần mềm thiết kế với sự trợ giúp của máy tínhCAM Phần mềm gia công với sự trợ giúp của máy tính
Trang 8DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Ma trận hình ảnh cạnh tranh 21
Bảng 2.1: Một số loại xe khách chủ yếu do công ty sản xuất 45
Bảng 2.2: Một số loại xe buýt chủ yếu do công ty sản xuất 46
Bảng 2.3: Cơ cấu lao động trong công ty 61
Bảng 2.4: Doanh số và thị phần của Cơ khí ô tô 3-2 và các đối thủnăm 2008 65
Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu tài chính năm 2008 của các công ty 66
Bảng 2.6: Bảng so sánh năng suất lao động giữa các công ty năm 2008 67
Bảng 2.7: Tỷ lệ nhân viên lành nghề và có trình độ cao ở các công ty 71
Bảng 2.8: Vị trí trụ sở chính của các công ty 72
Bảng 2.9: Bảng so sánh năng lực cạnh tranh của Cơ khí ô tô 3-2 vàcác đối thủ 76
Bảng 3.1: Mức cắt giảm thuế nhập khẩu một số sản phẩm cơ khí ô tôtheo cam kết với WTO 84
Bảng 3.2: Bảng dự kiến sản lượng ô tô các loại đến năm 2020 85
DANH MỤC HĨNH VẼHình 1.1: Mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Michael Porter 12
Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty Cơ khí ô tô 3-2 41
Trang 9LỜI MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài
Ngày nay, toàn cầu hoá đang là một trong những xu thế phát triển tất yếucủa quan hệ quốc tế hiện đại Đại diện cho xu hướng toàn cầu hoá này là sự rađời và phát triển của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) WTO là tổ chứcthương mại lớn nhất toàn cầu, với sự tham gia của 150 nước thành viên,không chỉ điều tiết thương mại hàng hoá mà còn cả các lĩnh vực dịch vụ, đầutư và sở hữu trí tuệ, chiếm trên 90% tổng kim ngạch thương mại thế giới.Việc gia nhập WTO ngày 4/1/1995 đã đưa Việt Nam bước sang một thờicuộc mới với nhiều thời cơ và thách thức đan xen Mỗi cá nhân, tổ chức haydoanh nghiệp cần phải nhận thức rõ những thuận lợi và khó khăn để nắm bắtthời cơ và vượt qua thách thức Sau khi gia nhập WTO, cùng với cơ hội mởrộng thị trường tiêu thụ, các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực kinh tế mà đặcbiệt là lĩnh vực cơ khí phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt với các doanhnghiệp nước ngoài về thị trường hàng hoá và dịch vụ Sự cạnh tranh nàykhiến các doanh nghiệp Việt Nam phải đứng trước hai sự lựa chọn hoặc chấpnhận đổi mới hoặc rút lui hoàn toàn khỏi thị trường.
Theo quan điểm của Đảng và Nhà nước, Công nghiệp cơ khí (CNCK) làmột ngành công nghiệp nền tảng, có vai trò đặc biệt quan trọng trong sựphát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm độc lập tự chủ về kinh tế, củng cố quốcphòng an ninh, góp phần nâng cao đời sống nhân dân Vì vậy, việc kiểmsoát các doanh nghiệp hoạt động trong ngành CNCK là hết sức cần thiết,nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay Những nămqua, ngành CNCK đã có những bước khởi sắc ban đầu, đáp ứng được 40%nhu cầu thị trường trong nước, một số sản phẩm đạt chất lượng tốt, có chỗđứng trên thị trường Tuy nhiên, tỷ trọng gia công trong CNCK nước tavẫn còn rất cao, làm cho giá trị gia tăng đạt thấp và thiếu sức cạnh tranhtrên thị trường.
Trang 10Công ty cổ phần Cơ khí ô tô 3 - 2 là một doanh nghiệp thành viên củaTổng Công ty ô tô Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực cơ khí, chuyên lắpráp, chế tạo các loại ô tô mang nhãn hiệu chính là Transinco Ngày đầu mớithành lập, Công ty 3 - 2 mới chỉ là một trung tâm sửa chữa nhỏ, nhưng chođến nay công ty đã từng bước lớn mạnh và dần chiếm được cảm tình củangười tiêu dùng trong cả nước Tuy nhiên, trong hoạt động của công ty vẫnbộc lộ nhiều hạn chế như chưa tự thiết kế, chế tạo được dòng ô tô, xe máy caocấp, chủ yếu gia công theo các mẫu thiết kế của nước ngoài, chưa tự sản xuấtđược các loại linh kiện quan trọng phục vụ cho việc lắp ráp mà phải nhậpkhẩu từ bên ngoài…Việc nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty sẽ có ảnhhưởng tích cực đến ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam nói chung và sự pháttriển của Tổng Công ty ô tô Việt Nam nói riêng Nhận thức được đây là một
vấn đề cấp thiết nên em đã chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh
tranh của Công ty cổ phần Cơ khí ô tô 3 - 2 trong bối cảnh hội nhập kinhtế quốc tế” làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng
cao khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực cơ khí của Công ty cổ phần Cơ khí ôtô 3 - 2 trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích, đề tài sẽ giải quyết các
nhiệm vụ sau đây:
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh, năng lựccạnh tranh, nghiên cứu, phân tích vai trò và đặc điểm của các doanh nghiệphoạt động trong lĩnh vực cơ khí
- Phân tích các yếu tố cấu thành, yếu tố ảnh hưởng và một số chỉ tiêuđánh giá năng lực cạnh tranh
- Đánh giá năng lực cạnh tranh của CTCP Cơ khí ô tô 3 - 2 trên thịtrường, chỉ ra những kết quả đã đạt được, hạn chế, nguyên nhân của nhữnghạn chế đó trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.
Trang 11- Kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh củaCông ty.
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơ khí
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài sẽ nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Công
ty cổ phần Cơ khí ô tô 3 - 2 trong khoảng thời gian từ năm 2003 đến nay.
4 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chuyên đề gồm 3 chương sau đây:
Chương 1: Lý luận chung về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vàsự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của cácdoanh nghiệp cơ khí Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinhtế quốc tế
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Cơkhí ô tô 3 - 2
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnhtranh của Công ty cổ phần Cơ khí ô tô 3 - 2
Trang 12Theo K Marx: “Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa
các nhà tư bản nhằm dành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất vàtiêu dùng hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch” Khái niệm về cạnh
tranh của Marx cho thấy quy luật cơ bản của cạnh tranh tư bản chủ nghĩa làquy luật điều chỉnh tỷ suất lợi nhuận bình quân Quy luật này dựa trênnhững chênh lệch giữa giá cả chi phí sản xuất và khả năng có thể bán hànghoá dưới giá trị của nó nhưng vẫn thu được lợi nhuận.
Theo từ điển kinh doanh của Anh, cạnh tranh được hiểu là “Sự ganh
đua, kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giànhcùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phíamình” Theo quan điểm này, cạnh tranh được hiểu là các mối quan hệ kinh tế,
ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp để đạt mục tiêukinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàngcũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất.
Trang 13Theo từ điển Bách khoa Việt Nam (Tập 1) thì: Cạnh tranh trong kinh
doanh là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa cácthương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quanhệ cung cầu nhằm dành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ thi trường có lợinhất Quan niệm này xác định rõ các chủ thể của cạnh tranh là những người
sản xuất hàng hoá, các thương nhân, các nhà kinh doanh và mục đích của họlà giành được các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất.
Ở phạm vi quốc gia, theo Uỷ ban cạnh tranh công nghiệp của Tổng thống
Mỹ thì: Cạnh tranh đối với một quốc gia là mức độ mà ở đó, dưới các điều
kiện thị trường tự do và công bằng, có thể sản xuất các hàng hoá và dịch vụđáp ứng được các đòi hỏi của thị trường Quốc tế, đồng thời duy trì và mởrộng được thu nhập thực tế của người dân nước đó Như vậy khái niệm cạnh
tranh ở phạm vi quốc gia lại đề cập những phạm trù hẹp hơn đó là khả năngsản xuất các loại hàng hoá, dịch vụ và thu nhập thực tế của người dân của mộtquốc gia cụ thể nào đó.
Những khái niệm trên đây dù tiếp cận trên các góc cạnh và phạm vi khácnhau của cạnh tranh nhưng có những nét tương đồng vệ nội dung Tựu trunglại, ta có thể đưa ra một khái niệm tổng quát về cạnh tranh trong nền kinh tế
thị trường như sau: Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế
ganh đua nhau tìm mọi biện pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt mục tiêukinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy kháchhàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất Mục đích cuốicùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hoá lợi ích,đối với người sản xuất kinh doanh là lợi nhuận , đối với người tiêu dùng làlợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi
Cạnh tranh trong kinh tế thị trường có một số đặc trưng như sau:
- Cạnh tranh mang bản chất của mối quan hệ giữa các chủ thể kinh tếvới nhau Nếu trên thị trường chỉ có một chủ thể thì không có cạnh tranh
Trang 14nhưng có nhiều chủ thể mà các chủ thể không có cùng một mục tiêu thì mứcđộ cạnh tranh cũng rất thấp Do vậy canh tranh chỉ tồn tại khi có nhiều hơnhai chủ thể tham gia và các chủ thể cùng hướng đến những mục đích nhấtđịnh nào đó.
- Các chủ thể cạnh tranh đều phải tuân thủ những ràng buộc chung đượchình thành trong quá trình kinh doanh Các ràng buộc này trong cạnh tranhkinh tế giữa các doanh nghiệp chính là các đặc điểm về nhu cầu sản phẩm củakhách hàng và các ràng buộc của luật pháp và thống kê kinh doanh ở trên thịtrường Còn giữa người mua với người mua, hoặc giữa những người mua vớingười bán là các thoả thuận được thực hiện có lợi hơn cả đối với người mua.
- Phương pháp cạnh tranh rất đa dạng Một chủ thể kinh tế có thể thamgia cạnh tranh dựa trên nhiều phương pháp khác nhau như bán giá thấp, nângcao chất lượng sản phẩm, … miễn là đạt được mục tiêu kinh doanh của mình.
- Cạnh tranh diễn ra trong một khoảng thời gian và không gian không cốđịnh, hoặc ngắn hoặc dài, hoặc hẹp hoặc rộng.
1.1.2 Phân loại cạnh tranh
Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường:
- Cạnh tranh giữa người mua và người bán- Cạnh tranh giữa những người mua với nhau- Cạnh tranh giữa những người bán với nhauCăn cứ theo phạm vi ngành kinh tế:
- Cạnh tranh trong nội bộ ngành- Cạnh tranh giữa các ngành
Căn cứ theo phương thức cạnh tranh:
- Cạnh tranh bằng giá cả- Cạnh tranh phi giá cả
Trang 15Căn cứ vào tính chất cạnh tranh:
- Cạnh tranh hoàn hảo
- Cạnh tranh không hoàn hảo
Căn cứ vào thủ đoạn sử dụng trong cạnh tranh:
- Cạnh tranh lành mạnh
- Cạnh tranh không lành mạnh
Căn cứ vào các công đoạn của quá trình kinh doanh hàng hóa
- Cạnh tranh trước khi bán hàng- Cạnh tranh trong khi bán hàng- Cạnh tranh sau khi bán hàng
Căn cứ vào mục tiêu kinh tế của các chủ thể
- Cạnh tranh dọc- Cạnh tranh ngang
Căn cứ vào cấp độ cạnh tranh
- Cạnh tranh cấp quốc gia- Cạnh tranh cấp ngành
- Cạnh tranh cấp doanh nghiệp- Cạnh tranh cấp sản phẩm
Ngoài các loại hình cạnh tranh đã nêu trên, người ta còn xét theo một sốtiêu chí khác nữa: điều kiện không gian, lợi thế tài nguyên, nhân lực, đặc điểmtập quán sản xuất, tiêu dùng, văn hóa ở từng dân tộc, khu vực, quốc gia khácnhau mà phân loại thành cạnh tranh giữa các nước và các khu vực trên thế giới.
1.1.3 Tác động của cạnh tranh đối với nền kinh tế
Tác động tích cực
Thứ nhất, cạnh tranh buộc các doanh nghiệp sử dụng tài nguyên một
cách tối ưu và khuyến khích áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sảnxuất Trong sản xuất, nguồn tài nguyên là hữu hạn, thậm chí còn khan hiếm.Muốn tồn tại và chiến thắng trong cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải không
Trang 16ngừng áp dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh, sử dụng tốiđa mọi nguồn lực nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường.
Thứ hai, cạnh tranh làm cho tiêu dùng gắn liền với sản xuất, sản xuất
ngày càng thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng Do cạnh tranh màngày nay các doanh nghiệp phải tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích nhu cầu để từđó lập kế hoạch sản xuất đáp ứng nhu cầu một cách nhanh nhất, kịp thời nhấtvà hiệu quả nhất Sản xuất với năng suất, chất lượng ngày càng tăng, điều nàycó ảnh hưởng rất lớn đến người tiêu dùng Họ được tiêu dùng những hàng hóacó chất lượng cao và giá cả phải chăng, chủng loại phong phú hơn dẫn đến sựlựa chọn dễ dàng hơn
Thứ ba, cạnh tranh là động lực cho sự phát triển kinh tế trên cơ sở kết
hợp một cách hợp lý giữa lợi ích của doanh nghiệp, lợi ích của người tiêudùng và lợi ích của toàn xã hội Mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hóa lợinhuận, mà lợi nhuận chỉ có thể thu được khi các doanh nghiệp bán được hànghóa do mình sản xuất ra với chi phí thấp, giá thành hạ Điều này hoàn toànphụ thuộc vào mức độ chấp nhận hàng hóa của người tiêu dùng Dưới tácđộng của cạnh tranh, các nhân tố sản xuất được sử dụng có hiệu quả hơn, từđó giảm thiểu tổng chi phí sản xuất của xã hội, nâng cao năng suất lao động
Tác động tiêu cực
Bên cạnh những tác động tích cực đối với nền kinh tế, cạnh tranh cũngcó thể dẫn đến những kết quả không mong muốn Cạnh tranh làm thay đổi cấutrúc xã hội trên phương diện sở hữu của cải và phân hóa mạnh mẽ giàu nghèo.Cạnh tranh làm xuất hiện và phát triển các hình thức lừa đảo, đầu cơ, làmhàng giả, trốn thuế, ăn cắp bản quyền… Ngoài ra, trong trường hợp cạnhtranh không cân sức có thể triệt tiêu một ngành, hoặc một lĩnh vực kinh doanhcủa một quốc gia.
1.2 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Trang 171.2.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh là thuật ngữ ngày càng được sử dụng rộng rãinhưng đến nay vẫn là khái niệm chung chung và khó đo lường, theo từ điểnthuật ngữ kinh tế học, “Năng lực cạnh tranh là khả năng giành được thị phầnlớn trước các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, kể cả khả năng giành lại mộtphần hay toàn bộ thị phần của đồng nghiệp”.
Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) định nghĩa: “Năng
lực cạnh tranh là khả năng của các công ty, các ngành, các vùng, các quốc giahoặc khu vực siêu quốc gia trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơntrong điều kiện cạnh tranh quốc tế trên cơ sở bền vững”.
1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp1.2.2.1.Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
Các nhân tố bên ngoài là các nhân tố phức tạp, luôn có nhiều cơ hội lẫnnguy cơ tác động đến hoạt động của doanh nghiệp theo các mức độ khác nhau.Sự biến động của các nhân tố này nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệpvà không thuộc ý muốn chủ quan của bất kì doanh nghiệp nào Các nhân tố bênngoài doanh nghiệp gồm có: các nhân tố thuộc môi trường quốc tế, các nhân tốthuộc môi trường quốc gia và các nhân tố thuộc môi trường ngành.
Các nhân tố thuộc môi trường quốc tế
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay thì cácnhân tố thuộc môi trường quốc tế càng ảnh hưởng mạnh tới năng lực canhtranh của các doanh nghiệp Các nhân tố thuộc môi trường quốc tế như: xuhướng tự do hoá thương mại làm giảm các rào cản thương mại giữa các thịtrường; các định chế, hiệp định thương mại, liên kết kinh tế quốc tế cho thấyphạm vi kinh doanh của các doanh nghiệp được mở rộng, đầu tư ra nước ngoàiphát triển và kéo theo đó là mức độ cạnh tranh cũng trở nên mạnh mẽ hơn.
Các nhân tố thuộc môi trường quốc gia
Trang 18Các nhân tố thuộc môi trường quốc gia bao gồm: Nhân tố kinh tế, nhân tốvăn hoá xã hội, nhân tố khoa học công nghệ, nhân tố chính trị luật pháp, nhân tốtự nhiên.
Nhân tố kinh tế: Có nhiều yếu tố thuộc môi trường kinh tế ảnh hưởngđến hoạt động của các doanh nghiệp như tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát,chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái, lãi suất, hệ thống thuế và mức thuế…
- Khi nền kinh tế tăng trưởng ổn định và cao sẽ làm cho thu nhập củatầng lớp dân tăng Từ đó tăng sức mua hàng hóa và dịch vụ Nền kinh tế tăngtrưởng với tốc độ cao và ổn định kéo theo hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp cũng đạt hiệu quả cao.
- Nếu lãi suất cho vay cao thì chi phí kinh doanh của doanh nghiệp cao nếudoanh nghiệp vay vốn ngân hàng, do đó làm giảm khả năng cạnh tranh củadoanh nghiệp.
- Lạm phát cao hay thấp đều ảnh hưởng năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp Lạm phát cao làm tăng giá cả hàng hoá, giảm sức mua xã hội, cònthiếu phát làm hoạt động kinh doanh trở nên trì trệ và giảm sức cạnh tranh.
- Khi đồng nội tệ giảm giá dẫn đến xuất khẩu tăng, cơ hội sản xuất kinhdoanh của các doanh nghiệp trong nước tăng, khả năng cạnh tranh cao hơn ởthị trường trong nước và quốc tế bởi khi đó giá bán hàng hóa trong nước giảmhơn so với đối thủ cạnh tranh nước ngoài Còn khi đồng nội tệ tăng giá sẽthúc đẩy nhập khẩu, doanh nghiệp sản xuất trong nước bị sức ép giảm giá từthị trường thế giới, cạnh tranh của doanh nghệp kém.
Nhân tố văn hoá, xã hội
Các phong tục tập quán, thị hiếu, lối sống, thói quen tiêu dùng, tínngưỡng, tôn giáo có ảnh hưởng trực tiếp đến mức tiêu thụ sản phẩm, hàng hóacủa doanh nghiệp, do đó mà ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của mỗidoanh nghiệp Ở những khu vực địa lý khác nhau có văn hóa - xã hội khác
Trang 19nhau, do đó khả năng tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp khác nhau cũngkhác nhau
Nhân tố khoa học công nghệ
Các nhân tố về khoa học công nghệ như trình độ phát triển công nghệthông tin, khả năng sáng tạo, ứng dụng các ý tưởng kinh doanh, khả năng cậpnhật hay truyền đạt thông tin từ trong ra ngoài và từ ngoài vào trong cũng ảnhhưởng không nhỏ đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Doanh nghiệpnào cập nhật thông tin nhanh chóng có nghĩa là doanh nghiệp đó nắm đượchướng đi trước và trong kinh doanh người đi trước luôn dành được những lợithế để phát triển.
Nhân tố chính trị, luật pháp
Chính trị và pháp luật chặt chẽ, rõ ràng và ổn định sẽ làm cơ sở bảo đảmđiều kiện thuận lợi và bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranhtrên thị trường một cách lành mạnh, đạt hiệu quả cao Các chính sách tàichính, các chính sách bảo hộ mậu dịch tự do, những quan điểm trong lĩnh vựcnhập khẩu, các chương trình quốc gia, chế độ tiền lương, trợ cấp, phụ cấp chongười lao động ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến sức cạnh tranh củadoanh nghiệp trên thị trường.
Nhân tố tự nhiên
Các nhân tố tự nhiên có thể tạo ra các thuận lợi và khó khăn đối với doanhnghiệp trong việc phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Cácnhân tố tự nhiên bao gồm tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, nhiệt độ, độ ẩm Vị trí địa lý thuận lợi sẽ tạo điều kiện khuyếch trương sản phẩm, mở rộng thịtrường tiêu thụ đồng thời giảm thiểu các chi phí không cần thiết khác.
Các nhân tố thuộc môi trường ngành
Có nhiều mô hình để phân tích các nhân tố thuộc môi trường ngành ảnhhưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tuy nhiên mô hình nổi tiếng
nhất và được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay là Mô hình năm lực lượng cạnh
Trang 20tranh của Michael Porter Theo mô hình này, M.Porter cho rằng ngành kinh
doanh nào cũng phải chịu tác động của năm lực lượng cạnh tranh, bao gồm:đối thủ cạnh tranh hiện tại, khách hàng, nhà cung ứng, các đối thủ tiềm năng,
sản phẩm thay thế Các nhân tố này được thể hiện ở Hình 1.1.
Hình 1.1: Mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Michael Porter
Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Các đối thủ cạnh tranh hiện tại là các doanh nghiệp vốn đã có vị thếvững vàng trên thị trường trong cùng một ngành nghề kinh doanh Sốlượng, quy mô và sức mạnh của từng đối thủ cạnh tranh đều có ảnh hưởngđến hoạt động kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.Một số yếu tố chính của đối thủ cạnh tranh có thể làm thay đổi tương quancạnh tranh với doanh nghiệp trên thị trường là: mục đích tương lai, các
Trang 21tiềm năng và chiến lược hiện tại của đối thủ cạnh tranh. Khách hàng
Khách hàng là đối tượng có ảnh hưởng rất mạnh trong các hoạt động sảnxuất kinh doanh, quyết định sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp.Mọi nỗ lực của doanh nghiệp đều hướng vào khách hàng nhằm thu hút sựchú ý, kích thích sự quan tâm, thúc đẩy khách hàng đến với sản phẩm haydịch vụ do mình làm ra Khách hàng có thể là cá nhân, tổ chức hoặc doanhnghiệp Khách hàng tác động đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệpdựa trên sức mua cũng như khả năng mặc cả giá sản phẩm của mình và cóthể được xem như là một sự đe doạ cạnh tranh khi họ buộc các doanhnghiệp giảm giá hoặc có nhu cầu chất lượng cao hoặc dịch vụ hoàn hảo.
Nhà cung ứng
Các nhà cung ứng là những doanh nghiệp, những cá nhân có khả năngsản xuất và cung cấp các yếu tố đầu vào như: máy móc thiết bị nhà xưởng,nguyên vật liệu, các loại phụ tùng thay thế, vốn các loại dịch vụ lao động,thông tin năng lượng, phương tiện vận chuyển Số lượng, chất lượng,chủng loại giá cả, các điều kiện cung cấp…của các yếu tố đầu vào ảnhhưởng trực tiếp đến nhiệm vụ và mục tiêu kinh doanh, tiến trình hoạt độngcủa các bộ phận, chi phí sản xuất, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp…và do đó nó ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thịtrường Có thể xem nhà cung cấp như một nguy cơ khi họ đòi nâng giáhoặc giảm chất lượng sản phẩm cung cấp Bởi vì bằng cách đó họ sẽ làmcho lợi nhuận của công ty sụt giảm nghiêm trọng, kéo theo đó sức cạnhtranh của công ty cũng bị giảm đi.
Các đối thủ cạnh tranh tiềm năng
Trang 22Đối thủ cạnh tranh tiềm năng bao gồm các doanh nghiệp không ra mặtcạnh tranh nhưng vẫn có khả năng cạnh tranh trong tương lai Sự xuất hiệncủa những đối thủ tiềm ẩn này sẽ làm tăng sức ép cạnh tranh đối với cácdoanh nghiệp trong ngành Khả năng cạnh tranh của các đối thủ tiềm năngđược đánh giá qua các “rào cản” ngăn chặn sự gia nhập vào ngành kinhdoanh Rào cản này cho biết một doanh nghiệp cần phải tốn kém một khoảnphí nhất định để có thể tham gia vào một ngành nghề kinh doanh nào đó Phítổn này càng cao thì rào cản càng cao và ngược lại.
Sản phẩm, dịch vụ thay thế
Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏamãn nhu cầu tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành Áp lực cạnhtranh chủ yếu của sản phẩm thay thế là khả năng đáp ứng nhu cầu so với cácsản phẩm trong ngành, thêm vào nữa là các nhân tố về giá, chất lượng, cácyếu tố khác của môi trường như văn hóa, chính trị, công nghệ cũng sẽ ảnhhưởng tới sự đe dọa của sản phẩm thay thế.
1.2.2.2.Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là sự tập hợp thống nhất các mụctiêu, các chính sách, các hoạt động kinh doanh trong tổng thể nhất định nhằmkhai thác các lợi thế cạnh tranh của mình để có thể cạnh tranh được với cácdoanh nghiệp khác trong cùng ngành, cùng loại sản phẩm, cùng thị trường
Chiến lược giúp các doanh nghiệp phân bổ một cách hợp lý các nguồnlực sẵn có và cho thấy doanh nghiệp sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh củamình như thế nào Tuỳ vào từng thời điểm, điều kiện và tuỳ vào năng lực củacác nhà quản trị mà một chiến lược kinh doanh cho thấy được tác dụng của nó
Trang 23đối với sự phát triển cũng như sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Các nguồn lực của doanh nghiệp
Nguồn lực của doanh nghiệp là những điều kiện về vật chất và phi vậtchất được doanh nghiệp sử dụng để tiến hành các hoạt động sản xuất kinhdoanh Các nguồn lực này bao gồm nguồn nhân lực, tiềm lực tài chính, điềukiện cơ sở vật chất, vị trí địa lý,…
- Nguồn nhân lực của doanh nghiệp là tổng thể các tiềm năng lao độngsẵn sàng tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nguồn nhânlực bao gồm con người với những kinh nghiệm, kĩ năng, trình độ đào tạo vàsự tận tâm, nỗ lực hay bất cứ đặc điểm nào khác tạo ra giá trị gia tăng và nângcao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Nguồn nhân lực càng mạnh thì sứccạnh tranh của doanh nghiệp càng mạnh và ngược lại
- Tiềm lực tài chính: tiềm lực tài chính của doanh nghiệp được thể hiệnở quy mô vốn, khả năng huy động và sử dụng vốn có hiệu quả, năng lực quảnlý tài chính…trong doanh nghiệp Vốn là một yếu tố sản xuất cơ bản và làmột đầu vào của doanh nghiệp Do đó, việu sử dụng vốn có hiệu quả, quayvòng vốn nhanh…có ý nghĩa rất lớn trong việc làm giảm chi phí vốn, giảmgiá thành sản phẩm Việc huy động vốn kịp thời nhằm đáp ứng vật tư, nguyênliệu, thuê nhân công, mua sắm thiết bị, công nghệ…Như vậy năng lực tàichính phản ánh sức mạnh kinh tế của doanh nghiệp, là yêu cầu đầu tiên, bắtbuộc phải có nếu muốn doanh nghiệp thành công trong kinh doanh và nângcao năng lực cạnh tranh.
- Điều kiện cơ sở vật chất bao gồm hệ thống máy móc, nhà xưởng, trangthiết bị, điều kiện làm việc,…Những nhân tố này ảnh hưởng đến quá trình sảnxuất hàng hoá và cung cấp các dịch vụ bán hàng và sau bán hàng của các
Trang 24doanh nghiệp Một điều kiện cơ sở vật chất thuận lợi chắc chắn sẽ giúp côngty rút ngắn được thời gian sản xuất, giảm mức tiêu hao năng lượng, tăng năngsuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, nhanh chóng pháttriển và nâng cao được năng lực cạnh tranh.
Năng lực quản lý kinh doanh
Năng lực tổ chức, quản lý doanh nghiệp được coi là yếu tố có tínhquyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói chung cũng nhưnăng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng Năng lực của cán bộ quảnlý tác động trực tiếp và toàn diện tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệpthể hiện qua việc hoạch định và thực hiện chiến lược, lựa chọn phươngpháp quản lý, tạo động lực trong doanh nghiệp…Tất cả những việc đókhông chỉ tạo ra không gian sinh tồn của sản phẩm, mà còn tác động đếnnăng suất, chất lượng, giá thành, sản phẩm và uy tín của doanh nghiệp…
Năng lực quản lý còn thể hiện ở việc sắp xếp, bố trí cơ cấu tổ chức bộ máyquản lý và phân định rõ chức năng nhiệm vụ của các bộ phận Việc hình thànhtổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp theo hướng tinh, gọn, nhẹ và hiệu lựccao có ý nghĩa quan trọng không chỉ bảo đảm hiệu quả quản lý cao, ra quyếtđịnh nhanh chóng, chính xác mà còn làm giảm tương đối chi phí quản lý củadoanh nghiệp Nhờ đó mà nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
.Khả năng nghiên cứu đổi mới và ứng dụng
Khả năng nghiên cứu đổi mới có vai trò quan trọng trong cải tiến côngnghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã, nâng cao năng suất,hợp lý hoá sản xuất Bất kì một cái gì mới của sản phẩm hay phương thứchoạt động …đều được coi là đổi mới Tuy không phải bất kì đổi mới nào cũngthành công nhưng việc tiến hành đổi mới công nghệ được coi là một trongnhững nguồn tạo sức cạnh tranh chủ yếu cho doanh nghiệp Đổi mới thành
Trang 25công sẽ đưa lại cho doanh nghiệp một thế mạnh nào đó mà đối thủ cạnh tranhkhông có được Các doanh nghiệp đổi mới thành công sẽ trở thành nhà cungcấp độc quyền về sản phẩm mới, vì vậy có thể tính giá cao hơn đối với nhữngsản phẩm mới này Đến thời điểm mà các đối thủ cạnh tranh bắt chước đổimới theo thì doanh nghiệp đã xây dựng được uy tín và sự trung thành với sảnphẩm đó
Như vậy khả năng nghiên cứu, đổi mới và ứng dụng là yếu tố rất quantrọng ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Yếu tố này càngtrở nên quan trọng hơn trong điều kiện cách mạng khoa học công nghệ diễn ramạnh mẽ trên toàn thế giới như hiện nay.
Uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp
Thương hiệu và uy tín của sản phẩm chính là sự tổng hợp các thuộc tínhcủa sản phẩm như chất lượng sản phẩm, lợi ích, mẫu mã và dịch vụ của sảnphẩm Thương hiệu không những là dấu hiệu để nhận biết và phân biệt sảnphẩm của doanh nghiệp này với sản phẩm của doanh nghiệp khác, mà nó cònlà tài sản rất có giá trị của doanh nghiệp, là uy tín và thể hiện niềm tin củangười tiêu dùng đối với sản phẩm Một thương hiệu mạnh là một thương hiệucó uy tín cao và uy tín thương hiệu càng cao thì niềm tin và sự trung thànhcủa người tiêu dùng đối với sản phẩm càng lớn Điều đó có nghĩa là nếu mộtsản phẩm nào đó có được uy tín và hình ảnh tốt đối với người tiêu dùng thìsản phẩm đó có một lợi thế cạnh tranh hơn hẳn so với sản phẩm của các đốithủ cạnh tranh
Văn hoá doanh nghiệp
Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hoá được gây dựng nêntrong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành cácgiá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của
Trang 26doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thànhviên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích
Xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp có tác dụng rất quan trọngtrong việc nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp Văn hóadoanh nghiệp điều chỉnh hành vi của nhân viên trong doanh nghiệp Nhữngdoanh nghiệp có nền văn hoá tích cực sẽ tạo ra bầu không khí làm vệc hăngsay hào hứng vì mục tiêu chung khiến cho các cá nhân thường xuyên phấnđấu để đạt nhiều lợi ích cho bản thân và doanh nghiệp, do đó mà nâng caođược năng lực cạnh tranh Ngược lại, nếu văn hoá doanh nghiệp đề cao cáchlàm việc mang tính “rập khuôn” máy móc, thụ động sẽ làm hạn chế khả năngđổi mới của doanh nghiệp.
1.2.3 Phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là một phạm trù tổng hợp thể hiệnthực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoảmãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng cao hơn.
Thực tế cho thấy, không một doanh nghiệp nào có khả năng thỏa mãnđầy đủ tất cả những yêu cầu của khách hàng Thường thì doanh nghiệp có lợithế về mặt này và có hạn chế về mặt khác Những điểm mạnh và điểm yếubên trong một doanh nghiệp được biểu hiện thông qua các lĩnh vực hoạt độngchủ yếu của doanh nghiệp như marketing, tài chính, sản xuất, nhân sự, côngnghệ, quản trị, hệ thống thông tin…Tuy nhiên, để đánh giá năng lực cạnhtranh của một doanh nghiệp, cần phải xác định được các yếu tố phản ánh nănglực cạnh tranh từ những lĩnh vực hoạt động khác nhau và cần thực hiện việcđánh giá bằng cả định tính và định lượng Các doanh nghiệp hoạt động sảnxuất kinh doanh ở những ngành, lĩnh vực khác nhau có các yếu tố đánh giánăng lực cạnh tranh khác nhau Mặc dù vậy, vẫn có thể tổng hợp được các
Trang 27yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp bao gồm: giá cảsản phẩm và dịch vụ; chất lượng sản phẩm và bao gói; kênh phân phối sảnphẩm và dịch vụ bán hàng; thông tin và xúc tiến thương mại; năng lực nghiêncứu và phát triển; thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp; trình độ lao động;thị phần sản phẩm doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng thị phần; vị thế tàichính; năng lực tổ chức và quản trị doanh nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp hiện nay, thông qua phương pháp so sánh trực tiếpcác yếu tố nêu trên để đánh giá năng lực cạnh tranh của mình so với đối táccạnh tranh Đây là phương pháp truyền thống và phần nào phản ánh đượcnăng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Tuy nhiên, hạn chế của phương phápnày là không cho phép doanh nghiệp đánh giá tổng quát năng lực cạnh tranhcủa mình với đối tác cạnh tranh mà chỉ đánh giá được từng mặt, từng yếu tốcụ thể Để khắc phục nhược điểm trên, việc nghiên cứu vận dụng ma trậnđánh giá các yếu tố môi trường nội bộ, qua đó giúp doanh nghiệp so sánhnăng lực cạnh tranh tổng thể của mình với các đối thủ trong ngành là một giảipháp mang tính khả thi cao Đây là một phương pháp được PGS.TS Lê CôngHoa và Cử nhân Lê Chí Công đề xuất trong Tạp chí công nghiệp số ra tháng11 năm 2006.
Quá trình xây dựng công cụ ma trận này không khó khăn lắm đối vớicác doanh nghiệp Vấn đề đặt ra là cần xây dựng thang điểm và thang đohợp lý Đồng thời, trên cơ sở các số liệu điều tra từ nhà quản trị doanhnghiệp, các chuyên gia tư vấn, hay tập hợp ý kiến trực tiếp của khách hàng,doanh nghiệp có thể đánh giá khách quan tầm quan trọng của các yếu tốđược đưa vào ma trận Các bước cụ thể để xây dựng công cụ ma trận đánhgiá các yếu tố môi trường nội bộ doanh nghiệp gồm:
Bước 1: Lập danh mục các yếu tố có vai trò quyết định đến năng lực
Trang 28cạnh tranh của doanh nghiệp trong một ngành kinh doanh (thông thường làkhoảng từ 10 đến 20 yếu tố).
Bước 2: Ấn định tầm quan trọng bằng cách phân loại từ 0,0 (khôngquan trọng) đến 1,0 (quan trọng nhất) cho mỗi yếu tố Cần lưu ý, tầm quantrọng được ấn định cho các yếu tố cho thấy tầm quan trọng tương đối củayếu tố đó với thành công của các doanh nghiệp trong ngành kinh doanh.Như thế, đối với các doanh nghiệp trong ngành thì tầm quan trọng của cácyếu tố được liệt kê trong bước 1 là giống nhau.
Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố đại diện (thực tế có thể địnhkhoảng điểm rộng hơn) Cho điểm yếu lớn nhất khi phân loại bằng 1, điểmyếu nhỏ nhất khi phân loại bằng 2, điểm mạnh nhỏ nhất khi phân loại bằng 3và điểm mạnh lớn nhất khi phân loại bằng 4 Như vậy, đây là điểm số phảnánh năng lực cạnh tranh từng yếu tố của doanh nghiệp so với các đối thủtrong ngành kinh doanh.
Bước 4: Tính điểm cho từng yếu tố bằng cách nhân mức độ quan trọngcủa yếu tố đó với điểm số phân loại tương ứng.
Bước 5: Tính tổng điểm cho toàn bộ các yếu tố được đưa ra trong matrận bằng cách cộng điểm số các yếu tố thành phần tương ứng của mỗi doanhnghiệp Tổng số điểm này cho thấy, đây là năng lực cạnh tranh tuyệt đối củadoanh nghiệp.
Theo đó, nếu tổng số điểm của toàn bộ danh mục các yếu tố được đưavào ma trận IFE từ 2,50 trở lên, thì doanh nghiệp có năng lực cạnh tranhtuyệt đối trên mức trung bình Ngược lại, tổng số điểm trong ma trận IFEnhỏ hơn 2,50 thì năng lực cạnh tranh tuyệt đối của doanh nghiệp thấp hơnmức trung bình.
Bảng 1.1 dưới đây là ma trận hình ảnh cạnh tranh được dùng để tính chỉ
Trang 29tiêu tổng hợp năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp Theo đó, chỉ sốnăng lực cạnh tranh tổng hợp của doanh nghiệp được tính theo công thức:
Kn = ∑ Ki*Pi ( Theo dõi bảng )Trong đó:
Kn: là chỉ số năng lực cạnh tranh tổng hợp của doanh nghiệpKi: là hệ số tầm quan trọng của nhân tố thứ i của doanh nghiệpPi: Xếp loại nhân tố thứ i của doanh nghiệp
Bảng 1.1: Ma trận hình ảnh cạnh tranh
Đối thủcạnh tranh
Đối thủcạnh tranh 2Xếp
Điểmđánhgiá1 Thị phần và tốc độ tăng trưởng
2 Hiệu quả kinh doanh0,253 Giá cả và chất lượng hàng hoá0,14 Số nghiên cứu, đổi mới và ứng
5 Chất lượng dịch vụ cung ứng0,26 Hiệu quả khai thác và sử dụng
7 Mức độ nhận biết thương hiệu
của doanh nghiệp 0,08
Trang 30lĩnh Thị phần của doanh nghiệp được đánh giá qua hai chỉ số sau:
Thị phần tuyệt đối =
Thị phần tuyệt đối nói rõ phần sản phẩm tiêu thụ của riêng doanhnghiệp so với tổng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường Chỉ số này càng lớncàng chứng tỏ doanh nghiệp càng chiếm lĩnh thị trường với tỷ lệ cao hơndo đó cho thấy doanh nghiệp có sức cạnh tranh trên thị trường Để giànhgiật mục tiêu thị phần trước đối thủ, doanh nghiệp thường phải có chínhsách giá phù hợp thông qua mức giảm giá cần thiết, nhất là khi bắt đầuthâm nhập thị trường mới.
Thị phần tương đối =
Thị phần tương đối cho thấy mức độ chiếm lĩnh thị trường của doanhnghiệp so với đối thủ cạnh tranh mà doanh nghiệp muốn so sánh Nếu thịphần tương đối lớn hơn 1, thì lợi thế cạnh tranh thuộc về doanh nghiệp Nếuthị phần tương đối nhỏ hơn 1, thì lợi thế cạnh tranh thuộc về đối thủ Nếu thịphần tương đối bằng 1, thì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp và của đối thủnhư nhau.
1.2.4.2.Hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả sử dụng vốn- Vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho =
Hệ số vòng quay hàng tồn kho cho biết tốc độ luân chuyển hàng tồn khocủa doanh nghiệp Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấydoanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trongdoanh nghiệp Tuy nhiên chỉ số này quá cao cũng không tốt vì như thế cónghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trườngtăng đột ngột thì rất khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủcạnh tranh giành thị phần Hơn nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào chocác khâu sản xuất không đủ có thể khiến dây chuyền sản xuất bị ngưng trệ Vì
Trang 31vậy, hệ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sảnxuất và đáp ứng được nhu cầu khách hàng.
- Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân =
Kỳ thu tiền bình quân cho thấy khoảng thời gian trung bình cần thiết để mộtcông ty thu hồi các khoản nợ từ khách hàng Kì thu tiền bình quân thấp chứng tỏhiệu quả sử dụng vốn cao và khả năng bị chiếm dụng vốn bởi đối tác thấp.
- Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản =
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản đo lường một đồng tài sản tham giavào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu Chỉsố này cao cho thấy doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn có hiệu quả do đónăng lực cạnh tranh cao hơn.
Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh- Tỷ suất Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản (ROA)
ROA =
ROA sẽ cho biết hiệu quả của doanh nghiệp trong việc sử dụng tài sản đểkiếm lời Dựa vào chỉ số này doanh nghiệp biết được mỗi đồng tài sản màdoanh nghiệp sử dụng để kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuậnsau khi đã nộp thuế ROA càng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm đượcnhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn.
- Tỷ suất Lợi nhuận sau thuế /Vốn chủ sở hữu (ROE)
ROE =
ROE phản ánh mức thu nhập ròng trên vốn cổ phần của cổ đông ROEcàng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, cónghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vayđể khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mởrộng quy mô.
Năng suất lao động
Trang 32Năng suất lao động =
Năng suất lao động phản ánh trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh , nănglực sử dụng các yếu tố sản xuất, trình độ công nghệ Đây là chỉ tiêu quan trọngđể đánh giá năng lực cạnh tranh, chỉ tiêu này càng cao thể hiện năng lực cạnhtranh càng cao.
1.2.4.3 Giá cả và chất lượng hàng hoá
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm tạo nên năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp Hai yếu tố cơ bản tạo nên sức cạnh tranh của sản phẩm chính làgiá cả và chất lượng.
Giá của sản phẩm trên thị trường được hình thành thông qua quan hệcung cầu tức là thông qua sự thỏa thuận giữa người mua và người bán để đitới mức giá cả mà cả hai bên đều thấy có lợi và chấp nhận được.
Trong một thị trường có sự cạnh tranh của hàng hóa các nước thì kháchhàng có quyền lựa chọn cho mình sản phẩm tốt nhất mà mình ưa thích vàcùng một loại sản phẩm thì chắc chắn họ sẽ lựa chọn sản phẩm có giá bánthấp hơn Do đó, giá cả sản phẩm là một trong những công cụ cạnh tranh hữuhiệu quan trọng của doanh nghiệp trên thị trường.Trong trường hợp giá báncủa sản phẩm thấp hơn giá bán của đối thủ cạnh tranh thì sản phẩm đó sẽ cósức cạnh tranh cao và ngược lại Để chiếm được ưu thế trong cạnh tranh,doanh nghiệp cần phải có sự linh hoạt trong lựa chọn chính sách giá phù hợpcho từng loại sản phẩm, từng giai đoạn trong chu kỳ sống quốc tế của sảnphẩm hoặc từng đoạn thị trường.
Chất lượng của sản phẩm thể hiện ở giá trị sử dụng và thời gian sử dụngcủa sản phẩm Trong xã hội phát triển, yêu cầu đặt ra đối với doanh nghiệp làphải cung ứng những sản phẩm có chất lượng cao để thỏa mãn nhu cầu ngàycàng khắt khe của người tiêu dùng Người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao hơncho những sản phẩm, dịch vụ cùng loại có chất lượng cao hơn Do vậy, chấtlượng sản phẩm, dịch vụ là chỉ tiêu rất quan trọng thể hiện sức cạnh tranh của
Trang 33doanh nghiệp
Để nâng cao được chất lượng sản phẩm, chiếm lĩnh và giữ được thị phần,một nhân tố quan trọng là phải thực hiện đổi mới sản phẩm để tạo ra sự khácbiệt của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh Đồng thời, sự đổi mới của sảnphẩm phải luôn gắn chặt với sự phù hợp sở thích và đảm bảo đủ độ tự tin cậycho người tiêu dùng.
1.2.4.4.Các nghiên cứu, đổi mới, công nghệ được áp dụng
Kinh doanh trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế vớinhiều biến động đòi hỏi doanh nghiệp phải có khả năng thích ứng cao và đổimới nhanh chóng Đây được coi là tiền đề cho sự tồn tại và phát triển củadoanh nghiệp và là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá năng lực canh tranh“động” của doanh nghiệp Chỉ tiêu này được xác định bởi một số chỉ tiêuthành phần như: số lượng cải tiến, sáng tạo sản phẩm, cải tiến quy trình, côngnghệ sản xuất, tái cơ cấu doanh nghiệp, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật.
1.2.4.5 Chất lượng dịch vụ cung ứng
Chất lượng dịch vụ cung ứng của một doanh nghiệp sản xuất được đánhgiá bởi khả năng cung ứng đúng loại hàng hoá vào đúng thời điểm và địađiểm khách hàng cần, đồng thời kết hợp với chất lượng dịch vụ trước, trongvà sau khi giao hàng cho khách hàng.
Sản phẩm ra đời không tự nhiên đến tay khách hàng được mà đòi hỏidoanh nghiệp có những biện pháp để khách hàng thực sự tin tưởng và quyếtđịnh lựa chọn nó Tất nhiên thương hiệu và thói quen tiêu dùng của kháchhàng cũng phần nào ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm nhưng chắc chắnmột dịch vụ cung ứng nhanh, gọn, chính xác và uy tín cũng tác động khôngnhỏ đến doanh số bán hàng của doanh nghiệp Các dịch vụ sau bán hàng nhưhướng dẫn sử dụng, theo dõi sử dụng, bảo trì, bảo hành là một yếu tố quantrọng tạo niềm tin cho khách hàng, củng cố và phát triển quan hệ với kháchhàng nhờ đó để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm Chính vì vậy mà
Trang 34chất lượng dịch vụ cung ứng cũng là một chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnhtranh của doanh nghiệp.
1.2.4.6.Hiệu quả khai thác và sử dụng các nguồn lực
Nguồn lực của doanh nghiệp là tất cả những gì mà dựa vào đó doanhnghiệp có thể khai thác và sử dụng để phát triển hoạt động sản xuất kinhdoanh Hiệu quả sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp được đánh giá dựatrên hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, vị trí địa lý,…Yếu tốnày cho thấy mức độ sẵn có các nguồn lực và khả năng khai thác, sử dụng cácnguồn lực của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp sẵn có nhiều nguồn lực vàbiết cách khai thác sử dụng những nguồn lực của mình thì doanh nghiệp đócàng tạo được sức cạnh tranh cho mình.
1.2.4.7.Mức độ nhận biết thương hiệu của doanh nghiệp
Không phải doanh nghiệp hay sản phẩm nào cũng có thương hiệu vàkhông phải thương hiệu nào cũng có có mức độ ảnh hưởng giống nhau đốivới thị trường và khách hàng Một doanh nghiệp nếu càng được nhiều kháchhàng biết đến bởi thương hiệu và danh tiếng của mình thì khả năng tiêu thụhàng hoá càng cao và do đó năng lực cạnh tranh cao Đây là một chỉ tiêu địnhtính, vì vậy để đánh giá được tiêu chí này doanh nghiệp cần có thời gian đểthu thập và tổng kết ý kiến của khách hàng, đặc biệt là khách hàng mục tiêu.
1.2.5 Các công cụ, biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp
1.2.5.1 Các công cụ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Trong nền kinh tế hiện đại ngày nay, khi mà khoa học công nghệ pháttriển như vũ bão, sản phẩm ra đời ngày càng phong phú đa dạng, tạo thuận lợicho sự lựa chọn của người tiêu dùng và đặt nhà sản xuất trước các áp lực cạnhtranh ngày càng gay gắt và để chiến thắng trong cạnh tranh thì buộc các nhàsản xuất phải nghiên cứu vận dụng nhiều phương thức và công cụ cạnh tranh
Trang 35khác nhau.
Cạnh tranh bằng sản phẩm
Nhu cầu của thị trường ngày càng biến động nhanh chóng và đa dạng Đểnâng cao sức cạnh tranh, doanh nghiệp có thể lựa chọn chiến lược phát triểnsản phẩm theo các hướng sau:
Đa dạng hoá sản phẩm:
Đa dạng hóa sản phẩm thực chất là quá trình mở rộng danh mục hànghóa, tạo nên một cơ cấu sản phẩm có hiệu quả Cùng với sự tiến bộ nhanhchóng của khoa học công nghệ, vòng đời của sản phẩm đang ngày càng bị rútngắn lại Doanh nghiệp cần có nhiều chủng loại sản phẩm hàng hóa để hỗ trợcho nhau.
Trong quá trình mở rộng kinh doanh, các doanh nghiệp có thể thựchiện đa dạng hóa sản phẩm với các hình thức khác nhau Có thể dùng hìnhthức hoàn thiện và cải tiến các loại sản phẩm đang sản xuất để giữ vững thịtrường hiện tại và thâm nhập thị trường mới, có thể đa dạng hóa theo bềrộng nhu cầu các loại sản phẩm, hoặc có thể sản xuất ra những sản phẩm cógiá trị sử dụng khác nhau nhưng có chung chủng loại nguyên liệu gốc, hoặcsử dụng tổng hợp các chất có chứa đựng trong một loại nguyên liệu để sảnxuất một số sản phẩm có giá trị sử dụng khác nhau.
Nâng cao chất lượng sản phẩm
Có thể hiểu chất lượng sản phẩm là thước đo biểu thị giá trị sử dụng củasản phẩm Khi nền kinh tế phát triển, thu nhập của người tiêu dùng ngày càngcao thì những yêu cầu về chất lượng sản phẩm hàng hóa dịch vụ cũng gia tăngtương ứng Nâng cao chất lượng sản phẩm có ý nghĩa hết sức quan trọng đốivới việc tăng năng lực cạnh tranh thể hiện trên các giác độ:
- Chất lượng sản phẩm tăng lên sẽ thu hút được khách hàng tăng đựơckhối lượng hàng hoá tiêu thụ, tăng uy tín sản phẩm mở rộng thị trường, từ đó
Trang 36tăng doanh thu, tăng lợi nhuận.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm có nghĩa là nâng cao hiệu quả sảnxuất kinh doanh.
Cạnh tranh bằng giá bán sản phẩm
Giá sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của giá trị sản phẩm mà người bánhay doanh nghiệp dự định có thể nhận được từ người mua thông qua việc traođổi hàng hoá đó trên thị trường Giá cả có một vai trò rất quan trọng, đối vớidoanh nghiệp là khẩu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh hàng hóa,còn đối với người tiêu dùng là một trong những yếu tố quyết định đến hành vimua hàng Giá cả là dấu hiệu tin cậy phản ánh tình hình biến động thị trường.Thông qua giá cả, doanh nghiệp có thể nắm bắt được sự tồn tại, sức chịu đựngcũng như sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường
Trong cạnh tranh, giá cả được sử dụng như một công cụ cạnh tranh hữuhiệu thông qua chính sách định giá bán Khi đưa ra chính sách định giá bán,doanh nghiệp cần phải xem xét các vấn đề như: lượng cầu đối với sản phẩm,chi phí sản xuất và giá thành đơn vị sản phẩm Tuy nhiên, trong nhiều trườnghợp, doanh nghiệp phải chấp nhận giá bán thấp hơn giá thành vì những mụctiêu khác như: để thâm nhập thị trường dễ dàng hơn Điều cuối cùng là phảinhận dạng đúng thị trường nhằm đảm bảo sự phù hợp với nhu cầu và giá bánsản phẩm
Cạnh tranh bằng nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm
Đối với mỗi doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường, sản xuấttốt chưa đủ để khẳng định khả năng tồn tại và phát triển của mình, mà cònphải biết tổ chức mạng lướt bán hàng, đó là tập hợp các kênh đưa sản phẩmhàng hoá từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng sản phẩm ấy Bên cạnh đó, đểthúc đẩy quá trình bán hàng doanh nghiệp có thể tiến hành một loạt các hoạtđộng hỗ trợ như: Tiếp thị, quảng cáo, yểm trợ bán hàng, tổ chức hội nghịkhách hàng, tham gia các tổ chức liên kết kinh tế
Trang 37Ngày nay, nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò vô cùng quantrọng, thậm trí quyết định đến sự còn của doanh nghiệp trên thị trường bởi vìnó tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên các khía cạnh sau:
- Tăng khả năng tiêu thụ hàng hoá thông qua việc thu hút sự quan tâmcủa khách hàng tới sản phẩm của doanh nghiệp.
- Cải thiện vị trí hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường ( thương hiệu,chữ tín của doanh nghiệp)
- Mở rộng quan hệ làm ăn với các đối tác trên thị trường, phối hợp vớicác chủ thể trong việc chi phối thị trường, chống hàng giả.
Cạnh tranh bằng các công cụ khác
Định hướng khách hàng
Định hướng khách hàng là việc doanh nghiệp hoạt động theo phươngchâm “sản xuất ra các sản phẩm, dịch vụ phải trên cơ sở nhu cầu khách hàngvà chất lượng của sản phẩm, dịch vụ là mức độ thỏa mãn nhu cầu khách hàngcủa sản phẩm, dịch vụ đó”
Dịch vụ sau bán hàng
Ngày nay, khách hàng không chỉ chú ý đến giá cả hàng hóa, chất lượngsản phẩm mà ngày càng quan tâm đến dịch vụ hậu mãi khi mua bất kỳ sảnphẩm nào Do đó, bố trí các cơ sở chăm sóc khách hàng ở những nơi thuậntiện với đầy đủ trang thiết bị, đội ngũ nhân viên có tay nghề cao, tận tình phụcvụ là một công cụ tuyệt vời để hỗ trợ tốt cho việc bán hàng.
Phương thức thanh toán
Phương thức thanh toán cũng là một công cụ cạnh tranh được nhiềudoanh nghiệp sử dụng Phương thức thanh toán gọn nhẹ, rườm rà hay nhanhchóng sẽ ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ và do đó ảnh hưởng đến khả năngcạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường
1.2.5.2 Các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Tuỳ vào từng ngành nghề kinh doanh và bối cảnh thị trường mà mỗi doanhnghiệp tự đặt ra cho mình những biện pháp nhất định để nâng cao năng lực cạnh
Trang 38tranh Sau đây là một số biện pháp được các doanh nghiệp hay sử dụng.
Một là đổi mới tổ chức, nâng cao trình độ và năng lực quản lý doanhnghiệp Trình độ tổ chức và quản lý doanh nghiệp là một trong những yếu tố
quyết định tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Trình độ tổ chức thểhiện ở việc bố trí, sắp xếp các bộ phận quản lý, các khâu sản xuất, sử dụngcon người trong từng bộ phận, từng khâu Năng lực của đội ngũ cán bộ quảnlý doanh nghiệp không chỉ thể hiện ở trình độ đào tạo, kiến thức chuyên mônmà còn là kỹ năng lãnh đạo và quản lý, kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức thựchiện, năng lực sử dụng các phương pháp quản lý, năng lực thuyết phục…
Để nâng cao trình độ và năng lực quản lý doanh nghiệp, cần tích cực đàotạo đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp, cung cấp những kiến thức chuyênmôn, kiến thức về quản lý, về pháp luật, tin học, ngoại ngữ…Thường xuyênrèn luyện kỹ năng quản lý từng mặt công việc trong doanh nghịêp Ngoài racần tăng cường đầu tư cho hoạt động đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản lýdoanh nghiệp, lựa chọn nội dung, chương trình phù hợp, hiệu quả.
Hai là nâng cao năng lực marketing của doanh nghiệp Năng lực
marketing được coi là yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinhdoanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Để nâng cao nănglực marketing doanh nghiệp cần phải thực hiện các biện pháp đồng bộ vềnghiên cứu thị trường, sản phẩm, giá cả, phân phối như:
- Nâng cao chất lượng sản phẩm- Có chiến lược giá cả phù hợp
- Nghiên cứu thị trường bằng nhiều kênh, nhiều cách- Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại- Thiết lập hệ thống kênh phân phối phù hợp
- Chú trọng đầu tư xây dựng và quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp
Ba là nâng cao năng lực sáng tạo trong doanh nghiệp Trong nền kinh tế
thị trường hiện đại với xu hướng phát triển kinh tế tri thức như hiện nay, các
Trang 39doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao năng lực sáng tạo, bao gồm từ phátminh, sáng chế đến cải tiến quy trình sản xuất, đổi mới sản phẩm…Ngoài việcmua sắm thiết bị, công nghệ mới, mua bản quyền sản xuất, các doanh nghiệpcần chú ý tạo ra bầu không khí lao động sáng tạo và có những biện phápthưởng thích đáng cho những sáng kiến của nhân viên, người lao động trongdoanh nghiệp
Bốn là sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp Nguồn
lực của doanh nghiệp bao gồm nguồn vốn và tài sản, công nghệ, và nguồnlao động Để sử dụng nguồn vốn có hiệu quả các doanh nghiệp cần chútrọng một số vấn đề như: đánh giá lại vốn và nguồn vốn theo định kì, cơcấu lại nguồn vốn và tài sản, sử dụng hợp lý nguồn vốn và tài sản, nâng caohiệu quả sử dụng vốn bằng cách tăng độ quay vòng vốn hoặc tăng mức sinhlời trên vốn, chủ động và tích cực trong việc huy động vốn.
Hiệu quả sử dụng công nghệ phụ thuộc rất lớn vào tổ chức sản xuất, bốtrí nhân lực, thời gian khai thác Ngoài việc tăng cường khai thác, tổ chứcthành ca kíp sản xuất để khai thác tối đa thiết bị, công nghệ thì cần phải chú ýđến chế độ bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, công nghệ của người lao động Bêncạnh đó phải không ngừng đổi mới công nghệ để cải tiến các thiết bị, máymóc, đồng thời tạo khả năng vươn lên làm chủ thiết bị, công nghệ mới chodoanh nghiệp.
Để sử dụng có hiệu quả lao động trong doanh nghiệp doanh nghiệp cầntạo ra bầu không khí dân chủ và nhiệt huyết với công việc, tăng quyền tự chủ,tự quyết cho người lao động, phát huy tối đa năng lực sáng tạo của mọi ngườilao động ở tất cả các cấp quản lý cho tới người lao động trực tiếp Ngoài radoanh nghiệp cần chú trọng các khâu trong công tác tuyển chọn, bố trí, sửdụng, đào tạo và có chính sách đãi ngộ hợp lý, bảo đảm lợi ích vật chất và
Trang 40tinh thần cho người lao động Đẩy mạnh công tác đào tạo và bồi dưỡngthường xuyên cho người lao động để khai thác có hiệu quả cơ sở tri thức củadoanh nghiệp.
1.3 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp cơ khí Việt Nam
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như ngày nay, nâng cao sứccạnh tranh là yêu cầu khách quan và mang tính chất sống còn đối với cácdoanh nghiệp trong nước nói chung và các doanh nghịêp cơ khí Việt Nam nóiriêng Xét riêng các doanh nghịêp cơ khí Việt Nam, những nhân tố dưới đâycho thấy việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp là hết sứccần thiết.
1.3.1 Đặc điểm của ngành cơ khí và năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp cơ khí
Cơ khí là một ngành công nghiệp nền tảng, có vai trò quan trọng trongviệc phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm độc lập tự chủ về kinh tế, củng cố anninh, quốc phòng, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, vì vậy, cần xâydựng ngành cơ khí đủ sức cạnh tranh vươn lên trong cơ chế thị trường địnhhướng XHCN Theo đánh giá về sự phát triển của CNCK trong nước thờigian qua và nhìn về tương lai, một số nhà kinh tế cho rằng ngành CNCK ViệtNam đã có nhiều khởi sắc và đạt được một số thành tựu lớn Tuy nhiên bêncạnh đó thì CNCK Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề yếu kém.
Sản phẩm của ngành cơ khí nước ta hiện nay chủ yếu là hàng gia công,giá trị kinh tế thấp, công nghệ, thiết bị lạc hậu Chưa hình thành một số ngànhmũi nhọn đủ sức chế tạo dây chuyền thiết bị đồng bộ Phần lớn thiết bị, máymóc, nguyên liệu phải nhập khẩu, công nghiệp phụ trợ yếu kém… Thiếu lựclượng nghiên cứu phát triển, từ lực lượng tư vấn, thiết kế công nghệ và thiết