1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Cty XNK Nam Cường

58 338 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 382 KB

Nội dung

Chương 1 : Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp (*************) 3 I. Khỏi luận về cạnh tranh và vai trũ của cạnh tranh đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (********

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

Trang 2

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

Chương 1 : Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 3

I Khái luận về cạnh tranh và vai trò của cạnh tranh đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 3

1 Khái niệm về cạnh tranh: 3

2 Các hình thái cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường 5

2.1 Thị trường cạnh tranh 5

2.1.1 Hình thái thị trường cạnh tranh hoàn hảo 5

2.1.2.Hình thái thị trường cạnh tranh không hoàn hảo 5

2.2.Cạnh tranh của doanh nghiệp 7

2.2.1.Cạnh tranh trong việc lựa chọn các yếu tố đầu vào 7

2.2.2.Cạnh tranh trong quá trình sản xuất 8

2.2.3.Cạnh tranh trong quá trình tiêu thụ hàng hóa dịch vụ 9

3 Vai trò của cạnh tranh đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 9

II Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 11

1 Khái niệm về sức cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và các cấp độ của năng lực cạnh tranh 11

1.1 Năng lực cạnh tranh cấp độ quốc gia 12

1.2 Năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa 13

1.3 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 13

2 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 14

2.1 Nhân tố giá cả hàng hóa, dịch vụ 14

2.2 Sản phẩm và cơ cấu sản phẩm 14

2.3 Chất lượng hàng hóa dịch vụ 15

2.4 Tổ chức hoạt động tiêu thụ hàng hóa dịch vụ 16

2.5 Nhân tố thời gian 16

2.6 Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp 17

2.7 Uy tín doanh nghiệp 17

3 Ý nghĩa của việc nâng cao năng lực cạnh tranh 18

III.Sự cần thiết của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Nam Cường 19

1 Những cơ hội và thách thức 19

1.1.Cơ hội: 19

1.1.1 Thị trường thế giới 19

Trang 3

1.1.2 Thị trường trong nước 19

1.2.Thách thức 20

2.Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh 22

2.1.Đối với ngành hàng điezel nói chung 22

2.2.Đối với công ty XNK Nam Cường nói riêng 22

Chương 2:Cơ sở thực tiễn về thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty,phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty XNK Nam Cường 23

I.Giới thiệu về công ty và khái quát về thị trường 23

2.1.1.Nhu cầu sử dụng các loại hình sản phẩm của công ty 26

2.1.2.Tình hình sản xuất trong nước 26

2.2 Miền Trung và Miền Nam 26

2.3 Nguồn nguyên liệu 27

3.Mục tiêu và triết lý kinh doanh của công ty 28

3.1.Mục tiêu của công ty 28

3.2.Triết lý kinh doanh 29

5.Mạng lưới phân phối 31

II.Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty 32

1.Phân tích một số chỉ tiêu ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty 32

Trang 4

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của

công ty Nam Cường 40

I.Mục tiêu,định hướng của công ty cho đến năm 2020 40

1.Định hướng phát triển của ngành 40

1.1.Quan điểm phát triển 40

1.2.Mục tiêu của quy hoạch 40

2.Đinh hướng phát triển của công ty 40

2.1.Kế hoạch sản xuất, kinh doanh 40

2.1.1 Phướng án kinh doanh 40

2.1.3 Kế hoạch đầu tư phát triển 41

2.2 Các biện pháp thực hiện kế hoạch 41

2.2.1 Chiến lược sản phẩm và thị trường 41

2.2.2 Chiến lược Marketting 41

2.2.3 Chính sách quản lý chất lượng 42

2.2.4.Chính sách đối với các yếu tố đầu vào 43

2.2.5 Chính sách đối với người lao động 43

II.Một số biện pháp đề xuất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công tyXNK Nam Cường 44

1.Về phía Nhà Nước:Thực hiện chính sách khuyến khích phát triển ngành hàng 44

1.1.Về thị trường 44

1.2.Về đầu tư 44

1.3.Về nghiên cứu khoa học,chuyển giao công nghệ 45

1.4.Phát triển nguồn nhân lực: 45

1.5.Huy động vốn 45

2.Về phía doanh nghiệp: 45

2.1.Xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp 45

2.2.Phát huy nhân tố con người 47

2.3.Đầu tư hợp lý cho công nghệ 49

2.4.Giải pháp xây dựng thương hiệu và văn hóa kinh doanh 50

Kết Luận 51

Tài liệu tham khảo 52

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài.

Hiện nay, sự cạnh tranh trên thị trường của các thành phần kinh tế ngàycàng gay gắt khốc liệt, nhất là khi Việt Nam đã là thành viên của tổ chứcthương mại thế giới WTO thì vấn đề cạnh tranh lại là vấn đề được quan tâmhơn cả.

Công ty Nam Cường là 1 trong doanh nghiệp điển hình cho nhữngdoanh nghiệp kinh doanh mặt hàng động cơ điezel thành công trên thị trườngViệt Nam Doanh thu và số lượng nhân viên của công ty không ngừng tăng

lên theo các năm

Tuy nhiên, trên thị trường đang ngày càng xuất hiện nhiều những doanhnghiệp cạnh tranh vớI doanh nghiệp Nam Cường.Do đó việc nghiên cứu cácgiải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh là vô cùng cần thiết.

2.Mục đích nghiên cứu.

Chuyên đề này không chỉ làm sáng tỏ các lý luận về cạnh tranh, năng lựccạnh tranh mà đi kèm là những phân tích đánh giá, đưa ra đề xuất các giảipháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình nghiên cứu các hoạt độngkinh doanh của công ty Nam Cường.

3.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp Nam Cường.

Chuyên đề này được làm theo nhiều phương pháp : Phân tích tổng hợp,phương pháp diễn giải quy nạp, phương pháp đối chiếu so sánh, phương pháplozic.

Trang 6

4.Bố cục của chuyên đề

Bao gồm 3 chương:

Chương 1:Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của

doanh nghiệp

Chương 2:Cơ sở thực tiễn về thực trạng năng lực cạnh tranh của công

ty,phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty XNK Nam Cường.

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của

công ty Nam Cường.

Trang 7

1 Khái niệm về cạnh tranh:

Doanh nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế thị trường nên chịu sự chiphối hoạt động của các quy luật giá trị, quy luật cung cầu và quy luật cạnhtranh Trong nền kinh tế thị trường mọi cá nhân được tự do kinh doanh, đâychính là nguồn gốc dẫn tới cạnh tranh Cạnh tranh trên thị trường rất đa dạngvà phức tạp giữa các chủ thể có lợi ích đối lập nhau chẳng hạn như cạnh tranhgiữa những người mua, giữa những người bán, giữa những người bán vớingười mua, giữa các nhà sản xuất, giữa các doanh nghiệp nội địa với doanhnghiệp nước ngoài….Cạnh tranh phát triển cùng với sự phát triển của nền sảnxuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa.

Xét dưới giác độ các quốc gia thì cạnh tranh có thể được miêu tả là quá trìnhđương đầu của các quốc gia này với quốc gia khác

Xét dưới giác độ ngành kinh tế - kỹ thuật, từ trước đến nay, cạnh tranh đượcchia thành 2 loại là cạnh tranh giữa các ngành và cạnh tranh nội bộ ngành.Cạnh tranh giữa các ngành là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trongmọi lĩnh vực khác nhau nhằm thu được lợi nhuận lớn và có tỳ suất lợi nhuậncao hơn so với số vốn đã bỏ ra, cùng với đó là việc đầu tư vốn vào ngành cólợi nhất cho sự phát triển Sự cạnh tranh giữa các ngành dẫn đến việc cácdoanh nghiệp luôn tìm kiếm những ngành đầu tư có lợi nhất nên đã chuyểnvốn đầu tư sang ngành có lợi nhuận cao hơn Điều này, vô hình chung đã hìnhthành nên sự phân phối vốn hợp lý giữa các ngành khác nhau và giúp cho các

Trang 8

doanh nghiệp ở các ngành khác nhau có số vốn bằng nhau thì thu được lợinhuận ngang nhau.

Cạnh tranh trong nội bộ ngành là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sảnxuất và tiêu thụ một loại sản phẩm hàng hóa-dịch vụ nào đó Cạnh tranh trongnội bộ ngành dẫn đến sự hình thành nên giá cả thị trường trên cơ sở giá trị xãhội của loại hàng hóa dịch vụ đó Những doanh nghiệp có lợi thế trong cạnhtranh sẽ mở rộng quy mô hoạt động của mình trên thị trường, ngược lại nhữngdoanh nghiệp kém lợi thế trong cạnh tranh sẽ phải thu hẹp phạm vi kinhdoanh, thậm chí còn có thể bị giải thể, phá sản.

Đề cập tới cạnh tranh trong điều kiện nền kinh tế TBCN, K Mark đãđưa ra khái niệm: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa cácnhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêuthụ hàng hóa nhằm thu lợi nhuận siêu ngạch” Như vậy, khi nghiên cứu cạnhtranh trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, Mark đã coi cạnh tranh là cuộcgiành giật các lợi thế để thu được lợi nhuận siêu ngạch Tuy nhiên, cũng trongnền kinh tế TBCN, cuốn sách “Từ điển kinh doanh” (xuất bản năm 1992,Anh) lại đưa ra khái niệm: “Cạnh tranh là sự ganh đua, kình địch giữa các nhàkinh doanh nhằm tranh giành tài nguyên sản xuất cùng một loại về phíamình” để đề cập tới sự cạnh tranh ở thị trường các yếu tố đầu vào của cácdoanh nghiệp.

Nói tóm lại, cạnh tranh là sự ganh đua giữa các ngành kinh tế, giữa cácquốc gia trong việc giành giật các lợi thế để thực hiện các mục tiêu khác nhautrong từng giai đoạn cạnh tranh nhất định Cạnh tranh là quy luật của nền kinhtế thị trường, là động lực thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hóa phát triển Vìvậy, các doanh nghiệp cần phải nhận thức đúng đắn về cạnh tranh để từ đóluôn phát huy nội lực, tận dụng ngoại lực, nâng cao chất lượng phục vụ khách

Trang 9

hàng Mặt khác tránh cạnh tranh bất hợp pháp làm tổn hại lợi ích của cộngđồng cũng như làm suy yếu chính mình.

2 Các hình thái cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.2.1 Thị trường cạnh tranh.

2.1.1 Hình thái thị trường cạnh tranh hoàn hảo.

Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường mà ở đó có rất nhiềungười bán mà không có người nào có ưu thế cung ứng một số lượng sản phẩmlớn ảnh hưởng đến giá cả Tất cả các đơn vị hàng hóa trên thị trường được coilà giống nhau, ít có sự khác biệt về mẫu mã, hình thức, chất lượng Tất cảngười mua và người bán đều có hiểu biết đầy đủ về các thông tin liên quanđến việc trao đổi, vì vậy việc tham gia và rút khỏi thị trường của họ rất dễdàng Họ không có khả năng nâng giá Do đó, các doanh nghiệp tham gia hoạtđộng kinh doanh trên thị trường này chủ yếu tìm biện pháp giảm chi phí tớimức thấp nhất.

Thị trường cạnh tranh hoàn hảo có tác dụng thúc đẩy các doanh nghiệpcải tiến công nghệ, thay đổi sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu của người tiêudùng, làm cho người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn những sản phẩm vừa ý vớimức giá thấp nhất Nhìn chung, xã hội thu được lợi ích do tài nguyên đượcphân phối theo hướng có lợi nhất, làm cho doanh nghiệp phải chuyển sangkinh doanh mặt hàng phù hợp với yêu cầu xã hội Tuy nhiên, đây là hình tháicạnh tranh hầu như không tồn tại hoặc rất khó thấy trong thực tế.

2.1.2.Hình thái thị trường cạnh tranh không hoàn hảo.

Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo gắn liền với khả năng chi phốihay kiểm soát giá của những người bán hay người mua riêng biệt Xét từ phíangười bán, trên một thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, doanh nghiệpkhông phải là người chấp nhận giá mà là người định giá, có khả năng chi phốigiá, ở những mức độ khác nhau Tùy theo số lượng doanh nghiệp người ta

Trang 10

chia thị trường cạnh tranh không hoàn hảo thành các dạng: thị trường độcquyền thuần túy, thị trường độc quyền nhóm và thị trường cạnh tranh có tínhchất độc quyền.

Thị trường độc quyền thuần túy, xét từ góc độ người bán, trên thịtrường chỉ có một doanh nghiệp duy nhất hoạt động và cung ứng một loạihàng hóa duy nhất, không có hàng hóa thay thế Trên thị trường độc quyềnthuần túy, doanh nghiệp nói chung không bị nguy cơ gia nhập ngành từ phíacác đối thủ có tiềm năng đe dọa.

Thị trường độc quyền nhóm, xét từ phía người bán, là dạng thị trườngmà trên đó chỉ có một nhóm nhỏ doanh nghiệp cùng hoạt động Tuy khôngphải là một doanh nghiệp duy nhất độc chiếm thị trường, doanh nghiệp độcquyền nhóm thường có quy mô tương đối lớn so với quy mô chung của thịtrường Điều này cho phép nó có một quyền lực thị trường hay một khả năngchi phối giá đáng kể Sản phẩm của các doanh nghiệp trên thị trường độcquyền nhóm có thể giống hệt nhau hoặc gần như giống hệt nhau, song cũngcó thể khác biệt Tính đồng nhất hay khác biệt của sản phẩm không phải lànhững tính chất đặc thù của thị trường này Đặc trưng cơ bản của độc quyềnnhóm là sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các doanh nghiệp mỗi khi ra quyết địnhvề sản lượng, giá cả hay các quyết định kinh doanh có liên quan khác.

Thị trường cạnh tranh có tính chất độc quyền là một cấu trúc thị trườngvừa có tính chất của một thị trường cạnh tranh, vừa có tính chất của một thịtrường độc quyền Nó có những đặc điểm sau: Thứ nhất, trên thị trường cónhiều doanh nghiệp cùng hoạt động Vì thế, giống như thị trường cạnh tranhhoàn hảo, quy mô của mỗi doanh nghiệp đều tương đối nhỏ so với quy môchung của thị trường Thứ hai, mỗi doanh nghiệp đều sản xuất ra một loại sảnphẩm khác biệt so với sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp khác Xéttheo nghĩa nào đó, một doanh nghiệp là nhà sản xuất độc quyền về loại sản

Trang 11

phẩm của mình Tuy nhiên, các sản phẩm của các doanh nghiệp khác tươngđối dễ dàng thay thế sản phẩm này Thứ ba, các doanh nghiệp có khả năng tựdo gia nhập cũng như rút lui khỏi ngành Những rào cản pháp lý cũng nhưkinh tế đối với sự gia nhập ngành là không tồn tại Trên thực tế, các thị trườngnhư dịch vụ bán lẻ, dịch vụ ăn uống, sách, nhà nghỉ…có thể xếp vào dạng thịtrường này Đặc điểm nổi bật của thị trường cạnh tranh có tính chất độc quyềnlà tính khác biệt của sản phẩm Dù đây không phải là đặc điểm duy nhất chỉcó ở dạng thị trường này, nhưng chính nó là điều phân biệt thì trường này vớithị trường cạnh tranh hoàn hảo Do cung cấp một loại sản phẩm có tính khácbiệt so với sản phẩm của đối thủ, doanh nghiệp ít nhiều vẫn có quyền lực thịtrường, có khả năng chi phối giá.

2.2.Cạnh tranh của doanh nghiệp

Trong cùng một thị trường, các doanh nghiệp cùng cạnh tranh với nhautrong việc lựa chọn các yếu tố đầu vào, cạnh tranh trong quá trình sản xuất vàtiêu thụ sản phẩm.

2.2.1.Cạnh tranh trong việc lựa chọn các yếu tố đầu vào

Cạnh tranh trong việc lựa chọn các yếu tố đầu vào thực chất là việc cácdoanh nghiệp tìm kiếm cho mình một nguồn cung ứng tốt nhất, đầy đủ,thường xuyên nhất và chi phí cho các yếu tố đầu vào nhỏ nhất Trong cơ chếthị trường, nhiều nhà cung ứng và nhiều doanh nghiệp cùng có nhu cầu vềmột số yếu tố đầu vào nhất định sẽ song song tồn tại một lúc Mỗi nhà cungứng có một mức giá cho các yếu tố đầu vào khác nhau, do đó, các doanhnghiệp sẽ chọn cho mình một nhà cung ứng có mức giá thấp cũng như có dịchvụ cung ứng tốt Tuy nhiên, để tránh tình trạng có nhà cung ứng độc quyềncác doanh nghiệp nên chọn cho mình một số nhà cung ứng trong đó có mộtnhà cung ứng chính Điều này vô hình chung sẽ dẫn tới một số nhà cung ứng

Trang 12

có giá cao sẽ bị loại bỏ Ngược lại, các nhà cung ứng lại muốn lựa chọn kháchmua các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất với mức giá cao.

2.2.2.Cạnh tranh trong quá trình sản xuất

Cạnh tranh trong quá trình sản xuất chính là quá trình ganh đua giữacác doanh nghiệp trong việc tìm các câu trả lời tối ưu nhất cho các câu hỏisau: sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Và sản xuất như thế nào? Bởi vì có trảlời tốt được các câu hỏi này thì các doanh nghiệp mới có cơ hội tồn tại và pháttriển được.

Sản xuất cái gì? Thực ra, doanh nghiệp cần phải suy tính xem sản xuấtmặt hàng nào thì sẽ thu được lợi nhuận tối ưu nhất Trước hết, các doanhnghiệp cần tìm hiểu thị trường, nắm bắt nhu cầu khách hàng, để từ đó tậptrung sản xuất những mặt hàng phù hợp Doanh nghiệp nào tìm ra được nhucầu đầu tiên và nhanh chóng đáp ứng nhu cầu đó thì sẽ giành chiến thắng.Tuy nhiên, hiện nay, quan điểm về cạnh tranh không dừng ở mức độ này màcạnh tranh còn là việc các doanh nghiệp cùng nhau kích thích tạo ra nhu cầumới trên thị trường để từ đó khai thác các nhu cầu này.

Sản xuất cho ai? Đây chính là câu hỏi khiến các doanh nghiệp đi tìmcho mình các khách hàng mục tiêu, để từ đó có các chiến lược định vị sảnphẩm Điều này cũng là một trong các nhân tố ảnh hưởng đến sự cạnh tranhcủa các doanh nghiệp.

Sản xuất như thế nào? Việc trả lời các câu hỏi này sẽ giúp doanhnghiệp tìm ra phương thức sản xuất tốt nhất với chi phí tốt nhất để từ đó hạgiá thành và nâng cao lợi thé cạnh tranh Do đó, trong quá trình sản xuất, cácdoanh nghiệp đã không ngừng áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến để sản xuấtra sản phẩm có giá trị cao và giá thành hạ.

Tóm lại, cạnh tranh trong quá trình sản xuất là sự ganh đua trong sảnxuất nhằm tạo ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường, đẩy nhanh doanh

Trang 13

số bán hàng cũng như việc áp dụng các phương thức sản xuất nhằm giảmthiểu chi phí để mong muốn có được lợi nhuận cao của các doanh nghiệp.Doanh nghiệp nào thực sự làm được điều này doanh nghiệp đó sẽ giành chiếnthắng trong cạnh tranh.

2.2.3.Cạnh tranh trong quá trình tiêu thụ hàng hóa dịch vụ

Có thể nói, đây là lĩnh vực cạnh tranh gay gắt nhất, nó quyết định tínhsống còn của mỗi doanh nghiệp Trọng tâm của cuộc cạnh tranh này là sựgiành giật thị trường và khách hàng của mỗi doanh nghiệp Qua đó, doanhnghiệp sẽ có điều kiện đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ, thực hiện mục tiêu cuốicùng là tối đa lợi nhuận Để làm được điều này, các doanh nghiệp phải tìmmọi cách nhằm thu hút khách hàng về phía mình, tìm được chỗ đứng ổn địnhvà lâu dài trên thị trường bằng việc thực hiện các chiến lược và các giải phápkhác nhau Trong cuộc cạnh tranh này, doanh nghiệp nào tìm được cho mìnhmột lượng khách hàng lớn, hàng hóa dịch vụ tiêu thụ nhiều sẽ là doanh nghiệpchiến thắng và ngược lại.

3 Vai trò của cạnh tranh đối với hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp.

Cạnh tranh là một trong ba quy luật chi phối cơ chế thị trường Nguồngốc của cạnh tranh là sự tự phát triển trong kinh doanh về quy mô hoạt động,thành phần tham gia cũng như các sản phẩm tạo thành Cạnh tranh giữa cácdoanh nghiệp trong cơ chế thị trường có thể ví như cuộc chạy đua không cóđích, bất kỳ doanh nghiệp nào mà xác định cho mình một cái đích trong cuộcchạy đau này thì sẽ tạo thành nhịp cầu cho các doanh nghiệp khác chạy qua.Tuy nhiên, cạnh tranh lại là cuộc chạy đua trên hai trận tuyến Đó là cạnhtranh giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp và cạnh tranh giữa doanh nghiệpvới người tiêu dùng Chính vì lý do này mà cạnh tranh giúp cho giá cả củahàng hóa dịch vụ có xu hướng giảm xuống, trong khi đó, chất lượng hàng

Trang 14

hóa, dịch vụ ngày càng được nâng cao phù hợp với mong muốn người tiêudùng.

Đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, nhờ có cạnhtranh mà các doanh nghiệp này đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu vươn lêntrong mọi lĩnh vực, từ việc giảm thiểu chi phí cho đến thực hiện các mục tiêuchung Chính điều này đã là động lực giúp các doanh nghiệp vươn lên trongquá trình tồn tại Hơn nữa, cạnh tranh còn là công cụ giúp các doanh nghiệpthực hiện các mục tiêu kinh doanh và cũng nhờ có cạnh tranh sẽ tạo chodoanh nghiệp những thách thức và cơ hội trong kinh doanh, để từ đó, giúp cácdoanh nghiệp khai thác mọi cơ hội và tránh được rủi ro.

Ngoài ra, khi nền kinh tế thị trường xuất hiện cơ chế tự điều tiết vĩ mô,có sự dịch chuyển cơ cấu ngành nghề kinh doanh của các doanh nghiệp chophù hợp với điều kiện thực tế thì cạnh tranh sẽ loại bỏ các doanh nghiệp cóchi phí cao, không đáp ứng được nhu cầu xã hội Đồng thời, đây cũng là cơhội để các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả tiếp tục phát triển đóng góp chosự phát triển chung của nền kinh tế Từ đó, cạnh tranh sẽ tạo nên sự ràng buộcgiữa các doanh nghiệp tạo ra một sức mạnh tổng thể cho sự phát triển quaviệc phối hợp hài hòa các chức năng, nhiệm vụ giữa các doanh nghiệp khácnhau trong các ngành kinh tế.

Nói tóm lại, một khi có nền kinh tế thị trường thì tất yếu sẽ tồn tại quyluật cạnh tranh, đó là quy luật góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tếxã hội Tuy nhiên cạnh tranh là hai mặt của một vấn đề Một mặt, cạnh tranhlà động lực phát triển với mỗi doanh nghiệp Mặt khác, cạnh tranh lại mangnhững đe dọa, nguy cơ tiềm tàng sẵn sàng loại bỏ những thành phần tham gianền kinh tế thị trường nếu như không kịp thời thích ứng với nó Hơn nữa,cạnh tranh không phải là sự hủy diệt mà là sự thay thế, thay thế những doanh

Trang 15

nghiệp khác kinh doanh có hiệu quả hơn, đáp ứng được nhu cầu xã hội, thúcđẩy nền kinh tế mỗi quốc gia phát triển.

Nhận thức được vấn đề này, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứngtrong thời kỳ đầu của nền kinh tế thị trường phải không ngừng tích lũy nhữngkiến thức, sẵn sàng có những ứng xử cần thiết và thích hợp trước những hoàncảnh khác nhau do cạnh tranh mang lại cho doanh nghiệp, cho nền kinh tế vàđất nước.

II Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

1 Khái niệm về sức cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và các cấp độcủa năng lực cạnh tranh

Sức cạnh tranh là khái niệm được dùng cho phạm vi doanh nghiệptrong lý thuyết tổ chức các doanh nghiệp Một doanh nghiệp được coi là cósức cạnh tranh (hay năng lực cạnh tranh) và được đánh giá là có thể đứngvững cùng các nhà sản xuất khác, khi các sản phẩm thay thế hoặc các sảnphẩm tương tự được đưa ra với mức giá thấp hơn các sản phẩm cùng loại,hoặc cung cấp các sản phẩm tương tự được đưa ra với mức giá thấp hơn cácsản phẩm cùng loại Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chứcHợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã lựa chọn một định nghĩa cố gắng kếthợp cho cả doanh nghiệp, ngành và quốc gia như sau: “Sức cạnh tranh là khảnăng của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia, khu vực trong việc tạo ra việclàm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”

Năng lực cạnh tranh là khả năng giành được thị phần lớn trước các đốithủ cạnh tranh trên thị trường Theo định nghĩa này, có thể đồng nhất bốnthuật ngữ hiện đang được sử dụng: năng lực cạnh tranh, sức cạnh tranh, khảnăng cạnh tranh và tính cạnh tranh đều có nội dung tương tự nhau.

Năng lực cạnh tranh được chia làm bốn cấp độ: năng lực cạnh tranh cấpđộ quốc gia, năng lực cạnh tranh cấp độ ngành, năng lực cạnh tranh của

Trang 16

doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa Năng lực cạnhtranh của doanh nghiệp bị hạn chế khi năng lực cạnh tranh cấp quốc gia vàcủa sản phẩm doanh nghiệp đó đều thấp Mặt khác, năng lực cạnh tranh quốcgia thể hiện qua môi trường kinh doanh, cạnh tranh quốc tế và trong nước.Năng lực cạnh tranh cấp ngành có mối quan hệ và chịu ảnh hưởng của nănglực cạnh tranh quốc gia và của sản phẩm tương tự như năng lực cạnh tranhcủa doanh nghiệp nên không đề cập đến.

1.1 Năng lực cạnh tranh cấp độ quốc gia

Trong một báo cáo về tính cạnh tranh tổng thể của Diễn đàn kinh tế thếgiới (WEF) năm 1997 đã nêu ra: “năng lực cạnh tranh của một quốc gia lànăng lực của nền kinh tế quốc dân nhằm đạt được và duy trì mức tăng trưởngcao trên cơ sở các chính sách, thể chế bền vững tương đối và các đặc trưngkinh tế khác” Như vậy, năng lực cạnh tranh cấp quốc gia có thể được hiểu làviệc xây dựng một môi trường cạnh tranh kinh tế chung, đảm bảo phân bố cóhiệu quả các nguồn lực, để đạt và duy trì mức tăng trưởng cao, bền vững Môitrường cạnh tranh kinh tế chung có ý nghĩa rất lơn với việc thúc đẩy quá trìnhđầu tư, tự điều chỉnh, lựa chọn của các nhà kinh doanh, các doanh nghiệp theocác tín hiệu thị trường được thông tin đầy đủ Mặt khác, môi trường cạnhtranh thuận lợi sẽ tạo khả năng cho chính phủ hoạch định chính sách pháttriển, cải thiện đầu tư, tăng cường hợp tác quốc tế, và hội nhập ngày càng cóhiệu quả, sẽ ảnh hưởng quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.Ngoài những yếu tố về tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý kinh tế…còn cótám yếu tố chủ yếu tác động đến năng lực cạnh tranh quốc gia: Độ mở cửakinh tế, vai trò của chính phủ-vai trò và mức độ can thiệp của Nhà nước vàohoạt động cạnh tranh, tài chính ngân hàng, công nghệ-mức độ đầu tư chonghiên cứu triển khai (R&D), trình độ công nghệ và tích lũy kiến thức côngnghệ, cơ sở hạ tầng, hệ thống quản lý, chất lượng quản lý nói chung, lao

Trang 17

động-số lượng và chất lượng lao động, hiệu lực và tính linh hoạt của thịtrường lao động, thể chế, hiệu lực của pháp luật và thể chế xã hội đặt nềnmóng cho nền kinh tế hiện đại mang tính cạnh tranh, bao gồm quy định củaluật pháp và quyền sở hữu.

1.2 Năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa

Một sản phẩm hàng hóa được coi là có năng lực cạnh tranh khi nó đápứng được nhu cầu của khách hàng về chất lượng, giá cả, tính năng, kiểu dáng,tính độc đáo hay sự khác biệt, thương hiệu, bao bì…hơn hẳn so với những sảnphẩm hàng hóa cùng loại Tuy nhiên năng lực cạnh tranh của sản phẩm hànghóa lại được định đoạt bởi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Ở đây cũng cần phân biệt năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóavà năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là hai phạm trù khác nhau nhưng cóquan hệ hữu cơ với nhau Năng lực cạnh tranh của hàng hóa có được do nănglực cạnh tranh của chủ thể tạo ra, nhưng năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp không chỉ do năng lực cạnh tranh của hàng hóa mà có, mà còn phụthuộc vào nhiều yếu tố khác Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của sản phẩmhàng hóa có ảnh hưởng lớn và thể hiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

1.3 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp là khả năng, năng lực màdoanh nghiệp nhờ vào đó có thể tự duy trì vị trí của mình trên thị trường cạnhtranh cũng như đảm bảo thực hiện một mức lợi nhuận ít nhất là bằng tỷ lệ choviệc thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp.

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện ở bốn yếu tố chính: giácả, chất lượng sản phẩm, các dịch vụ kèm theo và yếu tố thời gian Trong cơchế thị trường, các doanh nghiệp luôn phải tìm ra các phương án tối ưu đểgiảm chi phí, hạ thấp giá thành, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để

Trang 18

nâng cao chất lượng sản phẩm, tổ chức tốt mạng lưới bán hàng và biết chọnthời điểm bán hàng hợp lý nhằm thu hút khách hàng và mở rộng thị trường.

2 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp

2.1 Nhân tố giá cả hàng hóa, dịch vụ

Giá cả của một sản phẩm trên thị trường được hình thành thông quaquan hệ cung cầu Người bán và người mua thỏa thuận với nhau để tiến hànhmức giá cuối cùng để đảm bảo về lợi ích của cả hai bên Giá cả được thể hiệnnhư một thứ vũ khí để giành chiến thắng trong cạnh tranh thông qua việc địnhgiá: Định giá thấp, định giá ngang bằng, hoặc định giá cao.

Với mức giá ngang bằng mức giá thị trường doanh nghiệp có thể giữvững được khách hàng, nếu doanh nghiệp tìm ra được những biện pháp nhằmlàm giảm giá thành Ngược lại, với mức giá thấp hơn mức giá thị trường thì sẽthu hút nhiều khách hàng, làm tăng sản lượng tiêu thu, doanh nghiệp có cơhội thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường, tuy nhiên lợi nhuận có nguy cơ thâmhụt Mức giá mà doanh nghiệp áp dụng cao hơn mức giá thị trường nói chunglà không có lợi, nó chỉ sử dụng với các doanh nghiệp có tính độc quyền hoặcvới các loại hàng hóa đặc biệt Khi đó, doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuậnsiêu ngạch.

2.2 Sản phẩm và cơ cấu sản phẩm

Sản phẩm có thể vô hình hoặc hữu hình, là thứ mà mọi doanh nghiệpđều hướng đến, quyết định thành công của doanh nghiệp Tuy nhiên vấn đềđặt ra cho các doanh nghiệp là phải làm ra và cung cấp sản phẩm phù hợp vớithị hiếu người tiêu dùng, được thị trường chấp nhận, có khả năng tiêu thụmạnh giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranhcủa doanh nghiệp.

Trang 19

Một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh tốt là phần lớn những doanhnghiệp đã thực hiện đa dạng hóa sản phẩm Sản phẩm của doanh nghiệp luônđược hoàn thiện không ngừng để có thể theo kịp thị trường bằng cách cải tiếncác thông số chất lượng, mẫu mã, bao bì, đồng thời tiếp tục duy trì các loạisản phẩm hiện đang là thế mạnh của doanh nghiệp Ngoài ra, các doanhnghiệp cũng luôn nghiên cứu các sản phẩm mới nhằm phát triển và mở rộngthị trường tiêu thụ hàng hóa Việc thực hiện đa dạng hóa sản phẩm của cácdoanh nghiệp không chỉ để đáp ứng nhu cầu thị trường, thu nhiều lợi nhuậnmà còn có thể phân tán được rủi ro trong kinh doanh.

Tuy nhiên, đi đôi với việc đa dạng hóa sản phẩm, để đảm bảo đứngvững trên thị trường, doanh nghiệp phải thực hiện chiến lược trọng tâm hóavào một loại sản phẩm có tính chiến lược nhằm cung cấp cho một tập hợpkhách hàng mục tiêu hoặc thị trường mục tiêu.

2.3 Chất lượng hàng hóa dịch vụ

Nếu trước kia giá cả sản phẩm là yếu tố khá quan trọng thì ngày nay nóphải nhường chỗ cho chỉ tiêu chất lượng sản phẩm Trên thực tế cạnh tranhbằng giá cả là một trong những giải pháp mang tính hạ sách, nó làm giảm lợinhuận thu về Ngược lại, với một sản phẩm có chất lượng vượt trội với mứcgiá ngang bằng hoặc nhiều hơn thì khả năng sẽ thu hút khách hàng, tạo thêmnăng lực cạnh tranh mới.

Chất lượng sản phẩm là hệ thống nội tại của sản phẩm được xác địnhbằng các thông số có thể đo được hoặc so sánh được thỏa mãn những tiêuchuẩn kỹ thuật hay những yêu cầu quyết định của người tiêu dùng Chấtlượng sản phẩm được hình thành từ khâu thiết kế tới tổ chức sản xuất và ngaycả khi tiêu thụ hàng hóa và chịu tác động của nhiều yếu tố: công nghệ, dâytruyền sản xuất, nguyên vật liệu, trình độ tay nghề lao động, trình độ quảnlý…

Trang 20

Chất lượng sản phẩm là vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp, đặc biệttrong nền sản xuất Việt Nam còn trong tình trạng đang phát triển, phải đươngđầu với nhiều đối thủ cạnh tranh nước ngoài có ưu thế hơn hẳn trong việc tạora hay cung cấp sản phẩm có chất lượng cao Hiện nay, khi nền kinh tế ngàycàng phát triển, một quan niệm mới về chất lượng sản phẩm đã được xuấthiện, chất lượng sản phẩm là chất lượng được chi phối và quyết định bởikhách hàng, chứ không phải nhà sản xuất hay người cung ứng.

2.4 Tổ chức hoạt động tiêu thụ hàng hóa dịch vụ

Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh,đây cũng là giai đoạn bù đắp chi phí và thu lợi nhuận Việc đầu tiên của quátrình tiêu thụ sản phẩm là phải lựa chọn các kênh phân phối hợp lý, có hiệuquả nhằm mục đích đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của khách hàng, nhanhchóng giải phóng nguồn hàng, bù đắp chi phí sản xuất, thu hồi vốn Xây dựngmột mạng lưới tiêu thụ sản phẩm tốt cũng có nghĩa là xây dựng một nềnmóng vững chắc cho việc củng cố và phát triển nâng cao năng lực cạnh tranhcủa mỗi doanh nghiệp Bên cạnh việc tổ chức một mạng lưới bán hàng, doanhnghiệp đồng thời cũng cần mở rộng và đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ bánhàng như quảng cáo, khuyến mại và các dịch vụ sau bán Đây là một trongnhững chiến lược cạnh tranh phi giá cả gây ra sự chú ý và thu hút khách hàngmột cách có hiệu quả.

2.5 Nhân tố thời gian

Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ trong giai đoạn hiệnnay làm cho chu kỳ sống của sản phẩm nói chung có chiều hướng rút ngắn lại.Đối với các doanh nghiệp yếu tố quyết định thành công trong kinh doanhngày nay là thời gian và tốc độ Những thay đổi nhanh chóng của khoa học kỹthuật đã giúp cho những doanh nghiệp biết nắm bắt thời cơ kịp thời sẽ vượtlên trên và là những doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh tốt.

Trang 21

Hiện nay ở nhiều nước phát triển, cạnh tranh mang tính chất quantrọng, là mục tiêu của nhiều doanh nghiệp đang hướng tới Do vậy, khi xâydựng một chiến lược kinh doanh, các doanh nghiệp thường đề cập đến vấn đề“tốc độ thị trường”, “cạnh tranh dựa trên thời gian” và chú trọng tới vấn đề vềchu kỳ sản phẩm, thời gian nắm bắt, thỏa mãn nhu cầu thị trường, thời gianđầu tư, thời gian thu hồi vốn, tốc độ công việc giao dịch, giao hàng cũng nhưtốc độ của công tác nghiên cứu và triển khai sản phẩm mới.

2.6 Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp hay còn gọi là những giảipháp mang tính dài hạn với mỗi doanh nghiệp Chiến lược kinh doanh là điềukhông thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó chỉ raphương hướng cho mỗi hoạt động Chiến lược kinh doanh thường được xâydựng trên cơ sở các mục tiêu kinh doanh, khả năng chủ quan của doanhnghiệp, sự tác động của môi trường kinh doanh Đối với công tác nâng caonăng lực cạnh tranh thì chiến lược cạnh tranh là một phần trong chiến lượckinh doanh nói chung, sẽ giúp cho doanh nghiệp chiến thắng các đối thủ cạnhtranh hiện tại để vươn lên giành thị phần, chiếm lĩnh khách hàng, mang lại lợinhuận cao hơn…

2.7 Uy tín doanh nghiệp

Uy tín doanh nghiệp là tài sản vô hình mà không phải bất cứ doanhnghiệp nào cũng có được, là chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp Uy tín doanh nghiệp phải xây dựng và củng cố trên cơ sở mang lạinhiều lợi ích cho xã hội và cho người tiêu dùng Uy tín doanh nghiệp là cơ sởđể doanh nghiệp có thể vươn lên dễ dàng trong cạnh tranh với các doanhnghiệp khác, tạo dựng cho doanh nghiệp nền móng vững chắc với một tậpkhách hàng thường xuyên Uy tín của doanh nghiệp được hình thành sau mộtthời gian dài hoạt động trên thị trường và là tài sản vô hình mà doanh nghiệp

Trang 22

cần phát huy và sử dụng nhưng một thứ vũ khí chủ lực trong điều kiện cạnhtranh hiện nay.

3 Ý nghĩa của việc nâng cao năng lực cạnh tranh

Thực chất của việc nâng cao năng lực cạnh tranh là tạo ra những ưu thếhơn hẳn về giá cả, giá trị sử dụng, chất lượng cũng như uy tín sản phẩm, uytín doanh nghiệp, uy tín quốc gia nhằm giành được những lợi thế tương đốitrong cạnh tranh, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hóa, thực hiện mục tiêu tốiđa hóa lợi nhuận.

Trong cơ chế thị trường hiện nay, cạnh tranh là một quy luật tất yếukhách quan, chi phối sự vận động của cơ chế này Các chủ thể kinh tế nóichung, các doanh nghiệp nói riêng, đều phải chấp nhận cạnh tranh Chính vìlẽ đó mà việc nâng cao năng lực cạnh tranh đối với mỗi doanh nghiệp có ýnghĩa rất lớn Trước hết, doanh nghiệp muốn có cơ hội tồn tại được trong nềnkinh tế thị trường thì cần phải nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh Hiệu quảcủa việc nâng cao năng lực cạnh tranh đối với mỗi doanh nghiệp khẳng địnhsự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, mặt khác nó còn xác định vị thế chomỗi doanh nghiệp Ngoài ra, việc nâng cao năng lực cạnh tranh sẽ đồng nghĩavới quá trình xây dựng doanh nghiệp cả về vật chất lẫn tinh thần, vô hình sẽtạo cho doanh nghiệp những ưu thế riêng mà doanh nghiệp khác không cóđược Cùng với việc nâng cao năng lực cạnh tranh là việc doanh nghiệp mởrộng thị trường, mở rộng tập khách hàng, hội nhập chung với thị trường quốctế, từ đó sẽ tạo ra cho doanh nghiệp nhiều cơ hội, đem lại những thương vụkinh doanh đầy hứa hẹn Như vậy, việc nâng cao năng lực cạnh tranh là mộttất yếu khách quan Để thắng thế trong cuộc cạnh tranh, doanh nghiệp phảikhông ngừng nâng cao sức cạnh tranh thông qua các yếu tố trực tiếp như giáthành, giá bán, chất lượng sản phẩm…

Trang 23

Ở nước ta, từ nền kinh tế tập trung bao cấp chuyển sang nền kinh tế thịtrường, các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn Các doanh nghiệp buộcphải làm quen và chấp nhận cơ chế mới cùng với việc nỗ lực nâng cao nănglực cạnh tranh Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước mở cửa nềnkinh tế sâu rộng, gia nhập tổ chức thương mại thế giới, thị trường trong nướccó sự góp mặt của nhiều doanh nghiệp nước ngoài danh tiếng Chính vì thế,các doanh nghiệp trong nước phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranhvì sự tồn tại của doanh nghiệp nói riêng và sự phụ thuộc từ nước ngoài nóichung.

III.Sự cần thiết của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệpNam Cường

1 Những cơ hội và thách thức1.1.Cơ hội:

1.1.1 Thị trường thế giới.

a.Chúng ta được biết đối với sản phẩm của công ty là mặt hàng động cơđiezel công suất vừa và nhỏ chủ yếu phục vụ cho nông lâm ngư nghiệp vàmột số ngành dịch vụ khác ,loại sản phẩm này rất phù hợp tiêu thụ ở nhữngnước chậm và đang phát triển như Việt Nam, Lào, Căm Pu Chia….Vì thếlượng tiêu thụ sản phẩm tại các nước trên thế giới chủ yếu tập trung ở cácnước đang phát triển.

1.1.2 Thị trường trong nước

a.Nhu cầu ngày càng tăng :

Nhu cầu đối với sản phẩm của công ty ngày càng tăng lên trong giaiđoạn những năm 2005-2007 và sẽ còn tiếp tục tăng nữa.Nguyên do là gì?

Thứ nhất, do dân số ngày càng tăng nhanh (vào năm 2005 là 83,12 triệungười ) đi kèm theo đó là mức tiêu dùng sẽ tăng lên và do đời sống của ngườidân ngày càng cao.

Trang 24

Thứ hai,Việt Nam đã mở cửa gia nhập vào WTO, đây là cơ hội để cácnhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam, tạo ra làn sóng vềsản phẩm dịch vụ giúp sản phẩm của công ty tiêu thụ tốt hơn.

Việt Nam những năm gần đây liên tục thu hút vốn đầu tư nước ngoài,và đi kèm theo đó, nhà nước liên tục rót ngân sách cho các tỉnh thành hoànthiện thêm về cơ sở hạ tầng,cầu đường, giao thông, và hệ thống thông tin.Nhu cầu sử dụng các loại sản phẩm của công ty cũng vì vậy tăng lên

1.2.Thách thức.

a.Vấn đề công nghệ (phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài)

Hiện nay, hầu hết các nhà máy sản xuất các mặt hàng của công ty đềucó dây chuyền máy móc được nhập khẩu từ nước ngoài Các loại dây chuyềnnày hiện nay trong nước chưa sản xuất được, hoặc nếu có cũng chưa đảm bảođược yêu cầu về chất lượng và các tiêu chuẩn kỹ thuật Nếu công nghệ củadây chuyền sản xuất bị lỗi thời thì các công ty của chúng ta một lần nữa lạiphải mua công nghệ của nước ngoài.

Dây chuyền sản xuất của công ty trách nhiệm hữu hạn Nam Cường đãsử dụng được nhập từ Trung Quốc qua quá trình đàm phán ký hợp đồng củaGiám đốc Trần Ngọc Dần với tập đoàn Chang Chai của Trung Quốc.Dâychuyền được chính thức đi vào sản xuất từ năm 2000.

b.Phụ thuộc nước ngoài về nguyên liệu( 85% là nhập khẩu)

Giám đốc Trần Ngọc Dần cho biết :”Phần lớn các loại nguyên liệu đầuvào của công ty đều là nhập khẩu từ nước ngoài “ Một số sản phẩm của côngty còn nhập khẩu nguyên chiếc đem về Việt Nam tiêu thụ.

Cho đến nay ở Việt Nam đã có một số cơ sở sản xuất được phụ tùngthay thế cho các loại động cơ diezel và động cơ xăng, nhưng về chất lượng vàgiá cả có lẽ khó có thể cạnh tranh với nước ngoài.Vì thế việc thay thế nhập

Trang 25

khẩu nguyên liệu đầu vào bằng các phụ tùng được sản xuất trong nước vẫnchưa thể cải thiện.

d.Vấn đề môi trường kinh doanh.

Đi kèm với những cơ hội trong kinh doanh việc Việt Nam gia nhậpWTO cũng gây không ít khó khăn cho công ty.

Được biết công ty là dạng doanh nghiệp lắp ráp, hoạt động trên nguyêntắc mua phụ tùng và các chi tiết máy cần thiết của nước ngoài về lắp ráp vàhoàn chỉnh, sau đó đem tiêu thụ ở thị trường trong nước Đi kèm với các hoạtđộng kinh doanh mang tính đặc thù đó, công ty còn bổ sung mua cả sản phẩmnguyên chiếc từ nước ngoài nhằm đảm bảo nhu cầu cho người tiêu dùng.

Việc Việt Nam gia nhập WTO làm cho việc thị trường giờ đây rấtthuận lợi cho các công ty nước ngoài thâm nhập và tiêu thụ sản phẩm Côngty do phải nhập phụ tùng và lắp ráp, trước đây lợi thế cạnh tranh của công tyNam Cường so với các công ty nước ngoài :

1.Công ty nước ngoài phải chịu thuế nhập khẩu khi tham gia thị trườngViệt Nam

2.Công ty được lợi thế về thuế khi nhập khẩu phụ tùng( Nhà nước đánhthuế nhập khẩu nguyên chiếc lớn hơn đánh thuế phụ tùng).

Trang 26

Nhưng giờ đây các mặt lợi thế này gần như bị xóa bỏ, do Việt Nam đãgia nhập WTO Các rào cản về thuế được dỡ bỏ gần như hết sẽ là một khókhăn lớn đối với quá trình cạnh tranh và tồn tại của doanh nghiệp

2.Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh.2.1.Đối với ngành hàng điezel nói chung.

Phát triển ngành hàng về động cơ điezel và động cơ xăng đem lại lợiích lớn không chỉ cho người tiêu dùng mà còn cho cả nền kinh tế Phát triểnngành hàng tạo công ăn việc làm và làm thay đổi cơ cấu kinh tế, góp phầnquan trọng trong việc nâng cao thu nhập và mức sống của người dân.

Những năm gần đây, nhà nước đang gấp rút hoàn thiện lại cơ sở hạtầng nên liên tục rót vốn xây dựng đầu tư, kéo theo đó phát triển ngành hàngsẽ giúp cho quá trình này thuận lợi hơn, nhanh chóng hơn và ăn khớp nhauhơn trong các quá trình hoàn thiện khác.

2.2.Đối với công ty XNK Nam Cường nói riêng.

Trước đây, công ty Nam Cường là một trong những công ty đi đầu vềsản xuất mặt hàng động cơ điezel và động cơ xăng, lợi thế của người đi đầutrên thị trường giờ đây không còn nữa.Thay vào đó càng ngày càng có nhiềucác đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước

Cạnh tranh đã thúc ép các doanh nghiệp mở rộng và tìm kiếm thị trườngvới mục tiêu thiêu thụ hàng hóa, đầu tư, thu hút lao động, công nghệ, nângcao kỹ năng lao động, quản lý trên thị trường quốc tế.Việc nâng cao năng lựccạnh tranh của Nam Cường là yêu cầu tất yếu.

Trang 27

Chương 2:Cơ sở thực tiễn về thực trạng năng lực cạnh tranhcủa công ty,phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của công

ty XNK Nam Cường.

I.Giới thiệu về công ty và khái quát về thị trường

1.Quá trình hình thành và phát triển.

1.1.Đặc điểm chung của công ty TNHH Nam Cường

Những thông tin cơ bản về công ty

Tên giao dịch: Công ty TNHH Nam CườngTên tiếng Anh: Nam Cuong Co, Ltd

Đơn vị quản lý: Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà NộiGiám đốc công ty: TRẦN NGỌC DẦN

Tổng số nhân viên: Khoảng 100 người

Trụ sở chính: 91 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà NộiSố đăng kí kinh doanh: 0102000218

Ngành nghề kinh doanh: Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng,đại lý mua bán, ký giữ hợp đồng sản xuất, lắp ráp các sản phẩm cơkhí, chủ yếu là các sản phẩm và phụ tùng động cơ Diesel.

Lĩnh vực hoạt động chính: Xuất nhập khẩu, sản xuất và lắp ráp cácloại động cơ Diesel.

Địa chỉ nhà máy: Kho số 7 dốc Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội

(04)6330378(04)6330535

Trang 28

.Phòng ban thực tập :

Phòng kinh doanh :

-Trưởng phòng :Nguyễn Văn Báu-Phó phòng : Phạm Văn Chiến -Nhân viên : 3 người

.Chi tiết liên lạc của người hướng dẫn thực tập:

Tên: Phạm Văn Chiến.Quê quán: Hải phòng.Sinh năm:1978

Chức vụ : Phó phòng kinh doanh.

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển.

Ngành nghề kinh doanh chính của công ty là sản xuất các loại máymóc và động cơ như động cơ Diesel, động cơ xăng, mô tơ điện và các loạilinh, phụ kiện kèm theo.

Tiền thân của công ty là cửa hàng kinh doanh máy móc nông ngưnghiệp 91 Nguyễn Thái Học, chủ cửa hàng là Nguyễn Ngọc Dần, nay làgiám đốc công ty Trải qua quá trình kinh doanh nhiều năm, với nhữngthăng trầm của cơ chế thị trường nhưng cửa hàng của ông đã trụ vững vàthành công.

Ban đầu các sản phẩm nông ngư nghiệp được nhập nguyên chiếc từTrung Quốc nhưng sau đó do nhà nước thay đổi chính sách với hàng nhậpkhẩu, đánh thuế nhập khẩu cao với những sản phẩm nguyên chiếc Điềunày đã làm việc kinh doanh của cửa hàng trở nên khó khăn, lợi nhuận củacửa hàng bị giảm sút Sau đó cửa hàng thay đổi xu hướng nhập sản phẩmnguyên chiếc sang lĩnh vực mua linh, phụ kiện rời về lắp ráp thành động

Trang 29

cơ Diesel nguyên chiếc.

Công ty TNHH Nam Cường là một trong những công ty thành lậpsớm nhất trong lĩnh vực lắp ráp động cơ Diesel ở thị trường Việt Nam,được thành lập vào ngày 4/4/2001 nhưng đến tháng 7 năm 2001 mớichính thức đi vào hoạt động, với số vốn điều lệ ban đầu là 1 tỷ VNĐ saugần 5 năm số vốn điều lệ tăng 4,2 tỷ đồng.

Doanh thu Công ty Nam Cường đạt khoảng 1 tỷ đồng và có mức thịphần khoảng 9% so với 0,7 tỷ đồng và 13% năm đầu Kết quả này chứngtỏ một thực tế là doanh thu hàng năm vẫn tăng đều nhưng thị phần khôngtăng mà còn giảm Điều này không lấy gì làm ngạc nhiên vì có sự xuấthiện của nhiều đối thủ cạnh tranh với công ty trên thị trường Việt Nam,mà nhu cầu về các loại sản phẩm này không tăng nhiều Đây chính là vấnđề làm đau đầu các nhà lãnh đạo của công ty.

Nhìn một cách khái quát quá trình hình thành phát triển của công tyNam Cường có thể nói mặc dù công ty phải đối trọi với những khó khănnhất định nhưng công ty là một trong những đơn vị thành công với chiếnlược của mình Minh chứng cho sự đi lên đó là tiềm năng tài chính củacông ty ngày càng vững mạnh, số lượng công nhân viên ngày càng tăngvà tổng doanh thu ngày càng lớn.

Sản phẩm của công ty là động cơ Diesel, từ các loại 4HP đến 28HPmang nhãn hiệu CHANG CHAI do tập đoàn CHANG CHAI Trung Quốccung cấp, với những tính năng ưu việt như: tiết kiệm nhiên liệu, đa năng,ít ô nhiễm môi trường….Do những tính năng đó công ty TNHH NamCường đã phân phát sản phẩm đi khắp cả nước và đã chiếm được sự tincậy của khách hàng nhiều nước, với phương châm”Chất lượng là sự tồntại của doanh nghiệp” Năm 2004 công ty đã tiến hành tổ chức lại sảnxuất, cải tiến dây chuyền công nghệ, không ngừng nâng cao sản xuất, chất

Ngày đăng: 03/12/2012, 13:42

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG BIỂU MÔ PHỎNG NHU CẦU TIÊU DÙNG SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY NAM CƯỜNG - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Cty XNK Nam Cường
BẢNG BIỂU MÔ PHỎNG NHU CẦU TIÊU DÙNG SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY NAM CƯỜNG (Trang 32)
Số liệu ở bảng trên cho thấy: - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Cty XNK Nam Cường
li ệu ở bảng trên cho thấy: (Trang 42)
*Nhìn vào bảng ta thấy tất cả các chỉ tiêu của doanh nghiệp đều tăng tuy không tăng đột biến: doanh thu và chi phí đều tăng nhưng tốc độ tăng của  chi phí chậm hơn doanh thu . - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Cty XNK Nam Cường
h ìn vào bảng ta thấy tất cả các chỉ tiêu của doanh nghiệp đều tăng tuy không tăng đột biến: doanh thu và chi phí đều tăng nhưng tốc độ tăng của chi phí chậm hơn doanh thu (Trang 42)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w