1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Cty cổ phần XNK Hàng không Airimex

86 591 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 531 KB

Nội dung

Gia nhập WTO (7/11/2006), kinh tế Việt Nam hội nhập sâu hơn, toàn diện hơn vào nền kinh tế thế giới. Hội nhập vào nền kinh tế thế giới trong bối cảnh hiện nay mang đến cho các doanh nghiệp (*************)

Trang 1

MỞ ĐẦU

Gia nhập WTO (7/11/2006), kinh tế Việt Nam hội nhập sâu hơn, toàn diệnhơn vào nền kinh tế thế giới Hội nhập vào nền kinh tế thế giới trong bối cảnhhiện nay mang đến cho các doanh nghiệp Việt Nam cả lợi ích cơ hội lẫn tháchthức và nguy cơ Trong đó, khó khăn lớn nhất là cạnh tranh trong điều kiệnkhông cân sức trong cuộc cạnh tranh gay gắt Từ nay trở đi, các doanh nghiệpViệt Nam càng chịu sức ép mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới Trước tình hìnhmới, bước vào sân chơi, thị trường buôn bán toàn cầu, để có thể trụ lại, phát triểnvà tiếp tục khằng định vị trí của mình trong điều kiện mới, yêu cầu đối với cácdoanh nghiệp nước ta là phải thành công trong hội nhập, phải nhanh chóng nângcao hiệu quả và sức cạnh tranh của từng sản phẩm, hàng hóa cũng như của toàndoanh nghiệp

Công ty Airimex là đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu chuyên ngành củangành Hàng không Sau gần 18 năm hoạt động kinh doanh, công ty đã gặt háiđược nhiều thành công, từng bước đưa Airimex tiến vững chắc trong lĩnh vựckinh doanh chính là kinh doanh xuất nhập khẩu chuyên ngành của ngành Hàngkhông và mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh sang nhiều lĩnh vực khác nhưxây dựng, công nghiệp, nông nghiệp, y tế, giao thông vận tải Cũng như cácdoanh nghiệp Việt Nam khác, quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tếmang đến cho Airimex nhiều cơ hội và thách thức mới Do đó, trong tiến trìnhhội nhập chung của đất nước, công ty Airimex cần phải phát huy thế mạnh củacông ty Airimex, tận dụng được các cơ hội mà quá trình hội nhập đưa đến, vượtqua thách thức, khó khăn, hạn chế tối đa điểm yếu nhằm mục đích tồn tại và pháttriển, giữ vững và nâng cao vị thế, uy tín, thị phần, hiệu quả kinh doanh của công

Trang 2

ty Airimex trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu chuyên ngành hàng khôngvà trong các lĩnh vực kinh doanh khác Tóm lại, để thành công trong bối cảnhhiện nay, giải pháp tổng hợp, quan trọng nhất của công ty Airimex là phải khôngngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.

Do sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phầnxuất nhập khẩu Hàng không Airimex, trong thời gian thực tập tại công ty, đượcsự hướng dẫn tận tình của thầy giáo, thạc sĩ Bùi Đức Tuân và sự giúp đỡ nhiệttình của cán bộ nhân viên phòng kế hoạch đầu tư lao động và tiền lương của

công ty, em đã chọn đề tài nghiên cứu: “Giải pháp nâng cao năng lực cạnhtranh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không Airimex” Lĩnh vực

kinh doanh chính và đồng thời cũng là nhiệm vụ của công ty là kinh doanh xuấtnhập khẩu chuyên ngành của ngành Hàng không Do đó em giới hạn phạm vinghiên cứu của đề tài là nghiên cứu trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩuchuyên ngành của ngành Hàng không.

Mục đích nghiên cứu của chuyên đề này là phân tích, đánh giá thực trạngnăng lực cạnh tranh của công ty Airimex; qua đó đề xuất một số giải pháp, kiếnnghị nhằm năng cao năng lực cạnh tranh của công ty.

Trong bài viết của mình, em đã sử dụng các phương pháp: phương pháphệ thống, phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp so sánh, phương phápmô hình, phương pháp thống kê, phương pháp toán kinh tế Đồng thời, em đãvận dụng các kiến thức về kinh tế học vĩ mô, kinh tế học vi mô, kế hoạch kinhdoanh, chiến lược kinh doanh… vào nghiên cứu thực tế công ty

Kết cấu của chuyên đề gồm 3 chương:

Chương 1: Sự cần thiết của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của cácdoanh nghiệp.

Trang 3

Chương 2: Phân tích năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xuất nhậpkhẩu Hàng không Airimex.

Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh củacông ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không Airimex.

Trong quá trình thực tập và nghiên cứu chuyên đề em luôn nhận được sựhướng dẫn tận tình của thầy giáo Ths Bùi Đức Tuân và sự giúp đỡ nhiệt tình củacác cán bộ nhân viên trong công ty Airimex Em xin chân thành cảm ơn thầygiáo Bùi Đức Tuân, các cán bộ nhân viên trong công ty Airimex đã giúp đỡ emhoàn thành chuyền đề này Em rất mong nhận được sự nhận xét, góp ý của thầygiáo để bài viết của em hoàn thiện hơn

Trang 4

Chương I: SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC CANH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

I Lý thuyết về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh

1 Các khái niệm cơ bản

1.1 Cạnh tranh

Theo từ điển kinh tế, “cạnh tranh được hiểu là quá trình ganh đua hoặctranh giành giữa ít nhất hai đối thủ nhằm có được những nguồn lực hoặc ưu thếvề sản phẩm hoặc khách hàng về phía mình, đạt được lợi ích tối đa” (Nguồn:Các ngành dịch vụ Việt Nam – Năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế,NXB Thống kê, Hà Nội)

Một cách chung nhất, cạnh tranh là quan hệ kinh tế giữa các chủ thể kinhtế của nền kinh tế thị trường, cùng theo đuổi mục đích tối đa hóa lợi ích Trongcạnh tranh, các chủ thể ganh đua nhau tìm mọi biện pháp để đạt được mục tiêukinh tế của mình, thông thường các mục tiêu này là chiếm lĩnh thị trường, giànhgiật khách hàng, cũng như các điều kiện sản xuất và khu vực thị trường có lợinhất Mục đích cuối cùng của các chủ thể trong quá trình cạnh tranh là tối đa hóalợi ích Các doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, người tiêudùng theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi ích tiêu dùng, sự tiện lợi và chính phủtheo đuổi mục tiêu tối đa hóa phúc lợi công cộng.

1.2 Năng lực cạnh tranh

Khái niệm năng lực cạnh tranh được áp dụng với cả hai cấp độ: cấp vĩ môbao gồm năng lực cạnh tranh của quốc gia và thậm chí là của một khu vực và

Trang 5

cấp vi mô bao gồm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của các ngành kinhdoanh và của sản phẩm.

Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp (HLFIC) của OECD địnhnghĩa năng lực cạnh tranh là “khả năng của các doanh nghiệp, các ngành, cácquốc gia hoặc khu vực tạo ra thu nhập tương đối cao hơn và mức độ sử dụng laođộng cao hơn, trong khi vẫn đối mặt với cạnh tranh quốc tế” (Nguồn: Các ngànhdịch vụ Việt Nam – Năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế, NXBThống kê, Hà Nội) Đây là một cách định nghĩa đã kết hợp cả cấp độ doanhnghiệp, ngành và cấp độ quốc gia.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, em chỉ nghiên cứu năng lựccạnh tranh của doanh nghiệp Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp theo cáchđơn giản nhất có thể hiểu là “khả năng nắm giữ thị phần nhất định với mức độhiệu quả chấp nhận được Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả nănghãng đã bán được hàng nhanh, nhiều hơn so với đối thủ cạnh tranh trên một thịtrường cụ thể về một loại hàng cụ thể” (Nguồn: Các ngành dịch vụ Việt Nam –Năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Thống kê, Hà Nội) Quanniệm này có thể áp dụng đối với từng doanh nghiệp, cũng như đối với một ngànhcông nghiệp của một quốc gia trong cuộc cạnh tranh trên thị trường khu vực vàthế giới.

2 Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

2.1 Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp2.1.1 Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô

a Yếu tố kinh tế

Trang 6

Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinhdoanh của các công ty Vì các yếu tố này tương đối rộng nên công ty cần nghiêncứu, xem xét và chọn lọc để nhận biết tác động cụ thể, ảnh hưởng trực tiếp nhấtcủa những yếu tố chủ yếu Yếu tố kinh tế bao gồm: Tăng trưởng kinh tế, lạmphát, thất nghiệp, chính sách và biện pháp kinh tế vĩ mô, tỷ lệ lãi suất, tỷ giá hốiđoái, quan hệ giao lưu quốc tế…

b Yếu tố công nghệ

Ngày nay, công nghệ đóng một vai trò rất quan trọng trong cạnh tranh vàphát triển Công nghệ được coi là một yếu tố chiến lược cực kì quan trọng Hiệnnay hầu hết các công ty lớn trên thế giới đều do làm chủ được tiến bộ công nghệ.Công nghệ mới tạo ra ngành mới Công nghệ cũng tạo ra nhiều phương pháp sảnxuất mới Công nghệ cho phép giảm bớt chi phí nhân công…

c Yếu tố chính trị và luật pháp

Môi trường chính trị bao gồm: vấn đề điều hành của Chính phủ, hệ thốngluật pháp và các thông tư chỉ thị, vai trò của các nhóm xã hội Những diễn biếncủa các yếu tố thuộc về chính trị và luật pháp ảnh hưởng rất mạnh và cũng rấttrực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Khi môi trường chính trịổn định thì môi trường đầu tư tốt hơn, rủi ro đầu tư của doanh nghiệp ít đi Hoạtđộng kinh doanh cũng phải đặt trong khuôn khổ của một môi trường pháp lí cụthể Luật pháp ảnh hưởng đến doanh nghiệp trên 2 khía cạnh: Luật pháp áp dụngchung và luật pháp áp dụng cho từng ngành cụ thể Ngoài ra các doanh nghiệpkhi tham gia vào thị trường quốc tế cần phải am hiểu luật pháp và thông lệ quốctế.

d Yếu tố xã hội

Trang 7

Cùng với sự phát triển kinh tế, các yếu tố xã hội ngày càng có tác độngnhiều hơn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Yếu tố xã hội baogồm các vấn đề nhân khẩu như quy mô và tốc độ dân số, cơ cấu dân số, tìnhtrạng hôn nhân và gia đình, sự đô thị hóa…; vấn đề văn hóa như bản sắc, truyềnthống, phong tục tập quán, lối sống, trào lưu, xu hướng….

2.1.2 Các yêú tố thuộc môi trường ngành

Sử dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter Theo mô hìnhnày, ảnh hưởng đến cấu trúc cạnh tranh trong một ngành có các yếu tố sau đây:

a Áp lực cạnh tranh nội bộ

Cạnh tranh nội bộ là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện đang có mặttrong ngành Sự cạnh tranh giữa các công ty trong ngành là yếu tố quan trọng tạora cơ hội hoặc mối đe dọa cho các công ty Nếu sự cạnh tranh giữa các công tytrong ngành yếu, các công ty có cơ hội nâng giá nhằm thu được lợi nhuận caohơn Nếu sự cạnh tranh này là gay gắt thì sẽ dẫn đến cạnh tranh quyết liệt về giá,nguy cơ làm giảm lợi nhuận của các công ty Áp lực cạnh tranh nội bộ chịu sựtác động tổng hợp của 3 yếu tố: tình trạng của cầu, cấu trúc của ngành, và sự tồntại của các rào cản rút lui.

b Áp lực cạnh tranh từ khách hàng

Khách hàng có thể gây ra áp lực cạnh tranh với công ty khi họ đẩy giá cảxuống hoặc khi họ yêu cầu chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt hơn làm cho chiphí hoạt động của công ty tăng lên Nguồn gốc của áp lực cạnh tranh từ kháchhàng là quyền lực đàm phán của khách hàng ( bargaining power) Một số yếu tốđánh giá quyền lực đàm phán của khách hàng:

Số lượng doanh nghiệp so với số lượng khách hàng.Quy mô tương đối của doanh nghiệp so với khách hàng.

Trang 8

Khả năng thay thế sản phẩm.Chi phí chuyển đổi khách hàng.Thông tin khách hàng.

Áp lực cạnh tranh từ nhà cung cấp

Các doanh nghiệp thường phải quan hệ với các tổ chức cung cấp cácnguồn hàng khác nhau như vật tư thiết bị, nguồn lao động và tài chính Các nhàcung cấp được coi là sự đe dọa mang tính cạnh tranh đối với công ty khi họ cóthể đẩy giá hàng cung cấp cho công ty lên, làm tăng chi phí, ảnh hưởng đến lợinhuận của công ty Nguồn gốc của áp lực cạnh tranh từ nhà cung cấp là quyềnlực đàm phán của nhà cung cấp Các yếu tố làm nên quyền lực đàm phán của nhàcung cấp cũng tương tự như các yếu tố làm nên quyền lực đàm phán của kháchhàng.

c Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế

Sản phẩm thay thế là sản phẩm của các ngành khác nhưng lại có khả năngthỏa mãn cùng một nhu cầu với các sản phẩm hiện tại của ngành Sức ép cạnhtranh từ những sản phẩm thay thế lớn, nó giới hạn mức giá một công ty có thểđịnh ra và do đó ảnh hưởng đến mức lợi nhuận của công ty Đánh giá áp lựccạnh tranh từ sản phẩm thay thế thông qua mối quan hệ giữa chất lượng và giá cảcủa sản phẩm thay thế và thay thế nội bộ Mối quan hệ giữa giá cả và chất lượngcủa sản phẩm thay thế được xem là yếu tố chính để đánh giá vì mục tiêu cuốicùng của các doanh nghiệp là khách hàng, mà khách hàng khi mua hàng thì tiêuchí quan trọng nhất là chất lượng và giá cả Mối quan hệ giữa chất lượng và giácả của sản phẩm thay thế càng tốt thì sức ép cạnh tranh từ sản phảm thay thếcàng lớn

d Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn.

Trang 9

Đối thủ tiềm ẩn là những doanh nghiệp chưa có mặt trong ngành nhưngtrong tương lai có thể tham gia vào ngành Đối thủ mới tham gia trong ngành cóthể là yếu tố làm giảm lợi nhuận của công ty do họ đưa vào khai thác các nănglực sản xuất kinh doanh mới với mong muốn giành được một phần thị trường.Đánh giá áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn dựa vào sức hấp dẫn của ngành, sựtồn tại rào cản gia nhập ngành và sự phản kháng của các đối thủ hiện tại.

2.1.3 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp

Phân tích nội bộ doanh nghiệp nhằm mục đích làm rõ những điểm mạnhvà điểm yếu của chính doanh nghiệp trong từng lĩnh vực kinh doanh để cuốicùng chỉ ra doanh nghiệp có những năng lực riêng biệt nào và những năng lựcriêng biệt này tạo ra lợi thế cạnh tranh Sử dụng “chuỗi giá trị” của MichaelPorter: Chuỗi giá trị là tổng thể các hoạt động của doanh nghiệp tham gia vàoviệc tạo giá trị cho các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

a Cơ sở hạ tầng của công ty

Đây là hạ tầng về mặt quản lí bao gồm cơ cấu tổ chức, ban lãnh đạo Trìnhđộ tổ chức và quản lí là yếu tố quan trọng hàng đầu Có tổ chức tốt doanh nghiệpsẽ làm tốt mọi việc Để tổ chức quản lí tốt cần phải có phương pháp quản lí tốt,có hệ thống tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt, có văn hóa doanh nghiệp tốt Xem xét cơcấu tổ chức bao gồm xem xét các bộ phận, chức năng, liên kết, chỉ huy Mỗi kiểucơ cấu cho phép doanh nghiệp mạnh ở một số điểm nhất định Nếu một doanhnghiệp có cơ cấu tổ chức hợp lí, phân công trách nhiệm và quyền hạn rõ rànggiữa các bộ phận, các phòng ban chức năng thì mọi hoạt động sẽ trôi chảy, cónăng suất Ngược lại, một cơ cấu chồng chéo, quyền lực không được phân chiathì hiệu quả hoạt động sẽ kém

Trang 10

Trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp thì cơ cấu ban lãnh đạo, phẩm chấtvà trình độ, tài năng của họ có vai trò quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng quyết địnhtới sự thành công của doanh nghiệp Ban lãnh đạo của một tổ chức có vai trò rấtquan trọng, là người nắm toàn bộ nguồn lực của tổ chức, vạch ra đường lối,chiến lược, chính sách, kế hoạch hoạt động; vạch ra sách lược hoạt đồng từngthời kì; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá mọi hoạt động của các phòng banđể đưa hoạt động của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao.

b.Hệ thống thông tin

Thông tin liên kết tất cả các chức năng trong kinh doanh với nhau và cungcấp cơ sở cho tất cả các quyết định quản trị Vì vậy hệ thống thông tin có vai tròquan trọng trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp Một hệthống thông tin hữu hiệu cũng giống như một thư viện, thu thập, phân loại và lưutrữ dữ liệu để các nhà quản trị có thể sử dụng Việc đẩy mạnh sử dụng hệ thốngthông tin sẽ giảm được chi phí trong chuỗi giá trị và tăng được lợi thế cạnh tranh.

c Nguồn nhân lực

Nhân lực là nguồn rất quan trọng vì nó sáng tạo ra các nguồn khác Nguồnnhân lực của doanh nghiệp là vốn quý nhất Trình độ của nguồn nhân lực thểhiện ở trình độ quản lí của các cấp lãnh đạo, trình độ lành nghề của nhân viên,công nhân, trình độ tư tưởng văn hóa của mọi thành viên Trình độ nguồn nhânlực cao sẽ tạo ra các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao Sản phẩm có hàmlượng kỹ thuật cao sẽ bán được nhiều hơn, với giá cao hơn, lợi nhuận của doanhnghiệp ngày càng tăng, uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp ngày càng lớn.Nhờ uy tín và danh tiếng đó mà doanh nghiệp có điều kiện phát triển thị trường,mở rộng quy mô Và như vậy năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được nângcao.

Trang 11

Phân tích nhân sự bao gồm phân tích đội ngũ nhân sự về số lượng, trìnhđộ, độ tuổi và phân tích quản lí nhân sự gồm tuyển dụng, đào tạo và phát triểnnhân sự Yêu cầu của quản trị nhân sự là xây dựng được đội ngũ lao động tíchcực, có trình độ chuyên môn, có kỹ năng, ngày càng tích lũy được kinh nghiệmvà nâng cao tay nghề Làm được như vậy chắc chắn công ty sẽ có được lợi thếcạnh tranh, nâng cao năng lực cạnh tranh.

d Nghiên cứu và phát triển

Trong các hoạt động đầu tư, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển thườngđưa lại kết quả rất lớn Nghiên cứu và triển khai bao gồm việc nghiên cứu tiến bộkhoa học-kỹ thuật của thế giới để ứng dụng những tiến bộ đó vào hoạt động củatổ chức mình Nghiên cứu sáng tạo cái mới, đó là nhân tố cực kì quan trọng,quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của quốc gia Ở đây bao gồmsáng tạo công nghệ mới, sản phẩm mới, tạo ra kết cấu, tổ chức mới, phươngpháp quản lí mới, khai thác thị trường mới.

Để hoạt động nghiên cứu-triển khai tiến hành tốt thì doanh nghiệp khôngthể thiếu công tác đào tạo Đào tạo trước hết để nâng cao nhận thức cho mọingười về hội nhập và toàn cầu hóa, về cạnh tranh, về vị trí vai trò của doanhnghiệp trong ngành…Sau nữa là để nâng cao hiểu biết về công nghệ, kỹ thuậtsản xuất, nâng cao tay nghề làm ra sản phẩm có chất lượng và năng suất ngàycàng cao.

e Hoạt động sản xuất

Chức năng sản xuất trong hoạt động kinh doanh là quá trình biến đổi đầuvào thành hàng hóa và dịch vụ Đối với hầu hết các ngành, chi phí sản xuất chiphí sản xuất chủ yếu là để tạo ra hàng hóa và dịch vụ luôn chiếm tỉ lệ lớn Vì vậychức năng sản xuất thường được xem là vũ khí cạnh tranh trong chiến lược của

Trang 12

công ty Phân tích hoạt động sản xuất bao gồm qui mô hay công suất sản xuất,công nghệ, trình độ trang bị các phương tiên sản xuất, chất lượng sản phẩm, chiphí sản xuất, tính linh hoạt trong sản xuất, khả năng thuê ngoài…

f Hoạt động marketing

Chức năng cơ bản của hoạt động marketing là tạo ra khách hàng chodoanh nghiệp Chỉ có marketing mới có vai trò quyết định và điều phối sự kếtnối các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với thị trường, có nghĩa là đảmbảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hướng theo thị trường, biết lấythị trường-nhu cầu và ước muốn của khách hàng làm chỗ dựa vững chắc nhấtcho mọi quyết định kinh doanh Xét về mối liên hệ giữa các yếu tố cấu thànhtrong hệ thống hoạt động chức năng quản trị doanh nghiệp, thì marketing là mộtchức năng có nhiệm vụ kết nối nhằm đảm bảo sự thống nhất hữu cơ giữa cácchức năng

Tính chất cạnh tranh của thị trường ngày càng gay gắt, sự thôi thúc củaquá trình hội nhập kinh tế quốc tế chắc chắn sẽ là nguyên nhân trọng yếu thúcđẩy các doanh nghiệp phải hiểu biết và vận dụng tinh thông marketing vào kinhdoanh, tạo dựng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ngày một cao hơn.

g Năng lực tài chính doanh nghiệp

Vốn là một nguồn lực doanh nghiệp cần phải có trước tiên vì không cóvốn không thành lập được doanh nghiệp và không thể tiến hành hoạt động được.Năng lực tài chính là yếu tố rất quan trọng để xem xét tiềm lực của doanh nghiệpmạnh yếu như thế nào Doanh nghiệp có đủ nguồn lực tài chính để tài trợ chochiến lược hay không? Doanh nghiệp có thể huy động các nguồn lực tài chínhkhi cần hay không? Vấn đề sử dụng vốn của doanh nghiệp như thế nào? Mộtdoanh nghiệp có năng lực tài chính mạnh, năng lực cạnh tranh cao khi doanh

Trang 13

nghiệp có nguồn vốn dồi dào bằng cách đa dạng hóa nguồn cung vốn, luôn đảmbảo huy động được vốn trong những điều kiện cần thiết, có nguồn vốn huy độnghợp lí; thứ hai doanh nghiệp phải có kế hoạch sử dụng đồng vốn có hiệu quả đểphát triển lợi nhuận; thứ ba, phải hạch toán chi phí rõ ràng để xác định được hiệuquả một cách chính xác

3 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

3.1 Hiệu quả kinh doanh

Hiệu quả kinh doanh là trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mụctiêu xác định Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện thông quacác chỉ tiêu như lợi nhuận, tỉ suất lợi nhuận, doanh thu….Các chỉ tiêu này phảnánh kết quả sử dụng các yếu tố vốn, lao động, kỹ thuật và trình độ quản lý sảnxuất-kinh doanh của doanh nghiệp Phân tích, so sánh các chỉ tiêu phản ánh hiệuquả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kì này với kì trước, với chỉ tiêu trungbình ngành và chỉ tiêu kế hoạch với chỉ tiêu thực hiên, ta đánh giá được hiệu quảkinh doanh của công ty là cao hay thấp Nếu doanh nghiệp có hiệu quả kinhdoanh cao và theo chiều hướng phát triển, lợi nhuận cao thì nội bộ doanh nghiệpổn định, mọi thành viên an tâm làm việc, mang lại lợi ích lớn cho doanh nghiệpdo giảm chi phí ẩn của sản xuất, doanh nghiệp đó sẽ có năng lực cạnh tranh cao

3.2 Hệ số tham gia vào thị trường ( thị phần)

Thị phần là phần thị trường doanh nghiệp bán được sản phẩm của mìnhmột cách thường xuyên và có xu hướng phát triển Thị phần thể hiện vị thế, phảnánh năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Thịphần nói lên sức chi phối thị trường của doanh nghiệp, nó xác định vai trò thốngtrị thị trường của doanh nghiệp Thị phần càng lớn chứng tỏ sản phẩm của doanhnghiệp được khách hàng, người tiêu dùng ưu chuộng, năng lực cạnh tranh của

Trang 14

sản phẩm cao, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cao, doanh nghiệp có chỗđứng vững chắc trên thị trường, có triển vọng trong lĩnh vực kinh doanh củadoanh nghiệp đó Để phát triển thị phần, ngoài chất lượng, giá cả, doanh nghiệpcòn phải tiến hành công tác xúc tiến thương mại, tổ chức các dịch vụ đi kèm,cung cấp sản phẩm kịp thời, thương hiệu và uy tín của doanh ngiệp nữa Nhưvậy, thị phần là một tiêu chí rất quan trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp Công thức tính thị phần của doanh nghiệp:

T P = DDN / ∑Di (%)

T P : Thị phần của doanh nghiệp.

DDN: Doanh thu của doanh nghiệp trên thị trường.

∑Di: Tổng doanh thu của các doanh nghiệp trên thị trường.3.3 Công nghệ

Sự lạc hậu về công nghệ và kỹ thuật sẽ tạo ra chất lượng sản phẩm thấp vàkhông ổn định làm cho doanh nghiệp khó khăn trong việc lựa chọn mặt hàngkinh doanh, hạn chế khả năng cạnh tranh bằng giá, sự khác biệt Công nghệ giúptiết kiệm nhiều chi phí: chi phí quản lý, chi phí sản xuất,…Công nghệ mới tiêntiến hiện đại sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra sản phẩm có lợi thế cạnh tranh về chiphí, giá cả và, hoặc về chất lượng sản phẩm Đầu tư vào công nghệ là đầu tư vàolợi nhuận trong dài hạn Những phát minh khoa học đã làm cho sản phẩm mớihoàn thiện hơn xuất hiện liên tục Ngày nay công nghệ được coi là yếu tố quantrọng trong cạnh tranh

3.4 Chất lượng cơ sở vật chất, kĩ thuật

Cơ sở vật chất kĩ thuật là yếu tố rất cơ bản góp phần tạo nên năng lực cạnhtranh doanh nghiệp Nhóm này bao gồm nhà xưởng, hệ thống kho tàng, hệ thốngcung cấp năng lượng, hệ thống nước, công nghệ sản xuất và quản lí, mạng thông

Trang 15

tin Cơ sỏ vật chất, kĩ thuật tốt, hiện đại, đáp ứng, phục vụ tốt cho việc sản xuấtkinh doanh, cho những đòi hỏi của công việc là yếu tố thuận lợi nâng cao năngsuất lao động, tạo ra sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao, tiết kiệm được nhiềuchi phí trong kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao năng lực cạnhtranh của sản phẩm, năng lực cạnh tranh của doanh nghiêp.

3.5 Giá cả

Giá là mối tương quan trao đổi trên thị trường Giá là biểu tượng giá trịcủa sản phẩm, dịch vụ trong hoạt động trao đổi Giá cả cũng là một trong các chỉtiêu định lượng để đánh giá năng lực cạnh tranh Trong cơ chế cạnh tranh trên thịtrường thế giới hiện nay, giá cao không đồng nghĩa với năng lực cạnh tranh thấp.Giá cao thể hiện sản phẩm được người tiêu dùng ưa thích và họ sẵn sàng trả giácao cho sản phẩm đó.

3.6 Chất lượng sản phẩm dịch vụ chủ yếu của doanh nghiệp

Chất lượng sản phẩm dịch vụ là yếu tố cấu thành quan trọng hàng đầunăng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ, mà năng lực cạnh tranh của sản phẩmdịch vụ là yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Bao giờ ngườitiêu dùng cũng ưa chuộng sản phẩm có chất lượng tốt, chất lượng sản phẩm hànghóa dịch vụ là một yếu tố quan trọng, giúp doanh nghiệp có được lợi thế cạnhtranh, nhất là khi doanh nghiệp theo đuổi chiến lược khác biệt hóa Do đó, chấtlượng sản phẩm dịch vụ là tiêu chí xem xét, đánh giá năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp.

3.7 Uy tín thương hiệu

Uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp được hình thành là cả một quá trìnhphấn đấu lâu dài, kiên trì, theo đuổi mục tiêu chiến lược đúng đắn, hợp đạo, hợplý của doanh nghiệp Doanh nghiệp càng uy tín, thương hiệu tên tuổi của doanh

Trang 16

nghiệp, của sản phẩm càng nổi tiếng thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệpcàng mạnh Doanh nghiệp đó sẽ được nhiều người tiêu dùng biết đến, tin tưởngvà tiêu dùng, sử dụng hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp

3.8 Năng lực về tài chính

Một doanh nghiệp có được thế mạnh về nguồn vốn, huy động vốn, quản lívà sử dụng vốn hiệu quả, doanh nghiệp đó sẽ có được thuận lợi về tài chính đểtài trợ, nuôi dưỡng chiến lược mà doanh nghiệp theo đuổi, góp phần nâng caonăng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Khi xem xét, đánh giá năng lực tài chínhcủa doanh nghiệp, chúng ta phân tích, đánh giá các nhóm hệ số tài chính củadoanh nghiệp bao gồm nhóm hệ số khả năng thanh toán, nhóm hệ số cơ cấu tàichính, nhóm hệ số hiệu quả hoạt động, nhóm hệ số hiệu quả sinh lời, nhóm hệ sốtăng trưởng.

3.9 Chất lượng nguồn nhân lực

Trong doanh nghiệp, nhân lực được coi là nguồn vốn đặc biệt, là tài sảnquý giá nhất, là sức lao động quan trọng nhất Nguồn nhân lực chất lượng cao sẽtạo ra giá trị gia tăng cao cho doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ có năng lực cạnhtranh cao Phát triển nhân lực là giải pháp cơ bản, lâu dài để doanh nghiệp pháttriển, nâng cao sức cạnh tranh trong hội nhập Đó cũng là văn hóa kinh doanh.Trình độ nguồn nhân lực được thể hiện ở trình độ quản lý của đội ngũ lãnh đạo,trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên, trình độ tư tưởng chính trị vănhóa đạo đức của mọi thành viên Trình độ nguồn nhân lực cao sẽ tạo ra sản phẩmdịch vụ có hàm lượng chất xám cao, hàm lượng kỹ thuật cao, sẽ bán được nhiềuhơn với giá cao hơn, lợi nhuận của doanh nghiệp ngày càng tăng, uy tín và danhtiếng của doanh nghiệp ngày càng lớn, doanh nghiệp có điều kiện phát triển thịtrường, mở rộng quy mô.

Trang 17

3.10 Mối quan hệ

Mối quan hệ là tất cả các mối quan hệ với các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế thị trường gồm mối quan hệ với các cơ quan quyền lực, quan hệ với khách hàng, với các đối tác chiến lược, quan hệ với nhà cung ứng… Mối quan hệsẽ được tạo lập trên các yếu tố chủ yếu như sau: sự tin tưởng, sự thỏa mãn, giá trịmang lại, truyền thông hiệu quả và mối ràng buộc xã hôi Nếu các mối quan hệ này tốt thì doanh nghiệp càng có nhiều thuận lợi, cơ hội trong hoạt động sản xuấtkinh doanh, đồng thời cũng phản ánh năng lực cạnh tranh cao của doanh nghiệp.

II Sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trongquá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế của Việt Nam

1 Doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập, cơ hội và thách thức

Gia nhập WTO, kinh tế Việt Nam hội nhập sâu hơn, toàn diện sâu hơn vàonền kinh tế thế giới Gia nhập WTO, bước vào sân chơi toàn cầu, doanh nghiệpta đứng trước những thời cơ, cơ hội mới rất quan trọng, nhưng cũng không ít khókhăn thách thức mới cần phải vượt qua Đối với doanh nghiệp nước ta hiện nay,hội nhập kinh tế quốc tế mang lại những cơ hội và thách thức sau đây:

1.1 Cơ hội

Thị trường được mở rộng: không những kinh tế nước nhà phát triển, sứcmua của nhân dân tăng lên, mà từ nay doanh nghiệp nước ta có cơ hội tiếp cậnthị trường rộng lớn hơn với 150 thành viên WTO chiếm 85% thương mại hànghóa và 90% thương mại mậu dịch Trên thị trường rộng lớn ấy, những rào cản vềhạn ngạch, giấy phép, thuế quan… sẽ dần dần bị gỡ bỏ, hàng hóa nước ta có điềukiện đi ra nước ngoài, thâm nhập thị trường toàn cầu, bình đẳng với hàng hóa cácnước khác.

Trang 18

Doanh nghiệp có thêm nhiều cơ hội tiếp cận một cách bình đẳng côngnghệ, vốn tín dụng và nhân lực từ bên ngoài Đó chính là những yếu kém củadoanh nghiệp nước ta mà trước đây chúng ta chưa tự giải quyết được Đặc biệtquan trọng là công nghệ hiện đại sẽ được tiếp thu bởi doanh nghiệp nước ta vàdoanh nghiệp nước ngoài hoạt động trên đất nước ta.

Môi trường kinh doanh sẽ được cải thiện Hội nhập sẽ thúc đẩy các cơquan nhà nước tích cực đổi mới thể chế, chính sách, sắp xếp lại tổ chức quản lívà làm trong sạch đội ngũ công chức, cải cách thủ tục hành chính, chống quanliêu tham nhũng…thuận lợi hơn cho yêu cầu nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranhhiện có và phát triển thêm nhiều doanh nghiệp tư nhân mới.

Tổ chức lại sản xuất, sắp xếp lại doanh nghiệp phù hợp với yêu cầu nângcao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp Đây làthời cơ để doanh nghiệp tiếp thu kinh nghiệm nước ngoài mà tái cấu trúc doanhnghiệp một cách thật khẩn trương, kể cả bố trí bộ máy, sắp xếp lại nhân sự, triểnkhai các quan hệ liên kết, liên doanh…

Các cuộc tranh chấp thương mại sẽ được giải quyết công bằng hơn Trướcđây, doanh nghiệp ta bị kiện, đó là trên sân của nước sở tại, theo luật của nướchọ, thương không công bằng; ngày nay, là thành viên WTO, doanh nghiệp nướcta sẽ được bảo vệ trước những tranh chấp thương mại theo điều lệ của WTO;được đối xử công bằng hơn.

1.2 Thách thức

Yêu cầu của thị trường khắt khe hơn Trên thị trường toàn cầu, người tiêudùng có thêm nhiều thuận lợi để lựa chọn hàng hóa mà họ cần; không những thế,người tiêu dùng ngày nay không chỉ quan tâm hình dáng, mẫu mã và giá cả sảnphẩm hàng hóa như trước đây, mà họ đang có những đòi hỏi mới cao hơn về chất

Trang 19

lượng, về an toàn sức khỏe cho công nhân viên, vệ sinh thực phẩm cho ngườitiêu dùng, bảo vệ môi trường…

Cuộc cạnh tranh sẽ gay gắt khốc liệt hơn Đó là cuộc cạnh tranh toàn cầu,doanh nghiệp nước ta ra nước ngoài sẽ gặp nhiều đối thủ mới, đồng thời cácdoanh nghiệp trong WTO sẽ tìm mọi cách để thâm nhập ngày càng sâu hơn vàothị trường nước ta Có thể thấy trước nhiều lĩnh vực sẽ bị cạnh tranh gay gắt.Cuộc cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt giữa các doanh nghiệp trong nước với doanhnghiệp nước ngoài được đầu tư, kinh doanh bình đẳng như các doanh nghiệptrong nước.

Thị trường lao động sẽ rất sôi động Có thể diễn ra tình trạng dịch chuyểnlao động giữa các thành viên WTO, trước hết là những nước trong khu vực, gâyra tình trạng thiếu nhân lực Nhân lực cao cấp sẽ tìm đến nơi có điều kiện phùhợp nhất với họ, cuộc cạnh tranh về nhân lực cao cấp sẽ gay gắt Vì vậy doanhnghiệp rất khó tìm được và giữ được nhân lực lao động kỹ thuật và nhân lực cấpcao cho doanh nghiệp mình.

Nhiều ưu đãi hiện hành trái với các cam kết trong WTO để bảo hộ doanhnghiệp trong nước, nhất là đối với doanh nghiệp nhà nước sẽ bị bãi bỏ Doanhnghiệp nhỏ và vừa sẽ gặp nhiều khó khăn Các doanh nghiệp được bình đẳngcạnh tranh trong kinh doanh, không kể đó là doanh nghiệp nhà nước, doanhnghiệp tư nhân hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; điều này sẽ gây khókhăn cho doanh nghiệp nước ta, nhất là khi đang còn nhiều yếu kém.

Doanh nghiệp nước ta chưa đủ thành thạo trong luật chơi chung Gia nhậpWTO, doanh nghiệp nước ta phải tiếp cận hệ thống luật lệ WTO và luật lệ củatừng đối tác; khi thương mại và đầu tư tăng nhanh, các cuộc kiện tụng về tranhchấp thượng mại có yếu tố nước ngoài, sở hữu trí tuệ sẽ nhiều hơn Thế nhưng,

Trang 20

hệ thống thể chế, chính sách nước ta chưa hoàn chỉnh, kinh nghiệm của hệ thốngtư pháp nước ta trong việc giải quyết các tranh chấp kinh tế có yếu tố nước ngoàicòn nhiều lung túng; doanh nhân nước ta cũng chưa rành về xuất nhập khẩu,thanh toán quốc tế, bảo hiểm quốc tế…

2 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanhnghiệp

Việt Nam là thành viên thứ 150 của WTO có nhiều thị rường rộng mở,được hưởng ưu đãi của tổ chức, có nhiều cơ hội để phát triển, đồng thời cũngphải cam kết thực hiện hoạt động bình đẳng và minh bạch, doanh nghiệp cũngđối mặt không ít với nhiều thách thức trước sự ồ ạt tràn vào của hàng hóa, dịchvụ nước ngoài Hội nhập kinh tế thế giới với sự tham gia vào những tổ chứcthương mại toàn cầu, khu vực mậu dịch tự do, hiệp hội song phương và đaphương…tham gia cạnh tranh trên thị trường quốc tế và chấp nhận cạnh tranhtrên thị trường nội địa không còn những bảo hộ thương mại của nhà nước Hộinhập kinh tế thế giới cũng là giai đoạn mà doanh nghiệp phải đối mặt mạnh hơnvới những rào cản kỹ thuật của khu vực và từng quốc gia riêng biệt Có thể nóitừ nay trở đi, Việt Nam đã chuyển sang một giai đoạn mới trong hội nhập kinh tếquốc tế Ở giai đoạn này mức độ cạnh tranh sẽ gay gắt hơn rất nhiều Và hơn aihết chính các doanh nghiệp mới là người trực tiếp bị tác động nhiều nhất Để chủđộng trong hội nhập, sẵn sàng vượt qua mọi thách thức, các doanh nghiệp khôngcòn cách nào khác là phải tự kiểm tra lại “sức khỏe” Mỗi doanh nghiệp cần phảinhìn nhận và đánh giá lại thực lực của mình một cách nghiêm túc Để có thể trụlại, phát triển và tiếp tục khằng định vị trí của mình trong điều kiện mới, cácdoanh nghiệp Việt Nam cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh, nhận dạng đầyđủ những cơ hội để tranh thủ phát huy thế mạnh của mình, đồng thời cũng phải

Trang 21

nhận thức đầy đủ những thách thức để chủ động đối phó với những nguy cơ cóthể xảy ra Tăng cường, nâng cao khả năng, năng lực cạnh tranh là tổng hợp cácgiải pháp, là giải pháp quan trọng nhất để các doanh nghiệp Việt Nam có thể hộinhập một cách hiệu quả vào nền kinh tế thế giới và khu vực Nếu như năng lựccạnh tranh của sản phẩm chỉ được đánh giá bằng chất lượng sản phẩm cao, giáthành hạ, điều kiện hậu mãi tốt… thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp lạiđo bằng năng lực quản lí, chất lượng lao động, chuyển giao công nghệ… Gianhập WTO, hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, để cùng hợp tác và cạnhtranh bình đẳng trên một thị trường rộng lớn toàn cầu…đó là công việc rất thiếtthân của mỗi doanh nghiệp , mỗi doanh nghiệp phải tự mình phát huy nội lực, cốgắng vươn lên.

Hội nhập vào nền kinh tế thế giới trong bối cảnh hiện nay mang đến chocác doanh nghiệp Việt Nam cả lợi ích cơ hội lẫn thách thức và nguy cơ Trongđó, khó khăn lớn nhất là cạnh tranh trong điều kiện không cân sức trong cuộccạnh tranh gay gắt Từ nay trở đi, các doanh nghiệp Việt Nam càng chịu sức épmạnh mẽ của nền kinh tế thế giới Doanh nghiệp nước ta còn yếu kém về nhiềumặt, nếu như không có cạnh tranh, doanh nghiệp vẫn có thể “bình chân như vại”;một số vẫn có thể dựa vào sự bao cấp, ưu ái của nhà nước Thế nhưng, bước vàohội nhập, phải cạnh tranh bình đẳng, không còn ưu ái bao cấp, doanh nghiệpbuộc phải đứng trước tình thế “tồn tại hay không tồn tại”; nếu doanh nghiệp biếtliên kết, liên doanh, nhân dịp này mà tiếp thu công nghệ mới, thu hút thêm vốn,đổi mới quản lí…thì thách thức của cạnh tranh lại chuyển thành thời cơ để doanhnghiệp “lột xác”, chuyển mình sang một con đường phát triển mới Đương nhiên,trong cuộc cạnh tranh mới, gay gắt và cam go này, có thể có những doanh nghiệpkhông trụ được, chịu phá sản nhưng đó là sự sàng lọc cần thiết, là “sự tàn phá

Trang 22

sáng tạo”, những doanh nghiệp trụ lại được trong cuộc sàng lọc khắt khe này sẽthực sự có sức sống, phát triển bền vững hơn Để có thể thành công trong sựsàng lọc khắt khe này, để đứng vững và vươn lên trong cuộc cạnh tranh gay gắthiện nay, doanh nghiệp Việt Nam cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh củamình, cần phải khẩn trương tạo thế và lực cho mình để tân dụng những thuận lợi,cơ hội, vượt qua những khó khăn, thách thức

Có thể nói rằng hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang tác động đến đời sốngkinh tế đất nước nói chung và khối doanh nghiệp nói riêng, trong đó việc nângcao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trở thành nhu cầu bức thiết Trongkhi Nhà nước tiếp tục thực hiện chính sách mở cửa; cải thiện môi trường đầu tưcho mọi thành phần kinh tế; phát triển các thị trường (đặc biệt là tài chính, laođộng); cải thiện đáng kể kết cấu hạ tầng, góp phần hỗ trợ tối đa cho đầu tư củacác thành phần kinh tế và tăng năng suất lao động nói chung; tạo lập môi trườngthể chế có hiệu quả theo hướng hỗ trợ tối đa cho nền kinh tế cạnh tranh và phùhợp với thông lệ cũng như các cam kết quốc tế… thì bản thân các doanh nghiêp-nhân tố trực tiếp tham gia và chịu tác động của tiến trình hội nhập, phải nổ lựctăng cường năng lực cạnh tranh, tạo cơ sở quan trọng để nâng cao năng lực cạnhtranh quốc gia

Trang 23

Chương II: PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG KHÔNG AIRIMEX

I Giới thiệu chung về công ty Airimex

1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Airimex

Công ty cổ phần xuât nhập khẩu Hàng không khi mới thành lập có tên gọiban đầu là: “Công ty xuất nhập khẩu chuyên ngành và dịch vụ Hàng không”.Ngày 21 tháng 3 năm 1989, Công ty xuất nhập khẩu chuyên ngành và dịch vụHàng không được thành lập theo quyết định số 197/QĐ/TCHK của tổng cụctrưởng Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam, đội ngũ lao động chính làphòng vật tư kĩ thuật của Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam trực thuộcBộ Quốc phòng Công ty là một bộ phận và chịu sự quản lí trực tiếp của Tổngcục Hàng không dân dụng Việt Nam với nhiệm vụ chính là tiến hành nghiệp vụxuất nhập khẩu ủy thác cho các đơn vị thuộc ngành Hàng không Việt Nam Lúc

Tên doanh nghiệp:

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu hàngkhông “chuyển đổi (CPH) từ DNNN,theo quyết định số 3892/QĐ – BGTVTngày 17/10/2005 của Bộ Giao thông vậntải”

EXPORT JOINT STOCK COMPANY

Bồ Đề, quận Long Biên

Người đại diện theo pháp

Trang 24

mới thành lập, công ty có 25 cán bộ công nhân viên là sĩ quan, công nhân viênquốc phòng; được tổ chức thành 3 phòng: Kế hoạch, nghiệp vụ thương mại và kếtoán tài vụ.

Sau khi luật Hàng không ra đời năm 1991, công ty xuất nhập khẩu chuyênngành và dịch vụ Hàng không được đặt dưới sự quản lí của Cục Hàng không dândụng Việt Nam Trong giai đoạn đầu, công ty hoạt động theo sự phân bố chỉ tiêucủa Cục Hàng không, hạch toán báo sổ Ngày 8/1/1993, Cục trưởng cục Hàngkhông dân dụng Việt Nam đã ra quyết định số 10/HKVN cho phép công ty đượchạch toán độc lập Ngày 30 tháng 7 năm 1994, Bộ Giao thông vận tải ra Quyếtđịnh số 1173/QĐ-TCCB-LĐ thành lập Công ty xuất nhập khẩu Hàng không vớimã ngành kinh tế kinh kỹ thuật là 25 (trong khoảng thời gian này ngành Hàngkhông Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải).

Ngày 17/10/2005, công ty tiến hành cổ phần hóa, chuyển đổi (cổ phầnhóa) từ doanh nghiệp nhà nước, theo quyết định số 3892/QĐ-BGTVT của Bộtrưởng Bộ Giao thông vận tải Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không làđơn vị thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty Hàng không Việt Namtheo nghị định số 04/CP của Chính phủ ban hành Nhiệm vụ chính của công ty làxuất nhập khẩu máy bay, động cơ, phụ tùng máy bay, trang thiết bị cho ngànhHàng không, vật liệu vật tư dân dụng khác Vốn điều lệ của công ty là 20 tỉ đồng,tổng số cán bộ công nhân viên là 120 người, thu nhập bình quân 3,5 triệuVND/người/tháng, mức chi trả cổ tức bình quân 7,2%/năm.

2 Chức năng nhiệm vụ – Ngành nghề kinh doanh

Ngày 8/1/1993, Cục trưởng cục Hàng không dân dụng Việt Nam đã raquyết định số 10/HKVN cho phép công ty được hạch toán độc lập Theo quyết

Trang 25

định số 3829/QĐ-BGTVT ngày 17/10/2005 của bộ trưởng bộ giao thông vận tải,công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không chuyển đổi (cổ phần hóa) từ doanhnghiệp nhà nước Công ty Airimex và các đơn vị thành viên khác trong Tổngcông ty Hàng không Việt Nam chịu sự trực tiếp của ban lãnh đạo tổng công tyHàng không Các công ty có mối quan hệ trực tiếp với nhau như bạn hàng truyềnthống của nhau về các loại hàng hóa, dịch vụ cho ngành Hàng không và cácngành khác có liên quan Mặc dù các đơn vị thành viên chịu sự quản lí chung củaTổng công ty Hàng không Việt Nam nhưng đó chỉ là sự quản lí về mặt hànhchính chứ không phải quản lí về mặt kinh tế Các đơn vị thành viên kinh doanhđộc lập và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình

Hoạt động kinh doanh chính của công ty Airimex là xuất nhập khẩu máybay, động cơ, phụ tùng máy bay, trang thiết bị cho ngành Hàng không Ngoài racông ty còn kinh doanh các lĩnh vực khác

Những ngành nghề kinh doanh của công ty:

- Kinh doanh máy bay, động cơ, dụng cụ, thiết bị, phụ tùng và vật tư máybay;

- Kinh doanh phương tiện, thiết bị, dụng cụ, vật tư và phụ tùng cho ngànhhàng không;

- Dịch vụ nhận gửi, chuyển, phát hàng hóa trong nước và quốc tế;- Đại lí bán vé, giữ chỗ hàng không trong nước và quốc tế;

- Lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế và các dịch vụ phục vụ khách du lịch(không bao gồm kinh doanh phòng hát karaoke, vũ trường, quán bar);

- Kinh doanh vật liệu, vật tư hàng hóa dân dụng;

Trang 26

- Kinh doanh trang thiết bị, máy móc y tế, vật tư, trang thiết bị trường học,đo lường, sinh học và môi trường, vật tư trang thiết bị văn phòng, các sản phẩmcơ điện, điện tử, điện máy và thiết bị tin học, thiết bị mạng máy tính;

- Kinh doanh rượu, bia nước giải khát (không bao gồm kinh doanh quánbar);

- Dịch vụ cho thuê văn phòng, nhà ở, nhà xưởng, kho bãi, kho ngoại quan;- Sản xuất, sữa chữa, lắp đặt, bảo hành, mua bán trang thiết bị, phươngtiện, vật tư và phụ tùng thay thế thuộc ngành công nghiệp, giao thông vận tải,xây dựng, nông nghiệp, dầu khí, điện, than, khoáng sản (trừ các loại khoáng sảnnhà nước cấm), xi măng, hóa chất (trừ hóa chất nhà nước cấm), bưu chính viễnthông, thể thao và các ngành công nghiệp giải trí khác;

- Xây lắp các công trình điện đến 35KV;- Kinh doanh xăng, dầu mỡ, khí hóa lỏng;

- Mua bán, cho thuê phương tiện vận tải đường bộ;- Đại lí mua, đại lí bán, ký gửi hàng hóa;

- Xuất nhập khẩu các sản phẩm, hàng hóa công ty kinh doanh;- Tư vấn du học;

- Kinh doanh hàng lương thực, thực phẩm và các sản phẩm chế biến từlương thực, thực phẩm.

3.Cơ cấu tổ chức

3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty

Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí của công ty

Trang 27

3.2 Các phòng ban và chức năng nhiệm vụ

3.2.1 Các phòng nghiệp vụ I, II, III

Công ty có 3 phòng nghiệp vụ I, II, và III phụ trách thực hiện các hoạtđộng xuất nhập khẩu cho công ty Phòng nghiệp vụ thực hiện các công việc củaquá trình kí kết và thực hiện hợp đồng.

3.2.2 Phòng kế hoạch, đầu tư lao động và tiền lương

Nhiệm vụ của phòng kế hoạch, đầu tư, lao động và tiền lương là :căn cứvào tình hình của công ty qua các năm, các thời kì, nghiên cứu thị trường đểphân tích, đánh giá và nắm bắt nhu cầu của khách hàng, lên kế hoạch hoạt độngkinh doanh của công ty trong thời gian tiếp theo; quản lí hành chính chung chocông ty bao gồm quản lí nhân sự, quản lí tài sản cố định, quản lí công văn; quảnlí việc giao nhận hàng, quản lí kho và đội xe; quản lí chung các hoạt động như:chuẩn bị kí kết hợp đồng, theo dõi tiến độ thực hiện hợp đồng; tổng hợp các báo

Phòng Kinh doanh

Phòng Tài chính kế

Chi nhánh

phía namCác

phòng Nghiệp vụ 1, 2

và 3Phòng Kế

hoạch, đầu tư, lao động và tiền lương

Tổng công ty Hàng Không Việt Nam

Ban Giám Đốc

Văn phòng đại diện bên Nga

Trang 28

cáo của các phòng ban trình giám đốc; hực hiện các công việc quảng cáo và quảnlí thông tin.

3.2.3 Phòng tài chính kế toán

Nhiệm vụ của phòng tài chính kế toán là thực hiện các công việc quản lívề tài chính chung cho toàn công ty như tình hình về tài sản, chi phí, doanh thu,lợi nhuận, thuế, lương…

Ngoài ra phòng tài chính có nhiệm vụ tham gia vào quá trình thực hiện,theo dõi quản lí hoạt động về tài chính trong toàn công ty theo các công việc sau:tổng hợp, theo dõi, quản lí trị giá của các hợp đồng, mở L/C và thực hiện cácđiều khoản liên quan đến hơp đồng, quản lí các chi phí cho việc kí kết và thựchiện hợp đồng, Phòng tài chính kế toán lập và nộp báo cáo quyết toán tài chínhtrong kì, hạch toán lãi lỗ các hợp đồng xuất nhập khẩu.

3.2.4 Phòng kinh doanh

Được thành lập từ năm 1995 để kinh doanh xuất nhập khẩu các loại hànghóa ngoài ngành, làm đại diện bán vé máy bay cho hãng Hàng không Việt Nam.

3.2.5 Chi nhánh phía nam

Chi nhánh phía nam thực hiện, giải quyết các công việc phía nam, thựchiện việc đàm phán, ký kết thực hiện và thanh lý các hợp đồng kinh tế mua bán,xuất nhập khẩu với khách hàng tại khu vực phía nam Tại chi nhánh này cũng cócác phòng ban như trụ sở chính.

3.2.6 Văn phòng đại diện bên Nga

Văn phòng đại diện bên Nga thực hiện việc tổ chức các hoạt động nghiêncứu thị trường, mở rộng thị trường các mặt hàng xuất nhập khẩu, tổ chức hoạtđộng xúc tiến thương mại ở Liên Bang Nga, các nước Đông Âu.

II Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty

Trang 29

1 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn2002-2007

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không là đơn vị kinh doanh XNKchuyên ngành của ngành Hàng không với nhiệm vụ chủ yếu là nhập khẩu uỷ thácvật tư, phụ tùng máy bay cho Vietnam Airlines và một số trang thiếtbị phục vụmặt đất cho các Cụm cảng Hàng không Tuy khối lượng hàng hoá nhập khẩu uỷthác từ các đơn vị trong Tổng Công ty qua Công ty tương đối lớn và ổn định vớikim ngạch nhập khẩu cho lĩnh vực này khoảng 25-30triệu USD/ năm, nhưng đểtránh phụ thuộc vào Tổng Công ty, tạo thế chủ động trong kinh doanh, tăng việclàm và thu nhập cho người lao động, Công ty có những phương án, định hướngphát triển kinh doanh ngoài ngành, đến nay đã vươn ra rất nhiều lĩnh vực nhưXây dựng; Công nghiệp; Nông nghiệp; Y tế; Giao thông vận tải và đã thu đượcnhững kết quả tốt.

Những sự kiện lớn ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động sản xuất kinhdoanh của công ty: Từ ngày 1/1/1995, việc xuất nhập khẩu nhiên liệu bay củacông ty đã chuyển sang cho công ty xăng dầu hàng không Năm 1996, các cụmcảng hàng không, trung tâm quản lí bay được Chính Phủ cho phép chuyển đổithành công ty công ích, được phép xuất nhập khẩu trực tiếp Đây là những lí dolàm cho các mặt hàng chủ yếu và cơ bản của công ty bị cắt giảm Năm 2001-2003, công ty xây thêm trụ sở và cho thuê Năm 2005, công ty mở rộng nhiềuhoạt động kinh doanh ngoài ngành nên doanh thu tăng đáng kể Ngày

17/10/2005, theo quyết định số 3829/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông

vận tải, công ty xuất nhập khẩu Hàng không chuyển đổi thành công ty cổ phầnxuất nhập khẩu Hàng không.

Trang 30

Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Airimex giai đoạn 2001-2007:

Đơn vị: 1000VNĐNăm

Chỉ tiêu

1 Tổng doanh thu

32.298.200 49.902.757 52.872.441 58.075.545 103.439.873 107.000.000 128.450.0002 Tổng chi phí 31.677.035 49.208.481 52.038.491 57.166.539 102.365.348 104.945.861 125.882.3263 Nộp NSNN 3.556.030 4.434.118 4.700.165 3.276.437 5.440.191 5.993.317 6.422.500

Trang 31

Từ bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn2003-2007, ta thấy công ty luôn hoạt động kinh doanh có lãi, kết quả hoạt độngsản xuất kinh doanh của công ty không ngừng tăng lên qua các năm thể hiện quaviệc tăng lên của doanh thu, lợi nhuận, thu nhập bình quân hàng năm, năm saucao hơn năm trước Đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty đượcnâng cao Hàng năm công ty đã đóng góp vào ngân sách nhà nước hàng tỉ đồng,trong những năm gần đây mức đóng góp này tăng cao, góp phần vào công cuộcphát triển chung của nền kinh tế đất nước.

2001200220032004200520062007Năm

Trang 32

Nguồn: Phòng kế hoạch đầu tư, lao động và tiền lương-công ty Airimex

Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng doanh thu của công ty Airimex giai đoạn 2007:

Tốc độ tăng trưởng

doanh thu 0% 54,5% 6,0% 9,8% 78,1% 3,4% 20,0%

Nguồn: Phòng kế hoạch đầu tư, lao động và tiền lương-công ty Airimex

Từ năm 2001 đến năm 2007, tốc độ tăng trưởng doanh thu luôn dương,doanh thu của công ty luôn tăng Năm 2002, doanh thu của công ty tăng mạnh(tăng 54,5%) Trong hai năm 2003 và 2004, doanh thu vẫn duy trì mức cao củanăm 2002, cũng có tăng nhưng tăng chậm, dưới 10% (năm 2003: 6%, năm 2004:9,8%) Đặc biệt vào năm 2005, doanh thu của công ty tăng đột biến Doanh thutăng từ 58 tỷVNĐ năm 2004 lên đến 103 tỷ năm 2005, tốc độ tăng trưởng doanhthu năm 2005 là 78,1% Và từ 2005 đến nay công ty luôn giữ được mức doanhthu cao, năm 2006 doanh thu đạt 107 tỷ VNĐ (tăng 3,44% so với năm 2005),doanh thu năm 2007 đạt 128,45 tỷ VNĐ (tăng 20,05% so với năm 2006) Từnăm 2005, tổng doanh thu của công ty tăng cao so với những năm trước đó vìtrong những năm này công ty đã có được những hợp đồng nhập khẩu có giá trịlớn của ngành Hàng không, đáp ứng nhu cầu đầu tư mở rộng và phát triển củangành; công ty mở rộng các lĩnh vực hoạt động kinh doanh và đều kinh doanh cóhiệu quả, tạo thế chủ động trong kinh doanh, tăng doanh thu, tăng việc làm vàthu nhập cho người lao động Công ty Airimex là công ty đầu tiên hoạt độngtrong lĩnh vực xuất nhập khẩu chuyên ngành của ngành hàng không, trong những

Trang 33

năm đầu mơi hoạt động, công ty gần như độc quyền trong lĩnh vực này Trãi quanhiều năm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu chuyên ngànhphục vụ ngành Hàng không, công ty đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm và tạodựng được uy tín với các bạn hàng, luôn cung cấp đầy đủ, kịp thời, đáp ứng tốtcác yêu cầu trong hợp đồng nhập khẩu ủy thác, hiệu quả kinh doanh của công tykhông ngừng tăng lên.

Trang 34

Bảng 3: Cơ cấu doanh thu của công ty Airimex giai đoạn 2001-2007

Đơn vị: 1000VNĐ Năm

1 Nhập khẩu 25.515.578 39.662.712 42.098.508 46.974.212 85.572.343 86.601.434 104.291.4862 Cho thuê, bán vé máy

3 Xây lắp công trình 647.719 1.011.791 1.130.108 1.283.975 1.473.922 1.580.138 1.738.1524 Xuất khẩu 2.583.856 4.251.715 4.356.689 4.663.478 8.595.853 8.775.070 10.530.0845 Kinh doanh khác 2.725.309 4.573.210 4.374.885 4.531.872 6.026.158 7.263.125 8.554.000

Tổng doanh thu 32.298.200 50.401.785 52.872.441 58.575.554 103.439.873 107.000.000 128.450.000

Nguồn: Phòng kế hoạch đầu tư, lao động và tiền lương-công ty Airimex

Trang 35

Qua bảng số liệu ta thấy doanh thu từ hoạt động nhập khẩu là lớn nhất vàchiểm tỉ trọng chủ yếu trong tổng doanh thu của công ty Airimex (chiếm đến 79%-85% trong tổng doanh thu) Tiếp theo là sự đóng góp vào tổng doanh thu của doanhthu từ hoạt động xuất khẩu (chiếm 8%-8,5% tổng doanh thu) Doanh thu từ các hoạtđộng còn lại chiếm tỉ trọng tương đối nhỏ: bán vé máy bay và cho thuê nhà xưởngchiếm 2,5%-3%;xây lắp công trình chiếm từ 1% đến 2%; hoạt động kinh doanh khácnhư kinh doanh bia, rượu, khách sạn, du lịch chiếm 6%-8% tổng doanh thu Doanhthu từ tất cả các hoạt động kinh doanh của công ty đều tăng lên hàng năm.

2001200220032004200520062007năm

Trang 36

Bảng 4: Tốc độ tăng trưởng LNTT, LNTT/TVKD của công ty giai đoạn2001-2007

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007Tốc độ tăng trưởng

LNTT/TVKD 0,031 0,030 0,036 0,034 0,037 0,066 0,068

Nguồn: Phòng kế hoạch đầu tư, lao động và tiền lương-công ty Airimex

Trong giai đoạn 2001-2007, lợi nhuận của công ty tăng lên hàng năm Từnăm 2002 đến năm 2005, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của công ty đều cao, năm2002 là 11,8%; năm 2003 là 20,1%; năm 2004 là 9% và năm 2005 là 18,2% Đặcbiệt, vào năm 2006, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của công ty có bước nhảy vọt(lên đến 91,2%) Và sang năm 2007, công ty đã đạt được mức lợi nhuận cao hơnnăm 2006 là 25% Trong hai năm 2006 và 2007, công ty đạt được mức lợi nhuậncao hơn rất nhiều so với những năm trước như vậy là do công ty đã chuyển sangcông ty cổ phần, đã chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh với nhiều ngànhnghề kinh doanh đa dạng Trong những năm này, công ty nhập những mặt hàngcó giá trị lớn trong và ngoài ngành, đặc biệt là đã có nhiều kinh nghiệm trongđấu thầu và tạo được uy tín đối với các bạn hàng ngoài ngành có tiềm năng lớnnhư: ngành điện, ngành dầu khí, ngành y tế…

Tỉ lệ lợi nhuận trước thuế/tổng vốn kinh doanh qua các năm cũng cónhiều biến động Từ năm 2003 đến năm 2005, tỉ lệ này biến động tương đối nhỏ(khoảng 0,03%); đến năm 2006 và 2007, tỉ lệ này tăng lên đáng kể (gần 0,07%)cho thấy trong những năm gần đây hiệu quả sử dụng vốn cũng như hiệu quả kinhdoanh của công ty đã tăng Tuy nhiên tỉ lệ này vẫn còn thấp Lợi nhuận tăng, thu

Trang 37

nhập và mức sống của cán bộ công nhân viên cũng tăng lên Đây là yếu tố thuậnlợi thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của công ty.

+ Về kim ngạch xuất nhập khẩu

Bảng 5: Bảng kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty giai đoạn 2002-2007

Đơn vị: USD

Chỉ tiêu 200220032004200520062007

I Nhập khẩu

1 Phụ tùng máy bay18.033.940 22.077.664 25.075.582 31.839.269 32.514.56834.790.5882 Thiết bị sân bay6.091.7836.671.781928.9731.029.5391.102.5171.179.6933 Thiết bị quản lí bay701.536893.2671.099.9311.167.6941.273.8961.363.0694 Thiết bị ngành

điện, cơ khí

3.625.9191.817.9723.993.7144.038.8714.039.0014.321.7315 Máy xây dựng2.392.1622.458.7642.807.6353.050.7323.139.6753.359.4526 Thiết bị hàng hóa

dân dụng khác

3.507.3113.792.5034.972.6985.114.9255.572.6195.962.702Tổng kim ngạch nhập

45.11346.67548.85049.91550.27053.789Tổng kim ngạch xuất

III Tổng kim ngạchxuất nhập khẩu

39.068.867 41.412.998 45.140.168 47.020.000 48.430.60051.820.742

Nguồn: Phòng kế hoạch đầu tư, lao động và tiền lương-công ty Airimex

Biểu đồ 3: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập của công tyAirimex giai đoạn 2002-2007

Trang 38

Nguồn: Phòng kế hoạch đầu tư, lao động và tiền lương-công ty Airimex

Giống như sự tăng lên của doanh thu và lợi nhuận, kim ngạch xuất khẩu,nhập khẩu của công ty tăng hàng năm Điều này cho thấy công ty có đường lốikinh doanh xuất nhập khẩu hợp lí và ngày càng được bạn hàng tin cậy Trong đó,tỉ trọng kim ngạch nhập khẩu chiếm tỉ lệ lớn và chủ yếu, còn kim ngạch xuấtkhẩu chiếm tỉ trọng nhỏ Trong năm 2007, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuấtnhập khẩu đạt 7%, nhưng trong hai năm 2005 và 2006 chỉ đạt 4,2% và 3% Tốcđộ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2007 cao vì năm 2007, công tácđầu tư của ngành hàng không Việt Nam có nhiều khởi sắc, việc đầu tư hạ tầng cơsở các cảng hàng không được đặc biệt chú trọng theo hướng tập trung đầu tư xâymới Do đó nhu cầu nhập khẩu trang thiết bị, máy móc của ngành hàng khôngtăng cao nên công ty đã có được nhiều hợp đồng nhập khẩu ủy thác có giá trị lớntừ các bạn hàng Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu luôn dương

Trang 39

chứng tỏ công ty đã tạo được uy tín với các bạn hàng trong và ngoài ngành,những hợp đồng ngày càng tăng cả trong và ngoài ngành, trong xuất khẩu vànhập khẩu Thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu của công ty hiện nay là các nướcASEAN, EU, Nga và Mỹ.

Kim ngạch nhập khẩu tăng lên hàng năm, đó là vì công ty đã đáp ứngđược nhu cầu nhập khẩu ủy thác vật tư, phụ tùng máy bay cho Vietnam Airlinesvà một số trang thiết bị phục vụ mặt đất cho các Cụm cảng Hàng không Khốilượng hàng hoá nhập khẩu uỷ thác từ các đơn vị trong Tổng Công ty qua Công tytương đối lớn và ổn định với kim ngạch nhập khẩu cho lĩnh vực này khoảng 25-30triệu USD/ năm Thông qua việc nhập khẩu ủy thác máy móc, thiết bị chongành Hàng không và các đơn vị khác ngoài ngành, công ty đã thu được nhiềuphí ủy thác qua các hợp đồng đó Ngoài ra, công ty đã tham gia đấu thầu ngoàingành và đã trúng thầu một số gói thầu có giá trị lớn như: công trình nhà máythủy điện Hòa Bình với tổng giá trị 232000USD, công trình thủy điện Thác Bà,nhà máy thủy điện Trị An 450000USD… Mặt khác, doanh số mặt hàng tự kinhdoanh ngày càng tăng lên, tạo đà thuận lợi để công ty đẩy mạnh hoạt động kinhdoanh.

2 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Airimex trong thời gian qua

Trải qua gần 20 năm hoạt động kinh doanh, trong bối cảnh nền kinh tếViệt Nam nói chung và ngành Hàng không nói riêng có nhiều thay đổi, Airimextừng bước vượt qua những khó khăn ban đầu, phát huy những lợi thế của mìnhtận dụng cơ hội, dần dần tích lũy được nhiều kinh nghiệm, nâng cao dần hiệuquả kinh doanh, tạo dựng uy tín, danh tiếng cho công ty Airimex luôn hoànthành xuất sắc nhiệm vụ chính của mình là nhập khẩu máy bay, khí tài, vật tưphục vụ cho ngành hàng không, góp phần vào đảm bảo hoàn thành mục tiêu

Trang 40

chung của ngành Hàng không Trong những năm gần đây, Airimex đã đạt đượcnhững thành tựu to lớn, đưa Airimex vững bươc đi lên, tạo được uy tín với kháchhàng Tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế cần sớm khắc phục.

2.1 Những thành tựu

Nhìn chung, công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không Airimex là mộtdoanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả Trong quá trình kinh doanh, côngty đã tỏ ra năng động, sáng tạo, tích cực nghiên cứu thị trường, nắm bắt được cácnhu cầu trong và ngoài nước, đã đáp ứng được các nhu cầu, yêu cầu tiêu chuẩncao về hàng hóa, đảm bảo thực hiện đúng hợp đồng Trong quan hệ với các đốitác nước ngoài, công ty đã tìm kiếm và củng cố được các mối quan hệ với cácnhà cung ứng ở nhiều nước khác nhau, tăng khả năng lựa chọn thị trường, nângcao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Từ khi cổ phần hóa đến nay, công ty Airimex đã đạt nhiều thành tựu đángkể Công ty vẫn vừa hoàn thành tốt những nhiệm vụ mà Tổng công ty Hàngkhông giao cho, đảm bảo việc cung cấp trang thiết bị máy móc phục vụ ngànhHàng không, vừa đảm bảo việc kinh doanh có lãi và không ngừng được mở rộng.Công ty không những xây dựng được tòa nhà làm trụ sở chính để giao dịch màcòn tiến hành kinh doanh cho thuê, tăng thêm lợi nhuận

Mặc dù phải cạnh tranh với một số công ty được phép xuất nhập khẩu trựctiếp khác, công ty vẫn luôn có được các hợp đồng ủy thác của ngành Hàng khôngnhư Cụm cảng Hàng không, Trung tâm quản lí bay, Trung tâm khai thác mặtđất… Thông qua việc nhập khẩu ủy thác máy móc, thiết bị ngành Hàng không vàcác đơn vị khác ngoài ngành, công ty đã thu được nhiều phí ủy thác qua các hợpđồng đó Đó là nhờ công ty có kinh nghiệm lâu năm về kinh doanh xuất nhập

Ngày đăng: 03/12/2012, 15:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công tyAirimex giai đoạn 2001-2007: - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Cty cổ phần XNK Hàng không Airimex
Bảng 1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công tyAirimex giai đoạn 2001-2007: (Trang 30)
Bảng 1:  Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Airimex giai đoạn 2001-2007: - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Cty cổ phần XNK Hàng không Airimex
Bảng 1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Airimex giai đoạn 2001-2007: (Trang 30)
Từ bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2003-2007, ta thấy công ty luôn hoạt động kinh doanh có lãi, kết quả hoạt động  sản xuất kinh doanh của công ty không ngừng tăng lên qua các năm thể hiện qua  việc tăng lên của doanh thu, - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Cty cổ phần XNK Hàng không Airimex
b ảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2003-2007, ta thấy công ty luôn hoạt động kinh doanh có lãi, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty không ngừng tăng lên qua các năm thể hiện qua việc tăng lên của doanh thu, (Trang 31)
Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng doanh thu của công tyAirimex giai đoạn 2001-2007: - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Cty cổ phần XNK Hàng không Airimex
Bảng 2 Tốc độ tăng trưởng doanh thu của công tyAirimex giai đoạn 2001-2007: (Trang 32)
Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng doanh thu của công ty Airimex giai đoạn  2001-2007: - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Cty cổ phần XNK Hàng không Airimex
Bảng 2 Tốc độ tăng trưởng doanh thu của công ty Airimex giai đoạn 2001-2007: (Trang 32)
Bảng 3: Cơ cấu doanh thu của công tyAirimex giai đoạn 2001-2007 - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Cty cổ phần XNK Hàng không Airimex
Bảng 3 Cơ cấu doanh thu của công tyAirimex giai đoạn 2001-2007 (Trang 34)
Qua bảng số liệu ta thấy doanh thu từ hoạt động nhập khẩu là lớn nhất và chiểm tỉ trọng chủ yếu trong tổng doanh thu của công ty Airimex  (chiếm đến  79%-85% trong tổng doanh thu) - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Cty cổ phần XNK Hàng không Airimex
ua bảng số liệu ta thấy doanh thu từ hoạt động nhập khẩu là lớn nhất và chiểm tỉ trọng chủ yếu trong tổng doanh thu của công ty Airimex (chiếm đến 79%-85% trong tổng doanh thu) (Trang 35)
Bảng 4: Tốc độ tăng trưởng LNTT, LNTT/TVKD của công ty giai đoạn 2001-2007 - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Cty cổ phần XNK Hàng không Airimex
Bảng 4 Tốc độ tăng trưởng LNTT, LNTT/TVKD của công ty giai đoạn 2001-2007 (Trang 36)
Bảng 4: Tốc độ tăng trưởng LNTT, LNTT/TVKD của công ty giai đoạn  2001-2007 - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Cty cổ phần XNK Hàng không Airimex
Bảng 4 Tốc độ tăng trưởng LNTT, LNTT/TVKD của công ty giai đoạn 2001-2007 (Trang 36)
Bảng 5: Bảng kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty giai đoạn 2002-2007 - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Cty cổ phần XNK Hàng không Airimex
Bảng 5 Bảng kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty giai đoạn 2002-2007 (Trang 37)
Bảng 5: Bảng kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty giai đoạn 2002-2007 - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Cty cổ phần XNK Hàng không Airimex
Bảng 5 Bảng kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty giai đoạn 2002-2007 (Trang 37)
Bảng 6: Cơ cấu lao động của công tyAirimex năm 2007 Chỉ tiêuSố lượng (người) Tỉ trọng (%) 1.Phân theo trình độ học vấn - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Cty cổ phần XNK Hàng không Airimex
Bảng 6 Cơ cấu lao động của công tyAirimex năm 2007 Chỉ tiêuSố lượng (người) Tỉ trọng (%) 1.Phân theo trình độ học vấn (Trang 49)
Bảng 6: Cơ cấu lao động của công ty Airimex năm 2007 Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỉ trọng (%) 1.Phân theo trình độ học vấn - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Cty cổ phần XNK Hàng không Airimex
Bảng 6 Cơ cấu lao động của công ty Airimex năm 2007 Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỉ trọng (%) 1.Phân theo trình độ học vấn (Trang 49)
Bảng8: Hiệu quả sử dụng vốn của công tyAirimex giai đoạn 2002-2007 - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Cty cổ phần XNK Hàng không Airimex
Bảng 8 Hiệu quả sử dụng vốn của công tyAirimex giai đoạn 2002-2007 (Trang 53)
Bảng 7: Cơ cấu vốn của công tyAirimex giai đoạn 2003-2007 - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Cty cổ phần XNK Hàng không Airimex
Bảng 7 Cơ cấu vốn của công tyAirimex giai đoạn 2003-2007 (Trang 53)
Bảng 9: Thị phần của các doanh nghiệp nhập khẩu trang thiếtbị phục vụ ngành hàng không - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Cty cổ phần XNK Hàng không Airimex
Bảng 9 Thị phần của các doanh nghiệp nhập khẩu trang thiếtbị phục vụ ngành hàng không (Trang 55)
Bảng 9: Thị phần của các doanh nghiệp nhập khẩu trang thiết bị phục vụ  ngành hàng không - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Cty cổ phần XNK Hàng không Airimex
Bảng 9 Thị phần của các doanh nghiệp nhập khẩu trang thiết bị phục vụ ngành hàng không (Trang 55)
10: Bảng mức phí ủy thác xuất nhập khẩu của công ty - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Cty cổ phần XNK Hàng không Airimex
10 Bảng mức phí ủy thác xuất nhập khẩu của công ty (Trang 57)
10: Bảng mức phí ủy thác xuất nhập khẩu của công ty - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Cty cổ phần XNK Hàng không Airimex
10 Bảng mức phí ủy thác xuất nhập khẩu của công ty (Trang 57)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w