Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Cty cổ phần XNK Hàng không Airimex
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: THS. BÙI ĐỨC TUÂN MỞ ĐẦU Gia nhập WTO (7/11/2006), kinh tế Việt Nam hội nhập sâu hơn, toàn diện hơn vào nền kinh tế thế giới. Hội nhập vào nền kinh tế thế giới trong bối cảnh hiện nay mang đến cho các doanh nghiệp Việt Nam cả lợi ích cơ hội lẫn thách thức và nguy cơ. Trong đó, khó khăn lớn nhất là cạnh tranh trong điều kiện không cân sức trong cuộc cạnh tranh gay gắt. Từ nay trở đi, các doanh nghiệp Việt Nam càng chịu sức ép mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới. Trước tình hình mới, bước vào sân chơi, thị trường buôn bán toàn cầu, để có thể trụ lại, phát triển và tiếp tục khằng định vị trí của mình trong điều kiện mới, yêu cầu đối với các doanh nghiệp nước ta là phải thành công trong hội nhập, phải nhanh chóng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của từng sản phẩm, hàng hóa cũng như của toàn doanh nghiệp. Công ty Airimex là đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu chuyên ngành của ngành Hàng không. Sau gần 18 năm hoạt động kinh doanh, công ty đã gặt hái được nhiều thành công, từng bước đưa Airimex tiến vững chắc trong lĩnh vực kinh doanh chính là kinh doanh xuất nhập khẩu chuyên ngành của ngành Hàng không và mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh sang nhiều lĩnh vực khác như xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp, y tế, giao thông vận tải . Cũng như các doanh nghiệp Việt Nam khác, quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế mang đến cho Airimex nhiều cơ hội và thách thức mới. Do đó, trong tiến trình hội nhập chung của đất nước, công ty Airimex cần phải phát huy thế mạnh của công ty Airimex, tận dụng được các cơ hội mà quá trình hội nhập đưa đến, vượt qua thách thức, khó khăn, hạn chế tối đa điểm yếu nhằm mục đích tồn tại và phát triển, giữ vững và nâng cao vị thế, uy tín, thị phần, hiệu quả kinh doanh của công SV: MAI THỊ THU PHƯƠNG Lớp: Kế hoạch 46B 1 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: THS. BÙI ĐỨC TUÂN ty Airimex trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu chuyên ngành hàng không và trong các lĩnh vực kinh doanh khác. Tóm lại, để thành công trong bối cảnh hiện nay, giải pháp tổng hợp, quan trọng nhất của công ty Airimex là phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Do sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không Airimex, trong thời gian thực tập tại công ty, được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo, thạc sĩ Bùi Đức Tuân và sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ nhân viên phòng kế hoạch đầu tư lao động và tiền lương của công ty, em đã chọn đề tài nghiên cứu: “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không Airimex”. Lĩnh vực kinh doanh chính và đồng thời cũng là nhiệm vụ của công ty là kinh doanh xuất nhập khẩu chuyên ngành của ngành Hàng không. Do đó em giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu chuyên ngành của ngành Hàng không. Mục đích nghiên cứu của chuyên đề này là phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty Airimex; qua đó đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm năng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Trong bài viết của mình, em đã sử dụng các phương pháp: phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp mô hình, phương pháp thống kê, phương pháp toán kinh tế .Đồng thời, em đã vận dụng các kiến thức về kinh tế học vĩ mô, kinh tế học vi mô, kế hoạch kinh doanh, chiến lược kinh doanh… vào nghiên cứu thực tế công ty. Kết cấu của chuyên đề gồm 3 chương: Chương 1: Sự cần thiết của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. SV: MAI THỊ THU PHƯƠNG Lớp: Kế hoạch 46B 2 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: THS. BÙI ĐỨC TUÂN Chương 2: Phân tích năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không Airimex. Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không Airimex. Trong quá trình thực tập và nghiên cứu chuyên đề em luôn nhận được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Ths. Bùi Đức Tuân và sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ nhân viên trong công ty Airimex. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Bùi Đức Tuân, các cán bộ nhân viên trong công ty Airimex đã giúp đỡ em hoàn thành chuyền đề này. Em rất mong nhận được sự nhận xét, góp ý của thầy giáo để bài viết của em hoàn thiện hơn SV: MAI THỊ THU PHƯƠNG Lớp: Kế hoạch 46B 3 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: THS. BÙI ĐỨC TUÂN Chương I: SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC CANH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP I. Lý thuyết về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 1. Các khái niệm cơ bản 1.1. Cạnh tranh Theo từ điển kinh tế, “cạnh tranh được hiểu là quá trình ganh đua hoặc tranh giành giữa ít nhất hai đối thủ nhằm có được những nguồn lực hoặc ưu thế về sản phẩm hoặc khách hàng về phía mình, đạt được lợi ích tối đa”. (Nguồn: Các ngành dịch vụ Việt Nam – Năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Thống kê, Hà Nội) Một cách chung nhất, cạnh tranh là quan hệ kinh tế giữa các chủ thể kinh tế của nền kinh tế thị trường, cùng theo đuổi mục đích tối đa hóa lợi ích. Trong cạnh tranh, các chủ thể ganh đua nhau tìm mọi biện pháp để đạt được mục tiêu kinh tế của mình, thông thường các mục tiêu này là chiếm lĩnh thị trường, giành giật khách hàng, cũng như các điều kiện sản xuất và khu vực thị trường có lợi nhất. Mục đích cuối cùng của các chủ thể trong quá trình cạnh tranh là tối đa hóa lợi ích. Các doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, người tiêu dùng theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi ích tiêu dùng, sự tiện lợi và chính phủ theo đuổi mục tiêu tối đa hóa phúc lợi công cộng. 1.2 Năng lực cạnh tranh Khái niệm năng lực cạnh tranh được áp dụng với cả hai cấp độ: cấp vĩ mô bao gồm năng lực cạnh tranh của quốc gia và thậm chí là của một khu vực và cấp SV: MAI THỊ THU PHƯƠNG Lớp: Kế hoạch 46B 4 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: THS. BÙI ĐỨC TUÂN vi mô bao gồm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của các ngành kinh doanh và của sản phẩm. Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp (HLFIC) của OECD định nghĩa năng lực cạnh tranh là “khả năng của các doanh nghiệp, các ngành, các quốc gia hoặc khu vực tạo ra thu nhập tương đối cao hơn và mức độ sử dụng lao động cao hơn, trong khi vẫn đối mặt với cạnh tranh quốc tế”. (Nguồn: Các ngành dịch vụ Việt Nam – Năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Thống kê, Hà Nội). Đây là một cách định nghĩa đã kết hợp cả cấp độ doanh nghiệp, ngành và cấp độ quốc gia. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, em chỉ nghiên cứu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp theo cách đơn giản nhất có thể hiểu là “khả năng nắm giữ thị phần nhất định với mức độ hiệu quả chấp nhận được. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng hãng đã bán được hàng nhanh, nhiều hơn so với đối thủ cạnh tranh trên một thị trường cụ thể về một loại hàng cụ thể”. (Nguồn: Các ngành dịch vụ Việt Nam – Năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Thống kê, Hà Nội). Quan niệm này có thể áp dụng đối với từng doanh nghiệp, cũng như đối với một ngành công nghiệp của một quốc gia trong cuộc cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới. 2. Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 2.1. Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp 2.1.1 Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô a. Yếu tố kinh tế SV: MAI THỊ THU PHƯƠNG Lớp: Kế hoạch 46B 5 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: THS. BÙI ĐỨC TUÂN Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty. Vì các yếu tố này tương đối rộng nên công ty cần nghiên cứu, xem xét và chọn lọc để nhận biết tác động cụ thể, ảnh hưởng trực tiếp nhất của những yếu tố chủ yếu. Yếu tố kinh tế bao gồm: Tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thất nghiệp, chính sách và biện pháp kinh tế vĩ mô, tỷ lệ lãi suất, tỷ giá hối đoái, quan hệ giao lưu quốc tế… b. Yếu tố công nghệ Ngày nay, công nghệ đóng một vai trò rất quan trọng trong cạnh tranh và phát triển. Công nghệ được coi là một yếu tố chiến lược cực kì quan trọng. Hiện nay hầu hết các công ty lớn trên thế giới đều do làm chủ được tiến bộ công nghệ. Công nghệ mới tạo ra ngành mới. Công nghệ cũng tạo ra nhiều phương pháp sản xuất mới. Công nghệ cho phép giảm bớt chi phí nhân công… c. Yếu tố chính trị và luật pháp Môi trường chính trị bao gồm: vấn đề điều hành của Chính phủ, hệ thống luật pháp và các thông tư chỉ thị, vai trò của các nhóm xã hội. Những diễn biến của các yếu tố thuộc về chính trị và luật pháp ảnh hưởng rất mạnh và cũng rất trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khi môi trường chính trị ổn định thì môi trường đầu tư tốt hơn, rủi ro đầu tư của doanh nghiệp ít đi. Hoạt động kinh doanh cũng phải đặt trong khuôn khổ của một môi trường pháp lí cụ thể. Luật pháp ảnh hưởng đến doanh nghiệp trên 2 khía cạnh: Luật pháp áp dụng chung và luật pháp áp dụng cho từng ngành cụ thể. Ngoài ra các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường quốc tế cần phải am hiểu luật pháp và thông lệ quốc tế. d. Yếu tố xã hội SV: MAI THỊ THU PHƯƠNG Lớp: Kế hoạch 46B 6 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: THS. BÙI ĐỨC TUÂN Cùng với sự phát triển kinh tế, các yếu tố xã hội ngày càng có tác động nhiều hơn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Yếu tố xã hội bao gồm các vấn đề nhân khẩu như quy mô và tốc độ dân số, cơ cấu dân số, tình trạng hôn nhân và gia đình, sự đô thị hóa…; vấn đề văn hóa như bản sắc, truyền thống, phong tục tập quán, lối sống, trào lưu, xu hướng…. 2.1.2 Các yêú tố thuộc môi trường ngành Sử dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter. Theo mô hình này, ảnh hưởng đến cấu trúc cạnh tranh trong một ngành có các yếu tố sau đây: a. Áp lực cạnh tranh nội bộ Cạnh tranh nội bộ là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện đang có mặt trong ngành. Sự cạnh tranh giữa các công ty trong ngành là yếu tố quan trọng tạo ra cơ hội hoặc mối đe dọa cho các công ty. Nếu sự cạnh tranh giữa các công ty trong ngành yếu, các công ty có cơ hội nâng giá nhằm thu được lợi nhuận cao hơn. Nếu sự cạnh tranh này là gay gắt thì sẽ dẫn đến cạnh tranh quyết liệt về giá, nguy cơ làm giảm lợi nhuận của các công ty. Áp lực cạnh tranh nội bộ chịu sự tác động tổng hợp của 3 yếu tố: tình trạng của cầu, cấu trúc của ngành, và sự tồn tại của các rào cản rút lui. b. Áp lực cạnh tranh từ khách hàng Khách hàng có thể gây ra áp lực cạnh tranh với công ty khi họ đẩy giá cả xuống hoặc khi họ yêu cầu chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt hơn làm cho chi phí hoạt động của công ty tăng lên. Nguồn gốc của áp lực cạnh tranh từ khách hàng là quyền lực đàm phán của khách hàng ( bargaining power). Một số yếu tố đánh giá quyền lực đàm phán của khách hàng: Số lượng doanh nghiệp so với số lượng khách hàng. Quy mô tương đối của doanh nghiệp so với khách hàng. SV: MAI THỊ THU PHƯƠNG Lớp: Kế hoạch 46B 7 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: THS. BÙI ĐỨC TUÂN Khả năng thay thế sản phẩm. Chi phí chuyển đổi khách hàng. Thông tin khách hàng. Áp lực cạnh tranh từ nhà cung cấp Các doanh nghiệp thường phải quan hệ với các tổ chức cung cấp các nguồn hàng khác nhau như vật tư thiết bị, nguồn lao động và tài chính. Các nhà cung cấp được coi là sự đe dọa mang tính cạnh tranh đối với công ty khi họ có thể đẩy giá hàng cung cấp cho công ty lên, làm tăng chi phí, ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Nguồn gốc của áp lực cạnh tranh từ nhà cung cấp là quyền lực đàm phán của nhà cung cấp. Các yếu tố làm nên quyền lực đàm phán của nhà cung cấp cũng tương tự như các yếu tố làm nên quyền lực đàm phán của khách hàng. c. Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế Sản phẩm thay thế là sản phẩm của các ngành khác nhưng lại có khả năng thỏa mãn cùng một nhu cầu với các sản phẩm hiện tại của ngành. Sức ép cạnh tranh từ những sản phẩm thay thế lớn, nó giới hạn mức giá một công ty có thể định ra và do đó ảnh hưởng đến mức lợi nhuận của công ty. Đánh giá áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế thông qua mối quan hệ giữa chất lượng và giá cả của sản phẩm thay thế và thay thế nội bộ. Mối quan hệ giữa giá cả và chất lượng của sản phẩm thay thế được xem là yếu tố chính để đánh giá vì mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp là khách hàng, mà khách hàng khi mua hàng thì tiêu chí quan trọng nhất là chất lượng và giá cả. Mối quan hệ giữa chất lượng và giá cả của sản phẩm thay thế càng tốt thì sức ép cạnh tranh từ sản phảm thay thế càng lớn. d. Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn. SV: MAI THỊ THU PHƯƠNG Lớp: Kế hoạch 46B 8 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: THS. BÙI ĐỨC TUÂN Đối thủ tiềm ẩn là những doanh nghiệp chưa có mặt trong ngành nhưng trong tương lai có thể tham gia vào ngành. Đối thủ mới tham gia trong ngành có thể là yếu tố làm giảm lợi nhuận của công ty do họ đưa vào khai thác các năng lực sản xuất kinh doanh mới với mong muốn giành được một phần thị trường. Đánh giá áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn dựa vào sức hấp dẫn của ngành, sự tồn tại rào cản gia nhập ngành và sự phản kháng của các đối thủ hiện tại. 2.1.3. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp Phân tích nội bộ doanh nghiệp nhằm mục đích làm rõ những điểm mạnh và điểm yếu của chính doanh nghiệp trong từng lĩnh vực kinh doanh để cuối cùng chỉ ra doanh nghiệp có những năng lực riêng biệt nào và những năng lực riêng biệt này tạo ra lợi thế cạnh tranh. Sử dụng “chuỗi giá trị” của Michael Porter: Chuỗi giá trị là tổng thể các hoạt động của doanh nghiệp tham gia vào việc tạo giá trị cho các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. a. Cơ sở hạ tầng của công ty Đây là hạ tầng về mặt quản lí bao gồm cơ cấu tổ chức, ban lãnh đạo. Trình độ tổ chức và quản lí là yếu tố quan trọng hàng đầu. Có tổ chức tốt doanh nghiệp sẽ làm tốt mọi việc. Để tổ chức quản lí tốt cần phải có phương pháp quản lí tốt, có hệ thống tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt, có văn hóa doanh nghiệp tốt. Xem xét cơ cấu tổ chức bao gồm xem xét các bộ phận, chức năng, liên kết, chỉ huy. Mỗi kiểu cơ cấu cho phép doanh nghiệp mạnh ở một số điểm nhất định. Nếu một doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức hợp lí, phân công trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng giữa các bộ phận, các phòng ban chức năng thì mọi hoạt động sẽ trôi chảy, có năng suất. Ngược lại, một cơ cấu chồng chéo, quyền lực không được phân chia thì hiệu quả hoạt động sẽ kém. SV: MAI THỊ THU PHƯƠNG Lớp: Kế hoạch 46B 9 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: THS. BÙI ĐỨC TUÂN Trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp thì cơ cấu ban lãnh đạo, phẩm chất và trình độ, tài năng của họ có vai trò quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng quyết định tới sự thành công của doanh nghiệp. Ban lãnh đạo của một tổ chức có vai trò rất quan trọng, là người nắm toàn bộ nguồn lực của tổ chức, vạch ra đường lối, chiến lược, chính sách, kế hoạch hoạt động; vạch ra sách lược hoạt đồng từng thời kì; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá mọi hoạt động của các phòng ban để đưa hoạt động của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao. b.Hệ thống thông tin Thông tin liên kết tất cả các chức năng trong kinh doanh với nhau và cung cấp cơ sở cho tất cả các quyết định quản trị. Vì vậy hệ thống thông tin có vai trò quan trọng trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp. Một hệ thống thông tin hữu hiệu cũng giống như một thư viện, thu thập, phân loại và lưu trữ dữ liệu để các nhà quản trị có thể sử dụng. Việc đẩy mạnh sử dụng hệ thống thông tin sẽ giảm được chi phí trong chuỗi giá trị và tăng được lợi thế cạnh tranh. c. Nguồn nhân lực Nhân lực là nguồn rất quan trọng vì nó sáng tạo ra các nguồn khác. Nguồn nhân lực của doanh nghiệp là vốn quý nhất. Trình độ của nguồn nhân lực thể hiện ở trình độ quản lí của các cấp lãnh đạo, trình độ lành nghề của nhân viên, công nhân, trình độ tư tưởng văn hóa của mọi thành viên. Trình độ nguồn nhân lực cao sẽ tạo ra các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao. Sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao sẽ bán được nhiều hơn, với giá cao hơn, lợi nhuận của doanh nghiệp ngày càng tăng, uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp ngày càng lớn. Nhờ uy tín và danh tiếng đó mà doanh nghiệp có điều kiện phát triển thị trường, mở rộng quy mô. Và như vậy năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được nâng cao. SV: MAI THỊ THU PHƯƠNG Lớp: Kế hoạch 46B 10 [...]... động của tiến trình hội nhập, phải nổ lực tăng cường năng lực cạnh tranh, tạo cơ sở quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia SV: MAI THỊ THU PHƯƠNG Lớp: Kế hoạch 46B Chuyên đề tốt nghiệp 23 GVHD: THS BÙI ĐỨC TUÂN Chương II: PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG KHÔNG AIRIMEX I Giới thiệu chung về công ty Airimex 1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Airimex. .. để đánh giá năng lực cạnh tranh Trong cơ chế cạnh tranh trên thị trường thế giới hiện nay, giá cao không đồng nghĩa với năng lực cạnh tranh thấp Giá cao thể hiện sản phẩm được người tiêu dùng ưa thích và họ sẵn sàng trả giá cao cho sản phẩm đó 3.6 Chất lượng sản phẩm dịch vụ chủ yếu của doanh nghiệp Chất lượng sản phẩm dịch vụ là yếu tố cấu thành quan trọng hàng đầu năng lực cạnh tranh của sản phẩm... kinh doanh, cho những đòi hỏi của công việc là yếu tố thuận lợi nâng cao năng suất lao động, tạo ra sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao, tiết kiệm được nhiều chi phí trong kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, năng lực cạnh tranh của doanh nghiêp 3.5 Giá cả Giá là mối tương quan trao đổi trên thị trường Giá là biểu tượng giá trị của sản phẩm, dịch vụ trong... trọng nhất Nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ tạo ra giá trị gia tăng cao cho doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ có năng lực cạnh tranh cao Phát triển nhân lực là giải pháp cơ bản, lâu dài để doanh nghiệp phát triển, nâng cao sức cạnh tranh trong hội nhập Đó cũng là văn hóa kinh doanh Trình độ nguồn nhân lực được thể hiện ở trình độ quản lý của đội ngũ lãnh đạo, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên, trình... cao khả năng, năng lực cạnh tranh là tổng hợp các giải pháp, là giải pháp quan trọng nhất để các doanh nghiệp Việt Nam có thể hội nhập một cách hiệu quả vào nền kinh tế thế giới và khu vực Nếu như năng lực cạnh tranh của sản phẩm chỉ được đánh giá bằng chất lượng sản phẩm cao, giá thành hạ, điều kiện hậu mãi tốt… thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp lại đo bằng năng lực quản lí, chất lượng lao... sẽ có năng lực cạnh tranh cao 3.2 Hệ số tham gia vào thị trường ( thị phần) Thị phần là phần thị trường doanh nghiệp bán được sản phẩm của mình một cách thường xuyên và có xu hướng phát triển Thị phần thể hiện vị thế, phản ánh năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Thị phần nói lên sức chi phối thị trường của doanh nghiệp, nó xác định vai trò thống trị thị trường của doanh... cuộc cạnh tranh gay gắt hiện nay, doanh nghiệp Việt Nam cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, cần phải khẩn trương tạo thế và lực cho mình để tân dụng những thuận lợi, cơ hội, vượt qua những khó khăn, thách thức Có thể nói rằng hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang tác động đến đời sống kinh tế đất nước nói chung và khối doanh nghiệp nói riêng, trong đó việc nâng cao năng lực cạnh tranh của. .. nghiệp Thị phần càng lớn chứng tỏ sản phẩm của doanh nghiệp được khách hàng, người tiêu dùng ưu chuộng, năng lực cạnh tranh của SV: MAI THỊ THU PHƯƠNG Lớp: Kế hoạch 46B Chuyên đề tốt nghiệp 14 GVHD: THS BÙI ĐỨC TUÂN sản phẩm cao, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cao, doanh nghiệp có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, có triển vọng trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp đó Để phát triển thị phần, ... của mình trong điều kiện mới, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh, nhận dạng đầy đủ những cơ hội để tranh thủ phát huy thế mạnh của mình, đồng thời cũng phải nhận thức đầy đủ những thách thức để chủ động đối phó với những nguy cơ có SV: MAI THỊ THU PHƯƠNG Lớp: Kế hoạch 46B Chuyên đề tốt nghiệp 21 GVHD: THS BÙI ĐỨC TUÂN thể xảy ra Tăng cường, nâng cao khả năng, năng lực cạnh. .. đuổi, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Khi xem xét, đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp, chúng ta phân tích, đánh giá các nhóm hệ số tài chính của doanh nghiệp bao gồm nhóm hệ số khả năng thanh toán, nhóm hệ số cơ cấu tài chính, nhóm hệ số hiệu quả hoạt động, nhóm hệ số hiệu quả sinh lời, nhóm hệ số tăng trưởng 3.9 Chất lượng nguồn nhân lực Trong doanh nghiệp, nhân lực được . tranh c a doanh nghi p, c a c c ng nh kinh doanh và c a s n ph m. Di n đ n cao c p về c nh tranh c ng nghi p (HLFIC) c a OECD đ nh ngh a n ng l c c nh tranh. viết c a m nh, em đã sử d ng c c ph ng ph p: ph ng ph p h th ng, ph ng ph p ph n tích – t ng h p, ph ng ph p so s nh, ph ng ph p mô h nh, ph ng ph p