Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Airimex trong thời gian qua

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Cty cổ phần XNK Hàng không Airimex (Trang 39 - 43)

II. Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty

2. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Airimex trong thời gian qua

Trải qua gần 20 năm hoạt động kinh doanh, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành Hàng không nói riêng có nhiều thay đổi, Airimex từng bước vượt qua những khó khăn ban đầu, phát huy những lợi thế của mình tận dụng cơ hội, dần dần tích lũy được nhiều kinh nghiệm, nâng cao dần hiệu quả kinh doanh, tạo dựng uy tín, danh tiếng cho công ty. Airimex luôn hoàn

thành xuất sắc nhiệm vụ chính của mình là nhập khẩu máy bay, khí tài, vật tư phục vụ cho ngành hàng không, góp phần vào đảm bảo hoàn thành mục tiêu chung của ngành Hàng không. Trong những năm gần đây, Airimex đã đạt được những thành tựu to lớn, đưa Airimex vững bươc đi lên, tạo được uy tín với khách hàng. Tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế cần sớm khắc phục.

2.1. Những thành tựu

Nhìn chung, công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không Airimex là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả. Trong quá trình kinh doanh, công ty đã tỏ ra năng động, sáng tạo, tích cực nghiên cứu thị trường, nắm bắt được các nhu cầu trong và ngoài nước, đã đáp ứng được các nhu cầu, yêu cầu tiêu chuẩn cao về hàng hóa, đảm bảo thực hiện đúng hợp đồng. Trong quan hệ với các đối tác nước ngoài, công ty đã tìm kiếm và củng cố được các mối quan hệ với các nhà cung ứng ở nhiều nước khác nhau, tăng khả năng lựa chọn thị trường, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Từ khi cổ phần hóa đến nay, công ty Airimex đã đạt nhiều thành tựu đáng kể. Công ty vẫn vừa hoàn thành tốt những nhiệm vụ mà Tổng công ty Hàng không giao cho, đảm bảo việc cung cấp trang thiết bị máy móc phục vụ ngành Hàng không, vừa đảm bảo việc kinh doanh có lãi và không ngừng được mở rộng. Công ty không những xây dựng được tòa nhà làm trụ sở chính để giao dịch mà còn tiến hành kinh doanh cho thuê, tăng thêm lợi nhuận.

Mặc dù phải cạnh tranh với một số công ty được phép xuất nhập khẩu trực tiếp khác, công ty vẫn luôn có được các hợp đồng ủy thác của ngành Hàng không như Cụm cảng Hàng không, Trung tâm quản lí bay, Trung tâm khai thác mặt đất… Thông qua việc nhập khẩu ủy thác máy móc, thiết bị ngành Hàng không và các đơn vị khác ngoài ngành, công ty đã thu được nhiều phí ủy thác qua các hợp

đồng đó. Đó là nhờ công ty có kinh nghiệm lâu năm về kinh doanh xuất nhập khẩu chuyên ngành Hàng không, các dịch vụ tốt, phương pháp giao nhận hàng thuận tiện nên ngày càng có uy tín với bạn hàng.

Ngoài ra công ty còn tham gia đấu thầu và trúng thầu nhập khẩu các thiết bị, hàng hóa ngoài ngành Hàng không của các tập đoàn lớn trong nước như nhập khẩu máy phát điện, tụ điện của Tổng công ty Điện lực Việt Nam; cần cẩu thủy lực, giàn khoan, máy khoan của Tổng công ty dầu khí; tụ điện cho nhà máy nhiệt điện Phả Lại; máy cắt cho nhà máy điện Hòa Bình; cẩu cho cảng Chân Mây ở Huế… đã chứng tỏ năng lực mở rộng kinh doanh với giá cả hợp lí của công ty.

Bên cạnh đó, công ty đã tiến hành tự kinh doanh, xuất nhập khẩu để bán tạo nên doanh thu đáng kể như tự nhập máy bơm, máy khoan, mũi khoan, địa chất hay xuất khẩu gạo và bao bì sang Nga.

Trong thời gian qua, công ty đã nhập khẩu máy móc thiết bị của nhiều nước khác nhau trên thế giới, thị trường của công ty không ngừng được mở rộng, tạo được mối quan hệ bạn hàng lâu năm với nhiều nước. Thị trường chủ yếu cung cấp máy móc thiết bị cho công ty là EU, Mỹ, Nga, Hà Lan, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc…. Đây là các quốc gia có nền công nghiệp Hàng không phát triển, khoa học kĩ thuật cao, có tiềm lực kinh tế. Vì vậy, việc nhập khẩu máy móc thiết bị chuyên ngành Hàng không ở nước này an tâm về chất lượng cũng như đảm bảo phù hợp với sự phát triển không ngừng của ngành Hàng không Việt Nam trong bối cảnh phát triển, hiện đại của ngành Hàng không thế giới.

Từ lúc thành lập đến nay, công ty đã đạt được những kết quả đáng mừng từ nhập khẩu máy móc thiết bị. Công ty đang cùng ngành Hàng không thực hiện những bước đi phát triển đưa ngành Hàng không trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, từng bước hòa nhập vào lĩnh vực Hàng không thế giới.

2.2. Một số tồn tại và nguyên nhân

Công ty Airimex đã đạt được nhiều thành tựu, không ngừng mở rộng và phát triển. Song bên cạnh đó trong quá trình hoạt động, công ty vẫn còn một số tồn tại, hạn chế.

Mặc dù có uy tín trong và kinh nghiệm trong ngành hàng không nhưng công ty chưa quan tâm đúng mức đối với hình thức tạm nhập, tái xuất. Hình thức này lợi dụng được địa lí của Việt Nam để nhập thiết bị cho các nước khác. Đây là một hình thức nhập khẩu có nhiều triển vọng.

Hầu hết các nhu cầu về hàng hóa nhập khẩu chủ yếu là do khách hàng tìm đến công ty chứ không phải xuất phát từ việc công ty chủ động tìm kiếm khách hàng trong kinh doanh. Điều này tuy khẳng định uy tín của công ty trên thương trường nhưng công ty nên tạo ra một sự chủ động hơn nữa trong kinh doanh. Việc kinh doanh như vậy mang tính thụ động và dễ bị đối thủ cạnh tranh giành mất thị trường. Đặc biệt khi tham gia vào WTO, các công ty nước ngoài, có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều với cách thức làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả cho nên công ty càng cần phải chủ động hơn trong việc tìm kiếm bạn hàng, tạo ra các mặt hàng, những nhu cầu mới để tăng sức cạnh tranh của công ty.

Trên thị trường hiện nay đã xuất hiện các đối thủ cạnh tranh của công ty như Pêtchim, Machino, Technoimport… và thực tế công ty đã mất nhiều hợp đồng về phía họ. Nhiều lúc, việc đàm phán và kí kết hợp đồng bị kéo dài, giá cả cao và chịu nhiều chi phí dịch vụ. Trong quá trình thực hiện giao dịch hợp đồng, công ty cũng gặp một số khó khăn như: hàng hóa đến trước, chứng từ đến sau, do vậy phải lưu kho hàng nhập dẫn đến chi phí lớn, chậm giao hàng. Về thủ tục hải quan, trong một số trường hợp kê khai không đúng tên hàng, chủng loại, quy cách, mã số thuế. Việc áp mã thuế và tính thuế sai so với hải quan cũng gây khó

khăn trong quá trình thủ tục hải quan. Đối với việc kiểm tra hàng hóa, hàng hóa của công ty nhập thường là những thiết bị hiện đại, những bộ phận của hệ thống rất khó trong quá trình kiểm tra, một phần do thiếu chuyên viên kĩ thuật, hoặc chỉ có thể kiểm tra bên ngoài thiết bị đó. Khi thiết bị được lắp đặt, chạy thử mới phát hiện hỏng hóc, dẫn đến việc thực hiện hợp đồng bị gián đoạn.

Trong giai đoạn hiện nay, công ty nên khắc phục những vấn đề nêu trên, trở nên chuyên nghiệp hơn để có những thuận lợi trên thị trường khi làm ăn với các bạn hàng trong nước và nước ngoài.

III. Phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty Airimex trong lĩnh vực nhập khẩu các trang thiết bị phục vụ ngành hàng không

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Cty cổ phần XNK Hàng không Airimex (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w