1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Cơ khí ô tô 3 - 2 trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

75 438 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 667,5 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP CƠ KHÍ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CƠ KHÍ VIỆT NAM 4 1.1. Tổng quan về cạnh tran

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế,trường Đại học Kinh tế quốc dân, đặc biệt là thầy giáo TS Nguyễn Anh Minh đã tậntình hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp trong suốt thời gian vừa qua.

Xin cảm ơn toàn thể các anh, các chị trong Công ty cổ phần Cơ khí ô tô 3-2,gia đình, bạn bè đã hỗ trợ, giúp đỡ em trong quá trình thực tập và làm việc tại cơ sởthực tập.

Trân trọng.

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan chuyên đề tốt nghiệp : “Nâng cao năng lực cạnh tranh củaCông ty cổ phần Cơ khí ô tô 3-2 trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” là công

trình nghiên cứu độc lập của riêng cá nhân em.

Những số liệu, kết quả nêu trong toàn bộ bài viết là trung thực, được trích dẫnvà có tính kế thừa, phát triển từ các tài liệu, tạp chí, các công trình nghiên cứu đãđược công bố, các website,…

Các giải pháp nêu trong chuyên đề được rút ra từ những cơ sở lý luận và quátrình nghiên cứu thực tiễn.

Sinh viên

Nguyễn Thị Toàn

Trang 3

MỤC LỤCLỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦADOANH NGHIỆP CƠ KHÍ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢINÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁCDOANH NGHIỆP CƠ KHÍ VIỆT NAM 4

1.1 Tổng quan về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 4

1.1.1 Khái niệm cạnh tranh 4

1.1.2 Phân loại cạnh tranh 6

1.1.3 Tác động của cạnh tranh đối với nền kinh tế 7

1.2 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 8

1.2.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh 8

1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 8

1.2.3 Phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 16

1.2.4 Các tiêu chí phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 20

1.2.5 Các công cụ, biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp241.3 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cơkhí Việt Nam 29

1.3.1 Đặc điểm của ngành cơ khí và năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp cơ khí 29

1.3.2 Áp lực của hội nhập kinh tế quốc tế 30

1.3.3 Lợi ích của việc nâng cao năng lực cạnh tranh đối với các doanhnghiệp cơ khí Vịêt Nam 30

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNGTY CỔ PHẦN CƠ KHÍ Ô TÔ 3 - 2 32

2.1 Khái quát về Công ty cổ phần cơ khí ô tô 3 - 2 322.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP cơ khí ô tô 3 - 2

32

Trang 4

2.1.2 Chức năng nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty34

2.1.3 Mô hình tổ chức bộ máy quản trị của công ty 36

2.1.4 Đặc điểm kinh tế - kĩ thuật chủ yếu của công ty 40

2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công tycổ phần Cơ khí ô tô 3 - 2 46

2.2.1 Các nhân tố bên ngoài công ty 46

2.2.2 Các nhân tố bên trong Công ty 54

2.3 Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phầncơ khí ô tô 3 - 2 58

2.3.1 Tính toán, phân tích các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh củacông ty (so với đối thủ cạnh tranh chính) 58

2.3.2 Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bằng phương phápma trận hình ảnh cạnh tranh ? 60

2.4 Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của CTCP Cơ khí ô tô 3-2 60

2.4.1 Ưu điểm 60

2.4.3 Nguyên nhân của những tồn tại 61

CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNGLỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍÔ TÔ 3 - 2 62

3.1 Xu hướng phát triển ngành CNCK ở Việt Nam và những cơ hội tháchthức đối với các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinhtế quốc tế 62

3.1.1.Những cam kết của Việt Nam trong ngành CNCK khi gia nhập WTO623.1.2 Xu hướng phát triển ngành CNCK ở Việt Nam 64

3.1.3 Những cơ hội, thách thức đối với doanh nghiệp cơ khí Việt Nam 65

3.2 Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của CTCP Cơ khí ô tô 3-2trong thời gian tới 66

3.2.1 Phương hướng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty663.2.2 Mục tiêu hoạt động 67

Trang 5

3.2.3 Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty? 673.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty CPcơ khí ô tô 3 -2 ? 67KẾT LUẬN 67TÀI LIỆU THAM KHẢO 68

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Ma trận hình ảnh cạnh tranh 19

Bảng 2.1: Một số loại xe khách chủ yếu do công ty sản xuất 41

Bảng 2.4: Doanh số và thị phần của Cơ khí ô tô 3-2 và các đối thủ năm 2008 58

Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu tài chính năm 2008 của các công ty 59

Bảng 2.6: Bảng so sánh năng suất lao động giữa các công ty 60

Bảng 3.1: Mức cắt giảm thuế nhập khẩu một số sản phẩm cơ khí ô tô theo cam kết với WTO 64

Bảng 3.2: Bảng dự kiến sản lượng ô tô các loại đến năm 2020 65

DANH MỤC HĨNH VẼHình 1.1: Mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Michael Porter 11

Hình 1.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty Cơ khí ô tô 3-2 37

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Ngày nay, toàn cầu hoá đang là một trong những xu thế phát triển tất yếu củaquan hệ quốc tế hiện đại Đại diện cho xu hướng toàn cầu hoá này là sự ra đời vàphát triển của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) WTO là tổ chức thương mạilớn nhất toàn cầu, với sự tham gia của 150 nước thành viên, không chỉ điều tiếtthương mại hàng hoá mà còn cả các lĩnh vực dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ,chiếm trên 90% tổng kim ngạch thương mại thế giới Việc gia nhập WTO ngày4/1/1995 đã đưa Việt Nam bước sang một thời cuộc mới với nhiều thời cơ và tháchthức đan xen Mỗi cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp cần phải nhận thức rõ nhữngthuận lợi và khó khăn để nắm bắt thời cơ và vượt qua thách thức Sau khi gia nhậpWTO, cùng với cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ, các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnhvực kinh tế mà đặc biệt là lĩnh vực cơ khí phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệtvới các doanh nghiệp nước ngoài về thị trường hàng hoá và dịch vụ Sự cạnh tranhnày khiến các doanh nghiệp Việt Nam phải đứng trước hai sự lựa chọn hoặc chấpnhận đổi mới hoặc rút lui hoàn toàn khỏi thị trường.

Theo quan điểm của Đảng và Nhà nước, Công nghiệp cơ khí (CNCK) là mộtngành công nghiệp nền tảng, có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triểnkinh tế-xã hội, bảo đảm độc lập tự chủ về kinh tế, củng cố quốc phòng an ninh,góp phần nâng cao đời sống nhân dân Vì vậy, việc kiểm soát các doanh nghiệphoạt động trong ngành CNCK là hết sức cần thiết, nhất là trong bối cảnh hộinhập kinh tế quốc tế như hiện nay Những năm qua, ngành CNCK đã có nhữngbước khởi sắc ban đầu, đáp ứng được 40% nhu cầu thị trường trong nước, một sốsản phẩm đạt chất lượng tốt, có chỗ đứng trên thị trường Tuy nhiên, tỷ trọng giacông trong CNCK nước ta vẫn còn rất cao, làm cho giá trị gia tăng đạt thấp vàthiếu sức cạnh tranh trên thị trường.

Công ty cổ phần Cơ khí ô tô 3 - 2 là một doanh nghiệp thành viên của TổngCông ty ô tô Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực cơ khí, chuyên lắp ráp, chế tạocác loại ô tô mang nhãn hiệu chính là Transinco Ngày đầu mới thành lập, Công ty 3

Trang 9

lớn mạnh và dần chiếm được cảm tình của người tiêu dùng trong cả nước Tuynhiên, trong hoạt động của công ty vẫn bộc lộ nhiều hạn chế như chưa tự thiết kế,chế tạo được dòng ô tô, xe máy cao cấp, chủ yếu gia công theo các mẫu thiết kế củanước ngoài, chưa tự sản xuất được các loại linh kiện quan trọng phục vụ cho việclắp ráp mà phải nhập khẩu từ bên ngoài…Việc nâng cao khả năng cạnh tranh củacông ty sẽ có ảnh hưởng tích cực đến ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam nóichung và sự phát triển của Tổng Công ty ô tô Việt Nam nói riêng Nhận thức được

đây là một vấn đề cấp thiết nên em đã chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao năng lựccạnh tranh của Công ty cổ phần Cơ khí ô tô 3 - 2 trong bối cảnh hội nhập kinh tếquốc tế” làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.

2 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao khả năng cạnh tranhtrong lĩnh vực cơ khí của Công ty cổ phần Cơ khí ô tô 3 - 2 trong bối cảnh hội nhậpkinh tế quốc tế.

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích, đề tài có nhiệm vụ:

- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh, năng lực cạnhtranh, nghiên cứu, phân tích vai trò và đặc điểm của các doanh nghiệp hoạt độngtrong lĩnh vực cơ khí

- Phân tích các yếu tố cấu thành, yếu tố ảnh hưởng và một số chỉ tiêu đánhgiá năng lực cạnh tranh

- Đánh giá năng lực cạnh tranh của CTCP Cơ khí ô tô 3 - 2 trên thị trường,chỉ ra những kết quả đã đạt được, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế đó trongviệc nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.

- Kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty.

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu năng lực cạnh tranh của doanh

nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơ khí

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài sẽ nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Công ty cổ

phần Cơ khí ô tô 3 - 2 trong khoảng thời gian từ năm 2003 đến nay.

Trang 10

5 Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài được thực hiện dựa trên việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp nghiên cứu thực tế, phương phápthống kê, phương pháp phân tích và so sánh.

6 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chuyên đề gồm 3 chương sau đây:

Chương 1: Lý luận chung về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và sựcần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanhnghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần cơ khí ô tô 3 - 2Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh

tranh của Công ty cổ phần cơ khí ô tô 3 - 2

Trang 11

Theo K Marx: “Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa cácnhà tư bản nhằm dành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêudùng hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch” Khái niệm về cạnh tranh của

Marx cho thấy quy luật cơ bản của cạnh tranh tư bản chủ nghĩa là quy luật điềuchỉnh tỷ suất lợi nhuận bình quân Quy luật này dựa trên những chênh lệch giữagiá cả chi phí sản xuất và khả năng có thể bán hàng hoá dưới giá trị của nónhưng vẫn thu được lợi nhuận.

Theo từ điển kinh doanh của Anh, cạnh tranh được hiểu là “Sự ganh đua,kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loạitài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình” Theo quan điểm

này, cạnh tranh được hiểu là các mối quan hệ kinh tế, ở đó các chủ thể kinh tế ganhđua nhau tìm mọi biện pháp để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thường làchiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thịtrường có lợi nhất.

Theo từ điển Bách khoa Việt Nam (tập 1) thì: Cạnh tranh trong kinh doanh làhoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân,các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu nhằm

Trang 12

dành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ thi trường có lợi nhất Quan niệm này xác định

rõ các chủ thể của cạnh tranh là những người sản xuất hàng hoá, các thương nhân,các nhà kinh doanh và mục đích của họ là giành được các điều kiện sản xuất, tiêuthụ và thị trường có lợi nhất.

Ở phạm vi quốc gia, theo Uỷ ban cạnh tranh công nghiệp của Tổng thống Mỹ

thì: Cạnh tranh đối với một quốc gia là mức độ mà ở đó, dưới các điều kiện thịtrường tự do và công bằng, có thể sản xuất các hàng hoá và dịch vụ đáp ứng đượccác đòi hỏi của thị trường Quốc tế, đồng thời duy trì và mở rộng được thu nhậpthực tế của người dân nước đó Như vậy khái niệm cạnh tranh ở phạm vi quốc gia

lại đề cập những phạm trù hẹp hơn đó là khả năng sản xuất các loại hàng hoá, dịchvụ và thu nhập thực tế của người dân của một quốc gia cụ thể nào đó.

Những khái niệm trên đây dù tiếp cận trên các góc cạnh và phạm vi khác nhaucủa cạnh tranh nhưng có những nét tương đồng vệ nội dung Tựu trung lại, ta có thểđưa ra một khái niệm tổng quát về cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường như sau:

Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọibiện pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thôngthường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sảnxuất, thị trường có lợi nhất Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quátrình cạnh tranh là tối đa hoá lợi ích, đối với người sản xuất kinh doanh là lợinhuận , đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi

Cạnh tranh trong kinh tế thị trường có một số đặc trưng như sau:

- Cạnh tranh mang bản chất của mối quan hệ giữa các chủ thể kinh tế vớinhau Nếu trên thị trường chỉ có một chủ thể thì không có cạnh tranh nhưng cónhiều chủ thể mà các chủ thể không có cùng một mục tiêu thì mức độ cạnh tranhcũng rất thấp Do vậy canh tranh chỉ tồn tại khi có nhiều hơn hai chủ thể tham giavà các chủ thể cùng hướng đến những mục đích nhất định nào đó.

- Các chủ thể cạnh tranh đều phải tuân thủ những ràng buộc chung được hìnhthành trong quá trình kinh doanh Các ràng buộc này trong cạnh tranh kinh tế giữacác doanh nghiệp chính là các đặc điểm về nhu cầu sản phẩm của khách hàng và cácràng buộc của luật pháp và thống kê kinh doanh ở trên thị trường Còn giữa người

Trang 13

mua với người mua, hoặc giữa những người mua với người bán là các thoả thuậnđược thực hiện có lợi hơn cả đối với người mua.

- Phương pháp cạnh tranh rất đa dạng Một chủ thể kinh tế có thể tham giacạnh tranh dựa trên nhiều phương pháp khác nhau như bán giá thấp, nâng cao chấtlượng sản phẩm, … miễn là đạt được mục tiêu kinh doanh của mình.

- Cạnh tranh diễn ra trong một khoảng thời gian và không gian không cố định,hoặc ngắn hoặc dài, hoặc hẹp hoặc rộng.

1.1.2.Phân loại cạnh tranh

* Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường: - Cạnh tranh giữa người mua và người bán- Cạnh tranh giữa những người mua với nhau- Cạnh tranh giữa những người bán với nhau* Căn cứ theo phạm vi ngành kinh tế:

- Cạnh tranh trong nội bộ ngành- Cạnh tranh giữa các ngành

* Căn cứ theo phương thức cạnh tranh:- Cạnh tranh bằng giá cả

- Cạnh tranh phi giá cả

* Căn cứ vào tính chất cạnh tranh: - Cạnh tranh hoàn hảo

- Cạnh tranh không hoàn hảo

* Căn cứ vào thủ đoạn sử dụng trong cạnh tranh: - Cạnh tranh lành mạnh

Trang 14

- Cạnh tranh ngang

* Căn cứ vào cấp độ cạnh tranh- Cạnh tranh cấp quốc gia- Cạnh tranh cấp ngành

- Cạnh tranh cấp doanh nghiệp- Cạnh tranh cấp sản phẩm

Ngoài các loại hình cạnh tranh đã nêu trên, người ta còn xét theo một số tiêuchí khác nữa: điều kiện không gian, lợi thế tài nguyên, nhân lực, đặc điểm tập quánsản xuất, tiêu dùng, văn hóa ở từng dân tộc, khu vực, quốc gia khác nhau mà phânloại thành cạnh tranh giữa các nước và các khu vực trên thế giới.

1.1.3 Tác động của cạnh tranh đối với nền kinh tế

* Tác động tích cực:

Thứ nhất, cạnh tranh buộc các doanh nghiệp sử dụng tài nguyên một cách tốiưu và khuyến khích áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất Trong sảnxuất, nguồn tài nguyên là hữu hạn, thậm chí còn khan hiếm Muốn tồn tại và chiếnthắng trong cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải không ngừng áp dụng khoa học côngnghệ mới vào sản xuất kinh doanh, sử dụng tối đa mọi nguồn lực nhằm thỏa mãn tốtnhất nhu cầu của thị trường.

Thứ hai, cạnh tranh làm cho tiêu dùng gắn liền với sản xuất, sản xuất ngàycàng thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng Do cạnh tranh mà ngày nay cácdoanh nghiệp phải tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích nhu cầu để từ đó lập kế hoạchsản xuất đáp ứng nhu cầu một cách nhanh nhất, kịp thời nhất và hiệu quả nhất Sảnxuất với năng suất, chất lượng ngày càng tăng, điều này có ảnh hưởng rất lớn đếnngười tiêu dùng Họ được tiêu dùng những hàng hóa có chất lượng cao và giá cảphải chăng, chủng loại phong phú hơn dẫn đến sự lựa chọn dễ dàng hơn

Thứ ba, cạnh tranh là động lực cho sự phát triển kinh tế trên cơ sở kết hợp mộtcách hợp lý giữa lợi ích của doanh nghiệp, lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích củatoàn xã hội Mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận, mà lợi nhuận chỉ cóthể thu được khi các doanh nghiệp bán được hàng hóa do mình sản xuất ra với chiphí thấp, giá thành hạ Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ chấp nhận hàng

Trang 15

hóa của người tiêu dùng Dưới tác động của cạnh tranh, các nhân tố sản xuất đượcsử dụng có hiệu quả hơn, từ đó giảm thiểu tổng chi phí sản xuất của xã hội, nângcao năng suất lao động

* Tác động tiêu cực

Bên cạnh những tác động tích cực đối với nền kinh tế, cạnh tranh cũng có thểdẫn đến những kết quả không mong muốn Cạnh tranh làm thay đổi cấu trúc xã hộitrên phương diện sở hữu của cải và phân hóa mạnh mẽ giàu nghèo Cạnh tranh làmxuất hiện và phát triển các hình thức lừa đảo, đầu cơ, làm hàng giả, trốn thuế, ăn cắpbản quyền… Ngoài ra, trong trường hợp cạnh tranh không cân sức có thể triệt tiêumột ngành, hoặc một lĩnh vực kinh doanh của một quốc gia.

1.2 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp1.2.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh

Năng lực cạnh tranh là thuật ngữ ngày càng được sử dụng rộng rãi nhưng đếnnay vẫn là khái niệm chung chung và khó đo lường, theo từ điển thuật ngữ kinh tếhọc, “năng lực cạnh tranh là khả năng giành được thị phần lớn trước các đối thủcạnh tranh trên thị trường, kể cả khả năng giành lại một phần hay toàn bộ thị phầncủa đồng nghiệp”.

Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) định nghĩa: “năng lựccạnh tranh là khả năng của các công ty, các ngành, các vùng, các quốc gia hoặc khuvực siêu quốc gia trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiệncạnh tranh quốc tế trên cơ sở bền vững”.

1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp1.2.2.1.Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Các nhân tố bên ngoài là các nhân tố phức tạp, luôn có nhiều cơ hội lẫn nguycơ tác động đến hoạt động của doanh nghiệp theo các mức độ khác nhau Sự biếnđộng của các nhân tố này nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp và khôngthuộc ý muốn chủ quan của bất kì doanh nghiệp nào Các nhân tố bên ngoài doanhnghiệp gồm có: các nhân tố thuộc môi trường quốc tế, các nhân tố thuộc môi trườngquốc gia và các nhân tố thuộc môi trường ngành.

Trang 16

Các nhân tố thuộc môi trường quốc tế

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay thì các nhân tốthuộc môi trường quốc tế càng ảnh hưởng mạnh tới năng lực canh tranh của cácdoanh nghiệp Các nhân tố thuộc môi trường quốc tế như: xu hướng tự do hoáthương mại làm giảm các rào cản thương mại giữa các thị trường; các định chế, hiệpđịnh thương mại, liên kết kinh tế quốc tế cho thấy phạm vi kinh doanh của cácdoanh nghiệp được mở rộng, đầu tư ra nước ngoài phát triển và kéo theo đó là mứcđộ cạnh tranh cũng trở nên mạnh mẽ hơn.

Các nhân tố thuộc môi trường quốc gia

Các nhân tố thuộc môi trường quốc gia bao gồm: Nhân tố kinh tế, nhân tố vănhoá xã hội, nhân tố khoa học công nghệ, nhân tố chính trị luật pháp, nhân tố tự nhiên.

 Nhân tố kinh tế: Có nhiều yếu tố thuộc môi trường kinh tế ảnh hưởng đếnhoạt động của các doanh nghiệp như tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, chínhsách tiền tệ và tỷ giá hối đoái, lãi suất, hệ thống thuế và mức thuế…

- Khi nền kinh tế tăng trưởng ổn định và cao sẽ làm cho thu nhập của tầng lớpdân tăng Từ đó tăng sức mua hàng hóa và dịch vụ Nền kinh tế tăng trưởng với tốcđộ cao và ổn định kéo theo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng đạt hiệuquả cao.

- Nếu lãi suất cho vay cao thì chi phí kinh doanh của doanh nghiệp cao nếu doanhnghiệp vay vốn ngân hàng, do đó làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Lạm phát cao hay thấp đều ảnh hưởng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.Lạm phát cao làm tăng giá cả hàng hoá, giảm sức mua xã hội, còn thiếu phát làmhoạt động kinh doanh trở nên trì trệ và giảm sức cạnh tranh.

- Khi đồng nội tệ giảm giá dẫn đến xuất khẩu tăng, cơ hội sản xuất kinh doanhcủa các doanh nghiệp trong nước tăng, khả năng cạnh tranh cao hơn ở thị trườngtrong nước và quốc tế bởi khi đó giá bán hàng hóa trong nước giảm hơn so với đốithủ cạnh tranh nước ngoài Còn khi đồng nội tệ tăng giá sẽ thúc đẩy nhập khẩu,doanh nghiệp sản xuất trong nước bị sức ép giảm giá từ thị trường thế giới, cạnhtranh của doanh nghệp kém.

Trang 17

 Nhân tố văn hoá, xã hội

Các phong tục tập quán, thị hiếu, lối sống, thói quen tiêu dùng, tín ngưỡng,tôn giáo có ảnh hưởng trực tiếp đến mức tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa của doanhnghiệp, do đó mà ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp Ởnhững khu vực địa lý khác nhau có văn hóa - xã hội khác nhau, do đó khả năng tiêuthụ hàng hóa của các doanh nghiệp khác nhau cũng khác nhau

 Nhân tố khoa học công nghệ

Các nhân tố về khoa học công nghệ như trình độ phát triển công nghệ thôngtin, khả năng sáng tạo, ứng dụng các ý tưởng kinh doanh, khả năng cập nhật haytruyền đạt thông tin từ trong ra ngoài và từ ngoài vào trong cũng ảnh hưởng khôngnhỏ đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Doanh nghiệp nào cập nhật thôngtin nhanh chóng có nghĩa là doanh nghiệp đó nắm được hướng đi trước và trongkinh doanh người đi trước luôn dành được những lợi thế để phát triển.

 Nhân tố chính trị, luật pháp

Chính trị và pháp luật chặt chẽ, rõ ràng và ổn định sẽ làm cơ sở bảo đảm điềukiện thuận lợi và bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh trên thịtrường một cách lành mạnh, đạt hiệu quả cao Các chính sách tài chính, các chínhsách bảo hộ mậu dịch tự do, những quan điểm trong lĩnh vực nhập khẩu, cácchương trình quốc gia, chế độ tiền lương, trợ cấp, phụ cấp cho người lao động ảnhhưởng trực tiếp hay gián tiếp đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

 Nhân tố tự nhiên

Các nhân tố tự nhiên có thể tạo ra các thuận lợi và khó khăn đối với doanhnghiệp trong việc phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Các nhântố tự nhiên bao gồm tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, nhiệt độ, độ ẩm Vị trí địalý thuận lợi sẽ tạo điều kiện khuyếch trương sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụđồng thời giảm thiểu các chi phí không cần thiết khác.

Các nhân tố thuộc môi trường ngành

Có nhiều mô hình để phân tích các nhân tố thuộc môi trường ngành ảnh hưởngđến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tuy nhiên mô hình nổi tiếng nhất vàđược sử dụng rộng rãi nhất hiện nay là Mô hình năm lực lượng cạnh tranh của

Trang 18

Michael Porter Theo mô hình này, M.Porter cho rằng ngành kinh doanh nào cũngphải chịu tác động của năm lực lượng cạnh tranh, bao gồm: đối thủ cạnh tranh hiệntại, khách hàng, nhà cung ứng, các đối thủ tiềm năng, sản phẩm thay thế Các nhân

tố này được thể hiện ở Hình 1.1.

Hình 1.1: Mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Michael Porter

 Đối thủ cạnh tranh hiện tại

Các đối thủ cạnh tranh hiện tại là các doanh nghiệp vốn đã có vị thế vữngvàng trên thị trường trong cùng một ngành nghề kinh doanh Số lượng, quy môvà sức mạnh của từng đối thủ cạnh tranh đều có ảnh hưởng đến hoạt động kinhdoanh cũng như năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Một số yếu tố chính củađối thủ cạnh tranh có thể làm thay đổi tương quan cạnh tranh với doanh nghiệptrên thị trường là: mục đích tương lai, các tiềm năng và chiến lược hiện tại củađối thủ cạnh tranh.

Trang 19

 Khách hàng

Khách hàng là đối tượng có ảnh hưởng rất mạnh trong các hoạt động sản xuấtkinh doanh, quyết định sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp Mọi nỗ lựccủa doanh nghiệp đều hướng vào khách hàng nhằm thu hút sự chú ý, kích thíchsự quan tâm, thúc đẩy khách hàng đến với sản phẩm hay dịch vụ do mình làm ra.Khách hàng có thể là cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp Khách hàng tác độngđến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp dựa trên sức mua cũng như khả năngmặc cả giá sản phẩm của mình và có thể được xem như là một sự đe doạ cạnhtranh khi họ buộc các doanh nghiệp giảm giá hoặc có nhu cầu chất lượng caohoặc dịch vụ hoàn hảo.

 Nhà cung ứng

Các nhà cung ứng là những doanh nghiệp, những cá nhân có khả năng sản xuấtvà cung cấp các yếu tố đầu vào như: máy móc thiết bị nhà xưởng, nguyên vật liệu,các laọi phụ tùng thay thế, vốn các loại dịch vụ lao động, thông tin năng lượng,phương tiện vận chuyển Số lượng, chất lượng, chủng loại giá cả, các điều kiệncung cấp…của các yếu tố đầu vào ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệm vụ và mục tiêukinh doanh, tiến trình hoạt động của các bộ phận, chi phí sản xuất, hiệu quả hoạtđộng của doanh nghiệp…và do đó nó ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp trên thị trường Có thể xem nhà cung cấp như một nguy cơ khi họ đòi nânggiá hoặc giảm chất lượng sản phẩm cung cấp Bởi vì bằng cách đó họ sẽ làm cho lợinhuận của công ty sụt giảm nghiêm trọng, kéo theo đó sức cạnh tranh của công tycũng bị giảm đi.

 Các đối thủ cạnh tranh tiềm năng

Đối thủ cạnh tranh tiềm năng bao gồm các doanh nghiệp không ra mặt cạnhtranh nhưng vẫn có khả năng cạnh tranh trong tương lai Sự xuất hiện của những đốithủ tiềm ẩn này sẽ làm tăng sức ép cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trongngành Khả năng cạnh tranh của các đối thủ tiềm năng được đánh giá qua các “rào

Trang 20

cản” ngăn chặn sự gia nhập vào ngành kinh doanh Rào cản này cho biết một doanhnghiệp cần phải tốn kém một khoản phí nhất định để có thể tham gia vào một ngànhnghề kinh doanh nào đó Phí tổn này càng cao thì rào cản càng cao và ngược lại.

 Sản phẩm, dịch vụ thay thế

Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn nhucầu tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành Áp lực cạnh tranh chủ yếucủa sản phẩm thay thế là khả năng đáp ứng nhu cầu so với các sản phẩm trongngành, thêm vào nữa là các nhân tố về giá, chất lượng , các yếu tố khác của môitrường như văn hóa, chính trị, công nghệ cũng sẽ ảnh hưởng tới sự đe dọa của sảnphẩm thay thế.

1.2.2.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là sự tập hợp thống nhất các mụctiêu, các chính sách, các hoạt động kinh doanh trong tổng thể nhất định nhằm khaithác các lợi thế cạnh tranh của mình để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệpkhác trong cùng ngành, cùng loại sản phẩm, cùng thị trường

Chiến lược giúp các doanh nghiệp phân bổ một cách hợp lý các nguồn lực sẵncó và cho thấy doanh nghiệp sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của mình như thếnào Tuỳ vào từng thời điểm, điều kiện và tuỳ vào năng lực của các nhà quản trị màmột chiến lược kinh doanh cho thấy được tác dụng của nó đối với sự phát triển cũngnhư sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Các nguồn lực của doanh nghiệp

Nguồn lực của doanh nghiệp là những điều kiện về vật chất và phi vật chấtđược doanh nghiệp sử dụng để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh Cácnguồn lực này bao gồm nguồn nhân lực, tiềm lực tài chính, điều kiện cơ sở vật chất,vị trí địa lý,…

Trang 21

- Nguồn nhân lực của doanh nghiệp là tổng thể các tiềm năng lao động sẵnsàng tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nguồn nhân lực baogồm con người với những kinh nghiệm, kĩ năng, trình độ đào tạo và sự tận tâm, nỗlực hay bất cứ đặc điểm nào khác tạo ra giá trị gia tăng và nâng cao năng lực cạnhtranh của doanh nghiệp Nguồn nhân lực càng mạnh thì sức cạnh tranh của doanhnghiệp càng mạnh và ngược lại

- Tiềm lực tài chính: tiềm lực tài chính của doanh nghiệp được thể hiện ở quymô vốn, khả năng huy động và sử dụng vốn có hiệu quả, năng lực quản lý tàichính…trong doanh nghiệp Vốn là một yếu tố sản xuất cơ bản và là một đầu vàocủa doanh nghiệp Do đó, việu sử dụng vốn có hiệu quả, quay vòng vốn nhanh…cóý nghĩa rất lớn trong việc làm giảm chi phí vốn, giảm giá thành sản phẩm Việc huyđộng vốn kịp thời nhằm đáp ứng vật tư, nguyên liệu, thuê nhân công, mua sắm thiếtbị, công nghệ…Như vậy năng lực tài chính phản ánh sức mạnh kinh tế của doanhnghiệp, là yêu cầu đầu tiên, bắt buộc phải có nếu muốn doanh nghiệp thành côngtrong kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh.

- Điều kiện cơ sở vật chất bao gồm hệ thống máy móc, nhà xưởng, trang thiếtbị, điều kiện làm việc,…Những nhân tố này ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hànghoá và cung cấp các dịch vụ bán hàng và sau bán hàng của các doanh nghiệp Mộtđiều kiện cơ sở vật chất thuận lợi chắc chắn sẽ giúp công ty rút ngắn được thời giansản xuất, giảm mức tiêu hao năng lượng, tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm,nâng cao chất lượng sản phẩm, nhanh chóng phát triển và nâng cao được năng lựccạnh tranh.

Năng lực quản lý kinh doanh

Năng lực tổ chức, quản lý doanh nghiệp được coi là yếu tố có tính quyếtđịnh sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói chung cũng như năng lực cạnhtranh của doanh nghiệp nói riêng Năng lực của cán bộ quản lý tác động trực tiếpvà toàn diện tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện qua việc hoạch

Trang 22

định và thực hiện chiến lược, lựa chọn phương pháp quản lý, tạo động lực trongdoanh nghiệp…Tất cả những việc đó không chỉ tạo ra không gian sinh tồn củasản phẩm, mà còn tác động đến năng suất, chất lượng, giá thành, sản phẩm và uytín của doanh nghiệp…

Năng lực quản lý còn thể hiện ở việc sắp xếp, bố trí cơ cấu tổ chức bộ máyquản lý và phân định rõ chức năng nhiệm vụ của các bộ phận Việc hình thành tổchức bộ máy quản lý doanh nghiệp theo hướng tinh, gọn, nhẹ và hiệu lực cao có ýnghĩa quan trọng không chỉ bảo đảm hiệu quả quản lý cao, ra quyết định nhanhchóng, chính xác mà còn làm giảm tương đối chi phí quản lý của doanh nghiệp.Nhờ đó mà nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Khả năng nghiên cứu đổi mới và ứng dụng

Khả năng nghiên cứu đổi mới có vai trò quan trọng trong cải tiến công nghệ,nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã, nâng cao năng suất, hợp lý hoásản xuất Bất kì một cái gì mới của sản phẩm hay phương thức hoạt động …đềuđược coi là đổi mới Tuy không phải bất kì đổi mới nào cũng thành công nhưng việctiến hành đổi mới công nghệ được coi là một trong những nguồn tạo sức cạnh tranhchủ yếu cho doanh nghiệp Đổi mới thành công sẽ đưa lại cho doanh nghiệp một thếmạnh nào đó mà đối thủ cạnh tranh không có được Các doanh nghiệp đổi mớithành công sẽ trở thành nhà cung cấp độc quyền về sản phẩm mới, vì vậy có thể tínhgiá cao hơn đối với những sản phẩm mới này Đến thời điểm mà các đối thủ cạnhtranh bắt chước đổi mới theo thì doanh nghiệp đã xây dựng được uy tín và sự trungthành với sản phẩm đó

Như vậy khả năng nghiên cứu, đổi mới và ứng dụng là yếu tố rất quan trọngảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Yếu tố này càng trở nên quantrọng hơn trong điều kiện cách mạng khoa học công nghệ diễn ra mạnh mẽ trên toànthế giới như hiện nay.

Uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp

Trang 23

Thương hiệu và uy tín của sản phẩm chính là sự tổng hợp các thuộc tính củasản phẩm như chất lượng sản phẩm, lợi ích, mẫu mã và dịch vụ của sản phẩm.Thương hiệu không những là dấu hiệu để nhận biết và phân biệt sản phẩm củadoanh nghiệp này với sản phẩm của doanh nghiệp khác, mà nó còn là tài sản rất cógiá trị của doanh nghiệp, là uy tín và thể hiện niềm tin của người tiêu dùng đối vớisản phẩm Một thương hiệu mạnh là một thương hiệu có uy tín cao và uy tín thươnghiệu càng cao thì niềm tin và sự trung thành của người tiêu dùng đối với sản phẩmcàng lớn Điều đó có nghĩa là nếu một sản phẩm nào đó có được uy tín và hình ảnhtốt đối với người tiêu dùng thì sản phẩm đó có một lợi thế cạnh tranh hơn hẳn so vớisản phẩm của các đối thủ cạnh tranh

Văn hoá doanh nghiệp

Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hoá được gây dựng nên trongsuốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, cácquan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy vàchi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệptrong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích

Xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp có tác dụng rất quan trọng trongviệc nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệpđiều chỉnh hành vi của nhân viên trong doanh nghiệp Những doanh nghiệp có nềnvăn hoá tích cực sẽ tạo ra bầu không khí làm vệc hăng say hào hứng vì mục tiêuchung khiến cho các cá nhân thường xuyên phấn đấu để đạt nhiều lợi ích cho bảnthân và doanh nghiệp, do đó mà nâng cao được năng lực cạnh tranh Ngược lại, nếuvăn hoá doanh nghiệp đề cao cách làm việc mang tính “rập khuôn” máy móc, thụđộng sẽ làm hạn chế khả năng đổi mới của doanh nghiệp.

1.2.3 Phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là một phạm trù tổng hợp thể hiện thựclực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt

Trang 24

nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng cao hơn.

Thực tế cho thấy, không một doanh nghiệp nào có khả năng thỏa mãn đầy đủtất cả những yêu cầu của khách hàng Thường thì doanh nghiệp có lợi thế về mặtnày và có hạn chế về mặt khác Những điểm mạnh và điểm yếu bên trong mộtdoanh nghiệp được biểu hiện thông qua các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của doanhnghiệp như marketing, tài chính, sản xuất, nhân sự, công nghệ, quản trị, hệ thốngthông tin…Tuy nhiên, để đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp, cầnphải xác định được các yếu tố phản ánh năng lực cạnh tranh từ những lĩnh vực hoạtđộng khác nhau và cần thực hiện việc đánh giá bằng cả định tính và định lượng Cácdoanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ở những ngành, lĩnh vực khác nhau cócác yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh khác nhau Mặc dù vậy, vẫn có thể tổnghợp được các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp bao gồm:giá cả sản phẩm và dịch vụ; chất lượng sản phẩm và bao gói; kênh phân phối sảnphẩm và dịch vụ bán hàng; thông tin và xúc tiến thương mại; năng lực nghiên cứuvà phát triển; thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp; trình độ lao động; thị phầnsản phẩm doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng thị phần; vị thế tài chính; năng lực tổchức và quản trị doanh nghiệp.

Nhiều doanh nghiệp hiện nay, thông qua phương pháp so sánh trực tiếp cácyếu tố nêu trên để đánh giá năng lực cạnh tranh của mình so với đối tác cạnh tranh.Đây là phương pháp truyền thống và phần nào phản ánh được năng lực cạnh tranhcủa doanh nghiệp Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là không cho phépdoanh nghiệp đánh giá tổng quát năng lực cạnh tranh của mình với đối tác cạnhtranh mà chỉ đánh giá được từng mặt, từng yếu tố cụ thể Để khắc phục nhược điểmtrên, việc nghiên cứu vận dụng ma trận đánh giá các yếu tố môi trường nội bộ, quađó giúp doanh nghiệp so sánh năng lực cạnh tranh tổng thể của mình với các đối thủtrong ngành là một giải pháp mang tính khả thi cao.

Quá trình xây dựng công cụ ma trận này không khó khăn lắm đối với các

Trang 25

doanh nghiệp Vấn đề đặt ra là cần xây dựng thang điểm và thang đo hợp lý.Đồng thời, trên cơ sở các số liệu điều tra từ nhà quản trị doanh nghiệp, cácchuyên gia tư vấn, hay tập hợp ý kiến trực tiếp của khách hàng, doanh nghiệp cóthể đánh giá khách quan tầm quan trọng của các yếu tố được đưa vào ma trận.Các bước cụ thể để xây dựng công cụ ma trận đánh giá các yếu tố môi trường nộibộ doanh nghiệp gồm:

Bước 1: Lập danh mục các yếu tố có vai trò quyết định đến năng lực cạnhtranh của doanh nghiệp trong một ngành kinh doanh (thông thường là khoảng từ 10đến 20 yếu tố).

Bước 2: Ấn định tầm quan trọng bằng cách phân loại từ 0,0 (không quantrọng) đến 1,0 (quan trọng nhất) cho mỗi yếu tố Cần lưu ý, tầm quan trọng đượcấn định cho các yếu tố cho thấy tầm quan trọng tương đối của yếu tố đó vớithành công của các doanh nghiệp trong ngành kinh doanh Như thế, đối với cácdoanh nghiệp trong ngành thì tầm quan trọng của các yếu tố được liệt kê trongbước 1 là giống nhau.

Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố đại diện (thực tế có thể địnhkhoảng điểm rộng hơn) Cho điểm yếu lớn nhất khi phân loại bằng 1, điểm yếu nhỏnhất khi phân loại bằng 2, điểm mạnh nhỏ nhất khi phân loại bằng 3 và điểm mạnhlớn nhất khi phân loại bằng 4 Như vậy, đây là điểm số phản ánh năng lực cạnhtranh từng yếu tố của doanh nghiệp so với các đối thủ trong ngành kinh doanh.

Bước 4: Tính điểm cho từng yếu tố bằng cách nhân mức độ quan trọng của yếutố đó với điểm số phân loại tương ứng.

Bước 5: Tính tổng điểm cho toàn bộ các yếu tố được đưa ra trong ma trận bằngcách cộng điểm số các yếu tố thành phần tương ứug của mỗi doanh nghiệp Tổng sốđiểm này cho thấy, đây là năng lực cạnh tranh tuyệt đối của doanh nghiệp.

Theo đó, nếu tổng số điểm của toàn bộ danh mục các yếu tố được đưa vào matrận IFE từ 2,50 trở lên, thì doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh tuyệt đối trên mức

Trang 26

trung bình Ngược lại, tổng số điểm trong ma trận IFE nhỏ hơn 2,50 thì năng lựccạnh tranh tuyệt đối của doanh nghiệp thấp hơn mức trung bình.

Bảng 1.1 dưới đây là ma trận hình ảnh cạnh tranh được dùng để tính chỉ tiêutổng hợp năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp Theo đó, chỉ số năng lực cạnhtranh tổng hợp của doanh nghiệp được tính theo công thức:

Kn = ∑ Ki*Pi ( Theo dõi bảng )Trong đó:

Kn: là chỉ số năng lực cạnh tranh tổng hợp của doanh nghiệpKi: là hệ số tầm quan trọng của nhân tố thứ i của doanh nghiệpPi: Xếp loại nhân tố thứ i của doanh nghiệp

Bảng 1.1: Ma trận hình ảnh cạnh tranh

TTChỉ tiêu

Doanh nghiệp Đối thủcạnh tranh 1

Đối thủcạnh tranh 2Xếp

Điểmđánhgiá1Thị phần và tốc độ tăng trưởng thị phần0,1

2Hiệu quả kinh doanh0,253Giá cả và chất lượng hàng hoá0,14Số nghiên cứu, đổi mới và ứng dụng0,075Chất lượng dịch vụ cung ứng0,26 Hiệu quả khai thác và sử dụng các

Trang 27

Thị phần là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp chiếm lĩnh.Thị phần của doanh nghiệp được đánh giá qua hai chỉ số sau:

Thị phần tuyệt đối = Doanh số bán hàng của doanh nghiệp / Tổng doanh sốcủa thị trường

Thị phần tuyệt đối nói rõ phần sản phẩm tiêu thụ của riêng doanh nghiệp sovới tổng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường Chỉ số này càng lớn càng chứng tỏdoanh nghiệp càng chiếm lĩnh thị trường với tỷ lệ cao hơn do đó cho thấy doanhnghiệp có sức cạnh tranh trên thị trường Để giành giật mục tiêu thị phần trước đốithủ, doanh nghiệp thường phải có chính sách giá phù hợp thông qua mức giảm giácần thiết, nhất là khi bắt đầu thâm nhập thị trường mới.

Thị phần tương đối = Phần doanh số của doanh nghiệp / Phần doanh số củađối thủ cạnh tranh

Thị phần tương đối cho thấy mức độ chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệpso với đối thủ cạnh tranh mà doanh nghiệp muốn so sánh Nếu thị phần tương đốilớn hơn 1, thì lợi thế cạnh tranh thuộc về doanh nghiệp Nếu thị phần tương đối nhỏhơn 1, thì lợi thế cạnh tranh thuộc về đối thủ Nếu thị phần tương đối bằng 1, thì lợithế cạnh tranh của doanh nghiệp và của đối thủ như nhau.

1.2.4.2.Hiệu quả kinh doanh

 Hiệu quả sử dụng vốn- Vòng quay hàng tồn kho

Vòng quay hàng tồn kho =

Hệ số vòng quay hàng tồn kho cho biết tốc độ luân chuyển hàng tồn kho củadoanh nghiệp Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệpbán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp Tuynhiên chỉ số này quá cao cũng không tốt vì như thế có nghĩa là lượng hàng dự trữtrong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất khả năng doanhnghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần Hơn nữa, dự trữnguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến dâychuyền sản xuất bị ngưng trệ Vì vậy, hệ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớnđể đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng được nhu cầu khách hàng.

Trang 28

- Kỳ thu tiền bình quân

Kỳ thu tiền bình quân =

Kỳ thu tiền bình quân cho thấy khoảng thời gian trung bình cần thiết để mộtcông ty thu hồi các khoản nợ từ khách hàng Kì thu tiền bình quân thấp chứng tỏhiệu quả sử dụng vốn cao và khả năng bị chiếm dụng vốn bởi đối tác thấp.

- Hiệu suất sử dụng tổng tài sản

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản =

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản đo lường một đồng tài sản tham gia vào quátrình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu Chỉ số này caocho thấy doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn có hiệu quả do đó năng lực cạnhtranh cao hơn.

 Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh- Tỷ suất Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản (ROA)

ROA = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản

ROA sẽ cho biết hiệu quả của doanh nghiệp trong việc sử dụng tài sản để kiếmlời Dựa vào chỉ số này doanh nghiệp biết được mỗi đồng tài sản mà doanh nghiệpsử dụng để kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế.ROA càng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầutư ít hơn.

- Tỷ suất Lợi nhuận sau thuế /Vốn chủ sở hữu (ROE)

ROE = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu

ROE phản ánh mức thu nhập ròng trên vốn cổ phần của cổ đông ROE càngcao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là côngty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thếcạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô.

 Năng suất lao động

Năng suất lao động =

Năng suất lao động phản ánh trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh , năng lực sửdụng các yếu tố sản xuất, trình độ công nghệ Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giánăng lực cạnh tranh, chỉ tiêu này càng cao thể hiện năng lực cạnh tranh càng cao.

Trang 29

1.2.4.3 Giá cả và chất lượng hàng hoá

Năng lực cạnh tranh của sản phẩm tạo nên năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp Hai yếu tố cơ bản tạo nên sức cạnh tranh của sản phẩm chính là giá cả vàchất lượng.

Giá của sản phẩm trên thị trường được hình thành thông qua quan hệ cung cầutức là thông qua sự thỏa thuận giữa người mua và người bán để đi tới mức giá cả màcả hai bên đều thấy có lợi và chấp nhận được.

Trong một thị trường có sự cạnh tranh của hàng hóa các nước thì khách hàngcó quyền lựa chọn cho mình sản phẩm tốt nhất mà mình ưa thích và cùng một loạisản phẩm thì chắc chắn họ sẽ lựa chọn sản phẩm có giá bán thấp hơn Do đó, giá cảsản phẩm là một trong những công cụ cạnh tranh hữu hiệu quan trọng của doanhnghiệp trên thị trường.Trong trường hợp giá bán của sản phẩm thấp hơn giá bán củađối thủ cạnh tranh thì sản phẩm đó sẽ có sức cạnh tranh cao và ngược lại Để chiếmđược ưu thế trong cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải có sự linh hoạt trong lựa chọnchính sách giá phù hợp cho từng loại sản phẩm, từng giai đoạn trong chu kỳ sốngquốc tế của sản phẩm hoặc từng đoạn thị trường.

Chất lượng của sản phẩm thể hiện ở giá trị sử dụng và thời gian sử dụng củasản phẩm Trong xã hội phát triển, yêu cầu đặt ra đối với doanh nghiệp là phải cungứng những sản phẩm có chất lượng cao để thỏa mãn nhu cầu ngày càng khắt khecủa người tiêu dùng Người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao hơn cho những sản phẩm,dịch vụ cùng loại có chất lượng cao hơn Do vậy, chất lượng sản phẩm, dịch vụ làchỉ tiêu rất quan trọng thể hiện sức cạnh tranh của doanh nghiệp

Để nâng cao được chất lượng sản phẩm, chiếm lĩnh và giữ được thị phần, mộtnhân tố quan trọng là phải thực hiện đổi mới sản phẩm để tạo ra sự khác biệt củasản phẩm so với đối thủ cạnh tranh Đồng thời, sự đổi mới của sản phẩm phải luôngắn chặt với sự phù hợp sở thích và đảm bảo đủ độ tự tin cậy cho người tiêu dùng.

1.2.4.4 Các nghiên cứu, đổi mới, công nghệ được áp dụng

Kinh doanh trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế với nhiềubiến động đòi hỏi doanh nghiệp phải có khả năng thích ứng cao và đổi mới nhanhchóng Đây được coi là tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp và là

Trang 30

một chỉ tiêu quan trọng đánh giá năng lực canh tranh “động” của doanh nghiệp Chỉtiêu này được xác định bởi một số chỉ tiêu thành phần như: số lượng cải tiến, sángtạo sản phẩm, cải tiến quy trình, công nghệ sản xuất, tái cơ cấu doanh nghiệp, sángkiến, cải tiến kĩ thuật.

1.2.4.5 Chất lượng dịch vụ cung ứng

Chất lượng dịch vụ cung ứng của một doanh nghiệp sản xuất được đánh giábởi khả năng cung ứng đúng loại hàng hoá vào đúng thời điểm và địa điểm kháchhàng cần, đồng thời kết hợp với chất lượng dịch vụ trước, trong và sau khi giaohàng cho khách hàng.

Sản phẩm ra đời không tự nhiên đến tay khách hàng được mà đòi hỏi doanhnghiệp có những biện pháp để khách hàng thực sự tin tưởng và quyết định lựa chọnnó Tất nhiên thương hiệu và thói quen tiêu dùng của khách hàng cũng phần nàoảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm nhưng chắc chắn một dịch vụ cung ứngnhanh, gọn, chính xác và uy tín cũng tác động không nhỏ đến doanh số bán hàngcủa doanh nghiệp Các dịch vụ sau bán hàng như hướng dẫn sử dụng, theo dõi sửdụng, bảo trì, bảo hành là một yếu tố quan trọng tạo niềm tin cho khách hàng, củngcố và phát triển quan hệ với khách hàng nhờ đó để nâng cao năng lực cạnh tranhcủa sản phẩm Chính vì vậy mà chất lượng dịch vụ cung ứng cũng là một chỉ tiêuđánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

1.2.4.6.Hiệu quả khai thác và sử dụng các nguồn lực

Nguồn lực của doanh nghiệp là tất cả những gì mà dựa vào đó doanh nghiệpcó thể khai thác và sử dụng để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh Hiệu quảsử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp được đánh giá dựa trên hiệu quả sử dụngnguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, vị trí địa lý,…Yếu tố này cho thấy mức độ sẵn cócác nguồn lực và khả năng khai thác, sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp Nếudoanh nghiệp sẵn có nhiều nguồn lực và biết cách khai thác sử dụng những nguồnlực của mình thì doanh nghiệp đó càng tạo được sức cạnh tranh cho mình.

1.2.4.7.Mức độ nhận biết thương hiệu của doanh nghiệp

Không phải doanh nghiệp hay sản phẩm nào cũng có thương hiệu và khôngphải thương hiệu nào cũng có có mức độ ảnh hưởng giống nhau đối với thị trường

Trang 31

và khách hàng Một doanh nghiệp nếu càng được nhiều khách hàng biết đến bởithương hiệu và danh tiếng của mình thì khả năng tiêu thụ hàng hoá càng cao và dođó năng lực cạnh tranh cao Đây là một chỉ tiêu định tính, vì vậy để đánh giá đượctiêu chí này doanh nghiệp cần có thời gian để thu thập và tổng kết ý kiến của kháchhàng, đặc biệt là khách hàng mục tiêu.

1.2.5 Các công cụ, biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp1.2.5.1 Các công cụ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Trong nền kinh tế hiện đại ngày nay, khi mà khoa học công nghệ phát triểnnhư vũ bão, sản phẩm ra đời ngày càng phong phú đa dạng, tạo thuận lợi cho sự lựachọn của người tiêu dùng và đặt nhà sản xuất trước các áp lực cạnh tranh ngày cànggay gắt và để chiến thắng trong cạnh tranh thì buộc các nhà sản xuất phải nghiêncứu vận dụng nhiều phương thức và công cụ cạnh tranh khác nhau.

Cạnh tranh bằng sản phẩm

Nhu cầu của thị trường ngày càng biến động nhanh chóng và đa dạng Để nângcao sức cạnh tranh, doanh nghiệp có thể lựa chọn chiến lược phát triển sản phẩmtheo các hướng sau:

Đa dạng hoá sản phẩm:

Đa dạng hóa sản phẩm thực chất là quá trình mở rộng danh mục hàng hóa, tạonên một cơ cấu sản phẩm có hiệu quả Cùng với sự tiến bộ nhanh chóng của khoahọc công nghệ, vòng đời của sản phẩm đang ngày càng bị rút ngắn lại Doanhnghiệp cần có nhiều chủng loại sản phẩm hàng hóa để hỗ trợ cho nhau.

Trong quá trình mở rộng kinh doanh, các doanh nghiệp có thể thực hiện đadạng hóa sản phẩm với các hình thức khác nhau Có thể dùng hình thức hoànthiện và cải tiến các loại sản phẩm đang sản xuất để giữ vững thị trường hiện tạivà thâm nhập thị trường mới, có thể đa dạng hóa theo bề rộng nhu cầu các loạisản phẩm, hoặc có thể sản xuất ra những sản phẩm có giá trị sử dụng khác nhaunhưng có chung chủng loại nguyên liệu gốc, hoặc sử dụng tổng hợp các chất cóchứa đựng trong một loại nguyên liệu để sản xuất một số sản phẩm có giá trị sửdụng khác nhau.

Nâng cao chất lượng sản phẩm

Trang 32

Có thể hiểu chất lượng sản phẩm là thước đo biểu thị giá trị sử dụng của sảnphẩm Khi nền kinh tế phát triển, thu nhập của người tiêu dùng ngày càng cao thìnhững yêu cầu về chất lượng sản phẩm hàng hóa dịch vụ cũng gia tăng tương ứng.Nâng cao chất lượng sản phẩm có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc tăng nănglực cạnh tranh thể hiện trên các giác độ:

- Chất lượng sản phẩm tăng lên sẽ thu hút được khách hàng tăng đựơc khốilượng hàng hoá tiêu thụ, tăng uy tín sản phẩm mở rộng thị trường, từ đó tăng doanhthu, tăng lợi nhuận.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm có nghĩa là nâng cao hiệu quả sản xuấtkinh doanh.

Cạnh tranh bằng giá bán sản phẩm

Giá sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của giá trị sản phẩm mà người bán haydoanh nghiệp dự định có thể nhận được từ người mua thông qua việc trao đổi hànghoá đó trên thị trường Giá cả có một vai trò rất quan trọng, đối với doanh nghiệp làkhẩu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh hàng hóa, còn đối với người tiêudùng là một trong những yếu tố quyết định đến hành vi mua hàng Giá cả là dấuhiệu tin cậy phản ánh tình hình biến động thị trường Thông qua giá cả, doanhnghiệp có thể nắm bắt được sự tồn tại, sức chịu đựng cũng như sức cạnh tranh củasản phẩm trên thị trường

Trong cạnh tranh, giá cả được sử dụng như một công cụ cạnh tranh hữu hiệuthông qua chính sách định giá bán Khi đưa ra chính sách định giá bán, doanhnghiệp cần phải xem xét các vấn đề như: lượng cầu đối với sản phẩm, chi phí sảnxuất và giá thành đơn vị sản phẩm Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, doanhnghiệp phải chấp nhận giá bán thấp hơn giá thành vì những mục tiêu khác như: đểthâm nhập thị trường dễ dàng hơn Điều cuối cùng là phải nhận dạng đúng thịtrường nhằm đảm bảo sự phù hợp với nhu cầu và giá bán sản phẩm

Cạnh tranh bằng nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm

Đối với mỗi doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường, sản xuất tốtchưa đủ để khẳng định khả năng tồn tại và phát triển của mình, mà còn phải biết tổchức mạng lướt bán hàng, đó là tập hợp các kênh đưa sản phẩm hàng hoá từ nơi sản

Trang 33

xuất đến người tiêu dùng sản phẩm ấy Bên cạnh đó, để thúc đẩy quá trình bánhàng doanh nghiệp có thể tiến hành một loạt các hoạt động hỗ trợ như: Tiếp thị,quảng cáo, yểm trợ bán hàng, tổ chức hội nghị khách hàng, tham gia các tổ chứcliên kết kinh tế

Ngày nay, nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng, thậmtrí quyết định đến sự còn của doanh nghiệp trên thị trường bởi vì nó tác động đếnnăng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên các khía cạnh sau:

- Tăng khả năng tiêu thụ hàng hoá thông qua việc thu hút sự quan tâm củakhách hàng tới sản phẩm của doanh nghiệp.

- Cải thiện vị trí hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường ( thương hiệu, chữtín của doanh nghiệp)

- Mở rộng quan hệ làm ăn với các đối tác trên thị trường, phối hợp với các chủthể trong việc chi phối thị trường, chống hàng giả.

Cạnh tranh bằng các công cụ khác

Định hướng khách hàng

Định hướng khách hàng là việc doanh nghiệp hoạt động theo phương châm“sản xuất ra các sản phẩm, dịch vụ phải trên cơ sở nhu cầu khách hàng và chấtlượng của sản phẩm, dịch vụ là mức độ thỏa mãn nhu cầu khách hàng của sảnphẩm, dịch vụ đó”

Dịch vụ sau bán hàng

Ngày nay, khách hàng không chỉ chú ý đến giá cả hàng hóa, chất lượng sảnphẩm mà ngày càng quan tâm đến dịch vụ hậu mãi khi mua bất kỳ sản phẩm nào.Do đó, bố trí các cơ sở chăm sóc khách hàng ở những nơi thuận tiện với đầy đủtrang thiết bị, đội ngũ nhân viên có tay nghề cao, tận tình phục vụ là một công cụtuyệt vời để hỗ trợ tốt cho việc bán hàng.

Phương thức thanh toán

Phương thức thanh toán cũng là một công cụ cạnh tranh được nhiều doanhnghiệp sử dụng Phương thức thanh toán gọn nhẹ, rườm rà hay nhanh chóng sẽ ảnhhưởng đến công tác tiêu thụ và do đó ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanhnghiệp trên thị trường

Trang 34

Tuỳ vào từng ngành nghề kinh doanh và bối cảnh thị trường mà mỗi doanhnghiệp tự đặt ra cho mình những biện pháp nhất định để nâng cao năng lực cạnhtranh Sau đây là một số biện pháp được các doanh nghiệp hay sử dụng.

Một là đổi mới tổ chức, nâng cao trình độ và năng lực quản lý doanh nghiệp.

Trình độ tổ chức và quản lý doanh nghiệp là một trong những yếu tố quyết định tớinăng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Trình độ tổ chức thể hiện ở việc bố trí, sắpxếp các bộ phận quản lý, các khâu sản xuất, sử dụng con người trong từng bộ phận,từng khâu Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp không chỉ thể hiện ởtrình độ đào tạo, kiến thức chuyên môn mà còn là kỹ năng lãnh đạo và quản lý, kỹnăng lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, năng lực sử dụng các phương pháp quản lý,năng lực thuyết phục…

Để nâng cao trình độ và năng lực quản lý doanh nghiệp, cần tích cực đào tạođội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp, cung cấp những kiến thức chuyên môn, kiếnthức về quản lý, về pháp luật, tin học, ngoại ngữ…Thường xuyên rèn luyện kỹ năngquản lý từng mặt công việc trong doanh nghịêp Ngoài ra cần tăng cường đầu tư chohoạt động đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản lý doanh nghiệp, lựa chọn nội dung,chương trình phù hợp, hiệu quả.

Hai là nâng cao năng lực marketing của doanh nghiệp Năng lực marketing

được coi là yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh doanh và nâng caonăng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Để nâng cao năng lực marketing doanhnghiệp cần phải thực hiện các biện pháp đồng bộ về nghiên cứu thị trường, sảnphẩm, giá cả, phân phối như:

- Nâng cao chất lượng sản phẩm- Có chiến lược giá cả phù hợp

- Nghiên cứu thị trường bằng nhiều kênh, nhiều cách- Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại- Thiết lập hệ thống kênh phân phối phù hợp

- Chú trọng đầu tư xây dựng và quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp

Ba là nâng cao năng lực sáng tạo trong doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị

Trang 35

trường hiện đại với xu hướng phát triển kinh tế tri thức như hiện nay, các doanhnghiệp cần chú trọng nâng cao năng lực sáng tạo, bao gồm từ phát minh, sáng chếđến cải tiến quy trình sản xuất, đổi mới sản phẩm…Ngoài việc mua sắm thiết bị,công nghệ mới, mua bản quyền sản xuất, các doanh nghiệp cần chú ý tạo ra bầukhông khí lao động sáng tạo và có những biện pháp thưởng thích đáng cho nhữngsáng kiến của nhân viên, người lao động trong doanh nghiệp

Bốn là sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp Nguồn lực

của doanh nghiệp bao gồm nguồn vốn và tài sản, công nghệ, và nguồn lao động.Để sử dụng nguồn vốn có hiệu quả các doanh nghiệp cần chú trọng một số vấnđề như: đánh giá lại vốn và nguồn vốn theo định kì, cơ cấu lại nguồn vốn và tàisản, sử dụng hợp lý nguồn vốn và tài sản, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằngcách tăng độ quay vòng vốn hoặc tăng mức sinh lời trên vốn, chủ động và tíchcực trong việc huy động vốn.

Hiệu quả sử dụng công nghệ phụ thuộc rất lớn vào tổ chức sản xuất, bố trínhân lực, thời gian khai thác Ngoài việc tăng cường khai thác, tổ chức thành ca kípsản xuất để khai thác tối đa thiết bị, công nghệ thì cần phải chú ý đến chế độ bảo trì,bảo dưỡng thiết bị, công nghệ của người lao động Bên cạnh đó phải không ngừngđổi mới công nghệ để cải tiến các thiết bị, máy móc, đồng thời tạo khả năng vươnlên làm chủ thiết bị, công nghệ mới cho doanh nghiệp.

Để sử dụng có hiệu quả lao động trong doanh nghiệp doanh nghiệp cần tạo rabầu không khí dân chủ và nhiệt huyết với công việc, tăng quyền tự chủ, tự quyếtcho người lao động, phát huy tối đa năng lực sáng tạo của mọi người lao động ở tấtcả các cấp quản lý cho tới người lao động trực tiếp Ngoài ra doanh nghiệp cần chútrọng các khâu trong công tác tuyển chọn, bố trí, sử dụng, đào tạo và có chính sáchđãi ngộ hợp lý, bảo đảm lợi ích vật chất và tinh thần cho người lao động Đẩy mạnhcông tác đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên cho người lao động để khai thác cóhiệu quả cơ sở tri thức của doanh nghiệp.

1.3 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp

Trang 36

cơ khí Việt Nam

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như ngày nay, nâng cao sức cạnhtranh là yêu cầu khách quan và mang tính chất sống còn đối với các doanh nghiệptrong nước nói chung và các doanh nghịêp cơ khí Việt Nam nói riêng Xét riêng cácdoanh nghịêp cơ khí Việt Nam, những nhân tố dưới đây cho thấy việc nâng caonăng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp là hết sức cần thiết.

1.3.1.Đặc điểm của ngành cơ khí và năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp cơ khí

Cơ khí là một ngành công nghiệp nền tảng, có vai trò quan trọng trong việcphát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm độc lập tự chủ về kinh tế, củng cố an ninh, quốcphòng, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, vì vậy, cần xây dựng ngành cơ khí đủsức cạnh tranh vươn lên trong cơ chế thị trường định hướng XHCN Theo đánh giávề sự phát triển của CNCK trong nước thời gian qua và nhìn về tương lai, một sốnhà kinh tế cho rằng ngành CNCK Việt Nam đã có nhiều khởi sắc và đạt được mộtsố thành tựu lớn Tuy nhiên bên cạnh đó thì CK Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều vấnđề yếu kém.

Sản phẩm của ngành cơ khí nước ta hiện nay chủ yếu là hàng gia công, giá trịkinh tế thấp, công nghệ, thiết bị lạc hậu Chưa hình thành một số ngành mũi nhọnđủ sức chế tạo dây chuyền thiết bị đồng bộ Phần lớn thiết bị, máy móc, nguyên liệuphải nhập khẩu, công nghiệp phụ trợ yếu kém… Thiếu lực lượng nghiên cứu pháttriển, từ lực lượng tư vấn, thiết kế công nghệ và thiết kế chế tạo, đến các chuyên giađầu ngành với vai trò công trình sư, tổng công trình sư và lực lượng công nhân lànhnghề Chất lượng đào tạo kỹ sư cơ khí chưa đáp ứng yêu cầu thực tế Nguồn vốncho đầu tư phát triển thiếu, chưa có chiến lược thị trường, sản phẩm, trình độ quảntrị doanh nghiệp thấp Việc đầu tư phát triển của ngành cơ khí thiếu tập trung, hiệuquả thấp, hợp tác hạn chế Nhìn tổng thể, năng lực cạnh tranh của sản phẩm và DNcơ khí còn thấp.

1.3.2 Áp lực của hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 37

Hội nhập kinh tế quốc tế đối với ngành cơ khí Việt Nam, bên cạnh những cơhội như có điều kiện tiếp cận các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại, mởrộng thị trường xuất khẩu, thì thách thức đối với ngành cũng không phải là ít.

Khi vào WTO mọi bảo hộ và thuế bị dỡ bỏ, chỉ còn lại các rào cản kỹ thuật.Nhưng đến nay chúng ta chưa có các rào cản kỹ thuật hợp pháp đủ mạnh, đủ hiệulực để bảo vệ các sản phẩm cơ khí trọng điểm Trước hết đó là các tiêu chuẩn kỹthuật cơ bản cần thiết để ngăn không cho du nhập các sản phẩm có trình độ kỹthuật và chất lượng thấp Thêm vào đó chúng ta chưa có đầy đủ các phương tiệnđể kiểm định sự hợp tiêu chuẩn với các sản phẩm cơ khí Quản lý thị trường yếukém để hàng cơ khí chất lượng thấp, giá rẻ tràn vào thị trường trong nước, gâynên tình trạng cạnh tranh không lành mạnh cho các doanh nghiệp làm sản phẩmcơ khí chính xác

Trong khi ở các nước đang phát triển, công tác nghiên cứu, phát triển R&D làviệc sống còn thì ở Việt Nam lại chưa được đầu tư đúng mức Chính vì vậy mà sảnphẩm cơ khí của Việt Nam ít đổi mới, khả năng cạnh tranh kém

Nếu ngành công nghiệp cơ khí không nhanh chóng tăng sức cạnh tranh thìcác nước trong khối hợp tác kinh tế sẽ lợi dụng để chiếm lấy thị phần lớn hơn ởViệt Nam.

1.3.3 Lợi ích của việc nâng cao năng lực cạnh tranh đối với các doanhnghiệp cơ khí Vịêt Nam

Năng lực cạnh tranh chính là sức mạnh của doanh nghiệp được thể hiện trênthương trường Sự tồn tại và sức sống của một doanh nghiệp thể hiện trước hết ởnăng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đó so với đối thủ cạnh tranh.Việc nâng caonăng lực cạnh tranh sẽ góp phần làm tăng vị thế của các doanh nghiệp cơ khí ViệtNam trên thị trường không chỉ trong nước mà cả quốc tế.

Trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt như ngày nay, cácdoanh nghiệp cơ khí Việt Nam cần tìm ra cho mình những giải pháp để biến nhữngcái không thể thành có thể Một thực tế hiện nay là CNCK Việt Nam đang còn ở

Ngày đăng: 04/12/2012, 09:33

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Có nhiều mô hình để phân tích các nhân tố thuộc môi trường ngành ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tuy nhiên mô hình nổi tiếng nhất và được  sử dụng rộng rãi nhất hiện nay là Mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Michael  Porter - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Cơ khí ô tô 3 - 2 trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
nhi ều mô hình để phân tích các nhân tố thuộc môi trường ngành ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tuy nhiên mô hình nổi tiếng nhất và được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay là Mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Michael Porter (Trang 17)
Bảng 1.1: Ma trận hình ảnh cạnh tranh - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Cơ khí ô tô 3 - 2 trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Bảng 1.1 Ma trận hình ảnh cạnh tranh (Trang 25)
Hình 1.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty Cơ khí ôtô 3-2 - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Cơ khí ô tô 3 - 2 trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Hình 1.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty Cơ khí ôtô 3-2 (Trang 43)
Bảng 2.2: Một số loại xe buýt chủ yếu do công ty sản xuất - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Cơ khí ô tô 3 - 2 trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Bảng 2.2 Một số loại xe buýt chủ yếu do công ty sản xuất (Trang 48)
Bảng 2.3: Cơ cấu lao động trong công ty - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Cơ khí ô tô 3 - 2 trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Bảng 2.3 Cơ cấu lao động trong công ty (Trang 60)
Bảng 3.2: Bảng dự kiến sản lượng ôtô các loại đến năm 2020 - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Cơ khí ô tô 3 - 2 trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Bảng 3.2 Bảng dự kiến sản lượng ôtô các loại đến năm 2020 (Trang 70)
3.1.2. Xu hướng phát triển ngành CNCK ở Việt Nam - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Cơ khí ô tô 3 - 2 trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
3.1.2. Xu hướng phát triển ngành CNCK ở Việt Nam (Trang 70)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w