Các nhân tố bên ngoài công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Cơ khí ô tô 3 - 2 trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 52 - 59)

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ Ô TÔ 3

2.2.1. Các nhân tố bên ngoài công ty

2.2.1.1. Các nhân tố thuộc môi trường quốc tế

Hiện nay, xu hướng tự do hoá thương mại và đầu tư đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới, xu hướng đó cũng làm gia tăng các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực ô tô tại Việt Nam. Suy cho cùng thì so với nhiều nước trên thế giới, ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam vẫn còn non trẻ, trong khi đó nhiều tập đoàn lớn mạnh trên thế giới đang cố gắng tìm kiếm thêm những cơ hội mới để mở rộng thị phần. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, nhiều tập đoàn nước ngoài như Huyndai Motor (Hàn Quốc), tập đoàn công nghiệp ôtô Thượng Hải (Trung Quốc)… đã có kế hoạch đầu tư lắp ráp ô tô tại Việt Nam. Theo đó, làn sóng ô tô ngoại sẽ có cơ hội tràn vào thị trường Việt Nam. Xe Trung Quốc có giá bán thấp sẽ đáp ứng được nhu cầu của một bộ phận khách hàng và giành một phần thị phần ôtô vốn còn nhỏ bé của Việt Nam.

nhập khẩu vào Việt Nam cũng sẽ trở nên thuận lợi hơn. Thị trường ô tô trong nước nói chung và ô tô 3 - 2 nói riêng sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh mạnh từ nguồn sản phẩm bên ngoài.

Thị trường ôtô Việt Nam vốn có quy mô nhỏ bé, khi có nhiều hãng xe tham gia, chắc chắn sẽ tạo nên cuộc cạnh tranh căng thẳng. Như vậy để tồn tại và phát triển, ngoài những yếu tố quan trọng như chất lượng, giá cả sản phẩm thì các nhà sản xuất trong nước còn phải quan tâm đến nâng cao chất lượng dịch vụ sau bán hàng và đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi. Sự cạnh tranh trong nâng cao chất lượng dịch vụ sau bán hàng cũng như khuyến mãi cũng là một yếu tố làm cho thị trường ôtô sẽ luôn luôn sôi động.

2.2.1.2. Các nhân tố thuộc môi trường quốc gia

 Nhân tố kinh tế

Trong nhiều năm trở lại đây, kinh tế Việt Nam liên tục phát triển, thu nhập của người dân từng bước được cải thiện và nâng cao, đến năm 2007 thu nhập trung bình của mỗi người dân Việt Nam đạt khoảng 850 USD/người. Người dân với thu nhập cao làm gia tăng sức mua hàng hoá và nhu cầu sử dụng các dịch vụ. Cùng với đó, nhu cầu đi lại của người dân vì các mục đích như du lịch, công việc, tham quan, đi chơi, …cũng ngày càng cao hơn, điều này có tác động tích cực đến khả năng cạnh tranh của công ty Cơ khí ô tô 3 - 2.

Bước sang năm 2008, do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam đi vào suy giảm, chỉ số giá tiêu dùng tăng trưởng âm liên tiếp trong 3 tháng cuối năm, tiêu dùng nói chung đều giảm mạnh dẫn đến nhu cầu về ôtô không còn cao. Có thể nói, hàng loạt những điều chỉnh về thuế và phí trước bạ đã “đánh” trực tiếp tới giá xe cả xe nội và xe nhập khiến thị trường bị ảnh hưởng mạnh.

Khoảng cuối năm 2007 cho đến giữa 2008, lạm phát tăng cao (12%), kinh tế suy giảm đã ảnh hưởng mạnh đến tình hình tiêu thụ ô tô trong nước và giảm khả năng cạnh tranh của các công ty ô tô, trong đó có Công ty 3 - 2.

 Nhân tố văn hoá - xã hội

Mức sống nâng cao, nhu cầu sử dụng các loại dịch vụ cũng gia tăng trong đó nhu cầu đi lại cũng ngày càng nhiều hơn. Điều này làm gia tăng nhu cầu sử dụng các

loại phương tiện vận chuyển hành khách trong đó xe khách là phương tiện chiếm ưu thế hơn cả. Cũng có một số hộ gia đình có điều kiện tự mua xe con riêng nhưng số lượng này so với lượng dân cư đông đúc của Việt Nam mới chiếm một tỉ lệ nhỏ.

Ở các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội và TP.HCM, xe buýt đang được nhiều người sử dụng hàng ngày để đi lại, nhất là giới học sinh, sinh viên và một bộ phận công chức, công nhân lao động có thu nhập thấp. Đây được đánh giá là một phương tiện đi lại có những ưu thế riêng mà các loại hình vận tải hành khách công cộng khác không có được như vận chuyển được nhiều hành khách, chi phí rẻ, có trạm dừng đón trả khách cố định, hành trình chạy đúng giờ, đúng tuyến,… Nhờ đó, đã làm giảm mật độ xe cá nhân tham gia giao thông, góp phần giải quyết trật tự an toàn giao thông, hạn chế ô nhiễm môi trường và mở ra một mô hình vận chuyển hành khách văn minh, lịch sự...Nhận thức được sự tiện lợi của hình thức vận chuyển này, nhu cầu đi lại bằng xe buýt của người dân đang ngày càng gia tăng. Điều này mở ra cơ hội cho Công ty 3 - 2 tiếp tục phát triển sản xuất kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Tuy nhiên, hệ thống đường sá, cơ sở hạ tầng và các điều kiện giao thông của nước ta hiện nay, kể các các thành phố lớn, đang còn có nhiều vấn đề bất cập về chất lượng, diện tích,…gây khó khăn cho các phương tiện giao thông đi lại. Diện tích mặt đường quá hẹp không tạo điều kiện cho các loại xe cỡ lớn như xe tải, xe khách, xe buýt… hoạt động dễ dàng, tình trạng tắc đường tại các thành phố lớn xảy ra thường xuyên. Đây là một yếu tố có ảnh hưởng tiêu cực đối với sức cạnh tranh của công ty.

 Nhân tố khoa học, công nghệ

Ngành công nghiệp ô tô vốn là một ngành kinh tế trọng điểm của một quốc gia. Tuy nhiên, nhiều năm qua, ngành công nghiệp ô tô nước ta chưa tự thiết kế và sản xuất được ô tô nguyên chiếc để phục vụ nhu cầu trong nước, chủ yếu tiếp nhận công nghệ sản xuất, lắp ráp ô tô các loại của nước ngoài. Công ty 3 - 2 hiện nay cũng đang lắp ráp xe khách và xe buýt dựa trên công nghệ của các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc,…với nhiều công đoạn thủ công, chưa có dây chuyền lắp ráp hiện đại, do đó sản phẩm của công ty vẫn chưa thể cạnh tranh được với nhiều tập đoàn lớn mạnh khác trên thế giới.

chóng mặt như ngày nay, nếu công ty không sớm nắm bắt được xu hướng thị trường và cải tiến công nghệ lắp ráp, chế tạo ô tô phù hợp thì rất khó cạnh tranh được với các đối thủ cùng ngành.

 Nhân tố chính trị luật pháp

Việt Nam có tình hình chính trị ổn định tạo tâm lý yên tâm cho công ty đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.

Về chính sách luật pháp, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách liên quan đến ngành công nghiệp cơ khí cũng như công nghiệp ô tô Việt Nam như Nghị quyết về các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; Nghị định về phát triển công nghiệp phụ trợ; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế ưu đãi chung cho các dự án sản xuất các sản phẩm cơ khí trọng điểm; Quyết định của Thủ tướng chính phủ về chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn tới năm 2020…đã tạo môi trường pháp lý minh bạch, ổn định, đường lối rõ ràng, tạo điều kiện cạnh tranh lành mạnh giữa các công ty.

Thủ tục hải quan cho nhập khẩu ôtô, linh kiện và phụ tùng theo các quy định hiện hành thông thoáng, thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp so với trước đây. Về chính sách thuế đối với ôtô, trong thời gian qua, Nhà nước đã ban hành và triển khai thực hiện nhiều chính sách ưu đãi dành cho ô tô sản xuất trong nước. Ngoài việc được hưởng các cơ chế ưu đãi chung theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước cũng như các văn bản quy phạm pháp luật khác, các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, lắp ráp ô tô còn được hưởng lợi từ các chính sách ưu đãi dành riêng cho ngành. Nhờ có những chính sách đó mà công ty 3 - 2 cũng đã có nhiều cơ hội để phát triển.

Tuy nhiên, một thực tế hiện nay là chính sách thuế ô tô của Nhà nước đưa ra thay đổi liên tục, giá cả sản phẩm vì thế mà lên xuống thất thường, gây khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm, làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty.

Chủ trương hạn chế phương tiện giao thông cá nhân của thành phố Hà Nội khiến Công ty gặp không ít khó khăn, đòi hỏi phải tổ chức lại sản xuất, thay đổi cơ cấu sản phẩm cho phù hợp.

 Nhân tố tự nhiên

Công ty có trụ sở chính nằm ngay đầu đường Giải Phóng, gần ngã tư giao với Lê Duẩn, Đại Cồ Việt và Kim Liên mới, đây là một trong những nút giao thông quan trọng của thành phố Hà Nội, và là một vị trí thuận lợi cho công ty phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.

2.2.1.3. Các nhân tố thuộc môi trường ngành

 Đối thủ cạnh tranh hiện tại

Những đối thủ cạnh tranh trực tiếp của công ty hiện nay là Công ty cơ khí ô tô 1-5, Công ty Cơ khí Ngô Gia Tự, Nhà máy ô tô Đồng Vàng 1. Những đối thủ này cùng hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp xe khách, xe buýt trên địa bàn miền Bắc với công ty ô tô 3-2. Ngoài ra còn có sự cạnh tranh với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơ khí ô tô tại miền Trung và miền Nam như Công ty CP cơ khí ô tô Nghệ An, Công ty CP ôtô Hyundai-Vinamotor, Samco, Trường Hải…tuy nhiên sức ép cạnh tranh từ các doanh nghiệp này không lớn như với Ô tô1-5, Ngô Gia Tự, Đồng Vàng 1.

Sau đây sẽ tập trung vào phân tích ảnh hưởng của đối thủ cạnh tranh trực tiếp là Cơ khí ô tô 1-5 và Cơ khí Ngô Gia Tự.

• Cơ khí ô tô 1-5

Công ty Cơ khí ô tô 1-5 là doanh nghiệp đầu tiên tổ chức sản xuất xe khách của Vinamotor. Hiện nay, với 6 dây chuyền công nghệ mới là phun keo xốp thành xe, phun keo gầm xe chống rung, phốt phát hoá vỏ xe, sản xuất vật liệu composite, sản xuất lắp ráp sát-xi, mỗi ngày công ty sản xuất được khoảng 12 xe khách và xe buýt. Với chiến lược kinh “không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng với giá cả hợp lý”, công ty đặc biệt chú trọng đến công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng sản phẩm theo hướng kiểm tra từng công đoạn, bảo đảm các loại ô tô khi xuất xưởng phải đạt chất lượng cao.

Các sản phẩm xe khách, xe buýt và thiết bị máy công trình của Công ty không những giành nhiều giải thưởng cao quý của Nhà nước mà còn được đông đảo người tiêu dùng ưa chuộng, được tiêu thụ rộng rãi trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Bên cạnh việc sản xuất các sản phẩm xe khách từ 29 đến 80 chố ngồi, công ty cũng

đã chế tạo thành công loại xe buýt 2 tầng đầy đủ tiện nghi (nhà vệ sinh, giường nằm…) phục vụ nhu cầu hành khách đường dài. Đây là bước đột phá và sự thành công rất lớn của Cty đối với ngành công nghiệp ôtô còn non trẻ ở Việt Nam. Lợi thế cạnh tranh về sản phẩm này của công ty Cơ khí ô tô 1-5 ảnh hưởng lớn và làm suy yếu năng lực cạnh tranh của Cơ khí ô tô 3-2.

• Cơ khí Ngô Gia Tự

Được thành lập vào năm 1968, đến nay công ty Cơ khí Ngô Gia Tự đã đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận. Trong quá trình phát triển gần 40 năm của mình công ty Ngô Gia Tự luôn là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong các lĩnh vực ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất. Công ty đã đầu tư mua sắm thêm nhiều thiết bị, máy móc hiện đại như: dây chuyền sản xuất lắp ráp ôtô, toàn bộ dây chuyền chế tạo bạc bimetal trên cơ sở thiêu kết kim loại bột, hệ thống công nghệ làm khuôn mẫu phục vụ sản xuất ôtô và cơ khí dân dụng với những máy CNC, EDM và các phần mềm CAD, CAM... Đặc biệt, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, Ban lãnh đạo Công ty đã quan tâm thích đáng đến hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, coi khoa học và công nghệ là yếu tố quan trọng, quyết định sự sống còn của đơn vị để khẳng định thương hiệu và tạo sự phát triển bền vững. Theo đó, để đáp ứng nhu cầu của phát triển sản xuất, Công ty đã đầu tư một số thiết bị ban đầu để hình thành Trung tâm khuôn mẫu như: Máy khoan tia lửa điện, máy cắt dây, máy xung (thiết bị EDM)…

Về nhân lực, công ty đã tuyển chọn được nhiều cán bộ có đủ trình độ, năng lực để làm chủ các trang thiết bị mới; tiến hành đào tạo lại, đào tạo thêm về ngoại ngữ, tin học cho đội ngũ cán bộ; cấp kinh phí phục vụ công tác tham quan, học tập trong và ngoài nước về khoa học và công nghệ; có chính sách ưu đãi thoả đáng đối với cán bộ làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu - triển khai... Đội ngũ kỹ thuật của công ty là những kỹ sư kinh nghiệm, kỹ sư trẻ nhiệt huyết, sáng tạo, đội ngũ công nhân lành nghề.

Từ một nhà máy Ngô Gia Tự chỉ có hai phân xưởng chính là Cơ khí và gia công nóng và một phòng Cơ điện, đến nay công ty đã có nhà máy sản xuất ôtô, nhà máy sản xuất cơ khí với nhiều sản phẩm được các đối tác tin cậy như: xe ôtô khách, sản

phẩm kết cấu thép, bạc Bimetal... Sản phẩm ôtô khách 29 chỗ (Transinco 29 HK) của Công ty - một sản phẩm có chất lượng, mỹ thuật hiện đang là sản phẩm bán chạy, sản xuất không đủ để cung cấp cho khách hàng.

Với sự nỗ lực, năng động, sáng tạo và quyết tâm của tập thể cán bộ, công nhân viên... Công ty Cơ khí Ngô Gia Tự đang không ngừng phát triển về mọi mặt và tạo nên sức ép cạnh tranh lớn đối với Cơ khí ô tô 3-2.

 Khách hàng

Khách hàng chủ yếu của công ty hiện nay là các công ty vận tải hành khách Hà Nội, Sài Gòn; công ty xe buýt Hà Nội, Hà Tây và một số tổ chức, cá nhân ở các tỉnh thành khác trong cả nước như Quảng Ninh, Nghệ An, Thanh Hoá…

 Nhà cung ứng vật tư

Các phụ tùng, linh kiện chính phục vụ cho việc sản xuất, lắp ráp ô tô để bán cho thị trường trong nước chủ yếu được công ty nhập khẩu từ Hàn quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, tập đoàn Huyndai, Công ty Nanning Visoin Mechanical & Electrical Ltd…. Còn lại là mua từ các đối tác nhập khấu khác trong nước. Một số luợng nhỏ đựoc mua từ các nhà sản xuất phụ tùng nội địa. Trong trường hợp khách hàng có yêu cầu cao hơn thì công ty bắt buộc phải nhập toàn bộ linh kiện ngoại nhập và nhà máy chỉ có nhiệm vụ lắp ghép.Với các đối tác cung cấp vật tư, nhà máy luôn có sự liên lạc thường xuyên để nắm bắt được tình hình biến động giá cả của thị trường nhằm giúp cho nhà máy thích nghi tốt trong trường hợp có biến động về giá.

 Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng

Theo số liệu của Bộ Công nghiệp, đến nay Việt Nam đã có 34 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước với số vốn đầu tư khoảng 2.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó Việt Nam còn có 11 liên doanh ôtô có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với số vốn đầu tư khoảng 1 tỷ USD. Thời gian tới sẽ có thêm 4 doanh nghiệp FDI nữa tham gia vào thị trường này gồm công ty Honda Việt Nam, công ty SYM, công ty Daewoo Bus và công ty JRD. Thêm vào đó, công ty Cơ khí Đường Sơn (Trung Quốc) cũng đang xin phép đầu tư vào sản xuất ôtô tải nặng tại Việt Nam. Như vậy sẽ có chẵn 50 doanh nghiệp tất cả. Nhưng con số trên cũng chưa dừng lại tại đó. Một số hãng ôtô nước ngoài cũng đang có ý định xây dựng các dây chuyền lắp ráp CKD và IKD tại Việt

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Cơ khí ô tô 3 - 2 trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w