7 Mức độ nhận biết thương hiệu của doanh nghiệp 0,
1.3. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp cơ khí Việt Nam
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như ngày nay, nâng cao sức cạnh tranh là yêu cầu khách quan và mang tính chất sống còn đối với các doanh nghiệp trong nước nói chung và các doanh nghịêp cơ khí Việt Nam nói riêng. Xét riêng các doanh nghịêp cơ khí Việt Nam, những nhân tố dưới đây cho thấy việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp là hết sức cần thiết.
1.3.1. Đặc điểm của ngành cơ khí và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cơ khí
Cơ khí là một ngành công nghiệp nền tảng, có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm độc lập tự chủ về kinh tế, củng cố an ninh, quốc phòng, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, vì vậy, cần xây dựng ngành cơ khí đủ sức cạnh tranh vươn lên trong cơ chế thị trường định hướng XHCN. Theo đánh giá về sự phát triển của CNCK trong nước thời gian qua và nhìn về tương lai, một số nhà kinh tế cho rằng ngành CNCK Việt Nam đã có nhiều khởi sắc và đạt được một số thành tựu lớn. Tuy nhiên bên cạnh đó thì CK Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề yếu kém.
Sản phẩm của ngành cơ khí nước ta hiện nay chủ yếu là hàng gia công, giá trị kinh tế thấp, công nghệ, thiết bị lạc hậu. Chưa hình thành một số ngành mũi nhọn đủ sức chế tạo dây chuyền thiết bị đồng bộ. Phần lớn thiết bị, máy móc, nguyên liệu phải nhập khẩu, công nghiệp phụ trợ yếu kém… Thiếu lực lượng nghiên cứu phát triển, từ lực lượng tư vấn, thiết kế công nghệ và thiết kế chế tạo, đến các chuyên gia đầu ngành với vai trò công trình sư, tổng công trình sư và lực lượng công nhân lành nghề. Chất lượng đào tạo kỹ sư cơ khí chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Nguồn vốn cho đầu tư phát triển thiếu, chưa có chiến lược thị trường, sản phẩm, trình độ quản trị doanh nghiệp thấp. Việc đầu tư phát triển của ngành cơ khí thiếu tập trung, hiệu quả thấp, hợp tác hạn chế. Nhìn tổng thể, năng lực cạnh tranh của sản phẩm và DN cơ khí còn thấp.