LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế thị trường đầy năng động như hiện nay, các doanh nghiệp đều phải đối mặt với những khó khăn và nhiều thách thức lớn.
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường đầy năng động như hiện nay, các doanh nghiệp đều phảiđối mặt với những khó khăn và nhiều thách thức lớn Do đó, để tồn tại và phát triển,các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới tư duy, tác phong công việc và đặc biệt làđổi mới khoa học công nghệ tiên tiến để nhanh chóng đáp ứng nhu cầu và xu thế thịtrường Bên cạnh đó, sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài cùng các công ty trong nước làm cho sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngàycàng gay gắt và khốc liệt hơn
Qua thực tiễn nghiên cứu, em nhận thấy công tác phân tích tài chính tại các doanhnghiệp có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ chứng minh và khẳng định thế mạnh củacác doanh nghiệp mà còn góp phần đẩy mạnh sự phát triển của nền kinh tế Hơn nữa,
có rất nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình thực trạng tài chính của các doanhnghiệp với rất nhiều mục đích khác nhau, chủ yếu là các nhà quản lý, nhà đầu tư và cánhân, tổ chức trực tiếp cho doanh nghiệp vay Do đó sự chính xác, kịp thời và khoa họccủa công tác phân tích tài chính doanh nghiệp cùng những dự án khả thi sẽ giúp cácnhà quản trị tài chính có chiến lược phát huy thế mạnh một cách hợp lý, sẽ tạo niềm tinvững chắc cho các nhà đầu tư yên tâm rót vốn đầu tư và đặc biệt là thu hút một nguồnvốn dồi dào từ những người cho vay
Tuy nhiên công tác phân tích tài chính hiện nay chưa được các doanh nghiệp quan tâmmột cách thích đáng, cách thức tổ chức phân tích và phương pháp phân tích còn nhiềuvướng mắc Là một sinh viên khoa Ngân hàng-Tài chính, nhận thức được tầm quantrọng của việc phân tích tài chính doanh nghiệp và những kiến thức được trang bị trong
Trang 2suốt quá trình học, em mạnh dạn lựa chọn đề tài “Nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính của Công ty cổ phần thuốc thú y Trung ương I” nhằm đưa ra một số
biện pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu quả của công tác phân tích tài chính trên cơ sởđánh giá tình hình tài chính của Công ty cổ phần thuốc thú y Trung ương I
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là hoạt động phân tích tài chính của Công ty cổphần thuốc thú y Trung ương I Chuyên đề đi sâu vào nghiên cứu cách thức tổ chức,phương pháp phân tích và các thông tin sử dụng trong quá trình phân tích tài chính tạicông ty
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Chỉ nghiên cứu hoạt động phân tích tài chính của Công ty cổ phầnthuốc thú y Trung ương I
- Về thời gian: Giai đoạn 2006-2008
- Về giác độ nghiên cứu: Nghiên cứu trên giác độ vi mô
4 Kết cấu đề tài
Tên đề tài “Nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính của Công ty cổ phầnthuốc thú y Trung ương I”
Trang 3Ngoài lời mở đầu và phần kết luận, phần nội dung của đề tài được chia thành 3chương:
Chương 1: Lý luận chung về công tác phân tích tài chính doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng công tác phân tích tài chính Công ty cổ phần thuốc thú y Trungương I
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính tại Công ty cổphần thuốc thú y Trung ương I
Trang 4CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP 1.1 Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính doanh nghiệp là việc thu thập và xử lý các thông tin kế toán và cácthông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp,đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó, khảnăng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết địnhtài chính, quyết định quản lý phù hợp
Quá trình vận động và chuyển hoá các nguồn lực tài chính trong quá trình tạo lập và sửdụng các quỹ tiền tệ thuộc hoạt động tài chính của doanh nghiệp diễn ra như thế nào,kết quả kinh tế tài chính của sự vận động và chuyển hoá ra sao, có phù hợp với mụctiêu mong muốn của các đối tượng quan tâm đến tài chính doanh nghiệp là đối tượngnghiên cứu cụ thể của phân tích tài chính doanh nghiệp
Vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị tài chính là bằng cách nào để duy trì sựtồn tại của doanh nghiệp trong nền kinh tế đầy thách thức như hiện nay Đó chính lànguy cơ rủi ro phá sản của doanh nghiệp, được thể hiện chủ yếu và trực tiếp qua sựbiến động của các nhóm chỉ số khả năng thanh toán, khả năng cân đối vốn cũng nhưkhả năng sinh lãi của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh Qua đó, cácnhà quản trị tài chính sẽ đánh giá một cách toàn diện về tình hình tài chính của doanhnghiệp và đưa ra những dự báo chuẩn xác về kết quả hoạt động trong tương lai để từ đó
có biện pháp hỗ trợ, cải thiện tình hình tài chính doanh nghiệp tốt hơn Có thể nói phântích tài chính được coi là cơ sở cho những dự báo tài chính trong tương lai của doanhnghiệp
Trang 51.2 Chức năng của phân tích tài chính
Ngày nay phân tích tài chính đã trở thành một nội dung được các nhà quản lý quan tâm
và khai thác một cách triệt để nhằm phát huy tối đa tính hữu ích của công cụ này Tùytheo từng loại hình doanh nghiệp và mục đích nghiên cứu mà phân tích tài chính cónhững chức năng mang tính chất đặc thù khác nhau Tựu chung lại, phân tích tài chính
có những chức năng cơ bản sau: Chức năng đảm bảo vốn cho quá trình hoạt động kinhdoanh; chức năng đánh giá và giám sát nhằm đảm bảo kết quả kinh doanh đạt hiệu quảcao; chức năng điều chỉnh; chức năng dự báo
Chức năng thứ nhất là đảm bảo vốn cho quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Có thể nói vốn là điều kiện không thể thiếu cho sự tồn tại và vận hành của bất
cứ doanh nghiệp nào Trong mọi loại hình doanh nghiệp, vốn phản ánh nguồn lực tàichính đầu tư vào sản xuất kinh doanh Hơn thế, vốn còn là nhân tố cực kỳ quan trọnggiúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường Như vậy, vốn khôngnhững là cơ sở để doanh nghiệp có thể nâng cao khả năng khả năng sản xuất, tăngcường mạng lưới phân phối mà còn có thể giúp doanh nghiệp vượt qua các đối thủcạnh tranh hay hơn nữa là loại bỏ họ bằng những chính sách marketing khôn khéo, tăngcường quản cáo, giảm giá, khuyến mại,…Do đó, phân tích tài chính chính cần phải tínhtoán được nhu cầu vốn, cách thức lựa chọn và huy động vốn với những ước lượng chiphí cụ thể nhằm tối thiểu hoá chi phí mà vẫn đạt được mục tiêu đề ra Đặc biệt, huyđộng vốn thành công còn phải kết hợp với việc sử dụng vốn hiệu quả, vì vậy phân tíchtài chính còn phải vạch ra phương hướng quản lý vốn tối ưu
Chức năng thứ hai là đánh giá, giám sát nhằm đảm bảo kết quả hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các luồng chuyển dịch giá trị, các
luồng vận động của nguồn lực tài chính trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụngcác quỹ tiền tệ hoặc vốn hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu kinhdoanh trong khuôn khổ pháp luật Các luồng đó vận động như thế nào, các nhân tố tác
Trang 6động đến sự chu chuyển cũng như những ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp như thế nào, có phù hợp với mục tiêu kinh doanh đã đề ra hay không, cóphù hợp với cơ chế chính sách hiện hành không,…là những vấn đề mà phân tích tàichính phải làm rõ Chính những kết quả được cung cấp bởi phân tích tài chính sẽ là cơ
sở để các nhà quản lý nhân thức được những thành tựu cũng như hạn chế của các quan
hệ tài chính, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp một cách liên tục
Chức năng thứ ba là điều chỉnh Sự thực là hệ thống các quan hệ tài chính của doanh
nghiệp không phải luôn tồn tại dưới một hình thức truyền thống mà có thể biến hoádưới nhiều hình thái khác nhau tại các thời điểm và các giai đoạn khác nhau của nềnkinh tế Các quan hệ tài chính này sẽ ổn định nếu doanh nghiệp biết duy trì sự kết hợpgiữa các nhân tố của chúng một cách hài hoà Do đó, muốn quản trị tài chính một cáchhiệu quả cần phải hiểu rõ được nội dung, hình thức cũng như bản chất của các mốiquan hệ tài chính phát sinh Phân tích tài chính sẽ giúp các nhà quản lý doanh nghiệp
và các đối tượng quan tâm khác nhận thức được vấn đề này
Thứ tư là dự báo Bên cạnh những chức năng trên, phân tích tài chính còn giúp doanh
nghiệp dự báo được tình hình tài chính trong tương lai Bất kì một doanh nghiệp nàotrong quá trình hoạt động đều đặt ra những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn trong tươnglai, do đó, nhờ những dự báo tài chính trên, doanh nghiệp có thể điều chỉnh mục tiêusao cho phù hợp nhất Tuy nhiên, những dự báo tài chính này không phải là những dựbáo chung chung mà phải được chi tiết hoá bằng những con số để doanh nghiệp cóchiến lược điều chỉnh từng khoản cụ thể
Với những chức năng trên, nhiệm vụ của bộ phận phân tích tài chính là phải cung cấpnhững thông tin chính xác và đầy đủ về tất cả các mặt tài chính của mình Hơn nữa,phân tích tài chính doanh nghiệp để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệpnhằm đảm bảo và phân phối vốn cho sản xuất kinh doanh, hoặc để đánh giá hiệu quả
Trang 7sử dụng vốn trong kinh doanh, tình hình thanh toán, tính toán và lượng hóa các nhân tốtác động đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các biện pháp khắcphục và khai thác triệt để tiềm năng của doanh nghiệp nhằm đạt được kết quả kinhdoanh cao nhất.
1.3 Vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính của doanh nghiệp mà tiêu biểu là phân tích báo cáo tài chính củadoanh nghiệp là việc kiểm tra, đối chiếu và so sánh kết quả hiện tại với quá khứ trongmột thời gian đủ dài nhằm đánh giá thực trạng, hiệu quả kinh doanh, tiềm năng hoặcnhững rủi ro trong tương lai Các báo cáo tài chính được xem là nguồn thông tin chủyếu của các nhà phân tích tài chính sử dụng tại các doanh nghiệp bởi lẽ các báo cáo tàichính là tài liệu tổng hợp tình hình tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp tại một thờiđiểm phân tích, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong cả kỳ kinh doanh Các báocáo tài chính không chỉ rất hữu dụng với các nhà quản lý doanh nghiệp mà nó còn làđối tượng được rất nhiều chủ thể quan tâm Đó chính là các nhà đầu tư, các ngân hànghay các nhà tài trợ doanh nghiệp,…
1.3.1 Đối với các nhà quản lý doanh nghiệp
Các nhà quản lý doanh nghiệp là những người trực tiếp tham gia vào quá trình quản lýdoanh nghiệp, là những người trực tiếp ra quyết định về chiến lược sản xuất kinhdoanh, những chính sách tác động đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nên trướchết bản thân họ phải là những người am hiểu sâu sắc về tài chính doanh nghiệp, do đó
họ cần tổng hợp rất nhiều thông tin từ các nguồn khác nhau phục vụ cho quá trình phântích của mình Các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm đến việc tìm kiếm lợi nhuận vànâng cao khả năng trả nợ của doanh nghiệp Họ cũng chính là những người phải giảiquyết những vấn đề quan trọng nhất của tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính doanh nghiệp nhằm giúp các nhà quản lý đưa ra những chiến lượcđầu tư dài hạn cho doanh nghiệp Từ việc phân tích tình hình, hiệu quả sử dụng tài sản
Trang 8của doanh nghiệp, các nhà quản lý sẽ cân nhắc nên tập trung đầu tư vào loại tài sản nàocho phù hợp
Bên cạnh đó, dựa vào việc phân tích diễn biến sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn,các nhà quản trị tài chính sẽ nhận định về tình cân đối vốn của doanh nghiệp, từ đóquyết định tăng giảm tỷ trọng các khoản mục nguồn vốn và nguồn cũng như cách thứchuy động vốn một cách hợp lý nhất Để đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh, doanhnghiệp có thể tiến hành vay ngắn hạn (có thể sử dụng tín dụng ngân hàng hay tín dụngthương mại), hay có thể phát hành cổ phiếu, trái phiếu, hoặc vay dài hạn trên thị trườngtài chính,…Để đưa ra quyết định dùng hoàn toàn vốn chủ sở hữu, vay nợ hay sử dụngkết hợp nợ và vốn chủ sở hữu với tỷ lệ bao nhiêu, các nhà quản trị tài chính cần tínhtoán tổng chi phí đối với mỗi phương thức huy động nhằm huy động với một mức chiphí thấp nhất
Phân tích tài chính cũng là công cụ để kiểm tra, kiểm soát hoạt động, quản lý trongdoanh nghiệp Do đó, các nhà quản lý sẽ sử dụng công cụ này để đưa ra các chiến lượctài chính ngắn hạn nhằm quản lý hoạt động tài chính hàng ngày của doanh nghiệp, chủyếu là liên quan đến việc quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp Hơn nữa các hoạtđộng tài chính gắn liền sự vận động của dòng tiền nhập quỹ và xuất quỹ, vì thế các nhàquản trị tài chính cần xử lý để duy trì sự chênh lệch giữa chúng sao cho phù hợp nhất Như vậy, các nhà quản trị tài chính của doanh nghiệp là những người trực tiếp chịutrách nhiệm về việc chỉ đạo các hoạt động tài chính và căn cứ vào thực trạng tình hìnhtài chính để định hướng cho giám đốc doanh nghiệp trong việc đưa ra các quyết địnhđầu tư, tài trợ hay kế hoạch chi trả cổ tức và dự báo tài chính Các quyết định của cácnhà quản trị tài chính nhằm mục đích duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp,tránh khả năng phá sản, tăng khả năng cạnh tranh mở rộng thị phần, tối thiểu hoá chiphí, tối đa hoá lợi nhuận và duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định Doanh nghiệp có hoạtđộng hiệu quả hay không là phụ thuộc nhiều vào sự đúng đắn của các quyết định của
Trang 9nhà quản lý Muốn làm được điều đó, bản thân các nhà quản trị tài chính trong doanhnghiệp cần đảm bảo chất lượng công tác phân tích tài chính tốt nhất có thể
1.3.2 Đối với các nhà đầu tư vào doanh nghiệp
Trước hết, các nhà đầu tư cần biết những thông tin về tình hình tài chính của doanhnghiệp để quyết định có nên đầu tư vào doanh nghiệp hay không Họ có thể là những
cổ đông, cá nhân, các doanh nghiệp hoặc các đơn vị khác, và vấn đề quan tâm chủ yếucủa các nhà đầu tư là mức sinh lời của khoản vốn, thời gian hoàn vốn cũng như mức độrủi ro khi đầu tư vào doanh nghiệp
Với doanh nghiệp cổ phần hóa, trước khi đưa ra quyết định đầu tư, các nhà đầu tư quantâm đến giá trị của doanh nghiệp mà chủ yếu là giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp tạithời điểm đầu tư Những nhà đầu tư là những người giao vốn cho các nhà quản lýdoanh nghiệp sử dụng, vì thế rủi ro tiềm ẩn luôn là mối đe doạ nguồn vốn của họ Đặcbiệt, những rủi ro này được phản ánh trực tiếp qua sự biến động của giá cổ phiếu trênthị trường chứng khoán và sự sụt giá của chúng có thể là nguy cơ phá sản của doanhnghiệp Do vậy, các nhà đầu tư luôn phải cân nhắc giữa lợi nhuận kỳ vọng và mức độrủi ro phải gánh chịu Các nhà đầu tư phải thông qua chuyên gia phân tích tài chính đểnắm bắt được thông tin về tình hình hoạt động, tình hình kết quả kinh doanh cũng nhưlợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp thông qua các bản báo cáo phân tích tài chínhđược cung cấp bởi các nhà quản lý, từ đó có thể dự đoán triển vọng phát triển củadoanh nghiệp trong tương lai và có chiến lược phân bổ nguồn vốn của mình cho hiệuquả
Phần thu nhập của cổ đông bao gồm phần cổ tức được chia và phần giá trị tăng thêmcủa cổ phiếu trên thị trường Do đó, các cổ đông đặc biệt quan tâm đến chính sách phânphối lợi nhuận và cơ cấu tài trợ của doanh nghiệp Nếu công tác phân tích tài chínhhiệu quả dẫn đến một cơ cấu tài trợ hợp lý giữa nợ và vốn chủ sở hữu sẽ giúp doanhnghiệp vừa tăng vốn đầu tư lại tăng giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp và thu nhập trên
Trang 10mỗi cổ phiếu Mặt khác, các cổ đông chỉ chấp nhận giảm việc chi trả cổ tức để tăng lợinhuận giữ lại phục vụ mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nếu những kết quả phântích tài chính của công ty khẳng định quyền lợi của họ không bị ảnh hưởng và sẽ đạtđược một mức thu nhập cao hơn trong tương lai.
Như vậy, phân tích tài chính doanh nghiệp luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu và xuyênsuốt của các nhà đầu tư
1.3.3 Đối với những người cho doanh nghiệp vay vốn
Đây có thể là các ngân hàng thương mại, các nhà cung cấp tín dụng thương mại, nhữngngười cho doanh nghiệp vay vốn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh Trước khiđưa ra quyết định cho vay, họ phải nắm chắc được khả năng hoàn trả tiền vay và thunhập (tức lãi tiền vay) là bao nhiêu, liệu nó có xứng đáng với khoản vốn mà họ đã bỏ rahay không Do đó, những người cho vay, họ quan tâm đến phân tích tài chính nhằmxác định khả năng trả nợ (tức khả năng thanh toán lãi vay) của khách hàng Trong nộidung phân tích này, có sự khác biệt giữa khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năngthanh toán dài hạn Nếu là các khoản vay ngắn hạn, người cho vay đặc biệt quan tâmđến khả năng thanh toán ngay của doanh nghiệp, nói cách khác thì đó là khả năng đốiphó của doanh nghiệp khi các khoản vay đến hạn phải thanh toán Nếu là các khoảncho vay dài hạn, người cho vay phải tin khả năng hoàn trả và khả năng sinh lời củadoanh nghiệp trong khi việc hoàn trả vốn và lãi lại phụ thuộc vào chính khả năng sinhlời này
Nếu đứng ở vị trí các chủ ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác thì họ chủ yếu quantâm đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp mà điển hình là khả năng thanh toántức thời, khả năng chuyển hoá các tài sản ngắn hạn nhanh chóng thành tiền Hơn nữa,
họ cũng quan tâm đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp, đặc biệt là tỷ trọng của vốn chủ
sở hữu trong tổng nguồn vốn, bởi lẽ nguồn vốn này chính là nguồn bảo hiểm chokhoản tiền mà họ cho doanh nghiệp vay Nhưng nếu là các nhà cung ứng vật tư hàng
Trang 11hóa, dịch vụ cho doanh nghiệp, họ cần biết được khả năng thanh toán của doanh nghiệphiện tại và trong thời gian sắp tới để quyết định xem có nên cho phép khách hàng muachịu hay không.
Ngoài những đối tượng kể trên còn có những người lao động và các cơ quan quản lýNhà nước cũng rất quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp Bởi lẽ, kết quảhoạt động của doanh nghiệp tác động trực tiếp đến khoản thu nhập chính của người laođộng, và các cơ quan quản lý Nhà nước cần thực hiện phân tích tài chính để đánh giá,kiểm tra và kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính có thực hiệntheo đúng chính sách, chế độ Nhà nước quy định hay không,…
1.4 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính vốn là một quá trình phức tạp đòi hỏi người phân tích phải có kiếnthức tổng hợp và có kế hoạch phân tích cụ thể, tỉ mỉ như: Lập quy trình phân tích tàichính, chỉ rõ những thông tin phục vụ cho quá trình phân tích, phải xác định rõ phươngpháp phân tích và cuối cùng là phải thiết lập các nội dung sẽ phải làm rõ trong quátrình phân tích Cụ thể, những công việc cần phải làm như sau:
1.4.1 Quy trình phân tích tài chính
Tổ chức phân tích tài chính doanh nghiệp là việc thiết lập trình tự các bước cần phảiphải tiến hành cho công tác phân tích tài chính trong doanh nghiệp Quá trình phân tíchtài chính chỉ thực sự hiệu quả khi các nhà quản trị Một quy trình phân tích thongthường bao gồm các bước chính sau:
Bước một là lập kế hoạch phân tích Đây là bước đầu tiên nhưng lại đòi hỏi phải có thời
gian chuẩn bị chu đáo bởi lẽ giai đoạn này tác động và ảnh hưởng lớn đến cả quá trìnhphân tích Một quy trình phân tích nếu có giai đoạn đầu được chuẩn bị chu đáo và tỉ mỉ
sẽ là bước khởi đầu tốt cho những giai đoạn về sau Giai đoạn này bao gồm tất cả cáccông việc như: Xác định mục tiêu phân tích và xây dựng chương trình phân tích Mục
Trang 12tiêu phân tích phải đáp ứng nhu cầu phân tích ở thời điểm phân tích nhưng cũng phảiphù hợp với loại hình doanh nghiệp và đặc thù nền kinh tế hiện tại, không xác địnhnhững mục tiêu xa rời thực tế, phải gắn chặt với những yêu cầu cấp thiết của doanhnghiệp Và kế hoạch phân tích cũng cần phải xác định rõ nội dung phân tích, phạm vi
và thời gian phân tích cũng như những thông tin cần thiết cho quá trình phân tích
Bước hai là tiến hành phân tích Đây là quá trình triển khai, tiến hành thực hiện những
công việc đã vạch ra trong bước đầu Cụ thể, các công việc cần phải hoàn thành trongbước này như sau: tập hợp tài liệu, xử lý số liệu; tính toán các chỉ tiêu phân tích; xácđịnh nguyên nhân và tính toán cụ thể mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến các chỉtiêu phân tích; xác định và dự đoán các nhân tố kinh tế xã hội tác động đến tình hìnhsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; tổng hợp kết quả và rút ra nhận xét, kết luận vềthực trạng tài chính của doanh nghiệp Quá tình phân tích tài chính doanh nghiệp sửdụng moi nguồn thông tin có khả năng chứng minh, giải thích cho thực trạng tình hìnhtài chính nhằm đưa ra các dự báo tài chính chuẩn xác Những nguồn thông tin đó baogồm các thông tin nội bộ của doanh nghiệp và các nguồn thông tin bên ngoài khác,trong đó tập trung vào các thông tin trong bảng báo cáo tài chính Tuy nhiên, khi cóđược các thông tin cung cấp từ các nguồn khác nhau, các nhà phân tích phải xử lýthông tin theo góc độ nghiên cứu của mình nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ các mục tiêu
đề ra
Bước ba là đưa ra kết quả phân tích Đây là bước cuối cùng của quá trình phân tích tài
chính và điều quan trọng nhất là các nhà phân tích phải đưa ra các quyết định tài chính.Bước này bao gồm các công việc cụ thể như sau: Viết báo cáo về tình hình tài chínhcủa doanh nghiệp; Nêu định hướng phát triển và các giải pháp khắc phục, cải thiện tìnhhình tài chính của doanh nghiệp
Trang 131.4.2 Những thông tin phục vụ cho quá trình phân tích tài chính của doanh
nghiệp.
Để có thể phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp một cách toàn diện và hiệuquả, các nhà quản trị tài chính phải sử dụng rất nhiều thông tin từ các nguồn cung cấpkhác nhau Những nguồn đó có thể là do chính bản thân doanh nghiệp cung cấp hoặccũng có thể là do những nguồn bên ngoài doanh nghiệp như các chế độ kế toán hiệnhành, chuẩn mực kế toán do Nhà nước ban hành và yêu cầu thực hiện,v.v…Nhữngthông tin đó bao gồm:
1.4.2.1 Thông tin hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Như đã nói ở trên, phân tích tài chính doanh nghiệp cần sử dụng rất nhiều thông tin từcác nguồn khác nhau, bao gồm cả thông tin bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.Trong các nguồn thông tin nội bộ thì các báo cáo tài chính là nguồn thông tin đặc biệtcần thiết, bởi lẽ các báo cáo tài chính là sản phẩm của quá trình thu thập, xử lý, tổnghợp thành
a) Thông tin phản ánh trong bảng báo cáo tài chính
Các báo cáo tài chính có nhiệm vụ cung cấp cho người sử dụng những thông tin hữuích cho việc ra các quyết định kinh doanh, liên quan đến việc phân phối và sử dụng cácnguồn lực của đơn vị cũng như trong việc tính toán các chỉ tiêu tài chính khác Và côngviệc phân tích tài chính dựa vào các báo cáo tài chính đó được gọi là xử lý các báo cáo
kế toán Thông thường cơ cấu của một bảng báo cáo tài chính bao gồm bốn bảng nhỏ:Bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả kinh doanh, bảng lưu chuyển tiền tệ vancuối cùng là bảng thuyết minh báo cáo tài chính Nội dung của các bảng báo cáo nàynhư sau:
Thứ nhất là bảng cân đối kế toán (CĐKT): Là một báo cáo tài chính mô tả tình trạng tàichính của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định Đây là một báo cáo tài chính có ýnghĩa rất quan trọng đối với mọi đối tượng có quan hệ sở hữu, quan hệ kinh tế và quan hệ
Trang 14quản lý với doanh nghiệp bởi lẽ nó phản ánh tổng quát tình hình tài sản, nguồn vốn của doanhnghiệp tại thời điểm phân tích dưới hình thái tiền tệ, được xem như là một bức chụp nhanh vịthế tài chính của doanh nghiệp Việc phân tích bảng CĐKT sẽ cho cái nhìn tổng quát về tìnhhình tăng giảm, cơ cấu và hiệu quả sử dụng vốn và tài sản của doanh nghiệp Bảng CĐKT củadoanh nghiệp bao gồm hai phần lớn: Phần tài sản và Phần nguồn vốn.
Bảng 1.1 Bảng cân đối kế toán
Tại ngày…tháng…năm
Đơn vị tính:…
I Tiền và các khoản tương tiền I Nợ ngắn hạn
II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn II Nợ dài hạn
III Các khoản phải thu ngắn hạn
IV Hàng tồn kho
V Tài sản ngắn hạn khác
I Các khoản phải thu dài hạn I Vốn chủ sở hữu
II Tài sản cố định II Nguồn kinh phí và quỹ khác
III Bất động sản đầu tư
IV Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
Phần nguồn vốn: Bao gồm phần nợ doanh nghiệp phải trả(ngắn hạn và dài hạn) vàphần vốn chủ sở hữu Đứng trên giác độ pháp lý, phần nguồn vốn của doanh nghiệpkhẳng định trách nhiệm pháp lý về vật chất của doanh nghiệp đối với những cá nhân, tổchức cho doanh nghiệp vay hay các bên góp vốn với doanh nghiệp Cụ thể hơn, phầnnguồn vốn phản ánh doanh nghiệp phải có trách nhiệm đối với số vốn đã đăng kí kinh
Trang 15doanh và với các khoản nợ của mình Đứng trên giác độ kinh tế, phần nguồn vốn phảnánh nguồn hình thành nên tài sản, kết cấu nguồn vốn và cũng phần nào khái quát đượckhả năng độc lập tài chính (qua cơ cấu vốn) và thực trạng tài chính của doanh nghiệp.Tóm lại, bảng CĐKT đã giúp các chuyên gia phân tích tài chính có cái nhìn tổng quát
về tình hình tài chính của doanh nghiệp, sự biến động của tài sản và nguồn vốn củadoanh nghiệp, tình hình phân bổ và sử dụng nguồn vốn cũng như khả năng thanh toáncủa doanh nghiệp qua các khoản phải thu và phải trả
Thứ hai là bảng báo cáo kết quả kinh doanh (BCKQKD) Một thông tin không kém
phần quan trọng được sử dụng trong phân tích tài chính là thông tin phản ánh trongBCKQKD Khác với bảng CĐKT, bảng BCKQKD cho biết sự dịch chuyển của tiềntrong quá trình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp và cho phép dự tính khả nănghoạt động của doanh nghiệp trong tương lai BCKQKD giúp các nhà phân tích so sánhdoanh thu với tiền thực nhập quỹ khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc so sánh tổng chi phíphát sinh với tổng số tiền xuất quỹ để vận hành doanh nghiệp.Trên cơ sở doanh thu vàchi phí có thể xác định được kết quả sản xuất – kinh doanh là lãi hay là lỗ,…Như vậy,BCKQKD phản ánh kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh, phản ánh tình hình tàichính của doanh nghiệp trong một thời kì nhất định Nó cung cấp những thông tin tổnghợp về tình hình van kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và trình
độ quản lý sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp
Nội dung của một bảng BCKQKD thường bao gồm các khoản mục như: Doanh thubán hàng và cung cấp dịch vụ, các khoản giảm trừ doanh thu, doanh thu thuần về bánhàng và cung cấp dịch vụ, giá vốn hàng bán, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấpdịch vụ , doanh thu hoạt động tài chính, chi phí hoạt động tài chính, chi phí bán hàng,chi phí quản lý doanh nghiệp, lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh, thunhập khác, chi phí khác, lợi nhuận khác, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế, chi phí thuếthu nhập hiện hành, chi phí thuế thu nhập hoãn lại, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
Trang 16nghiệp van thu nhập vốn cổ phần Qua bảng BCKQKD nhà phân tích tài chính có thểtính toán các chỉ số lợi nhuận trên tổng doanh thu và vốn là bao nhiêu, từ đó tính đượctốc độ tăng trưởng của kì này so với các kì trước,…
Thứ ba là bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ (BCLCTT) BCLCTT là một trong bốn báo
cáo tài chính bắt buộc mà mỗi doanh nghiệp đều phải cung cấp cho người sử dụngthông tin của doanh nghiệp Nếu bảng CĐKT cho biết tài sản hiện có và nguồn vốn củadoanh nghiệp; BCKQKD cho biết thu nhập và chi phí phát sinh để tính kết quả lỗ lãicủa một kì kinh doanh, thì bảng BCLCTT được lập và phản ánh luồng tiền vào ra, số
dư tại thời điểm đầu kỳ và cuối kỳ kinh doanh, tình hình thu chi ngắn hạn của doanhnghiệp Có thể nói, đây là bảng có giá trị và ý nghĩa đối với tất cả các đối tượng quantâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp vì nó phản ánh khả năng quản lý dòngtiền, khả năng tạo tiền, tình hình thu chi bằng tiền và những rủi ro tiềm ẩn của doanhnghiệp Thông thường mỗi bảng BCLCTT bao gồm ba phần: lưu chuyển tiền tệ từ hoạtđộng sản xuất kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính và lưu chuyển tiền
tệ từ hoạt động bất thường
Cuối cùng là bảng thuyết minh báo cáo tài chính (TMBCTC) Bảng này được lập nhằm
cung cấp các thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh chưa có trong hệ thống báo cáotài chính, đồng thời giải thích thêm một số chỉ tiêu mà trong các bản báo cáo tài chínhchưa được trình bày nhằm giúp cho người đọc phân tích các chỉ tiêu trong báo cáo tàichính có một cái nhìn cụ thể và chi tiết hơn về sự thay đổi những khoản mục trongbảng CĐKT và BCKQKD.Nó phản ánh đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, kỳ kếtoán và đơn vị tiền tệ sử dụng khi trình bày báo cáo tài chính, những tuyên bố về chuẩnmực kế toán và chế độ kế toán mà kế toán doanh nghiệp sử dụng để hình thành nên cácbản báo cáo tài chính, những vấn đề ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp, các chính sách kế toán mà doanh nghiệp đang sử dụng,…Bảng này trình bày 7chỉ tiêu để cụ thể hóa các chỉ tiêu trong bảng CĐKT Những chỉ tiêu này bao gồm: Đặc
Trang 17điểm hoạt động của doanh nghiệp (trụ sở và loại hình pháp lý của doanh nghiệp, Quốcgia đã chứng nhận tư cách pháp nhân của doanh nghiệp, các tính chất nghiệp vụ, ngànhnghề kinh doanh và hoạt động chính của doanh nghiệp); chính sách kế toán áp dụng tạidoanh nghiệp (doanh nghiệp đang sử dụng chế độ kế toán theo Quyết định nào của BộTài chính và tình hình chấp hành các chuẩn mực kế toán của Nhà nước như thế nào);chi tiết một số chỉ tiêu trong báo cáo tài chính (sự thay đổi đột biến của các chỉ tiêu nhưtiền mặt, hàng tồn kho,…); giải thích và thuyết minh một số tình hình và kết quả hoạtđộng sản xuất kinh doanh (giải trình sự thay đổi của vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phítrả trước ngắn hạn và dài hạn,…); phương pháp lập một số chỉ tiêu đánh giá khái quátthực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (doanh nghiệp sử dụngphương pháp nào để đánh giá tình hình tài chính của mình); đánh giá tổng quát các chỉtiêu; các kiến nghị Qua bảng TMBCTC, tình hình thanh toán các khoản phải thu vàphải trả là một trong những chỉ tiêu phản ánh khá sát thực chất của hoạt động tài chính.Nếu phân tích tài chính lành mạnh, doanh nghiệp có thể điều chỉnh các khoản phải thu
để giảm hẳn các khoản phải trả, tránh tình trạng tranh chấp, nợ kéo dài ảnh hưởng đếnkết quả kinh doanh của doanh nghiệp Sử dụng bản TMBCTC sẽ tăng tính khách quan
và phù hợp của các kết quả phân tích
b) Những thông tin hỗ trợ khác
Đó là những thông tin về chiến lược, sách lược kinh doanh của doanh nghiệp trong thời
kì, những thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình tạolập, phân phối và sử dụng vốn, tình hình và khả năng thanh toán Những thông tin nàyđược các nhà quản lý giải trình qua các nghiệp vụ hạch toán thống kê, hạch toán nghiệpvụ,v.v…
1.4.2.2 Thông tin kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 18Đây là các thông tin về tình hình kinh tế chính trị, môi trường kinh tế pháp luật, cơ hộiđầu tư và cơ hội về kinh tế kỹ thuật,…có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp trong năm Sự suy thoái hay tăng trưởng của nền kinh tế có tác độngmạnh mẽ đến cơ hội kinh doanh, đến sự biến động của giá cả các yếu tố đầu vào và thịtrường tiêu thụ sản phẩm đầu ra, từ đó có tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp Để quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, Nhà nước tổ chức cáccuộc thăm dò thị trường, triển vọng phát triển trong sản xuất kinh doanh và dịch vụthương mại,… và chính những kết quả điều tra đã ảnh hưởng không nhỏ đến chiếnlược kinh doanh trong thời kì của doanh nghiệp Khi các tác động diễn ra theo chiềuhướng thuận lợi, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được mở rộng, lợinhuận tăng lên và do đó, kết quả kinh doanh trong năm là khả quan, và ngược lại, khicác biến động của nền kinh tế bất lợi đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp sẽ gây hậu quả khó mà lường trước được Chính vì vậy, muốn kết quả phân tíchđảm bảo tính khách quan, các nhà phân tích phải kết hợp các thông tin bên trong vàbên ngoài doanh nghiệp
a) Ảnh hưởng của ngành kinh tế tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Đây là các thông tin mà kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mang tínhchất của nền kinh tế Đặc điểm của ngành kinh tế liên quan đến nhịp độ phát triển củacác chu kỳ kinh tế, đến tính chất của các sản phẩm doanh nghiệp sản xuất, liên quanđến quy trình công nghệ kỹ thuật mà doanh nghiệp ứng dụng trong quá trình kinhdoanh, liên quan đến cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp( ngành công nghiệp nặng haycông nghiệp nhẹ, chính những cơ cấu này lại liên quan đến vòng quay vốn, lợi nhuậnhay khả năng sinh lời của doanh nghiệp)
b) Ảnh hưởng của chính sách tới hoạt động của doanh nghiệp
Trang 19Nguồn thông tin này cũng rất phong phú và đa dạng Chính sách của Đảng và Nhànước có thể có tác động tích cực nhưng cũng có thể gây khó dễ cho hoạt động sản xuấtkinh doanh cho doanh nghiệp Có thể đơn cử như chính sách của Chính phủ về hoạtđộng tín dụng giữa ngân hàng và doanh nghiệp, nếu Chính phủ can thiệp tốt làm giảmlãi suất cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ thì sẽ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển,cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp Như vậy, chính sách của Nhà nước cũng
là một trong những yếu tố tác động đến tình hình tài chính của doanh nghiệp
1.4.3 Phương pháp phân tích tài chính
Để tiến hành quá trình phân tích tài chính, các nhà phân tích phải sử dụng kết hợp rấtnhiều phương pháp phân tích khác nhau, có thể là phương pháp so sánh, phương phápđối chiếu, phương pháp đồ thị, phương pháp biểu đồ,…nhưng chủ yếu các nhà phântích sử dụng một số biện pháp cơ bản như: Phương pháp so sánh, phương pháp tỷ số vàphương pháp tài chính Dupont
1.4.3.1 Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích tài chính để đánh giá kếtquả, vị trí và xu hướng biến đổi của các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp Đây làcông cụ dùng để phân tích nhằm phản ánh khuynh hướng, tốc độ nhanh chậm của cácchỉ tiêu Vì vậy, sự biến đổi cùng hướng hay ngược chiều với khuynh hướng tốt thì cầntìm hiểu nguyên nhân rõ ràng để có biện pháp xử lý sao cho phù hợp nhất
Thứ nhất, khi so sánh phải tồn tại ít nhất hai chỉ tiêu để tiến hành so sánh Các chỉ tiêu
sử dụng phải đảm bảo so sánh được Đồng thời, khi so sánh cần phải thống nhất về đơn
vị đo lường, thời gian tính toán và phương pháp tính toán
Thứ hai, khi so sánh phải xác định được gốc so sánh Gốc được sử dụng để làm đại
lượng so sánh có thể tại một thời điểm hoặc cũng có thể là kết quả tổng kết của một kì.Khi lấy gốc so sánh là trị số của chỉ tiêu tại một thời điểm trong quá khứ thì sẽ xác định
Trang 20được xu hướng và tốc độ phát triển của các chỉ tiêu cần phân tích Tuy nhiên, năm sửdụng để lấy số liệu so sánh phải đảm bảo là năm hoàn toàn bình thường, không có biếnđộng đặc biệt nào Và khi so sánh tình hình kết quả đã đạt được so với kế hoạch đề rathì gốc được chọn làm so sánh phải là trị số của chỉ tiêu tại kỳ kế hoạch Khi cần xácđịnh vị thế của doanh nghiệp trong ngành thì cần lấy gốc so sánh có thể là trị số trungbình ngành hoặc chính xác hơn nữa là trị số trung bình của một số doanh nghiệp cùngngành
Thứ ba, khi so sánh các chỉ tiêu tổng hợp, phức tạp cần thống nhất về nội dung và cơ
cấu của các chỉ tiêu Khi không so sánh được các trị số tuyệt đối hoặc kết quả so sánhtuyệt đối không có ý nghĩa kinh tế thì các nhà phân tích có thể chuyển sang so sánh cácchỉ tiêu tương đối Trong quá trình phân tích có thể sử dụng cả các trị số tuyệt đối, cácchỉ số tương đối và các trị số bình quân Trị số bình quân phản ánh mặt chung nhất củachỉ tiêu, nó san bằng mọi sự chênh lệch về trị số của chỉ tiêu Ngay cả trị số bình quâncũng có thể tồn tại dưới hình thức trị số tuyệt đối và tương đối( như tỷ lệ %) Nếu chỉphân tích dựa trên những trị số tương đối thì không thể phản ánh đúng các mặt bêntrong của doanh nghiệp, vì vậy để kết quả phân tích khách quan và đầy đủ, các nhàphân tích nên sử dụng kết hợp chỉ tiêu tuyệt đối và chỉ tiêu tương đối
Hơn nữa, khi áp dụng phương pháp so sánh này, người phân tích không chỉ dừng lại ởviệc so sánh giữa các năm với nhau mà phải so sánh với cả các doanh nghiệp kháctrong ngành, đặc biệt là đối thủ cạnh tranh để thấy rõ được điểm mạnh, điểm yếu, từ đó
có chiến lược phát triển cho phù hợp
Trang 21định đúng công thức đo lường chỉ tiêu phân tích; Xác định đúng số liệu từ các báo cáotài chính để lắp vào công thức tính; Giải thích ý nghĩa của tỷ số vừa tính toán; Đánh giá
tỷ số vừa tính(cao, thấp hay phù hợp); Rút ra kết luận về tình hình tài chính của doanhnghiệp; Phân tích các nhân tố ảnh hưởng; Nêu các khuyến nghị và cuối cùng là viếtbáo cáo phân tích
Sử dụng phương pháp này sẽ giúp các nhà phân tích khai thác có hiệu quả các số liệu
và phân tích một cách có hệ thống hàng loạt tỷ số theo chuỗi thời gian liên tục hoặctheo từng giai đoạn Phương pháp này sẽ cho hiệu quả phân tích cao nếu các điều kịên
sử dụng ngày càng được bổ sung và hoàn thiện Theo nguyên tắc, phương pháp này đòihỏi cần xác định các ngưỡng, các tỷ số tham chiếu Để đánh giá tình hình tài chính củadoanh nghiệp cần so sánh các tỷ số của doanh nghiệp với các tỷ số tham chiếu Nhưvậy, phương pháp này luôn được sử dụng với các phương pháp phân tích tài chínhkhác Khi phân tích, các nhà quản trị tài chính thường kết hợp phương pháp so sánhnhư so sánh theo thời gian(so sánh các tỷ số của kỳ phân tích và các kỳ trước đó), theokhông gian(so sánh với tỷ số trung bình ngành, với tỷ số trung bình của các doanhnghiệp tương tự) để đánh giá tình hình thực trạng tài chính của doanh nghiệp cũng như
vị thế tài chính của doanh nghiệp trong ngành kinh doanh
1.4.3.3 Phương pháp tài chính Dupont
Nếu chỉ đánh giá riêng biệt bất cứ một loại chỉ tiêu tài chính nào đều không đủ để đánhgiá một cách toàn diện hiệu quả tài chính và thành quả kinh doanh của doanh nghiệp.Phải có quá trình tổng hợp phân tích các chỉ tiêu và nắm vững ý nghĩa của các chỉ sốtài chính thì mới đánh giá được một cách hợp lý và toàn diện tình hình tài chính củadoanh nghiệp Do đó, trên cơ sở đã nắm vững các phương pháp đánh giá cơ bản nănglực kinh doanh, năng lực thanh toán, khả năng sinh lợi, của doanh nghiệp, nhà phântích cần phải đánh giá tổng hợp hiệu quả tài chính Có rất nhiều phương pháp được sửdụng để tổng hợp nhưng phương pháp chủ yếu nhất được các nhà phân tích quan tâm
Trang 22và ứng dụng là phương pháp tài chính Dupont Đây là phương pháp phân tích các chỉ
số tài chính dựa trên tỷ lệ so sánh với doanh thu được áp dụng rất hiệu quả tại công tyDupont nên sau đó gọi là phương pháp tài chính Dupont, được nhiều nhà quản trị ápdụng trong phân tích mối quan hệ giữa lợi nhuận và các tỷ số khác dựa trên doanh thu.Bản chất của phương pháp này là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh mức sinh lợi củadoanh nghiệp như thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE) và mức sinh lợi trên tổng tàisản (ROA) thành tích số của một chuỗi các tỷ số có liên quan phản ánh mối quan hệnhân quả giữa các nhân tố với nhau Nhờ cách phân tích này, các nhà quản trị tài chính
sẽ phân tích được ảnh hưởng của các tỷ số đó đến tỷ số tổng hợp, sẽ nhận biết đượcnguyên nhân dẫn đến các biểu hiện tốt, xấu của doanh nghiệp Từ đó các nhà quản lýnội bộ doanh nghiệp có thể có cái nhìn cụ thể và ra quyết định xem nên cải thiện tìnhhình tài chính của doanh nghiệp bằng cách nào
Phương pháp này sử dụng các công thức như:
Trang 23Trong đó: PM là doanh lợi tiêu thụ phản ánh tỷ trọng lợi nhuận sau thuế trong doanh
thu của doanh nghiệp
AU là hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp
Đây là phương pháp mang nét đặc trưng riêng so với các phương pháp trên bởi chính
ưu điểm của nó là giúp các nhà quản trị tài chính biết được nguyên nhân chính dẫn đến
sự tăng giảm của ROE và ROA
1.4.4 Nội dung phân tích
1.4.4.1 Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của doanh nghiệp
Vốn của doanh nghiệp được chia thành hai loại: vốn cố định và vốn lưu động Vốnnhiều hay ít, tăng hay giảm, phân phối cho từng khâu, từng giai đoạn có phù hợp haykhông sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của doanhnghiệp Phân tích sự biến động của nguồn vốn (diễn biến nguồn vốn) và tình hình sửdụng vốn của doanh nghiệp sẽ đánh giá được tình hình tăng giảm vốn, phân bổ vốnnhư thế nào và từ đó đánh giá việc sử dụng vốn của doanh nghiệp có hiệu quả haykhông Một công cụ hữu ích của các nhà quản lý tài chính là sử dụng là bảng tài trợ, từ
đó sẽ có thể xác định được nguồn cung ứng vốn và mục đích sử dụng vốn
Trong phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn, người ta thường hay xem xét sựthay đổi của các nguồn vốn và cách thức sử dụng vốn của một doanh nghiệp trong mộtthời kỳ theo số liệu giữa hai thời điểm lập bảng cân đối kế toán Để lập được bảng này,trước hết phải liệt kê sự thay đổi của các khoản mục trên bảng cân đối kế toán từ đầu
kỳ đến cuối kỳ Mỗi sự thay đổi được phân biệt ở hai cột sử dụng vốn và nguồn vốn
theo nguyên tắc: Sử dụng vốn (tăng tài sản hoặc giảm vốn) và nguồn vốn (giảm tài sản
hoặc tăng vốn)
Khi phân tích diễn biến vốn và sử dụng vốn của doanh nghiệp, các nhà phân tích luônquan tâm đến việc phân tích tình hình nguồn vốn để đảm bảo cho hoạt động sản xuất
Trang 24kinh doanh của mình Để tiến hành sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải cótài sản bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn được tài trợ tương ứng bởi cácnguồn ngắn hạn và dài hạn Nguồn vốn ngắn hạn là nguồn vốn mà doanh nghiệp sửdụng trong khoảng thời gian dưới một năm cho hoạt động sản xuất kinh doanh baogồm nợ ngắn hạn, nợ quá hạn, nợ nhà cung cấp và nợ ngắn hạn phải trả khác Nguồnvốn dài hạn là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng lâu dài cho việc kinh doanh củamình, bao gồm có nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vay nợ trung và dài hạn Nguồn vốndài hạn trước hết được đầu tư cho tài sản dài hạn, sau đó phần dư mới đầu tư cho tàisản ngắn hạn Chênh lệch giữa nguồn vốn ngắn hạn và nợ ngắn hạn được gọi là nguồnvốn lưu động thường xuyên Tăng tài sản dài hạn (như tăng tài sản cố định hữu hình,tài sản cố định vô hình,v.v…) kết hợp với giảm nguồn vốn dài hạn (như giảm vốn chủ
sở hữu do kinh doanh lỗ, hoàn trả các khoản nợ trung và dài hạn) sẽ làm tăng vốn lưuđộng thường xuyên này Ngược lại, khi tăng nguồn vốn dài hạn (như phát hành thêm
cổ phiếu làm tăng vốn chủ sở hữu, tăng khoản vay nợ dài hạn,v.v…) cùng với giảmnguồn vốn dài hạn (như thanh lý tài sản cố định,v.v…) sẽ làm giảm nguồn vốn lưuđộng thường xuyên Vốn lưu động thường xuyên phản ánh mức độ an toàn cho doanhnghiệp bởi lẽ nếu nguồn vốn lưu động thường xuên tăng lên, nó thể hiện phần lớn tàisản dài hạn được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn Tuy nhiên, để đạt được điều đó, doanhnghiệp phải tăng nợ dài hạn, bởi nếu khối lượng nợ dài hạn tăng lên sẽ tăng nguồn chiphí tài chính, dẫn tới giảm kết quả kinh doanh Nếu tăng vốn lưu động thường xuyênchỉ bằng cách tăng vốn chủ sở hữu thì tình hình tài chính của doanh nghiệp sẽ được cảithiện , nhưng doanh nghiệp sẽ phải chịu chi phí sử dụng vốn cao hơn nợ vay và có thểphải chia sẻ quyền kiểm soát doanh nghiệp Do đó, mọi quyết định huy động vốn và sửdụng vốn phải cân nhắc kỹ lưỡng
Có thể nói, việc lập bảng nguồn vốn và sử dụng vốn là cơ sở tiến hành phân tích tìnhhình tăng giảm nguồn vốn, việc sử dụng vốn, chỉ ra trọng điểm đầu tư vốn và nhữngnguồn vốn và những nguồn chủ yếu được sử dụng để tài trợ cho nguồn vốn của doanh
Trang 25nghiệp Từ đó có biện pháp khai thác tốt các nguồn vốn và nâng cao sử dụng vốn củadoanh nghiệp.
1.4.4.2 Phân tích các tỷ số tài chính
Trong phân tích tài chính, phương pháp phân tích tỷ số tài chính thường được phânthành bốn nhóm chính: Nhóm tỷ số về khả năng thanh toán, nhóm tỷ số về khả năngcân đối vốn hoặc cơ cấu vốn, nhóm tỷ số về khả năng hoạt động và nhóm tỷ số về khảnăng sinh lãi Hầu hết, các nhà phân tích tài chính thường quan tâm đến sự lành mạnhcủa tình hình tài chính doanh nghiệp, khả năng chi trả các khoản nợ đến hạn haykhông Nhưng tùy vào mục tiêu phân tích và ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh củadoanh nghiệp mà các nhà phân tích sẽ đi sâu vào các nhóm tỷ số khác nhau Ví dụ nhưđứng trên địa vị của người cho vay, họ chỉ quan tâm chủ yếu đến nhóm khả năng thanhtoán của doanh nghiệp Hoặc nếu là các nhà đầu tư vốn vào doanh nghiệp, những cổđông, thì họ quan tâm chủ yếu đến tỷ số khả năng sinh lãi của doanh nghiệp vì họkhông trực tiếp quản lý doanh nghiệp mà giao vốn cho các nhà quản lý, do đó cái đíchcuối cùng mà họ quan tâm là thu nhập thực mà họ thu được là bao nhiêu
Các chỉ số tài chính cung cấp khá nhiều thông tin về tình hình tài chính doanh nghiệpnhưng nó sẽ càng chính xác hơn nếu nó được so sánh trong một thời kỳ tương đối dài.Bản thân các tỷ số chỉ là các con số nhưng nếu các nhà phân tích biết cách sử dụng nóhiệu quả thì sẽ là những con số “biết nói”, và để làm được điều đó, các nhà phân tíchphải tìm hiểu được mối liên hệ giữa các nhóm tỷ số, có như thế thì kết quả phân tíchmới khách quan và toàn diện được Mỗi nhóm tỷ số phân tích có thể chứa đựng rấtnhiều các chỉ số khác nhau nhưng việc chọn lựa chỉ số nào, số lượng bao nhiêu là tùythuộc vào quy mô của hoạt động phân tich
1.4.4.2.1 Nhóm tỷ số về khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán là một thuật ngữ tài chính - kế toán dùng để so sánh giữa tài sản
và nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp Một doanh nghiệp được coi là có khả năng thanh
Trang 26toán cao khi lượng tài sản của doanh nghiệp lớn hơn số nợ mà doanh nghiệp phải trả.
Do đó cũng có thể đo lường khả năng thanh toán bằng cách so sánh tài sản ngắn hạn và
nợ ngắn hạn
Việc phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp không chỉ hữu ích đối với cácchủ nợ mà còn hữu dụng đối với các nhà quản lý của doang nghiệp, bởi lẽ nhờ quátrình phân tích này mà các nhà quản trị tài chính biết được khả năng chi trả của doanhnghiệp, từ đó điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn sao cho phù hợp với tình hình tài chínhdoanh nghiệp
Các tỷ số khả năng thanh toán bao gồm:
- Khả năng thanh toán hiện hành
Thông thường, tỷ số này bằng một là đạt trạng thái cân bằng, bởi lẽ khi đó, toàn bộ tàisản ngắn hạn tài trợ cho các khoản nợ ngắn hạn Còn nếu tỷ số này quá cao thì lại làdấu hiệu không tốt vì doanh nghiệp đang đầu tư vào tài sản ngắn hạn nhiều hơn nhucầu ngắn hạn Do đó, các nhà quản lý phải phân bổ vốn một cách hợp lý, tránh lãng phítài sản của mình
Trang 27- Khả năng thanh toán nhanh
Tài sản ngắn hạn - Dự trữ - Tài sản ngắn hạn khác Khả năng thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn
Tài sản quay vòng vốn nhanh
=
Nợ ngắn hạn
Tỷ số này được tính bằng cách chia tài sản quay vòng nhanh cho nợ ngắn hạn Trong
đó, tài sản có khả năng quay vòng vốn nhanh là những tài sản có thể nhanh chóngchuyển đổi thành tiền, bao gồm tiền, chứng khoán ngắn hạn và các khoản phải thu Tỷ
số này phản ánh khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phị thuộc vào việcbán tài sản dự trữ (tồn kho) Nhìn chung, tỷ số này cao chưa phản ánh chính xác việcdoanh nghiệp có thể nhanh chóng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn một cách hiệu quảhay chưa mà phải tùy thuộc vào điều kiện kinh doang của doanh nghiệp
Khả năng thanh toán tức thời
Tiền và các tài sản tương đương tiền+các khoản
đầu tư tài chính ngắn hạn Khả năng thanh toán tức thời =
Trang 28trữ nguyên, nhiên vật liệu thì cũng không thể kết luận doanh nghiệp đang dự trữ quámức.
1.4.4.2.2 Nhóm tỷ số về khả năng cân đối vốn hoặc cơ cấu vốn
Tỷ số này đo lường phần vốn góp của các chủ sở hữu doanh nghiệp so với phần tài trợcủa các chủ nợ đối với doanh nghiệp và có ý nghĩa quan trọng trong phân tích tàichính Thông thường các chủ nợ thích tỷ số này thấp nhưng các chủ sở hữu lại mong tỷ
số này cao hơn để tăng lợi nhuận và toàn quyền quản lý doanh nghiệp Song, nếu tỷ sốnày quá cao sẽ làm cho doanh nghiệp dễ bị rơi vào tình huống mất khả năng thanhtoán Nhóm chỉ số này chủ yếu bao gồm các chỉ tiêu nhỏ hơn như: Hệ số nợ, khả năngthanh toán lãi vay, khả năng độc lập về tài chính và tỷ lệ cơ cấu tài sản
Lợi nhuận trước thuế và lãi
Khả năng thanh toán lãi vay =
hay số lần có thể trả lãi Lãi vay
VCSH
Khả năng độc lập về tài chính =
Vốn trung và dài hạn
Tài sản ngắn hạn hoặc dài hạn
Tỷ lệ cơ cấu tài sản =
Trang 29Các chỉ số này đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp Chỉtiêu doanh thu được sử dụng chủ yếu trong tính toán các chỉ số này để xem xét tìnhhình hoạt động của doanh nghiệp.Nhóm chỉ số này bao gồm các chỉ tiêu: Vòng quaytiền, vòng quay hàng tồn kho, kỳ thu tiền bình quân, hiệu suất sử dụng tài sản cố định,hiệu suất sử dụng tổng tài sản.
Vòng quay các khoản phải thu =
Khoản phải thu
Khoản phải thu
Kỳ thu tiền bình quân =
DT
Phải trả người bán × Số ngày trong năm
Kỳ thanh toán bình quân =
Trị giá hàng mua tín dụng
1.4.4.2.4 Nhóm tỷ số về khả năng sinh lãi
Khả năng sinh lãi là kết quả tổng hợp chịu tác động của rất nhiều nhân tố khác Nếunhư các nhóm chỉ số trên chỉ phản ánh từng khía cạnh riêng biệt của doanh nghiệp
Trang 30Mục đích chung của các doanh nghiệp kinh doanh là làm sao để một đồng vốn bỏ rađầu tư cho lợi nhuận cao nhất có thể Người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau: Doanhlợi tiêu thụ sản phẩm, thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE), doanh lợi tài sản (ROA).
Ngoài các chỉ số trên, đối với các công ty cổ phần còn sử dụng thêm một số chỉ số khác
để đánh giá khả năng sinh lãi như thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) và giá trên thunhập (P/E), giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu, giá trị thị trường trên giá trị sổ sách(M/B)
TNST - Cổ tức ưu đãi
EPS =
Số lượng cổ phiếu lưu hành
Giá trị thị trường của cổ phiếu
Trang 31Giá trị sổ sách mỗi cổ phiếu
1.4.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính vốn đã phức tạp lại chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố, bao gồm
cả nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan Những nhân tố đó là: Quy trình phân tích,phương pháp phân tích, thông tin sử dụng cho quá trình phân tích, trình độ chuyên mônnghiệp vụ của người phân tích và cả tính chính xác của hệ thống trung bình ngành Cụthể như sau:
1.4.5.1 Nhân tố chủ quan
1.4.5.1.1 Quy trình tổ chức phân tích
Đây là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả phân tích tài chính của doanh nghiệpbởi lẽ nếu không xây dựng được một kế hoạch phân tích khoa học và trình tự sắp xếpcác công việc không hợp lý sẽ dẫn đến vướng mắc khi tiến hành phân tích và chậm tiến
độ hoàn thành công việc Bất cứ một quy trình phân tích tài chính nào đều có ba giaiđoạn, phải tiến hành đầy đủ và chu đáo từ khâu đầu tiên sẽ giúp cho doanh nghiệp cónhững kết quả chính xác hơn Đặc biệt, ngày nay việc sử dụng công nghệ kỹ thuật hiệnđại phục vụ cho công việc phân tích tài chính đã cho kết quả phân tích rất khả quan màlại tiết kiệm được chi phí Mặc dù vậy, nhà quản trị tài chính phải có trách nhiệm phânchia công việc cụ thể trong nhóm phân tích để mỗi cá nhân chuyên trách một phầnkhác nhau, đảm bảo hoàn thành quá trình phân tích đúng thời hạn
1.4.5.1.2 Phương pháp phân tích
Phân tích tài chính có rất nhiều phương pháp có thể sử dụng nhưng chọn lựa phươngpháp nào thì các nhà quản lý tài chính phải tính toán kỹ lưỡng sao cho phương pháp sửdụng là thích hợp nhất Nếu như chỉ dùng một phương pháp phân tích thì kết quả phân
Trang 32tích không khách quan, do đó cần phải sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích vàđặc biệt là không được bỏ sót phương pháp tài chính Dupont Tuy nhiên cũng phải biếtgiới hạn số lượng phương pháp áp dụng trong phân tích, không nên sử dụng quá nhiềuphương pháp mà phải căn cứ vào mục tiêu phân tích để tìm ra những phương pháp phùhợp.
1.4.5.1.3 Thông tin sử dụng trong phân tích
Đây là yếu tố rất quan trọng vì nó trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng kết quả phântích Một khi thông tin sử dụng không chính xác thì những kết quả phân tích cũng chỉ
là những kết quả không có thực và nó không phản ánh một cách trung thực tình hình tàichính của doanh nghiệp Những nguồn thông tin bên trong doanh nghiệp cần phải đảmbảo luôn luôn đúng, còn những thông tin bên ngoài doanh nghiệp về ngành nghề, chu
kì kinh tế có thể lấy những giá trị gần chính xác vì đó là những nguồn thông tin không
dễ xác minh được
1.4.5.1.4 Trình độ chuyên môn của người phân tích
Từ các nguồn thông tin khác nhau, các cán bộ phân tích thu thập tài liệu và tổng hợplên các bảng, biểu và dùng khả năng chuyên môn của mình để phân tích, biến nhữngcon số trở nên “biết nói” Không chỉ thế, từ tình hình tài chính của doanh nghiệp, cáccán bộ phân tích còn phải vạch ra những điểm mạnh, yếu của doanh nghiệp để có địnhhướng khắc phục và cải thiện Do tính chất phức tạp và khó khăn của công tác phântích tài chính mà đòi hỏi các cán bộ phân tích phải có trình độ chuyên môn cao
Trang 33người phân tích những kết luận tốt, xấu về doanh nghiệp Cụ thể hơn, từ việc so sánhnày mà các nhà quản trị tài chính biết được vị thế tài chính của doanh nghiệp mìnhtrong ngành kinh doanh, từ đó có biện pháp nâng cao vị thế của mình, sẵn sàng vượtqua những đối thủ cạnh tranh khác
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN
THUỐC THÚ Y TRUNG ƯƠNG I 2.1 Tổng quan về công ty
Trang 342.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Trước năm 1959, việc cung ứng vật tư và thuốc thú y là một bộ phận nằm trong Công
ty thuốc trừ sâu và vật tư thú y
Năm 1973 theo quyết định số 97 NN-TCQĐ ngày 23/03/1973 của Bộ Nông nghiệptách bộ phận cung ứng vật tư thú y thành lập một công ty có tên gọi là Công ty vật tưthú y cấp I
Năm 1983 theo quyết định số 156/TCCB-QĐ ngày 11/06/1983 của Bộ Nông nghiệpchuyển công ty thành đơn vị trực thuộc Bộ quản lý (cấp I)
Trong thời gian từ 1973-1992, về tên gọi có thay đổi cho phù hợp với từng giai đoạnphát triển nhưng chức năng và nhiệm vụ chính của công ty là: cung ứng dịch vụ, sảnxuất và nhập tất cả các loại thuốc thú y, dụng cụ thú y, các loại vật tư phục vụ ngànhchăn nuôi, đáp ứng đủ vật tư cho công tác nghiên cứu khoa học chăn nuôi thú y, phục
vụ công tác giảng dạy, đào tạo cán bộ của ngành và công tác phòng chống bệnh chođàn gia súc, gia cầm trong phạm vi cả nước với vốn đầu tư ban đầu là 12.000.000 đồng
Từ khi thành lập đến nay, công ty đã trải qua nhiều thử thách thăng trầm và có nhiềubiến đổi, công ty đã xác định đúng trách nhiệm của mình và tự khẳng định được chỗđứng của mình Đặc biệt những năm 1989-1992 từ cơ chế bao cấp chuyển sang cơ chếhạch toán kinh doanh, công ty đã từng bước đổi mới, dần dần thích nghi với cơ chế thịtrường nên mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều có hiệu quả Trụ sở chính của công
ty hiện nay đã rất khang trang Kho chứa hàng hoá đảm bảo diện tích và đạt được tiêuchuẩn kỹ thuật Bộ máy tổ chức ngày càng hoàn thiện, đội ngũ cán bộ trình độ nghiệp
vụ chuyên môn ngày càng nâng cao Số lượng cán bộ có trình độ đại học và có nhiềukinh nghiệm được bố trí vào các đơn vị công tác thích hợp để có đủ điều kiện hoànthành công việc được giao
Từ tháng 5/1993-12/1999 công ty hoạt động theo mô hình DNNN với chức năng nhiệm
vụ chính là sản xuất và kinh doanh, nhập khẩu vacxin và thuốc thú y - một lĩnh vựcmới mà sản phẩm mang tính kỹ thuật đòi hỏi công ty có nhiều nỗ lực, nhiều giải pháp
Trang 35và đầu tư cho sản xuất nhiều hơn mới có thể phát triển bền vững đáp ứng yêu cầunhiệm vụ và được thị trường người tiêu thụ chấp nhận Giai đoạn đầu năm 1993, công
ty chỉ có vài sản phẩm đưa ra thị trường nhưng đến cuối năm 1999, công ty đã có hơn
150 sản phẩm đưa ra lưu thông và được thị trường chấp nhận, trong đó có những sảnphẩm là mũi nhọn chủ lực của công ty có hiệu lực điều trị bệnh và mang lại hiệu quảkinh tế cao Trong số đó có 10 sản phẩm đạt giải Bông lúa vàng và hai sản phẩm đạtHuy chương vàng tại hội chợ quốc tế
Thực hiện chủ trương của Chính Phủ về việc cổ phần hoá DNNN, bằng quyết định số06/2000/QĐ BNN-TCCH ngày 26/01/2000 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nôngthôn đã chuyển doanh nghiệp Công ty vật tư thuốc thú y Trung ương I thành Công ty
cổ phần thuốc thú y Trung ương I hoạt động theo Luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty
cổ phần với vốn điều lệ ban đầu là 7 tỷ đồng
Trong những năm qua, công ty đã đạt được những thành tích tiêu biểu như:
+ Huân chương Lao động hạng III do Chủ tịch nước tặng thưởng năm 1985
+ Huân chương Lao động hạng II do Chủ tịch nước ban tặng năm 1996
+ 8 cờ thi đua, bằng khen của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tặng về thànhtích xuất sắc từ năm 1990-1999
+ 18 năm liền từ năm 1988-2006 được UBND quận Đống Đa tặng danh hiệu và cờthi đua quyết thắng trong công tác tự vệ và cờ 10 năm (1988-1997) đơn vị quyếtthắng
+ Từ năm 1990-2006 liên tục được công an Thành phố Hà Nội tặng cờ, bằng khen,giấy khen trong công tác bảo vệ
+ Là tổ chức công đoàn cơ sở vững mạnh từ nhiều năm nay và năm 2006 do côngđoàn quận Đống Đa khen thưởng
+ Nhiều bằng khen, giấy khen cho hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động kháccủa đơn vị
Trang 362.1.2 Tổ chức hoạt động của Công ty cổ phần thuốc thú y Trung ương I
Là một công ty cổ phần hóa, Công ty cổ phần thuốc thú y Trung ương I có bộ máy tổchức được sơ đồ hóa như sau:
Bảng 2.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần thuốc thú y Trung ương
Nguồn: Công ty cổ phần thuốc thú y Trung ương I
Trong đó:
Hội đồng quản trị (HĐQT): Là cơ quan quản lý công ty có quyền hạn và tráchnhiệm như sau:
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ VINAVIETCO
P.
Đảm bảo chất lượng
P.
Thị trường bán hàng
Phân xưởng sản xuất
P.
Kỹ thuật
P.
Kế toán tài chính
Trang 37+ Toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích,quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổđông
+ Có trách nhiệm giám sát Tổng giám đốc điều hành và những người quản lý khác.HĐQT có trách nhiệm cụ thể hoá các Nghị quyết của Đại hội cổ đông về tổ chứchoạt động của công ty
+ Chịu trách nhiệm trước cổ đông về kết quả hoạt động của công ty bao gồm: Bảotoàn và phát triển vốn, đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động, đảm bảocác chỉ tiêu tài chính đã được Đại hội cổ đông thông qua
Quyền và nghĩa vụ của HĐQT là do luật pháp và điều lệ công ty, các quy chế nội
bộ của công ty và nghị quyết Đại hội đông cổ đông quy định
Ban kiểm soát: Là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổđông bầu ra Ban kiểm soát có nhiêm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạtđộng điều hành sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính của công ty Ban kiểm soáthoạt động độc lập với HĐQT và Giám đốc
Giám đốc: Thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị và Đại hội cổ đông, kếhoạch kinh doanh, kế hoạch đầu tư của Công ty đã được HĐQT và Đại hội cổ đôngthông qua Giám đốc có quyền thay mặt công ty ký các hợp đồng kinh tế, khi đượcChủ tịch HĐQT uỷ quyền tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanhthường nhật của công ty phù hợp với quy chế HĐQT Ngoài ra, Giám đốc cũng cóquyền trực tiếp chỉ đạo các công tác quan trọng của công ty như công tác tổ chứccán bộ, lao động và tiền lương, công tác đầu tư xây dựng cơ bản, công tác tài chính
kế toán và xuất nhập khẩu
Phòng Tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc các vấn đề về: + Lĩnh vực tổ chức bộ máy, công tác cán bộ, thực hiện chế độ chính sách, công tácnội chính, hành chính quản trị và quản trị trong cơ quan
Trang 38+ Việc quản lý các loại vật tư, nguyên liệu, hàng hoá và sử dụng mặt bằng kho hàng,vật tư phục vụ cho sản xuất kinh doanh
+ Các công việc liên quan đến bố trí và điều độ lao động, chịu trách nhiệm về việccân đối lao động giữa các đơn vị phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của từngđơn vị
+ Xây dựng định mức văn phòng phẩm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh + Lập kế hoạch và tổ chức bảo dưỡng máy móc thiết bị
+ Xây dựng kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng công tác đào tạo cán bộ công nhân viêntrong công ty, kiểm tra việc thực hiện ngày giờ và nội quy cũng như quy định củacông ty, thực hiện công tác bảo hộ lao động và nâng bậc lương lao động,…
+ Giải quyết các vấn đề chính sách cho cán bộ công nhân viên
Phòng cũng là bộ phận phải chịu trách nhiệm về những quyết định sai hoặc nhữngquyết định vượt quyền làm ảnh hưởng đến công việc của đơn vị khác, chịu tráchnhiệm khi không có ý kiến xử lý hoặc đề xuất những trường hợp người lao động viphạm nội quy công ty…
Phòng Kế toán tài chính: Tham mưu cho Giám đốc về các vấn đề như:
+ Toàn bộ công tác tài chính kế toán, thống kê phục vụ hoạt động sản xuất kinhdoanh
+ Lập các chứng từ sổ sách, thu chi với khách hàng, nội bộ
+ Theo dõi quá trình chu chuyển tiền tệ của công ty
Phòng Kỹ thuật: Tham mưu cho Giám đốc và HĐQT về các lĩnh vực như:
+ Tiến độ kỹ thuật
+ Quản lý chu trình kỹ thuật, chu trình công nghệ sản xuất
+ Nghiên cứu các sản phẩm mới, chế thử, thử nghiệm, pha chế, phối chế
+ Giải quyết các sự cố về kỹ thuật, công nghệ sản xuất và khắc phục các sản phẩmhỏng trong quá trình sản xuất
+ Cải tiến, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm mới
Trang 39 Phòng Kế hoạch vật tư: Là bộ phận có trách nhiệm tham mưu cho Giám đốc vềcác vấn đề:
+ Xây dựng kế hoạch sản xuất
+ Xây dựng kế hoạch cung ứng vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất kinh doanh + Xác định nguồn và tổ chức thực hiện mua vật tư, nguyên liệu khi đã được duyệt
Cụ thể, phòng phải căn cứ vào kế hoạch sản xuất, định mức vật tư, dự trù muanguyên vật liệu, tham mưu cho Giám đốc kế hoạch cung ứng vật tư, ký kết cáchợp đồng kinh tế mua bán nguyên vật liệu trực tiếp trong nước và ngoài nước,phối hợp với kế toán trưởng tham mưu cho Giám đốc giá mua, bán các loạinguyên liệu vật tư và hàng hoá, xây dựng kế hoạch sản xuất theo năm và theotháng, phối hợp với các đơn vị liên quan để triển khai kế hoạch sản xuất đảm bảođáp ứng nhu cầu hàng hoá và tổ chức sản xuất hợp lý nhất, chỉ đạo cán bộ nghiệp
vụ đáp ứng đầy đủ kịp thời nguyên liệu vật tư cho sản xuất Các hoá chất bao bì vàvật tư khác trình lãnh đạo phê duyệt, trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ trong quátrình mua vật tư, tổ chức giao nhận hàng hoá, vật tư tại kho công ty (trong nước vàxuất khẩu)
Phòng Đảm bảo chất lượng: Là bộ phận có nhiệm vụ cụ thể như sau:
+ Tham mưu cho Giám đốc và sọan thảo các quy định về kiểm tra, hướng dẫn tiếnhành kiểm tra, phân tích các thành phẩm và bán thành phẩm trong quá trình sảnxuất Hoàn thiện từng bước những quy định hệ thống quản lý chất lượng
+ Phối hợp với các phòng ban triển khai hiệu quả các chính sách về chất lượng tronghiện tại và tương lai
+ Kiểm tra và giám sát toàn bộ chất lượng sản phẩm từ khâu nhập vật tư nguyên liệuđến sản phẩm cuối cùng Cụ thể, phòng cần bố trí hợp lý các thành viên trong cáckhâu kiểm tra của quá trình sản xuất từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm
+ Triển khai và quản lý kịp thời các thông tin về chất lượng sản phẩm
Trang 40+ Xây dựng kế hoạch lấy mẫu, kiểm tra và xử lý mẫu, định kỳ lấy mẫu và lưu mẫuđối chứng sau này.
+ Thường xuyên có ý kiến đánh giá sản phẩm theo quy định để phân loại sản phẩm + Đề xuất những ý kiến trong việc quản lý nguyên liệu vật tư, sử dụng hoặc loại bỏnguyên liệu,các sản phẩm và thành phẩm không đạt yêu cầu
+ Đề xuất những ý kiến về chính sách chất lượng sản phẩm, những biện pháp quản lývật tư, hạn chế những tổn thất không đáng có trong quá trình sản xuất, xây dựngcác biện pháp kiểm tra vệ sinh thú y
+ Thực hiện nghiêm túc các quy định trong sản xuất,…
Phòng Thị trường bán hàng: Có trách nhiệm tham mưu cho Giám đốc về các vấn đềnhư:
+ Tổ chức và thực hiện công tác thị trường
+ Tổ chức bố trí lao động hợp lý và quản lý lao động theo đúng quy định
+ Đề xuất cải tiến cơ sở vật chất, máy móc thiết bị để không ngừng nâng cao năngsuất lao động
2.1.3 Tình hình hoạt động của Công ty cổ phần thuốc thú y Trung ương I
2.1.3.1 Ngành nghề kinh doanh của công ty
Công ty chuyên sản xuất, gia công thuốc thú y; xuất, nhập khẩu và kinh doanh thuốc vàvật tư thú y, nghiên cứu đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh thuốc thú y và