1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao chất lượng công tác huy động vốn tại Hội sở ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt nam - Techcombank Hà Nội

38 687 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 353,5 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, nhu cầu về vốn là rất cần thiết. Đặc biệt khi Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Thương mại Quốc tê – WTO thì nhu

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, nhu cầu về vốn là rấtcần thiết Đặc biệt khi Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Thương mại Quốc tê –WTO thì nhu cầu về một khối lượng vốn lớn cho nền kinh tế là tất yếu.

Bản thân Ngân hàng cũng là một doanh nghiệp, nhưng mặt hàng mà doanhnghiệp này tham gia kinh doanh lại rất đặc biệt đó là “tiền tệ” Với việc thực hiệnchức năng trung gian tín dụng, với NHTM, vai trò của vốn lại ngày càng trở lênquan trọng hơn vì vốn không chỉ là công cụ mà còn là đối tượng kinh doanh chủyếu Quy mô, khối lượng, chất lượng vốn quyết định đến hầu hết các mặt hoạtđộng kinh doanh của Ngân hàng Giống như các Doanh nghiệp, Ngân hàng cũngcó thể tạo lập nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của mình bằng nhiều hìnhthức: Huy động, đi vay, phát hành giấy tờ có giá,… tuy nhiên trong đó nguồn huyđộng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất và đó cũng là nguồn vốn chủ yếu quan trọng đốivới bất kỳ một NHTM nào.

Nhận thức được tầm quan trọng và tính cấp thiết của vấn đề này, sau một thờigian thực tập tại Ngân hàng Techcombank, mong muốn được tìm hiểu sâu hơn vềcông tác huy động vốn cảu Ngân hàng Techcombank, em mạnh dạn chọn đề tài:“Giải pháp nâng cao chất lượng công tác huy động vốn tại Hội sở ngân hàngTMCP Kỹ Thương Việt nam - Techcombank Hà Nội “ làm đề tài luận văn củamình.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, Luận văn gồm ba chương:

Chương I: Một số vấn đề lý luận chung về nguồn vốn kinh doanh của Ngânhàng thương mại.

Chương II: Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCPTechcombank.

Chương III: Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác huy động vốn tạiNgân hàng TMCP Techcombank.

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cô giáo Lê Thị Hồng và cán bộnhân viên phòng Tín dụng của Hội sở Ngân hàng TMCP Techcombank đã hướngdẫn, chỉ bảo nhiệt tình, giúp em hoàn thành luận văn này.

Trang 2

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒNVỐN KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.

1.1 Ngân hàng thương mại và vai trò của vốn trong hoạt động kinhdoanh của ngân hàng thương mại.

1.1.1 Ngân hàng thương mại.

1.1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại.

Ngân hàng thương mại ( NHTM ) là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnhvực tiền tệ – tín dụng, với hoạt động thường xuyên là nhận tiền gửi, cho vay vàcung cấp các dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế quốc dân.

1.1.1.2 Các loại hình Ngân hàng thương mại

Người ta có thể căn cứ vào một số tiêu thức để phân chia thành các loại hìnhNHTM.

- Căn cứ vào tiêu thức sở hữu và góp vốn, NHTM được chia làm bốn loại:+ NHTM Nhà nước: là Ngân hàng thuộc sở hữu của Nhà nước, được thànhlập bằng 100% vốn của ngân sách Nhà nước cấp.

+ NHTM cổ phần: là Ngân hàng được thành lập dưới hình thức một công tycổ phần, vốn của nó là do các cổ đông đóng góp.

+ NHTM liên doanh: là Ngân hàng được thành lập dưới hình thức góp vốnliên doanh giữa các đối tác sở hữu khác nhau.

+ NHTM nước ngoài ( chi nhánh ): là Ngân hàng được thành lập theo phápluật và thuộc sở hữu của nước ngoài Được chính phủ nước sở tại cấp giấy phéphoạt động và tuân thủ theo pháp luật của nước đó.

- Căn cứ vào tiêu thức số lượng chi nhánh, NHTM chia thành hai loại:

+ NHTM duy nhất: là loại hình NHTM chỉ có một hội sở hoạt động duy nhấttrên phạm vi lãnh thổ quốc gia.

Trang 3

+ NHTM mạng lưới: là loại hình NHTM có hội sở Trung ương và các chinhánh hoạt động trên lãnh thổ quốc gia và ở nước ngoài.

- Căn cứ vào tiêu thức chuyên môn hoá hoạt động tín dụng, NHTM đượcchia thành hai loại:

+ NHTM chuyên ngành: là ngân hàng phục vụ cho một, hay một nhóm ngànhkinh tế.

+ NHTM đa ngành: là Ngân hàng phục vụ cho mọi ngành kinh tế trên một địabàn nhất định.

Ngoài các tiêu thức trên, người ta còn có thể dựa vào một số tiêu thức khác đểphân chia các loại NHTM, như doanh số hoạt động, cơ quan cấp giấy phép, nghiệpvụ kinh doanh…Tuy nhiên, cách phân loại dựa vào tiêu thức sở hữu và góp vốnđược coi là ưu việt nhất Bởi lẽ, các NHTM theo tiêu thức này là một trong nhữngnội dung quan trọng để Nhà nước quản lý và đánh giá hiệu quả hoạt động của từngNHTM.

1.1.1.3 Chức năng của Ngân hàng thương mại.a Chức năng trung gian tín dụng.

Chức năng cơ bản của NTHM là mở rộng tín dụng từ nguồn vốn huy độngđược Ngay từ khi mới bắt đầu, những người tổ chức các NHTM đã luôn tìm kiếmcác cơ hội để thực hiện cho vay và đầu tư, hưởng lợi nhuận từ chênh lệch lãi suấtcho vay và lãi suất huy động ( lãi suất tiền gửi ) sau khi trừ đi các chi phí Họ coiđó là chức năng quan trọng nhất của mình.

Làm trung gian tín dụng trong nền kinh tế, NHTM thực hiện các nghiệp vụ:

Thứ nhất, NHTM huy động các khoản tiền nhàn rỗi của các chủ thể kinh tế

trong xã hội, từ các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân, cơ quan Nhà nước, Ngânhàng Trung ương, Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác…để hìnhthành nguồn vốn cho vay.

Thứ hai, NHTM dùng nguồn vốn đã huy động được để cho vay đối với các

Trang 4

buộc hoặc tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Trung ương, NHTM hoặc các tổchức tín dụng khác.

Như vậy, hoạt động của NHTM là “đi vay để cho vay”, là “cầu nối” giữangười dư thừa vốn và người có nhu cầu về vốn Những hoạt động trên mang tínhchất kinh doanh, bởi vì khi cho vay NHTM đặt ra một mức lãi suất cao hơn mứclãi suất huy động vốn Chênh lệch giữa hai mức lãi suất là để bù đắp chi phí hoạtđộng tín dụng và phần lợi nhuận ngân hàng.

b Chức năng trung gian thanh toán.

NHTM làm trung gian thanh toán trên cơ sở những hoạt động đi vay để chovay Khi làm trung gian thanh toán, NHTM tiến hành những nghiệp vụ như: Mở tàikhoản tiền gửi, nhận vốn tiền gửi vào tài khoản và thanh toán theo yêu cầu củakhách hàng Ngân hàng trích từ tài khoản tiền gửi của khách hàng để thanh toántiền hàng hoá, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi, tiền thu bán hàng và cáckhoản thu khác theo lệnh của khách hàng.

Với sự ra đời và phát triển của NHTM, phần lớn các khoản thanh toán tiềnhàng hoá, dịch vụ của xã hội được thực hiện qua Ngân hàng với những hình thứcthanh toán tiên tiến và thủ tục ngày càng đơn giản.

c Chức năng tạo tiền.

Đây là nghiệp vụ khởi đầu trong hoạt động của NHTM Từ một khoản tiềngửi ban đầu, thông qua cho vay bằng chuyển khoản trong hệ thống NHTM, số tiềngửi này tăng lên gấp bội so với lượng tiền gửi ban đầu.

Khả năng tạo tiền của NHTM phụ thuộc vào các yéu tố như: tỷ lệ dự trữ bắtbuộc, tỷ lệ dự trữ dư thừa và tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi thanh toán.

Mở rộng tiền gửi là chức năng vốn có của hệ thống NHTM, gắn liền với hoạtđộng tín dụng và thanh toán hay nói cách khác khi Ngân hàng cung ứng tín dụngbằng chuyển khoản là nó tạo ra tiền và tăng lượng tiền cung ứng, khi thu nợ, lượngtiền cung ứng giảm xuống.

Trang 5

1.1.2 Vai trò của vốn trong hoạt động kinh doanh của NHTM.

NHTM là trung gian tài chính với các chức năng cơ bản là đi vay để cho vay.Dù dưới bất kỳ hình thức nào các NHTM luôn đặt lợi nhuận lên hàng đầu Để đạtđược điều đó, công cụ cần thiết mà các ngân hàng phải có là vốn, một ngân hàngkhông thể hoạt động kinh doanh tốt nếu không huy động được vốn Ngược lại, mộtngân hàng với nguồn vốn huy động dồi dào sẽ hoàn toàn chủ động trong hoạt độngkinh doanh của mình, nắm bắt được các cơ hội kinh doanh và kinh danh có hiệuquả Nguồn vốn huy động dồi dào cũng giúp ngân hàng đa dạng hoá các hoạt độngkinh doanh nhằm phân tán rủi ro và thu được lợi nhuận cao vì mục tiêu an toàn vàhiệu quả.Vì vậy, vốn là cơ sở để ngân hàng tổ chức hoạt động kinh doanh và nóquyết định quy mô hoạt động của NHTM, tạo ra thế chủ động trong kinh doanh.

1.1.2.1 Vốn là cơ sở để NHTM tổ chức mọi hoạt động kinh doanh.

Với đặc trưng của hoạt động ngân hàng, vốn không chỉ là phương tiện kinhdoanh chính mà còn là đối tượng kinh doanh chủ yếu của NHTM NHTM là doanhnghiệp kinh doanh loại hàng hoá đặc biệt trên thị trường, đó chính là tiền tệ Chínhvì thế có thể nói : Vốn là điểm đầu tiên trong chu kỳ kinh doanh của ngân hàng, dođó ngân hàng phải thường xuyên chăm lo tới việc tăng trưởng vốn trong suốt quátrình hoạt động.

1.1.2.2 Vốn quyết định quy mô tín dụng và các hoạt động khác.

Tuỳ theo quy mô và cơ cấu nguồn vốn huy động được mà các NHTM sẽquyết định quy mô và cơ cấu đầu tư Với nguồn vốn huy động lớn, ngân hàng cóđủ khả năng mở rộng phạm vi và khối lượng cho vay, không chỉ giới hạn trên thịtrường trong nước mà còn cho vay vượt ra khỏi lãnh thổ một quốc gia ( cho vaytrên thị trường quốc tế ) Ngược lại, do khả năng vốn hạn hẹp nên các ngân hàngnhỏ không có những phản ứng nhanh nhạy trước sự biến động của thị trường, ảnhhưởng đến khả năng thu hút vốn đầu tư Nói chung, một ngân hàng có nguồn vốndồi dào sẽ đáp ứng được nhu cầu vay vốn, dễ dàng mở rộng thị trường tín dụng,tăng khả năng thanh toán và các dịch vụ khác của ngân hàng.

Trang 6

1.1.2.3 Vốn quyết định năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của NHTMtrên thị trường tài chính.

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt, để tồn tại và mở rộng quymô hoạt động đòi hỏi NHTM phải có uy tín lớn trên thị trường, uy tín đó phải đượcthể hiện trước hết ở khả năng thanh toán khi khách hàng có yêu cầu Khả năngthanh toán của ngân hàng càng cao thì vốn khả dụng của ngân hàng càng lớn Đểđảm bảo được các điều kiện trên, ngân hàng phải có một nguồn vốn thoả mãnđồng thời cả hai yêu cầu: chất lượng và khối lượng Vì vậy, để nguồn vốn huyđộng sử dụng có hiệu quả thì trong kinh doanh ngân hàng cần phải mở rộng quymô tín dụng, đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng.

1.1.2.4 Vốn quyết định năng lực cạnh tranh của NHTM.

Nguồn vốn lớn là điều kiện thuận lợi cho ngân hàng mở rộng quan hệ tíndụng với các thành phần kinh tế cả về quy mô, khối lượng, thời điểm và thời hạncho vay Đặc biệt hiện nay, sự xuất hiện của hàng loạt các tổ chức tín dụng đã làmcho tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng trở nên gay gắt Với một nguồn vốndồi dào, ngân hàng có thể chủ động đưa ra các mức lãi suất cho vay một cách hợplý nhằm thu hút khách hàng Với năng lực tài chính vững mạnh, ngân hàng sẽ chủđộng huy động vốn và cho vay với mức lãi suất hấp dẫn nhằm tối đa hoá lợi nhuậnnhưng vẫn đảm bảo thu hút được khách hàng.

1.2 Vốn và huy động vốn của NHTM.

1.2.1 Vốn của NHTM.

Nguồn vốn của NHTM là toàn bộ các nguồn tiền tệ mà ngân hàng tạo lập, huyđộng được để cho vay, đầu tư và thực thi các dịch vụ kinh doanh ngân hàng.Nguồn vốn của NHTM bao gồm: vốn chủ sở hữu, vốn huy động, vốn đi vay vàmột số vốn khác.

a Vốn chủ sở hữu.

Vốn chủ sở hữu là số vốn thuộc quyền sở hữu của NHTM, đó là nguồn tiềnđược đóng góp chủ yếu bởi những người chủ ngân hàng hoặc hình thành từ kết quả

Trang 7

kinh doanh Mặc dù chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng,song laị là điều kiện pháp lý bắt buộc khi thành lập một ngân hàng Vì đây lànguồn vốn ổn định, nên một mặt ngân hàng chủ động sử dụng nó vào mục đíchkinh doanh của mình, mặt khác lại được coi như tài sản đảm bảo, chiếm được lòngtin đối với khách hàng và duy trì khả năng thanh toán trong trường hợp ngân hànggặp rủi ro tín dụng Vốn tự có của NHTM được hình thành bởi vốn điều lệ ( vốnpháp định ), vốn tự bổ sung ( quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng rủi ro,quỹ khen thưởng, phúc lợi…).

b Vốn huy động

Vốn huy động của NHTM dưới hình thức bằng tiền ( nội tệ và ngoại tệ) vàbằng vàng được hình thành từ hai bộ phận: Vốn huy động từ tiền gửi ( tiền gửikhông kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn ), và vốn huy động thông qua phát hành cácloại giấy tờ có giá

c Vốn đi vay.

Trong quá trình kinh doanh của NHTM đôi khi có tình trạng tạm thời thiếuvốn, đó là khi khách hàng có nhu cầu vay lớn nhưng nguồn vốn lại không đủ,thiếu vốn ngắn hạn để thanh toán, hoặc người gửi rút tiền trước thời hạn, trong khiđó vốn cho vay chưa đến thời hạn thu hồi Khi đó các NHTM đi vay vốn để tậndụng cơ hội kinh doanh hoặc đảm bảo khả năng thanh toán NHTM có thể vay vốnở các NHTM khác, tổ chức tín dụng hoặc vay vốn ở NHNN.

Trang 8

của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện đầu tư cho các chương trình, dựán

- Ngoài ra, ngân hàng còn làm đại lý bán cổ phiếu, trái phiếu cho các doanhnghiệp, cũng như thu hộ lợi tức từ đầu tư chứng khoán cho khách hàng…nhữngnghiệp vụ này cũng tạo thêm được nguồn vốn cho ngân hàng.

1.2.2 Các hình thức huy động vốn của NHTM.

1.3.2.1 Huy động vốn theo thời hạn.

Căn cứ vào thời gian huy động vốn thì vốn huy động của NHTM được chiathành 3 loại.

- Vốn huy động ngắn hạn: Là vốn huy động có kỳ hạn dưới 12 tháng.- Vốn huy động trung hạn: Là vốn huy động có thời hạn từ 1- 3 năm

- Vốn huy động dài hạn: Là vốn huy động có thời hạn trên 3 năm và lãi suất

mà NHTM phải trả cho chủ sở hữu thường cao hơn các nguồn vốn huy động khác

1.3.2.2 Huy động vốn theo đối tượng.

* Huy động từ các tầng lớp dân cư.

Là nguồn vốn được huy động dưới hình thức tiền gửi dân cư Đó là một bộphận thu nhập bằng tiền của các tầng lớp dân cư trong xã hội gửi vào ngân hàngnhằm mục đích tiết kiệm, kiếm lời và để thanh toán Các NHTM đã tìm mọi hìnhthức để huy động tối đa các khoản tiền nhàn rỗi này, từ đó tạo ra một nguồn vốnkhông nhỏ để đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế và phục vụ cho các hoạt độngkinh doanh của ngân hàng nhằm thu lợi nhuận.

* Huy động từ các tổ chức kinh tế.

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các tổ chức kinh tế thường có một bộphận vốn nhàn rỗi tạm thời như : Khấu hao đã trích nhưng chưa đến lúc sử dụng;Tiền thu bán hàng chưa phải mua nguyên vật liệu, trả lương cho nhân viên; Cácquỹ đầu tư phát triển, phúc lợi, khen thưởng đã trích nhưng chưa sử dụng đến…Đểđảm bảo an toàn tài sản và đồng vốn vẫn sinh lời, các tổ chức kinh tế thường gửi số

Trang 9

vốn đó vào ngân hàng Hoặc để thuận tiện cho quá trình sử dụng vốn, họ có thểthanh toán qua ngân hàng cũng như sử dụng các dịch vụ ngân hàng khác Khi đó,họ cần phải gửi tiền vào ngân hàng Tổ chức kinh tế có thể gửi vốn vào ngân hàngdưới hình thức: Tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn với các kỳ hạn khácnhau Đồng thời ngân hàng sẽ mở cho họ các tài khoản tương ứng để thuận tiệncho việc sử dụng Đây chính là nguồn vốn huy động có chi phí thấp, nếu biết khaithác sử dụng thì nguồn vốn này sẽ mang lại hiệu quả rất lớn cho hoạt động kinhdoanh của NHTM.

* Vốn vay từ NHNN và các tổ chức tín dụng khác.

Đây là nguồn vốn mà ngân hàng có được nhờ quan hệ vay mượn giữa NHTMvới NHNN, giữa các NHTM với nhau và với các tổ chức tín dụng khác Nguồnvốn này ngân hàng phải chịu với chi phí cao hơn, vì vậy chỉ trong trường hợp ngânhàng thiếu vốn kinh doanh trong thời gian ngắn thì ngân hàng mới đi vay.

1.3.2.3 Huy động vốn từ tài khoản tiền gửi khách hàng.

* Tiền gửi không kỳ hạn: Là loại tiền gửi khách hàng gửi vào ngân hàng mà

không có sự thoả thuận trước về thời gian rút tiền Loại tiền gửi này khách hàng cóthể rút tiền ra bất kỳ lúc nào và ngân hàng luôn có nghĩa vụ phải thoả mãn các nhucầu đó Loại tiền gửi này có mục đích chính là để thanh toán Lãi suất của loại tiềngửi này rất thấp, nên nguồn vốn này giúp cho ngân hàng hạ thấp chi phí huy độngvốn, nâng cao khả năng cạnh tranh trong cho vay và đầu tư.

* Tiền gửi có kỳ hạn: Là loại tiền gửi có sự thoả thuận về thời gian rút tiền.

Nguồn vốn này có độ ổn định cao, ngân hàng chủ động trong quá trình sử dụng Vìvậy, để có thể thu hút nhiều hơn loại tiền gửi này, các ngân hàng thường đưa ranhiều loại kỳ hạn khác nhau từ 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng…phù hợp vớithời gian nhàn rỗi vốn của khách hàng, mỗi kỳ hạn có một mức lãi suất tương ứngtheo nguyên tắc kỳ hạn càng dài lãi suất càng cao.

Trang 10

1.3.2.4 Huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá.

Đây là nguồn vốn mà NHTM có được thông qua việc phát hành các giấy tờcó giá như kỳ phiếu ngân hàng, trái phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi.Tronghình thức này, Ngân hàng chủ động phát hành chứng từ có giá theo đợt để bổ sungnguồn vốn kinh doanh, mà chủ yếu là vốn trung và dài hạn.

* Kỳ phiếu ngân hàng: Là loại giấy tờ có giá ngắn hạn ( khoảng 1 năm) Nó

có đặc điểm giống như trái phiếu nhưng có thời hạn ngắn hơn, vì vậy nó được sửdụng cho mục đích huy động vốn ngắn hạn của ngân hàng.

* Trái phiếu ngân hàng: Là một cam kết xác nhận nghĩa vụ trả nợ ( cả gốc và

lãi ) của ngân hàng phát hành đối với người chủ sở hữu trái phiếu Mục đích củangân hàng khi phát hành trái phiếu là nhằm huy động vốn trung và dài hạn Việcphát hành trái phiếu các NHTM chịu sự quản lý của NHNN, các cơ quan quản lýtrên thị trường chứng khoán

* Phát hành chứng chỉ tiền gửi: Là những giấy tờ xác nhận tiền gửi định kỳ

của khách hàng ở ngân hàng, người sở hữu giấy này sẽ được thanh toán tiền lãitheo kỳ và nhận đủ vốn khi đến hạn

1.2.3 Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn.

Huy động vốn là hoạt động khởi đầu của NHTM nhưng nó phải gắn liền vớihoạt động sử dụng vốn, huy động vốn phải lấy sử dụng vốn làm mục tiêu Nếu nhưnguồn vốn huy động thấp không đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng,thì ngân hàng sẽ bỏ lỡ mất cơ hội đầu tư và có thể sẽ mất uy tín với khách hàng.Ngược lại, nếu nguồn vốn huy động quá nhiều, vượt quá nhu cầu vay của kháchhàng sẽ gây ra tình trạng ứ đọng vốn, ngân hàng sẽ phải chịu lãi cho khoản vốnhuy động này, điều này sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận của ngân hàng Do đó, ngânhàng phải luôn duy trì sự cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn sao cho hợp lývà hiệu quả nhất.

Trang 11

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác huy động vốn của NHTM.

a Nhân tố chủ quan

* Uy tín của ngân hàng: Đó là sự tin tưởng của khách hàng đối với ngân

hàng, uy tín của ngân hàng được tạo dựng thông qua khả năng chi trả, thanh toáncho khách hàng, cung ứng các dịch vụ cho khách hàng, thái độ phục vụ của nhânviên ngân hàng với khách hàng….

* Chính sách lãi suất: Lãi suất là yếu tố khách hàng quan tâm hàng đầu khi họ

muốn gửi tiền hoặc vay tiền từ ngân hàng, và là công cụ chính để ngân hàng điềuchỉnh lượng tiền huy động được cũng như lượng tiền cho vay Với lãi suất tiền gửi,tiền vay hấp dẫn sẽ thu hút đông đảo khách hàng đến giao dịch với ngân hàng Tuynhiên, ngân hàng phải đảm bảo lãi suất đầu vào luôn nhỏ hơn lãi suất đầu ra đểngân hàng kinh doanh có lãi.

* Chính sách Marketing: Ngân hàng phải có các chính sách tuyên truyền,

quảng cáo…thu hút khách hàng, để khách hàng biết đến thương hiệu của ngânhàng mình.

* Chính sách khách hàng: Là những chính sách ưu đãi của ngân hàng dành

cho khách hàng của mình Đối với những khách hàng có quan hệ lâu năm, giaodịch thường xuyên với ngân hàng, có số dư tiền gửi lớn thì ngân hàng sẽ có chínhsách lãi suất ưu đãi đối với tiền gửi cũng như tiền vay của khách hàng hoặc kỳhạn của khoản vay Bên cạnh đó ngân hàng còn có các chương trình khuyến mại,bốc thăm trúng thưởng, tặng quà cho mọi đối tượng khách hàng.

b Nhân tố khách quan.

* Sự phát triển của nền kinh tế: Mức độ tăng trưởng của nền kinh tế có ảnh

hưởng lớn đến thu nhập của các tổ chức, cá nhân trong xã hội Với một nền kinhtế phát triển cao và lành mạnh thì đồng nghĩa với thu nhập của người dân cũng nhưcác tổ chức kinh tế sẽ khá hơn, khi đó sẽ có nhiều khoản tiền nhàn rỗi được gửi vàongân hàng.

Trang 12

* Chính sách của Nhà nước: Đây là yếu tố thuộc tầm vĩ mô tác động trực tiếp

đến mọi hoạt động của các ngành kinh tế Đặc biệt, NHTM là tổ chức chịu sự tácđộng lớn nhất bởi các chính sách của Nhà nước như: chính sách đầu tư, chính sáchtiền tệ, chính sách phát triển kinh tế – xã hội…Khi các chính sách này thay đổi thìsẽ có tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

* Nhu cầu về vốn của nền kinh tế: Đây cũng là nhân tố khách quan khá quan

trọng, vì NHTM là trung gian tài chính tập trung và phân phối vốn cho nền kinh tế.Khi nhu cầu về vay vốn giảm dần thì mức độ huy động vốn của ngân hàng cũnggiảm theo.

Trang 13

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠINGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM -

Techcombank là Ngân hàng đầu tiên và duy nhất của Việt nam đượcFinancial Insights công nhận thành tựu về ứng dụng công nghệ đi đầu trong giảipháp phát triển thị trường Tháng 3 năm 2007 nhận giải thưởng “ Thương mại Dịchvụ”- giải thưởng dành cho doanh nghiệp tiêu biểu, hoạt động trong 11 lĩnh vựcThương mại dịch vụ mà Việt Nam cam kết thực hiện khi gia nhập WTO do BộCông Thương trao tặng.

1.1.2 Chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng TMCP Techcombank.a Huy động vốn

Trang 14

- Nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các tổ chức, cá nhân thuộcmọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.

- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu Ngân hàng và thực hiệncác hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNN.

- Vay vốn ngắn hạn, trung và dài hạn của các tổ chức tài chính trong nướctheo quy định của NHNN.

- Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, uỷ thác của các tổ chức kinh tế, cá nhântrong và ngoài nước theo quy định của NHNN.

b Cho vay

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đốivới các tổ chức kinh tế, cá nhân và hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế.

c Cung ứng các dịch vụ ngân hàng.

1 Bảo lãnh: Techcombank cung cấp cho khách hàng các loại hình bảo lãnh

đáp ứng được các đòi hỏi của khách hàng, bao gồm các đối tượng sau: Cho cánhân, cho hộ kinh doanh cá thể, cho các doanh nghiệp…

2 Kinh doanh ngoại hối: Huy động vốn, cho vay, mua bán ngoại tệ, thanhtoán quốc tế và các dịch vụ khác về ngoại hối.

3 Dịch vụ chuyển tiền nhanh: Với hệ thống mạng lưới rộng khắp các tỉnhthành lớn trên cả nước, được kết nối nội bộ với nhau qua hệ thống phần mềm hiệnđại Globus cũng như với các ngân hàng khác qua hệ thống thanh toán điện tử liênngân hàng, Techcombank cung ứng cho khách hàng các dịch vụ thanh toán, chi trảgấp theo yêu cầu của khách hàng với thời gian ngắn nhất và mức phí cạnh tranh.

4 Kinh doanh dịch vụ: Thu, chi tiền mặt, mua bán vàng bạc, dịch vụ thẻATM, thẻ tín dụng, nhận cất giữ, cho thuê két sắt, chiết khấu các loại giấy tờ cógiá…

5 Đầu tư, góp vốn vào các tổ chức tài chính, các tổ chức tín dụng khác; đầutư, góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp khác.

Trang 15

1.1.3 Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ

1.1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức: (Phụ lục bên)1.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban:

Bộ máy quản lý, tổ chức hoạt động của Techcombank bao gồm : Ban TổngGiám đốc, 13 phòng, ban nghiệp vụ và các chi nhánh ở các tỉnh, thành phố.

Ban tổng giám đốc: Gồm 1 Tổng giám đốc và 4 phó Tổng giám đốc có chức

năng lãnh đạo và điều hành mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng Trong đóTổng giám đốc là người có quyền hành cao nhất, chịu trách nhiệm trực tiếp đối vớimọi hoạt động của ngân hàng Bốn phó Tổng giám đốc làm nhiệm vụ tham mưu,hỗ trợ và thực hiện các nhiệm vụ của Tổng giám đốc.

1 Trung tâm Thẻ: Quản lý và phát hành các loại thẻ: ATM, thẻ tín dụng, thẻ

thanh toán…

2 Trung tâm Thanh toán Quốc tế và Ngân hàng đại lý: Chịu trách nhiệm

thực hiện các hoạt động dịch vụ thanh toán quốc tế như thanh toán chuyển tiềnbằng điện đi nước ngoài để thanh toán cho hợp đồng nhập khẩu, thanh toán nhờthu chứng từ, thanh toán thư tín dụng chứng từ ( L/C ), mua bán trao đổi ngoai tệ…

3 Phòng Kiểm soát Nội bộ: Chịu trách nhiệm kiểm tra việc chấp hành quy

trình nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng, các quy định của NHNN nhằm đảm bảoan toàn cho mọi hoạt động của ngân hàng.

4 Phòng Kế hoạch Tổng hợp: Xây dựng kế hoạch kinh doanh, tổng hợp,

phân tích hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống, quản trị rủi ro tín dụng.

5 Phòng Kế toán Tài chính: Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống

kê, tổng hợp, phân tích số liệu từ các chi nhánh, lập các báo cáo tài chính hàngnăm của toàn hệ thống, xây dựng các chỉ tiêu tài chính cho năm kế hoạch Quyếttoán các kế hoạch thu, chi tài chính, quản lý và sử dụng các quỹ nghiệp vụ củangân hàng.

Trang 16

6 Phòng Quản lý Nguồn vốn, Giao dịch tiền tệ và Ngoại hối: Quản lý

nguồn vốn, cân đối điều hoà nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng Quản lý nguồntiền tệ, các giao dịch tiền tệ và nguồn ngoại hối.

7 Phòng Quản lý Nhân sự: Quản lý và theo dõi nhân sự, chịu trách nhiệm

tuyển dụng nhân viên cho ngân hàng, thực hiện các chế độ về bảo hiểm, trợ cấp…đối với người lao động.

8 Phòng Quản lý Tín dụng: Nghiên cứu, xây dựng các chiến lược, kế hoạch

tín dụng, đánh giá, thẩm định các dự án tín dụng, phân loại nợ, tìm biện pháp hạnchế tối thiểu nợ quá hạn, kiểm tra đôn đốc sát sao việc thu nợ

9 Phòng Tiếp thị, Phát triển sản phẩm và Chăm sóc Khách hàng: Thực

hiện nhiệm vụ tuyên truyền quảng bá thương hiệu, nghiên cứu và phát triển sảnphẩm mới của ngân hàng, cung cấp các dịch vụ chăm sóc khách hàng như trao quàkhuyến mãi, tư vấn miễn phí cho khách hàng…

10 Văn phòng: Là nơi thu thập các giấy tờ tài liệu cần thiết cho mọi hoạt

động của ngân hàng, làm công tác hành chính, văn thư, lưu trữ…

11 Ban Đào tạo: Có nhiệm vụ chăm lo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, ngoài các

lớp đào tạo nội bộ còn phối hợp đào tạo cán bộ với các Trung tâm đào tạo uy tín ởbên ngoài, để ngày càng năng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ của ngân hàng.

12 Ban Phát triển Sản phẩm - Dịch vụ Ngân hàng doanh nghiệp: Nghiên

cứu và phát triển các sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng doanh nghiệp như :dịch vụ mở tài khoản, tín dụng doanh nghiệp, dịch vụ bảo lãnh, thanh toán trongnước và quốc tế…

13 Ban Quản lý Chất lượng: Triển khai và cải tiến hệ thống quản lý chất

lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 20002.

14 Các chi nhánh Techcombank: Làm nhiệm vụ huy động vốn từ các thành

phần kinh tế, cho vay, mở tài khoản và cung ứng các dịch vụ ngân hàng theo yêucầu của khách hàng.

Trang 17

1.1.4 Nguồn lực của Ngân Hàng TMCP Techcombank.

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Techcombank năm 2007, 2008).

Qua bảng 1 ta thấy, năm 2008 Techcombank vẫn khẳng định là một ngânhàng vững mạnh, an toàn, hiệu quả Ngân hàng đã hoàn thành kế hoạch kinh doanhnăm 2008 và đang tích cực chuẩn bị cho một năm 2009 với nhiều thách thức mới.Tính đến 31.12.2008, tổng vốn điều lệ của ngân hàng đạt 3.642 tỷ đồng tăng44.45% so với năm 2007 Tổng nguồn vốn chủ sở hữu đạt hơn 5.500 tỷ đồng tăng53.91% so với năm 2007 Và Tổng tài sản đạt 59.523 tỷ đồng tăng 50.5% so vớinăm 2007.

1.1.4.2 Nguồn nhân lực của Ngân hàng

Bảng 2.2: Nguồn nhân lực của Hội sở Techcombank

CBNV được đào tạo

(Nguồn: danh sách CBNV phòng nhân sự Hội sở Techcombank)

Năm 2008, Techcombank đã lựa chọn và tuyển dụng số lượng nhân sự lớnnhất từ trước tới nay Mặc dù nhân viên mới được tuyển dụng với số lượng lớn

Trang 18

song việc chuẩn hoá các nội dung đào tạo theo từng chức danh/nhóm chức danhcông việc đã đảm bảo nhân viên mới được đào tạo bài bản nên các nhân viên nàyđã nhanh chóng nắm bắt công việc, phát huy khả năng của bản thân.

Tính đến 31/12/2007, Techcombank đã cử 7531 lượt cán bộ tham dự cácchương trình đào tạo (bằng 170% so với thực hiện năm 2006) với số giờ bình quântham gia đào tạo của mỗi cán bộ nhân viên là 55, 68 h/người (bằng 120% so vớithực hiện năm 2006) - hoạt động đào tạo tiếp tục có những đóng góp quan trọngvào kết quả chung của ngân hàng

Cơ sở vật chất:

Năm 2008, công tác mở rộng chi nhánh và phòng giao dịch của Techcombankcó những bước tiến đáng kể Hiện nay Techcombank có 1 hội sở chính (70-72 Bàtriệu) và với hơn 40 điểm giao dịch mở rộng trong năm 2008 Techcombank đãtăng số lượng chi nhánh và phòng giao dịch lên gần 170 điểm trải rộng trên 35 tỉnhthành trong cả nước.

1.2 Thực trạng hoạt động huy động vốn cña Techcombank.

1.2.1 Kết quả hoạt động chung của Ngân hàng TMCP Techcombank.

1.2.1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Techcombank

Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh tại Hội sở Techcombank năm 2007, 2008

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Số tiền Số tiền Số tiền (+/-) Tỷ trọng(%)

Trang 19

Qua bảng 3 ta thấy, năm 2008 với nhiều biến động của nền kinh tế thế giới vàtình hình kinh tế trong nước cũng gặp nhiều khó khăn, nhưng Techcombank vẫngiữ được tình hình kinh doanh ổn định và vượt kế hoạch hầu hết các chỉ tiêu đưara Cụ thể:

+ Tổng doanh thu năm 2008 đạt 4.050,3 tỷ đồng tăng 1.397tỷ đồng so vớinăm 2007(tương ứng 52.65%)

+ Tổng chi phí năm 2008 là 2.450,3 tỷ đồng tăng 506,75tỷ đồng so với năm2007 (tương ứng 27.06%)

+ Lợi nhuận cả năm đạt 1.600 tỷ đồng tăng gấp đôi so với năm 2007 Lợinhuận trước thuế sau khi đã trích dự phòng đạt 1.600 tỷ đồng, tăng 125% so vớimức lợi nhuận của năm 2007 vượt 26.9% so với kế hoach đề ra.

1.2.1.2 Hoạt động huy động vốn.

Ngân hàng thực chất cũng là một DN cùng tham gia hoạt động trên thịtrường Tuy nhiên sản phẩm hàng hóa của Công ty mang tính chất đặc thù, đóngvai trò làm trung gian tài chính “đi vay để cho vay” do đó hoạt động huy động vốnđóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc tồn tại và phát triển của từng ngânhàng cũng như sự phát triển chung của toàn xã hội Thông qua hoạt động huy độngvốn, Ngân hàng sẽ kịp thời cung ứng nguồn vốn cho các tổ chức kinh tế hoạt độngsản xuất kinh doanh, cho vay đối với nền kinh tế thuận lợi, an toàn…

Techcombank là một ngân hàng thương mại cổ phần hoạt động rất năng độngvà hiệu quả.Trong những năm gần đây công tác huy động vốn của Techcombankđạt được những kết quả đáng khích lệ, đặc biệt trong 2 năm 2007 và 2008.Trongnăm 2007, số vốn Techcombank huy động được là 34.586 tỷ đồng, trong đó chiếmtỷ trọng lớn nhất là tiền gửi của đồng nội tệ chiếm 78.59% tiếp đến là tiền gửi kỳhạn < 12 tháng chiếm78%, sang đến năm 2008 thì số vốn huy động được tăng khácao đạt 52.371 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng lớn nhất là tiền gửi đồng nội tệ chiếm80.45%.

Ngày đăng: 30/11/2012, 15:28

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.2: Nguồn vốn tại Hội sở Ngân hàng Techcombank  trong hai năm 2007, 2008 - Giải pháp nâng cao chất lượng công tác huy động vốn tại Hội sở ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt nam - Techcombank Hà Nội
Bảng 1.2 Nguồn vốn tại Hội sở Ngân hàng Techcombank trong hai năm 2007, 2008 (Trang 17)
Bảng 2.2: Nguồn nhân lực của Hội sở Techcombank - Giải pháp nâng cao chất lượng công tác huy động vốn tại Hội sở ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt nam - Techcombank Hà Nội
Bảng 2.2 Nguồn nhân lực của Hội sở Techcombank (Trang 17)
Bảng 4 .2: Hoạt động huy động vốn Hội sở ngân hàng Techcombank  năm 2007, 2008 - Giải pháp nâng cao chất lượng công tác huy động vốn tại Hội sở ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt nam - Techcombank Hà Nội
Bảng 4 2: Hoạt động huy động vốn Hội sở ngân hàng Techcombank năm 2007, 2008 (Trang 20)
Bảng 5.2 : Tình hình  cho vay của Techcombank - Giải pháp nâng cao chất lượng công tác huy động vốn tại Hội sở ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt nam - Techcombank Hà Nội
Bảng 5.2 Tình hình cho vay của Techcombank (Trang 22)
Bảng 6.2: Kết quả hoạt động của các dịch vụ tại Hội sở Techcombank - Giải pháp nâng cao chất lượng công tác huy động vốn tại Hội sở ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt nam - Techcombank Hà Nội
Bảng 6.2 Kết quả hoạt động của các dịch vụ tại Hội sở Techcombank (Trang 23)
Bảng 8.2: Chỉ tiêu nợ quá hạn tại Hội sở Techcombank - Giải pháp nâng cao chất lượng công tác huy động vốn tại Hội sở ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt nam - Techcombank Hà Nội
Bảng 8.2 Chỉ tiêu nợ quá hạn tại Hội sở Techcombank (Trang 25)
Bảng 10.2. Quan hệ so sánh giữa huy động vốn và sử dụng vốn - Giải pháp nâng cao chất lượng công tác huy động vốn tại Hội sở ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt nam - Techcombank Hà Nội
Bảng 10.2. Quan hệ so sánh giữa huy động vốn và sử dụng vốn (Trang 27)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w