Chiến lược cạnh tranh

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính của Công ty cổ phần thuốc thú y Trung ương I (Trang 66 - 68)

b) Nguyên nhân chủ quan

3.1.3. Chiến lược cạnh tranh

Công ty dự tính tiếp tục sử dụng chiến lược chi phí thấp nhất nhằm mục tiêu vượt trội so với đối thủ cạnh tranh bằng cách tạo ra sản phẩm với chi phí thấp nhất.

Thứ nhất, giảm tối đa các khoản biến phí. Biến phí là những khoản chi phí biến đổi theo sản lượng như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp sản xuất, chi phí điện nước,…Đối với nguyên nhiên vật liệu, công ty có chiến lược giảm bớt tối đa những tổn thất, hao hụt của nguyên vật liệu trên các dây chuyền sản xuất, nỗ lực tìm nhà cung cấp nguyên vật liệu với giá rẻ hơn hoặc mặt hàng thay thế có giá cung cấp thấp hơn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng,…Tận dụng tối đa những nguồn nguyên vật liệu được cung cấp trong nước thay vì nhập khẩu nước ngoài. Đây là khâu chủ yếu để giảm chi phí tới mức thấp nhất nhằm thực hiện thành công chiến lược cạnh tranh chi phí thấp nhất. Ngoài chi phí nguyên vật liệu, công ty cũng quan tâm đến những khoản biến phí khác như đối với chi phí nhân công trực tiếp sản xuất, công ty thực hiện các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho nhân viên phát huy hết khả năng của mình trong việc gia tăng năng lực sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, từ đó giảm thiểu được chi phí nhân công trực tiếp sản xuất và hạ giá thành sản phẩm,…

Thứ hai, giảm tối đa các khoản định phí. Định phí là những khoản chi phí không biến động theo sản lượng như chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí nhân công gián tiếp,…Công ty có kế hoạch tìm nguồn tiêu thụ sản phẩm sao cho nhận được nhiều đơn đặt hàng với số lượng lớn, tạo điều kiện cho bộ phận sản xuất hoạt động tốt. Từ đó tổng chi phí không đổi nhưng định phí cấu thành nên một số sản phẩm sẽ được giảm xuống. Và để giảm chi

phí TSCĐ, công ty có kế hoạch tìm nhà cung cấp với giá thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo các thông số kỹ thuật thông qua hình thức chào bán công khai hay đấu thầu công khai. Đối với các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp, công ty đang có dự định thiết lập cấu trúc tổ chức quản lý của công ty sao cho cấu trúc quản lý của công ty ngày càng hoàn thiện hơn, hoạt động ngày càng hiệu quả hơn nhưng chi phí ngày càng giảm nhiều tới mức thấp nhất có thể.

Tóm lại, bằng cách giảm tối đa các khoản định phí cũng như biến phí mà trong đó tập trung giảm chi phí nguyên vật liệu là chủ yếu, đồng thời quan tâm đến công tác quản lý mà cụ thể là giúp cho công ty không chỉ hạ thấp được giá thành sản phẩm mà còn giảm thiểu đến mức có thể tổng chi phí sản xuất kinh doanh. Nhờ đó, công ty sẽ thành công trong chiến lược cạnh tranh với chi phí thấp nhất, mang lại lợi thế kinh doanh và giá cho bản thân công ty trên thị trường cạnh tranh.

Trong nền kinh tế hiện nay, marketing có vai trò vô cùng quan trọng trong sản xuất kinh doanh, qua các hoạt động marketing doanh nghiệp có thể xác định được định hướng đầu tư trong tương lai, điều chỉnh sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng, xác định xu hướng thị trường, cũng như của đối thủ cạnh tranh. Nhận thức được tầm quan trọng của marketing trong sản xuất kinh doanh, mặc dù có nhiều khó khăn nhưng công ty rất chú trọng việc thu thập thông tin về nhu cầu khách hàng, hình ảnh công ty trong mắt người tiêu dùng, xu thế thị trường và đối thủ cạnh tranh chính, chủ yếu qua hệ thống bán hàng trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, qua đối tác làm ăn và qua giao lưu học hỏi các công ty, ngành có liên quan. Công ty vạch ra chiến lược quảng cáo sản phẩm trong thời gian tới như tham gia hội chợ, triển lãm, sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là trên đài báo, ti vi, trên các kênh truyền hình trung ương, những phương tiện gắn liền với người chăn nuôi. Hơn nữa, công ty cũng có chiến lược phân phối sản phẩm đến tận người tiêu dùng và phổ biến quy trình sử dụng tại chỗ, giải đáp những thắc mắc kịp thời cho người chăn nuôi, hướng dẫn sử dụng thuốc đúng nhằm đem

lại hiệu quả trong chăn nuôi. Trong đó, công ty chú trọng đầu tư hệ thống phân phối tại chỗ, tổ chức mạng lưới hiệu thuốc, phân phối, bán lẻ tốt, từng bước làm chủ, khai thác tốt thế mạnh thị trường nội tỉnh

Ngoài ra, công ty cũng có chiến lược hoàn thiện những sản phẩm hiện hữu của mình ngày càng cao và phù hợp với nhu cầu thị trường bên cạnh những sản phẩm mới, công tác phân phối sản phẩm nhanh chóng và kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đây cũng là những biện pháp tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trước các đối thủ cạnh tranh.

Các chiến lược cạnh tranh được xem như những cách thức chủ yếu mà doanh nghiệp dùng để cạnh tranh trong ngành. Những chiến lược này bảo vệ doanh nghiệp trước áp lực cạnh tranh, giúp doanh nghiệp tồn tại trong giai đoạn cạnh tranh ác liệt, tạo ra các rào cản chống lại sự xâm nhập từ bên ngoài. Tuy nhiên, không phải công ty nào cũng thành công, thậm chí mất đi lợi thế cạnh tranh. Nhận thức được điều này, công ty không chỉ ra các chiến lược cạnh tranh mà còn có những chiến lược đầu tư thích hợp nhằm duy trì và tăng lợi thế cạnh tranh thông qua việc xem xét các giai đoạn phát triển của ngành và thực trạng của bản thân doanh nghiệp.

Từ thực tiễn cho thấy các sản phẩm hàng hoá của công ty sản xuất ra vừa kinh doanh tiêu thụ, vừa phục vụ cho ngành chăn nuôi cả nước trong bối cảnh rất nhiều doanh nghiệp cạnh tranh gay gắt về chất lượng, giá cả, mẫu mã, chủng loại, dịch vụ sau bán hàng,…Để đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trường thì doanh nghiệp phải không ngừng phấn đấu nâng cao tính hiệu quả và tăng trưởng bền vững của công ty. Sự cạnh tranh đó chính là phải tận dụng các thế mạnh sẵn có của công ty như thế mạnh thương hiệu, đường lối phát triển, công tác quản lý sử dụng đội ngũ cán bộ công nhân viên, nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp và khả năng thích ứng sáng tạo trong thời kỳ hậu WTO.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính của Công ty cổ phần thuốc thú y Trung ương I (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w