LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay nền kinh tế nước ta đã từng bước ổn định, phát triển và ra nhập nền kinh tế thế giới và khu vực, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang chuyển biến không ngừng đổi mới tro
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay nền kinh tế nước ta đã từng bước ổn định, phát triển và ra nhập nền kinh tế thế giới và khu vực, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang chuyển biến không ngừng đổi mới trong quản lý, để cạnh tranh, tồn tại và phát triển Sự phát triển của các doanh nghiệp đóng một vai trò quyết định vào sự ổn định và phát triển của nền kinh tế, bởi mỗi doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế.
Trong đều kiện nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì trước hết doanh nghiệp phải tự chủ xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh cũng như tự hạch toán kinh doanh đảm bảo kinh doanh có hiệu quả và đảm bảo đời sống không ngừng được cải thiện cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp Do vậy, mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý là vấn đề quản trị tài chính doanh nghiệp, mà một trong những nội dung quan trọng của quản trị tài chính doanh nghiệp là việc kiểm tra, giám sát một cách thường xuyên, thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp Và để làm tốt điều đó bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện phân tích đánh giá tình hình tài chính của mình một cách thật chi tiết, khoa học để từ đó doanh nghiệp có kế hoạch, định hướng và hoạt động có hiệu quả hơn Vì chỉ trên cơ sở phân tích tài chính thì doanh nghiệp mới đánh giá được hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ, thấy được những trọng điểm quản lý của công tác quản trị tài chính để từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của mình.
Hơn nữa, việc phân tích tài chính doanh nghiệp không những đáp ứng nhu cầu cần thiết về quản trị nội bộ mà đồng thời sẽ giúp cho các nhà đầu tư, các tín chủ có được những thông tin hữu ích về tài chính doanh nghiệp, để từ đó họ có những quyết định đúng đắn trong việc đầu tư cho vay.
Trang 2Mặt khác, sự xuất hiện của thị trường chứng khoán ở Việt Nam tạo cho các nhà doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội trong việc tìm kiếm nguồn tài trợ từ các nhà đầu tư Khi đó việc phân tích tài chính ở các doanh nghiệp sẽ trở nên quan trọng hơn, nó giúp cho các nhà đầu tư thấy được tình hình tài chính của doanh nghiệp mà họ muốn đầu tư có được lành mạnh hay không từ đó họ mới có đủ tin cậy để đầu tư.
Từ những vấn đề nêu trên cùng với những kiến thức đã học và qua thời gian tìm hiểu thực tế về tình hình phân tích tài chính của doanh nghiệp, rõ ràng phân tích tài chính doanh nghiệp hiện nay là một vấn đề hết sức cần thiết trong hoạt động sản xuất kinh doanh đang được Ban lãnh đạo công ty đặc biệt quan tâm.
Với những lý do trên, tôi đã chọn đề tài “ Nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần Mai Linh Thanh Hóa“ để thấy được
những thuận lợi, khó khăn về tài chính của công ty Từ đó có những giải pháp hữu hiệu để ổn định và tăng cường tình hình tài chính, nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty trong năm kế tiếp.
NỘI DUNG KẾT CẤU CỦA CHUYÊN ĐỀ:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPCHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAI LINH THANH HÓA
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAI LINH THANH HÓA
Trang 3CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp
Doanh nghiệp là chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạt động kinh doanh trên thị trường nhằm làm tăng giá trị của chủ sở hữu.
Doanh nghiệp là một cách thức tổ chức hoạt động kinh tế của nhiều cá nhân Có nhiều hoạt động kinh tế chỉ có thể thực hiện được bởi các doanh nghiệp chứ không phải các cá nhân.
Ở Việt Nam, theo Luật doanh nghiệp: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh - tức là thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
1.1.2 Phân loại doanh nghiệp
Các doanh nghiệp ở Việt Nam bao gồm: Doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty liên doanh, doanh nghiệp tư nhân.
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp bao gồm các chủ thể kinh doanh sau đây:
- Kinh doanh cá thể (sole proprietorship) - Kinh doanh góp vốn(parnership)
- Công ty (corporation)
Kinh doanh cá thể
Trang 4* Là loại hình được thành lập đơn giản nhất, không cần phải có điều lệ chính thức và ít chịu sự quản lý của Nhà nước.
* Không phải trả thuế thu nhập doanh nghiệp, tất cả lợi nhuận bị tính thuế thu nhập cá nhân.
* Chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ và các khoản nợ, không có sự tách biệt giữa tài sản cá nhân và tài sản của doanh nghiệp.
* Thời gian hoạt động của doanh nghiệp phụ thuộc vào tuổi thọ của người chủ.* Khả năng thu hút vốn bị hạn chế bởi khả năng của người chủ.
Kinh doanh góp vốn
* Việc thành lập doanh nghiệp này dễ dàng và chi phí thành lập thấp Đối với các hợp đồng phức tạp cần phải được viết tay Một số trường hợp cần có giấy phép kinh doanh.
* Các thành viên chính thức (general partners) có trách nhiệm vô hạn với các khoản nợ Mỗi thành viên có trách nhiệm đối với phần tương ứng với phần vốn góp Nếu như một thành viên không hoàn thành trách nhiệm trả nợ của mình, phần còn lại sẽ do các thành viên khác hoàn trả.
* Doanh nghiệp tan vỡ khi một trong các thành viên chính thức chết hay rút vốn.* Khả năng về vốn hạn chế.
* Lãi từ hoạt động kinh doanh của các thành viên phải chịu thuế thu nhập cá nhân.
Công ty
Công ty là loại hình doanh nghiệp mà ở đó có sự kết hợp ba loại lợi ích: Các cổ đông (chủ sở hữu), của hội đồng quản trị và của các nhà quản lý Theo truyền thống, cổ đông kiểm soát toàn bộ phương hướng, chính sách và hoạt động của công ty Cổ đông bầu nên hội đồng quản trị, sau đó hội đồng quản trị lựa
Trang 5mang lại lợi ích tốt nhất cho cổ đông Việc tách rời quyền sở hữu khỏi các nhà quản lý mang lại cho công ty các ưu thế so với kinh doanh cá thể và góp vốn.
* Quyền sở hữu có thể dễ dàng chuyển cho cổ đông mới.
* Sự tồn tại của công ty không phụ thuộc vào sự thay đổi số lượng cổ đông * Trách nhiệm của cổ đông chỉ giới hạn ở phần vốn mà cổ đông góp vốn vào công ty (trách nhiệm hữu hạn).
Mỗi loại hình doanh nghiệp có những ưu, nhược điểm riêng và phù hợp với quy mô và trình độ phát triển nhất định Hầu hết các doanh nghiệp lớn hoạt động với tư cách là các công ty Đây là loại hình phát triển nhất của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu, có thể coi tất cả các loại hình đó là doanh nghiệp Về nguyên tắc, nội dung quản lý tài chính doanh nghiệp là như nhau.
1.2.1 Khái niệm và sự cần thiết phân tích tài chính doanh nghiệp
a)Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp được hiểu là những quan hệ giá trị giữa doanh nghiệp với các chủ thể trong nền kinh tế, đó là: Nhà nước, thị trường tài chính, các thị trường khác, và ngay cả trong nội bộ doanh nghiệp Chính vì vậy mà tình hình tài chính của doanh nghiệp được hầu hết các chủ thể trong nền kinh tế quan tâm Cho đến ngày nay, phân tích tài chính đã trở thành một hoạt động không thể thiếu đối với các nhà quản trị trước nhu cầu quản lý doanh nghiệp sao cho hiệu quả ngày càng tăng cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống tài chính, sự phát triển của các tập đoàn và khả năng sử dụng công nghệ thông tin ngày càng rộng rãi.
Có thể hiểu: Phân tích tài chính doanh nghiệp là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và công cụ cho phép thu thập, xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp, nhằm đánh giá tình hình tài chính
Trang 6và tiềm lực của doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ chất lượng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó
b) Sự cần thiết phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích kinh tế là tổng thể các phương pháp và công cụ cho phép ta thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác nhằm quản lý doanh nghiệp, đánh giá tình hình tài chính về khả năng và triển vọng của doanh nghiệp Từ đó giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định quản lý phù hợp (kể cả các nhà quản lý doanh nghiệp cũng như các nhà sử dụng thông tin khác) Sự ra đời của phân tích kinh tế cùng với vai trò quan trọng của tài chính doanh nghiệp đã thúc đẩy hình thành lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp.
Phân tích tài chính doanh nghiệp là việc phân tích các báo cáo tài chính, các chỉ tiêu tài chính đặc trưng thông qua một hệ thống các phương pháp, các công cụ và kỹ thuật phân tích mà các đối tượng quan tâm có những thông tin thích hợp và cần thiết về tình hình tài chính doanh nghiệp để từ đó đưa ra các dự báo và các quyết định tài chính phù hợp.
Như vậy, việc phân tích tài chính là công cụ chủ yếu phục vụ đắc lực cho công tác đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp Nhằm đưa ra các thông tin chính xác, đầy đủ và toàn diện về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có nhiều vấn đề tài chính nảy sinh đòi hỏi các nhà quản lý phải đưa ra những quyết định tài chính kịp thời và đúng đắn Và để đưa ra những quyết định được xem là đúng đắn đó thì các nhà quản lý doanh nghiệp phải biết được thông tin về “toàn cảnh bức tranh tài chính” của doanh nghiệp Và để có được những thông tin đó nhất thiết phải thông qua hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp Vì chỉ có hoạt động phân tích tài
Trang 7chính thì mới có thể cung cấp thông tin về “toàn cảnh bức tranh tài chính” của doanh nghiệp cho các chủ thể cần thông tin trong việc đưa ra các quyết định.
Thông qua việc phân tích tài chính doanh nghiệp giúp các nhà quản lý có thể kiểm soát được tình hình tài chính, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh để từ đó có thể dự đoán và đưa ra các quyết định tài chính thích hợp Hơn nữa, thông qua việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp mà đề ra các biện pháp để khai thác tiềm năng cũng như khắc phục những hạn chế, vướng mắc tồn tại trong doanh nghiệp nhằm góp phần đưa doanh nghiệp vào quỹ đạo phát triển ổn định và lành mạnh.
Ngoài ra, việc phân tích tài chính doanh nghiệp không chỉ là sự quan tâm của các nhà quản lý doanh nghiệp mà còn là sự quan tâm của nhiều đối tượng khác trong mối quan hệ kinh tế xã hội như: Nhà đầu tư; chủ nợ; khách hàng; cơ quan quản lý Nhà nước như Thuế, kiểm toán, cơ quan hữu quan khác…; kể cả người lao động.
Như vậy, xuất phát từ vai trò và tầm quan trọng của việc phân tích tài chính doanh nghiệp cho các chủ thể cần sử dụng thông tin về doanh nghiệp, mà việc phân tích tài chính ở mỗi doanh nghiệp là cần thiết và không thể thiếu được ở các tổ chức kinh tế trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
1.2.2 Yêu cầu của việc phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính doanh nghiệp là việc phản ánh các quan hệ mật thiết giữa các khoản mục và các nhóm khoản mục trong báo cáo tài chính, để xác định các thông tin cần thiết phục vụ cho các nhà quản lý trong doanh nghiệp và các đối tượng khác trong việc đưa ra quyết định phù hợp với các mục tiêu của đối tượng đó Vì vậy, khi phân tích tài chính doanh nghiệp cần phải đạt được một số vấn đề sau:
Trang 8- Đối với doanh nghiệp nói chung: Việc phân tích tài chính doanh nghiệp
phải cung cấp được đầy đủ, chính xác và kịp thời các thông tin kinh tế cần thiết, bao gồm các thông tin về công nợ, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời cũng như các nhân tố làm thay đổi nguồn vốn, khả năng thanh toán và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Từ đó giúp các nhà quản lý có thể dự đoán tình hình tài chính và đưa ra các quyết định đúng đắn, phù hợp cho doanh nghiệp Mặt khác, việc phân tích tài chính còn phải cung cấp những thông tin về tình hình khai thác, sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Qua đó mà các nhà quản lý doanh nghiệp lập kế hoạch khai thác, tạo lập vốn và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp.
- Đối với các đối tượng khác: Việc quan tâm tới tình hình tài chính của
doanh nghiệp không chỉ các nhà quản lý doanh nghiệp mà còn cả các nhà đầu tư, ngân hàng, cổ đông và cả cơ quan hữu quan Nhà nước…
Vì vậy, khi phân tích tài chính doanh nghiệp phải cung cấp những thông tin tối thiểu mà họ yêu cầu như: Khả năng thanh toán, tình hình huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp (hiệu quả sử dụng vốn ?), những thông tin về nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả của các quá trình, các sự kiện, các tình huống làm biến đổi các nguồn vốn và các khoản nợ của doanh nghiệp.
1.2.3 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp
Xuất phát từ sự cần thiết và tầm quan trọng của phân tích tài chính doanh nghiệp cũng như bản chất và nội dung các quan hệ tài chính doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp bao gồm:
a) Phân tích khái quát tình hình vốn và nguồn vốn, tình hình thu chi trong doanh nghiệp
Trang 9Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn là xem xét, đánh giá sự thay đổi các chỉ tiêu cuối kỳ so với đầu kỳ trên bảng cân đối kế toán (BCĐKT) về nguồn vốn và cách thức sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Để tiến hành phân tích ta trình bày BCĐKT dưới dạng bảng cân đối báo cáo từ tài sản đến nguồn vốn sau đó so sánh số liệu cuối kỳ so với đầu kỳ theo từng chỉ tiêu để xác định tình hình tăng giảm vốn trong doanh nghiệp theo nguyên tắc:
Sử dụng vốn: Tăng tài sản và giảm nguồn vốn Nguồn vốn: Tăng nguồn vốn và giảm tài sản.
Thực chất của việc phân tích này là phân tích sự thay đổi của các khoản mục trong BCĐKT, cho ta thấy được nguồn vốn tăng giảm là bao nhiêu? Sử dụng vốn như thế nào? Sự thay đổi này có hợp lý hay không? Từ đó có giải pháp khai thác các nguồn vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp.
* Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh
Để tiến hành sản xuất kinh doanh doanh nghiệp cần có tài sản bao gồm tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, tài sản cố định và đầu tư dài hạn Để hình thành hai loại tài sản này phải có các nguồn vốn tài trợ tương ứng bao gồm nguồn ngắn hạn và nguồn dài hạn.
Nguồn ngắn hạn là nguồn vốn doanh nghiệp sử dụng trong khoảng thời gian dưới một năm bao gồm nợ ngắn hạn, nợ quá hạn, nợ nhà cung cấp và nợ phải trả ngắn hạn khác.
Nguồn vốn dài hạn là nguồn vốn doanh nghiệp sử dụng lâu dài cho hoạt động kinh doanh có thời gian trên một năm, bao gồm: Nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn vay nợ trung dài hạn.
Nguồn vốn dài hạn trước hết để đầu tư hình thành tài sản cố định, phần dư của nguồn vốn dài hạn và nguồn vốn ngắn hạn được đầu tư hình thành tài sản lưu
Trang 10động Chênh lệch giữa nguồn dài hạn và tài sản cố định hay giữa tài sản lưu động và nguồn ngắn hạn được gọi là vốn lưu động thường xuyên Mức độ an toàn của tài sản phụ thuộc vào mức độ của vốn lưu động thường xuyên.
Vốn lưu động Nguồn vốn Tài sản Tài sản Nguồn vốn thường xuyên dài hạn cố định lưu động ngắn hạn
+ Khi nguồn vốn lưu động thường xuyên < 0 nghĩa là nguồn dài hạn không đủ đầu tư cho tài sản cố định Doanh nghiệp phải đầu tư vào tài sản cố định một phần nguồn vốn ngắn hạn Tài sản lưu động không đủ đáp ứng, nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn, cán cân thanh toán của doanh nghiệp mất cân bằng.
+ Khi nguồn vốn lưu động thường xuyên = 0 nghĩa là nguồn vốn dài hạn tài trợ đủ cho tài sản cố định và tài sản lưu động., đủ cho doanh nghiệp trả các khoản nợ ngắn hạn, tình hình tài chính như vậy là lành mạnh.
+ Khi vốn lưu động thường xuyên > 0 nghĩa là nguồn vốn dài hạn dư thừa sau khi đầu tư vào tài sản cố định, phần dư thừa sẽ đầu tư vào tài sản lưu động Tài sản lưu động lớn hơn nguồn vốn ngắn hạn nên khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tốt.
Như vậy vốn lưu động thường xuyên là một chỉ tiêu tổng hợp rất quan trọng để đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp Qua chỉ tiêu cho biết doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn không? Tài sản cố định của doanh nghiệp có được tài trợ một cách vững chắc bằng nguồn dài hạn hay không?
Nghiên cứu tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh ta còn sử dụng chỉ tiêu nhu cầu vốn lưu động thường xuyên để phân tích Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là lượng vốn ngắn hạn doanh nghiệp cần để tài trợ cho một phần tài sản lưu động đó là hàng tồn kho và các khoản phải thu.
=
Trang 11Nhu cầu vốn lưu Tồn kho và các Nợđộng thường xuyên khoản phải thu ngắn hạn
Trong thực tế xảy ra các trường hợp sau:
+ Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên < 0 nghĩa là các nguồn vốn từ bên ngoài đã dư thừa để tài trợ cho các sử dụng nguồn ngắn hạn của doanh nghiệp Doanh nghiệp không cần nhân thêm vốn ngắn hạn để tài trợ cho chu kỳ kinh doanh.
+ Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên > 0 nghĩa là tồn kho và các khoản phải thu lớn hơn nợ ngắn hạn, các sử dụng nợ ngắn hạn của doanh nghiệp lớn hơn các nguồn vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp có được từ bên ngoài, doanh nghiệp phải dùng nguồn vốn dài hạn để tài trợ vào phần chênh lệch Trường hợp này doanh nghiệp phải có biện pháp để giải phóng tồn kho và các khoản phải thu từ khách hàng.
* Phân tích các dòng ngân quỹ của doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường tiền của doanh nghiệp là một yếu tố rất quan trọng Ở một thời điểm nhất định tiền chỉ phản ánh và có ý nghĩa như một hình thái biểu hiện của tài sản lưu động Nhưng trong quá trình kinh doanh, sự vận động của tiền được xem là hình ảnh trung tâm của hoạt động kinh doanh, phản ánh năng lực tài chính của doanh nghiệp Mặt khác, thông tin về luồng tiền của doanh nghiệp rất hữu dụng trong việc cung cấp cho người sử dụng một cơ sở để đánh giá khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong việc tạo ra tiền và nhu cầu của doanh nghiệp trong việc sử dụng luồng tiền đó Ngoài ra, còn giúp doanh nghiệp lập kế hoạch tài chính ngắn hạn dự báo luồng tiền phát sinh để chủ động trong đầu tư hoặc huy động vốn tài trợ Chính vì thế, hệ thống báo cáo tài chính phải có bảng báo cáo bắt buộc để công khai về sự vận động của tiền thể hiện được
_=
Trang 12lượng tiền doanh nghiệp đã thực thu chi trong kỳ kế toán (thực tế ở Việt Nam năm 2004 báo cáo này mới thực sự là một báo cáo bắt buộc đối với các doanh nghiệp).
b) Phân tích các chỉ tiêu và tỷ lệ tài chính của doanh nghiệp
Trong phân tích tài chính doanh nghiệp các chỉ tiêu và tỷ lệ tài chính chủ yếu được phân thành 4 nhóm:
Nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán
Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu nguồn vốn và tài sản Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động
Nhóm tỷ lệ về khả năng sinh lời
Tùy vào mục đích phân tích tài chính mà nhà phân tích chú trọng đến nhóm chỉ tiêu, tỷ lệ này nhiều hơn nhóm chỉ tiêu và tỷ lệ khác Các chỉ tiêu và tỷ lệ tài chính cung cấp cho các nhà phân tích khá đầy đủ các thông tin về từng vấn đề cụ thể liên quan đến tài chính doanh nghiệp Nhiệm vụ của người phân tích là phải tìm hiểu mối liên hệ giữa các nhóm chỉ tiêu và tỷ lệ từ đó đưa ra kết luận khái quát về toàn bộ tình hình tài chính doanh nghiệp Tuy nhiên, các chỉ tiêu và tỷ lệ tài chính riêng rẽ thì tự nó không nói lên điều gì mà nó cần được so sánh với các chỉ tiêu và tỷ lệ ở các năm khác nhau của chính doanh nghiệp đó và chỉ tiêu, tỷ lệ tương ứng của các doanh nghiệp trong cùng ngành.
* Nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán
Trong quá trình sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp luôn cần huy động các nguồn tín dụng để tài trợ cho nguồn vốn thiếu hụt của mình Việc doanh nghiệp có huy động được vốn hay không phụ thuộc vào khả năng tài chính của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp đảm bảo được khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn thì ngân hàng hay chủ nợ sẽ yên tâm cho doanh nghiệp vay vốn.
Trang 13Khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh mối quan hệ tài chính giữa các khoản phải có khả năng thanh toán trong kỳ với các khoản phải thanh toán trong kỳ Việc phân tích các tỷ lệ về khả năng thanh toán không những giúp cho các chủ nợ giảm được rủi ro trong quan hệ tín dụng và bảo tồn được vốn mà còn giúp cho doanh nghiệp thấy được khả năng chi trả thực tế để từ đó có biện pháp điều chỉnh các khoản mục tài sản cho hợp lý nhằm nâng cao khả năng thanh toán.
Nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán bao gồm:
+ Hệ số khả năng thanh toán tổng quát
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát là mối quan hệ giữa tổng tài sản mà doanh nghiệp đang quản lý sử dụng với tổng nợ phải trả Hệ số này phản ánh một đồng nợ của doanh nghiệp được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản.
Tổng tài sản của doanh nghiệpHệ số khả năng thanh toán tổng quát =
Tổng nợ của doanh nghiệp
Nếu hệ số này lớn nó phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tốt và ngược lại Như vậy chỉ tiêu này cho biết nhìn chung doanh nghiệp có khả năng chi trả các khoản nợ phải thanh toán hay không? Trong tổng nợ cũng có những khoản chưa đến hạn trả, đã đến hạn trả hoặc quá hạn Do đó chỉ tiêu này dùng để xem xét một cách chung nhất khả năng thanh toán làm cơ sở đánh giá doanh nghiệp mà thôi.
+ Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Tài sản lưu động và ĐTNHHệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn =
Nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn là mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn thể hiện mức độ đảm
Trang 14bảo của tài sản lưu động với nợ ngắn hạn Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải thanh toán trong kỳ Do đó doanh nghiệp phải dùng tài sản thực có của mình để thanh toán bằng cách chuyển đổi một phần tài sản thành tiền Trong tổng số tài sản mà doanh nghiệp quản lý sử dụng và sở hữu chỉ có tài sản lưu động trong kỳ là có khả năng chuyển đổi thành tiền.
+ Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Tiền và các khoản tương đương tiền Hệ số khả năng thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo Tiền và các khoản tương đương tiền là những tài sản có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền gồm: Tiền, chứng khoán ngắn hạn có tính thanh khoản cao.
+ Hệ số thanh toán lãi vay
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế Hệ số thanh toán tiền lãi vay =
Lãi vay
Lãi vay phải trả là một khoản chi phí cố định, nguồn để trả lãi vay là lợi nhuận gộp từ hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác sau khi đã trừ đi chi phí quản lý So sánh giữa nguồn để trả lãi với lãi vay phải trả sẽ cho ta biết doanh nghiệp đã sẵn sàng trả nguồn lãi vay tới mức độ nào.
Hệ số này còn cho ta biết số vốn đi vay đã sử dụng tốt tới mức độ nào và đem lại một khoản lợi nhuận là bao nhiêu, có đủ bù đắp lãi vay phải trả không.
+ Hệ số thanh toán nợ dài hạn
GTCL của TSCĐ hoạt động từ vay dài hạn Hệ số thanh toán nợ dài hạn =
Trang 15Nợ dài hạn là những khoản nợ có thời gian trên một năm, doanh nghiệp đi vay để đầu tư hình thành tài sản cố định Nguồn để trả nợ dài hạn chính là giá trị tài sản cố định được hình thành bằng vốn vay chưa được thu hồi Vì vậy người ta thường so sánh giữa giá trị còn lại của tài sản cố định được hình thành bằng vốn vay với số dư nợ dài hạn để xác định khả năng thanh toán nợ dài hạn.
* Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu nguồn vốn và tài sản
+ Hệ số nợ tổng tài sản
Nợ phải trảHệ số nợ tổng tài sản =
Tổng tài sản
Hệ số này được sử dụng để xác định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với các chủ nợ trong việc góp vốn Thông thường các chủ nợ thích tỷ lệ này là vừa phải vì tỷ lệ này thấp thì các khoản nợ càng được đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản Trong khi đó các chủ sở hữu thích tỷ lệ nợ cao vì họ muốn lợi nhuận tăng nhanh và muốn toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp Nhưng nếu tỷ lệ nợ quá cao doanh nghiệp dễ rơi vào trạng thái mất khả năng thanh toán.
+ Hệ số vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn chủ sở hữuHệ số vốn chủ sở hữu =
Tổng nguồn vốn
Hệ số này phản ánh trong tổng nguồn vốn doanh nghiệp đang sử dụng thì vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng là bao nhiêu, thể hiện mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp hay là mức độ tự tài trợ của chủ doanh nghiệp đối với nguồn vốn kinh doanh của mình Nếu hầu hết tài sản của doanh nghiệp hiện có đều được đầu tư bằng số vốn của chủ doanh nghiệp, các chủ nợ đều thích tỷ suất tài
Trang 16trợ đó cao vì họ nhìn vào chỉ số này để tin tưởng một sự đảm bảo cho những món nợ vay được hoàn trả đúng hạn.
+ Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Tổng nợ phải trảHệ số nợ trên vốn chủ sở hữu =
Nguồn vốn chủ sở hữu
Qua hệ số này ta thấy được sự tương quan giữa hai bộ phận tạo thành vốn của doanh nghiệp, trong điều kiện doanh nghiệp kinh doanh có lãi thì hệ số này cao mang lại hiệu quả cho chủ sở hữu càng cao.
* Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động
Việc phân tích nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động giúp nhà quản trị tài chính thấy được kết quả của việc sử dụng các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh để tạo ra được kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất Qua việc phân tích chỉ tiêu về khả năng hoạt động có tác dụng đo lường xem doanh nghiệp khai thác và sử dụng các nguồn lực có hiệu quả như thế nào?
+ Vòng quay hàng tồn kho
Giá vốn hàng bán Vòng quay hàng tồn kho =
Số dư bình quân hàng tồn kho trong kỳ
Chỉ số này phản ánh tốc độ chu chuyển của vốn vật tư hàng hóa trong kỳ cho biết tính hiệu quả của hoạt động dự trữ của doanh nghiệp.
+ Vòng quay vốn lưu động
Doanh thu thuần Vòng quay vốn lưu động =
Tài sản lưu động bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ vốn lưu động quay được mấy vòng
Trang 17nghiệp đầu tư một đồng vốn lưu động thì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
+ Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng tài sản cố định =
+ Kỳ thu tiền bình quân
Các khoản phải thu Kỳ thu tiền bình quân =
Doanh thu bình quân ngày
Chỉ tiêu này phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu, chỉ tiêu này còn cho biết cứ đầu tư một đồng vào vốn lưu động trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
Nếu kỳ thu tiền bình quân càng dài thì doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn lớn, ứ đọng trong khâu thanh toán, khả năng thu hồi nợ chậm.
* Nhóm tỷ lệ về khả năng sinh lời
Nhóm tỷ lệ về khả năng sinh lời phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu năng quản lý doanh nghiệp.
Trang 18+ Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu = x100 % Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này được dùng để phản ánh một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
+ Tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản = x100 % Nguồn vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này được dùng tính trên cơ sở so sánh tổng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp với tổng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo Chỉ tiêu này dùng để đánh giá một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập của doanh nghiệp.
1.3 CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.3.1 Quan điểm về chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp
Chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp là mục tiêu mà các nhà phân tích tài chính muốn hướng đến Phân tích tài chính bao gồm rất nhiều đối tượng quan tâm từ vĩ mô cho đến vi mô, thông tin vô cùng đa dạng, nhiều phương pháp phân tích, nội dung phân tích đề cập đến nhiều vấn đề… Do vậy, để phân tích tài chính có chất lượng thì việc phân tích trước hết phải được quan tâm một cách đồng bộ ở tất cả các doanh nghiệp, phân tích tài chính doanh nghiệp cần được coi là một công việc nghiêm túc quyết định trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bên cạnh mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, thu hút đầu tư… Phân tích tài chính doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là việc
Trang 19một vài chỉ tiêu mang tính dập khuôn, máy móc, theo mẫu quy định sẵn mà cần phải tìm tòi, nghiên cứu những chỉ tiêu mới sau đó kết hợp các chỉ tiêu đặt trong mối quan hệ hữu cơ để so sánh Các con số được tính toán mang tính định lượng, cần phải kết hợp với việc phân tích khoa học, logic để đưa ra những quyết định tài chính phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp
Bên cạnh các chỉ tiêu tài chính đã đề cập đến ở phần trên, để phân tích tài chính doanh nghiệp có chất lượng, có thể kể đến một số yếu tố sau:
a) Cung cấp đầy đủ thông tin
Phân tích tài chính doanh nghiệp rất cần đến yếu tố thông tin, chất lượng phân tích có tốt hay không phụ thuộc rất lớn vào lượng thông tin được cung cấp ở mức độ nào Các nguồn thông tin ở đây được hiểu không chỉ là nguồn thông tin bên trong và bên ngoài do doanh nghiệp thu thập được mà còn là những nguồn thông tin quan trọng được cung cấp đầy đủ bởi các nhà cung cấp thông tin liên quan đến phân tích tài chính doanh nghiệp như hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành, các thông tin về chính sách Nhà nước… mà việc thiếu đi một trong vài thông tin liên quan đến vấn đề này có thể ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng phân tích tài chính của doanh nghiệp Chất lượng phân tích tài chính phụ thuộc rất lớn vào nguồn thông tin nhưng là nguồn thông tin có chọn lọc và có chất lượng, bởi cũng là thông tin nhưng nó có đầy đủ và trung thực không mới là điều quan trọng, điều này bản thân doanh nghiệp không tự làm được mà tùy thuộc vào những nhà cung cấp thông tin.
b) Độ chính xác của các chỉ tiêu và các nhân tố tác động
Chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp còn phụ thuộc rất lớn vào độ chính xác của các chỉ tiêu tính được như khả năng thanh toán, cơ cấu tài chính,
Trang 20khả năng sinh lời… và các nhân tố tác động như quan điểm của lãnh đạo về phân tích tài chính doanh nghiệp, công tác tổ chức hoạt động phân tích tài chính, người thực hiện phân tích tài chính… Nói như vậy có nghĩa là yếu tố chính xác được quan tâm hàng đầu, bởi vì phân tích tài chính dựa trên các con số tính toán được và chọn ra chỉ tiêu nào cần thiết phục vụ cho mục tiêu phát triển, dựa trên các con số này mà các nhà phân tích đưa ra những quyết định tài chính và những giải pháp do vậy chỉ cần một sự sai sót nhỏ có thể dẫn đến những sai phạm lớn cho những kết luận tài chính Bên cạnh đó, chất lượng phân tích có tốt cũng do các nhân tố tác động được xác định chính xác như thế nào, ở từng nhân tố xem xét được mức độ ảnh hưởng của nó đến công việc phân tích tài chính để từng đó có thể nâng cao chất lượng phân tích.
c) Tính kịp thời của thông tin
Tính kịp thời của thông tin là yếu tố không thể thiếu phục vụ cho phân tích tài chính doanh nghiệp hay nói cách khác là làm cho chất lượng phân tích tài chính được tốt hơn Thông tin mang tính động rất cao, một thông tin có thể có giá trị hôm nay nhưng đến hôm sau nó lại bị lạc hậu do vậy để tạo nên các báo có chất lượng cần thiết cho phân tích tài chính các thông tin kế toán cần phải được cập nhật cao độ đến từng chi tiết, theo từng ngày để đảm bảo tính kịp thời Tính kịp thời của thông tin làm tăng chất lượng phân tích còn thể hiện ở chỗ: các số liệu để phân tích được tập hợp qua nhiều năm và có độ chính xác cao.
Ví dụ: Để phân tích tài chính cho năm nào đó trong ngắn hạn hay trong dài hạn thì thông tin cung cấp không thể chỉ là số liệu của một năm trước đó mà là số liệu của 3-4 năm kế tiếp nhau mới có thể giúp các nhà phân tích có cái nhìn tổng quát và phân tích tài chính được tốt hơn.
Trang 211.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp
Chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp tốt hay chưa tốt là do ảnh hưởng của các nhân tố tác động sau:
a) Công tác tổ chức hoạt động phân tích tài chính
Để thực hiện công việc phân tích tài chính cần phải bao gồm các công việc từ khâu chuẩn bị kế hoạch, thực hiện, kiểm tra giám sát và đánh giá kết quả Các công việc này muốn thực hiện tốt cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban trong một doanh nghiệp Mỗi phòng ban với chức năng nhiệm vụ của mình dưới sự phân công của trưởng phòng mỗi người đều có phần việc của mình để hướng tới mục tiêu chung là tổ chức tốt công tác phân tích tài chính Nguồn thông tin được thu thập từ các phòng ban là kết quả nội bộ quan trọng trên cơ sở được xử lý, chọn lọc bởi các nhà quản lý cấp cao được cung cấp cho quá trình phân tích tài chính và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng phân tích tài chính.
b) Người thực hiện phân tích tài chính
Người thực hiện phân tích tài chính là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng phân tích tài chính Trước hết mục đích của nhà phân tích tài chính khi tiến hành phân tích sẽ định hướng cho cả quá trình phân tích, quyết định quy mô phạm vi các kỹ thuật tài liệu sử dụng cũng như chi phí cho việc phân tích Khả năng của nhà phân tích sẽ lựa chọn thông tin và tiến hành thu thập nguồn thông tin có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng phân tích tài chính vì phân tích tài chính muốn hiệu quả phải dựa trên những thông tin đầy đủ chính xác kịp thời và chi phí cho việc thu thập là nhỏ nhất Việc lựa chọn công cụ phân tích cũng phụ thuộc vào người phân tích Kết quả phân tích tài chính luôn mang dấu ấn cá nhân do vậy nhà phân tích có những đánh giá nhận xét riêng của mình về tình hình tài chính doanh nghiệp là điều không thể tránh khỏi.
Trang 22Nhà phân tích phải trung thực ý thức được tầm quan trọng và nhiệm vụ của mình thì việc phân tích tài chính mới có hiệu quả cao.
c) Chất lượng thông tin sử dụng trong phân tích tài chính
Thông tin là một vấn đề hết sức cần thiết trong tất cả các lĩnh vực nói chung và trong phân tích tài chính nói riêng Thông tin là vô cùng quan trọng và máy tính là bắt buộc Có thể khẳng định rằng nếu không có thông tin hoặc thiếu thông tin thì việc phân tích tài chính không thể thực hiện được hoặc nếu phân tích trong điều kiện thông tin không đầy đủ chính xác thì chất lượng phân tích sẽ thấp.
Do vậy làm thế nào để có một hệ thống thông tin đầy đủ và chính xác phục vụ tốt cho công tác phân tích tài chính thì đó là yêu cầu các nhà quản lý phải hết sức quan tâm.
d) Việc lựa chọn phương pháp phân tích tài chính
Trên cơ sở nguồn thông tin có được các cán bộ phân tích sẽ phải làm gì? làm như thế nào? áp dụng phương pháp phân tích tài chính nào để đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp là một điều rất quan trọng.
Trong điều kiện hiện nay, phải kết hợp các phương pháp phân tích tài chính tùy theo từng mục tiêu cụ thể của nhà quản lý quan tâm thì việc phân tích mới mang lại hiệu quả như ý muốn của doanh nghiệp.
e) Hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành
Việc phân tích tài chính của doanh nghiệp sẽ có ý nghĩa hơn khi có sự tồn tại của các chỉ tiêu trung bình ngành đây là cơ sở tham chiếu quan trọng trong khi tiến hành phân tích Người ta có thể nói các tỷ lệ tài chính của doanh nghiệp là cao hay thấp, tốt hay xấu khi đem so sánh với tỷ lệ trung bình ngành Nhà quản lý doanh nghiệp đánh giá được thực trạng tài chính của mình mà từ đó có những giải pháp khắc phục.
Trang 23Tên giao dịch : Công ty cổ phần Mai Linh Thanh Hóa (Mai Linh − Thanh hoa Holding Company).
Tên viết tắt: MLTC
Địa chỉ trụ sở chính: Số 318 đường Trần Hưng Đạo, phường Nam Ngạn,
thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Điện thoại: 0373 250 880 Fax: 0373 755 999Taxi: 0373 75 75 75 − 0373 822 266
Trang 24Hiện nay vốn điều lệ của công ty là: 11 788 111 000đ (Mười tỷ, bảy trăm tám mươi tám triệu, một trăm mười một nghìn đồng chẵn).
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu chủ yếu của công ty về hoạt động kinh doanh
Đơn vị tính: 1000đ
Tổng doanh thu4.748.4528.710.31015.168.82119.508.17030.386.310Doanh thu BQ xe/tháng18.01318.53819.32919.74620.318
Lợi nhuận23.000142.000309.000465.9601.280.130
Nguồn: Phòng tài chính kế toán
Qua biểu báo cáo một số chỉ tiêu trên cho thấy quy mô hoạt động kinh doanh của công ty liên tục mở rộng, hiệu quả kinh doanh năm sau cao hơn năm trước Công ty đang tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp tổ chức quản lý kinh doanh nhằm giữ vững tốc độ tăng trưởng và hướng công ty phát triển ổn định lâu dài và bền vững.
2.1.2 Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Mai Linh Thanh Hóa
a) Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty
Đặc điểm và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty là kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách bằng taxi, xe cho thuê, dịch vụ du lịch, dịch vụ bán vé máy báy.
Trang 25Sơ đồ 2.1: Quy trình kinh doanh dịch vụ
Khách hàng yêu cầu
Tổng đài điều hành®iÒu hµnh
Lái
xeCheckerThu ngân( Thủ quỹ )
Kế toán
Với ngành nghề chính là vận tải hành khách bằng taxi nên đặc điểm nổi bật trong công tác sản xuất kinh doanh ở công ty hình thành tổ chức sản xuất kinh doanh tập trung.
b) Đặc điểm bộ máy tổ chức quản lý công ty
Trang 26Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty là một công ty cổ phần với ngành nghề kinh doanh: Vận tải hành khách bằng xe taxi, dịch vụ xe cho thuê, dịch vụ du lịch, dịch vụ bán vé máy bay Do vậy, bộ máy quản lý mang tính chuyên môn cao về cả con người và phương tiện, đặc biệt là quản lý cho người.
Hiện nay công ty có 05 phòng chức năng, tổng số nhân sự trong công ty là 230 người Trong đó trình độ đại học và trên đại học là 15 người, lao động gián tiếp là 46 người, lao động trực tiếp là 184 người Lao động là nữ trong công ty đều làm công việc gián tiếp với tổng số 11 người.
Sơ đồ 2.2: Bộ máy tổ chức công ty
Giám đốc
Phó giám đốcPhụ trách kỷ thuật
Phòng kinhdoanh tiếp thị
Du lịchPhòngTài chính
kế toánPhòng nhân
Phòng thanh traBảo vệ
Trang 27Tổng đài
Xe cho thuê –Vé máy bayDu lịch lữ hànhKT thanh toán & kho
Checker Thanh traThủ quỹ thu ngânPhụ trách nhân sự
Đội xeTổ 1Tổ 2Thanh tra
Bảo vệRửa xe nội thất Xưởng SC
Hội đồng quản trị
Trang 28Nhiệm vụ của các phòng :
Giám đốc công ty: Quản lý điều hành chung về mọi hoạt động của đơn vị,
điều hành trực tiếp các vấn đề tài chính, kinh doanh, đầu tư và kế hoạch phát triển, chịu trách nhiệm trước chủ tịch hội đồng quản trị.
Phó giám đốc công ty: Có nhiệm vụ và trách nhiệm trước giám đốc công
ty về điều hành quản lý đội xe hoạt động như: Sắp xếp lái xe kinh doanh, giám sát hoạt động kinh doanh của lái xe, xử lý lái xe vi phạm.
Phòng nhân sự hành chính: Có nhiệm vụ tuyển dụng đào tạo con người, ra
quyết định tuyển dụng và quản lý về mặt hành chính, tài sản, báo cáo tình hình tăng giảm nhân sự, tư vấn tình hình tuyển dụng và sử dụng nhân sự cho Giám đốc.
Phòng kinh doanh tiếp thị: Có nhiệm vụ tìm kiếm thị trường , khai thác
chiếm lĩnh thị trường để đảm bảo sự phát triển của công ty nâng cao uy tín trên địa bàn hoạt động Ngoài ra, còn tìm kiếm cơ hội kinh doanh và xây dựng chương trình quảng cáo, khuyến mại, kích thích nhu cầu của khách hàng, giải quyết khiếu nại của khách hàng, tăng cường uy thế cạnh tranh của công ty trên thị trường Ngoài ra phòng kinh doanh tiếp thị còn có nhiệm vụ quản lý điều hành tổng đài taxi là bộ phận quan trọng có nhiệm vụ điều hành kinh doanh, xử lý thông tin khách hàng mỗi khi khách hàng gọi và sử dụng dịch vụ taxi.
Phòng tài chính kế toán: Có chức năng, nhiệm vụ là giám sát về mặt hoạt
động tài chính, có nhiệm vụ quản lý các nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh có hiệu quả, thu đúng, thu đủ, tạo ra nguồn tài chính cần thiết cho hoạt động của đơn vị và có kế hoạch đầu tư tiếp theo chủ trương của công ty.
Phòng thanh tra bảo vệ: Có trách nhiệm và nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra,
Trang 29ra, bảo vệ tài sản của công ty, xử lý cán bộ công nhân viên công ty khi vi phạm quy chế hoạt động của công ty
c) Đặc điểm về tổ chức bộ máy kế toán công ty
* Tổ chức công tác kế toán
Công ty cổ phần Mai Linh Thanh Hóa là đơn vị hạch toán độc lập, kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi là chủ yếu do vậy mà việc tổ chức công tác kế toán gắn liền với việc tổ chức bộ máy kế toán.
Mô hình bộ máy kế toán được công ty áp dụng là mô hình kế toán tập trung.Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợpKế toán thanh toánKế toán vật tưChecker
Nhiệm vụ của các thành viên trong phòng kế toán:
Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm hạch toán, giám sát hoạt động tài chính
của công ty, lập báo cáo tài chính của kỳ báo cáo, lập kế hoạch tài chính, lập kế hoạch đầu tư, thu thập và xử lý thông tin liên quan đến tài chính kế toán, chịu trách nhiệm chính về công tác tài chính kế toán trước Giám đốc và Cơ quan chức năng của Nhà nước.
Kế toán tổng hợp: Tập hợp số liệu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập báo
cáo chi tiết và báo cáo tổng hợp, ví dụ như: Báo cáo thuế GTGT đầu vào, bán ra, báo cáo tài sản cố định, nguyên vật liệu, báo cáo tổng hợp chi phí và chịu trách nhiệm báo cáo số liệu cho kế toán trưởng.
Kế toán thanh toán: Kiểm tra chứng từ thanh toán , lập phiếu thanh toán
thu chi hàng ngày khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, nhập số liệu vào máy, đối
Trang 30chiếu công nợ, báo cáo qũy tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, chịu trách nhiệm số liệu báo cáo kế toán tổng hợp và kế toán trưởng.
Kế toán vật tư: Có nhiệm vụ lập phiếu nhập xuất kho, lập bảng kê xuất
nhập tồn, kiểm kê kho hàng tháng với thủ kho, kiểm tra đối chiếu.
Nhân viên checker: Có nhiệm vụ kiểm tra đồng hồ tính tiền Tổng hợp
doanh thu hàng ngày, chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty về công việc của mình.
Hình thức kế toán công ty áp dụng là kế toán máy.
Hệ thống mẫu sổ kế toán theo quy định tại quyết định số: 1141 TC/TCCĐ KT ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Bộ Tài Chính.
Các sổ tổng hợp (sổ cái) của các tài khoản
Các sổ chi tiết như: Sổ chi tiết tiền mặt, chi tiết tiền gửi ngân hàng, chi tiết
các khoản phải thu, chi tiết tạm ứng, chi tiết vật liệu, chi tiết tài sản cố định, chi tiết các khoản phải trả, chi tiết doanh thu…
Nội dung công tác kế toán:
Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm toàn bộ về tình hình tài chính, việc hạch
toán trên phần mềm kế toán của máy vi tính.
Kế toán tổng hợp: Tập hợp toàn bộ số liệu về chi phí, doanh thu và cùng
với kế toán trưởng tiến hành hạch toán trên máy.
Kế toán thanh toán: Lập phiếu thu, chi tiền mặt, theo dõi chi tiết tiền mặt,
tiền gửi ngân hàng, các khoản phải thu, tạm ứng, theo dõi chi tiết doanh thu.
Kế toán vật tư: Lập phiếu nhập, xuất vật tư nhiên liệu, theo dõi chi tiết vật
liệu, các koản phải trả, theo dõi tài sản cố định.
Checker: Báo cáo doanh thu hàng ngày sau khi đã kiểm tra đồng hồ tính cước.
Trang 31Sơ đồ 2.3: Bộ máy kế toán
Kế toán trưởng
Kế toánTổng hợpKế toán thanh toán
CheckerKế toán vật tưThủ khoThủ quỹ
Quy trình luân chuyển chứng từ:
Trang 32Các mẫu chứng từ thuộc hệ thống chứng từ do Bộ Tài Chính ban hành (Ban hành theo quyết định 1141/TC – CĐKT/QĐ ngày 01 thánh 01 năm 1995 của Bộ Tài Chính, thông tư số 10/TC /CĐKT - hướng dẫn sữa đổi, bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp), và các văn bản hướng dẫn khác của Nhà nước ban hành được tuân thủ cả về mẫu biểu, nội dung và phương pháp lập.
Các mẫu chứng từ hương dẫn được vận dụng hợp lý như các bảng kê công tác phí, tiếp khách.
Việc ghi chép các chứng từ và thu thập các chứng từ gốc phát sinh tại các bộ phận nghiệp vụ khác của công ty đều đảm bảo quy định thuận lợi cho việc hạch toán kế toán.
Đối với các chứng từ liên quan đến tiền mặt thì kế toán thanh toán sẽ kiểm tra tính hợp lý và pháp lý của chứng từ, tiến hành lập phiếu thu, chi trên máy.
Đối với các chứng từ không liên quan đến tiền mặt thì kể toán trưởng (hoặc kế toán tổng hợp khi kế toán trưởng vắng mặt) sẽ kiểm tra và tiến hành lập các thủ tục tiếp theo phục vụ việc hạch toán.
Vận dụng hệ thống tài khoản kế toán: Hiện nay đơn vị đang vận dụng hệ thống tài khoản thống nhất theo quy định hiện hành.
Quy trình ghi sổ chi tiết và sổ tổng hợp:
Sai khi đã nhập dữ liệu vào máy thì máy sẽ tự động vào các sổ chi tiết và tổng hợp Nếu cần thông tin thì sẽ xem hoặc in ra giấy.
Tổng hợp số liệu và báo cáo tài chính: Phần mềm máy tính sẽ tự động tổng hợp kết chuyển và lên báo cáo tài chính theo quy định hiện hành.
Chứng từ gốcSổ quỹ
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Trang 33Sơ đồ 2.5: Luân chuyển chứng từ
Bảng tổng hợpChi tiếtSổ
Sổ kế toán chi tiếtChứng từ
ghi sổChứng từ gốc
Trang 34Sơ đồ 2.6: Kế toán máy
Nhập số liệu hàng ngày : In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm: Đối chiếu, kiểm tra :
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinhCác chứng từ kế toán
Tập số liệu chi tiết ( chứng từ ghi sổ )Tập số liệu tổng hợp tháng ( sổ cái )
Báo cáo tài chínhSổ sách kế toán Lập chứng từ
Lên báo cáo
Sơ đồ 2.7: Quy trình sử dụng kế toán máy
- Báo cáo tài chính- Báo cáo kế toán quản trị
Sổ kế toán :- Sổ tổng hợp- Sổ chi tiết
MÁY VI TÍNHPhần mềm kế toán
Accountant and Finance System 2.0Bảng tổng hợp
chứng từ kế toán cùng loại
Chứng từ kế toán
Trang 35Hình 2.1: Giao diện phần mềm kế toán Accounting and Finace System 2.0
2.2 THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAI LINH THANH HÓA
2.2.1 Phân tích sơ bộ BCĐKT của công ty cổ phần Mai Linh Thanh Hóa
Trang 36Bảng 2.2: Bảng cân đối kế toán của công ty cổ phần Mai Linh Thanh Hóa
2 Các khoản tương đương tiền
II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
1 Đầu tư ngắn hạn
2.Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
III Các khoản phải thu ngắn hạn1.151.656.6152.028.986.3212.509.390.507
1 Phải thu khách hàng562.965.2031.108.529.567955.165.8512 Trả trước cho người bán74.266.67064.466.6701.217.547.8103 Phải thu nội bộ ngắn hạn
4 Các khoản phải thu khác514.424.742855.990.084336.676.846
3 Thuế và các khoản phải thu NN 80.213.654
4 Tài sản ngắn hạn khác412.690.000739.378.000859.855.500
B TÀI SẢN DÀI HẠN17.865.360.31118.464.281.47632.478.892.593
I Các khoản phải thu dài hạn421.365.8685.000.0005.000.000
1 Phải thu dài hạn của khách hàng2.Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc3 Phải thu nội bộ dài hạn
4 Phải thu dài hạn khác421.365.8685.000.0005.000 0005 Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi
II Tài sán cố định17.443.994.44318.142.655.31031.536.423.655
1 Tài sản cố định hữu hình17.252.354.55317.834.728.63330.892.976.501 - Nguyên giá21.949.106.37325.849.732.83641.760.316.959 - Giá trị hao mòn lũy kế-4.696.751.820-8.015.004.203-10.867.340.4582 Tài sản cố định thuê tài chính-54.047.681-54.047.681
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn lũy kế-54.047.681-54.047.6813 Tài sản cố định vô hình-1.460.000
Trang 37- Giá trị hao mòn lũy kế-1.460.000
4 Chí phí xây dựng cơ bản dở dang247.147.571361.974.358643.447.154
III Bất động sản đầu tư
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn lũy kế
IV.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
1 Đầu tư vào công ty con
2 Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh
3 Đầu tư dài hạn khác
4.Dự phòng giảm giá ĐTTC dài hạn
7 Phải trả nội bộ
8 Phải trả, phải nộp ngắn hạn khác1.771.482.2261.997.922.5353.154.718.4449 Dự phòng phải trả ngắn hạn
II Nợ dài hạn11.244.856.10711.645.487.987 24.827.771.121
1 Phải trả dài hạn người bán2 Phải trả dài hạn nội bộ3 Phải trả dài hạn khác
4 Vay và nợ dài hạn11.244.856.10711.645.487.987 24.827.771.1215 Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
6 Dự phòng trợ cấp mất việc làm7 Dự phòng phải trả dài hạn
Trang 38B NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU1.718.213.1652.205.531.610 12.436.131.513
I Nguồn vốn quỹ1.718.213.1652.205.531.610 12.436.131.513
1 Vốn kinh doanh1.310.000.0001.677.000.00011.641.270.0002 Thặng dư vốn cổ phần
3 Vốn khác của chủ sở hữu4 Cổ phiếu quỹ
5 Chênh lệch đánh giá lại tài sản6 Chênh lệch tỷ giá hối đoái7 Quỹ đầu tư phát triển
8 Quỹ dự phòng tài chính11.220.200-13.459.400-69.986.9009 Quỹ khác thuộc vốn chủ sơ hữu-14.000.000
10.Lọi nhuận sau thuế chưa phân phối410.992.965541.991.010864.848.41311 Nguồn vốn đầu tư XDCB
II Nguồn kinh phí và quỹ khác
1 Quỹ khen thưởng, phúc lợi2 Nguồn kinh phí
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN20.652.70810022.728.285.586 44.164.684.785
Thông qua Bảng cân đối kế toán 3 năm gần đây 2005, 2006, 2007 cho thấy: Tổng giá trị tài sản (nguồn vốn) của doanh nghiệp tăng Năm 2005 tổng giá trị tài sản (nguồn vốn) là 20,65 tỷ đồng thì đến năm 2006 tổng giá trị tài sản đạt 22,72 tỷ đồng, tăng 22,72 – 20,65 = 2,07 tỷ đồng so với năm 2005 Năm 2007 tổng giá trị tài sản đạt 44,16 tỷ đồng tăng so với năm 2006 là 44,16 − 22,72 = 21,44 tỷ đồng Như vậy, quy mô doanh nghiệp, cũng như khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tăng lên Song, chỉ dựa vào số tuyệt đối như vậy, chưa thể khẳng định được là tình hình tài chính của công ty là tốt? Có chiều hướng đi lên Ta phân tích một số tỷ suất đáng lưu ý.
* Tỷ suất đầu tư
Để có được những nhận xét chung, cụ thể hơn ta xem xét tỷ trọng của từng loạt tài sản của doanh nghiệp trong tổng số tài sản có của doanh nghiệp để thấy