GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO – VIỆT CHI NHÁNH HÀ NỘI TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Trang 1Đề tài: “GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO – VIỆT CHI NHÁNH HÀ NỘI TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ” là một chủ đề nghiên cứu có nhiều
nét mới Chính vì vậy, trong quá trình thực hiện, tác giả đã gặp không ít khó khăntrong thu thập xử lý số liệu, cách diễn đạt, sắp xếp các mục trong bài viết sao chokhoa học.Tuy nhiên, với sự nỗ lực rất lớn của tác giả, cộng với sự giúp đỡ tận tìnhcủa gáo viên hướng dẫn; các thầy, cô giáo trong Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốctế- Trường Đại học kinh tế Quốc Dân; cán bộ hướng dẫn tại cơ sở thực tập đề tài đãđược hoàn thành theo dự kiến
Tác giả xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thường Lạng Giáo viênhướng dẫn trực tiếp đã có những chỉ bảo tâm huyết, khoa học để tác giả có thể hoànthành đề tài với kết quả tốt nhất
Tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành với quý thầy, cô trong khoa kinh
tế và kinh doanh quốc tế; cán bộ hướng dẫn tại ngân hàng liên doanh Lào- Việt chinhánh Hà Nội TH.S WEO PHOUANGSAVAT Sự giúp đỡ của quý thầy, cô vàTH.S WEO PHOUANGSAVAT đã giúp tác giả hoàn thành đề tài tốt hơn, với thờigian ngắn hơn
Vì thời gian nghiên cứu có nhiều hạn chế, nên đề tài sẽ không tránh đượcnhững thiếu sót Tác giả rất mong nhận được sự góp ý, hướng dẫn của quý thầy cô,của bạn đọc đề tài có thể phát triển cao hơn
Tác giả xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 05 năm 2008
Tác giảKHAMSAVENG KEOBOUALAPHA
Trang 2Lận văn tốt nghiệp với đề tài: “ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO – VIỆT CHI NHÁNH HÀ NỘI TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ”do em
thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Thường Lạng cùng với
sự giúp đỡ của các cán bộ Ngân hàng liên doanh Lào-Việt chi nhánh Hà Nội
Em xin cam đoan luận văn tốt nghiệp này hoàn toàn là kết quả của quá trìnhnghiên cứu, thu thập, tổng hợp số liệu một cách nghiêm túc, tuyệt đối không saochép bất cứ một chuyên đề, luận văn, luận án nào
Nếu có gì sai với lời cam đoan này em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày 30 thang 05 năm 2008
Sinh ViênKHAMSAVENG KEOBOUALAPHA
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THANH TOÁN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1 Khái niệm và vai trò dịch vụ thanh toán Ngân hàng Thương mại 3
1.1.1 Khái niệm chung về dịch vụ thanh toán 3
1.1.2 Dịch vụ thanh toán ngân hàng 4
1.1.3 Quá trình cung cấp dịch vụ thanh toán của NHTM 4
1.1.3.1.Các phương tiện thanh toán: 4
1.1.3.2 Các phương thức thanh toán cơ bản 7
1.1.3.3 Hệ thống thanh toán ngân hàng 8
1.1.4 Vai trò của dịch vụ thanh toán 10
1.2 Các dịch vụ thanh toán chủ yếu của Ngân hàng Thương mại 11
1.2.1 Cung ứng các loại hình tài khoản tiền gửi thanh toán 11
1.2.2 Dịch vụ thanh toán bằng Séc (Cheque, Check) 12
1.2.3 Dịch vụ chuyển tiền trong nước và quốc tế (remittance, remise) 14
1.2.4 Thanh toán nhờ thu, uỷ nhiệm thu (collection of payment) 15
1.2.5 Dịch vụ thanh toán tín dụng chứng từ 17
1.2.6 Dịch vụ thanh toán thẻ 20
1.3 Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng djch vụ và chất lượng dịch vụ thanh toán ngân hàng 23
1.3.1 Khả năng thanh khoản 23
1.3.2 Tính bảo mật, an toàn (độ tin cậy) trong giao dịch thanh toán 25
1.3.3 Chi phí chất lượng - Giá cả dịch vụ 26
1.3.4 Thời gian thực hiện 27
1.4 Kinh nghiệm cung cấp dịch vụ thanh toán của một số Ngân hàng 28
1.4.1 Kinh nghiệm của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam 28
1.4.2 Kinh nghiệm của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (VCB) 29
Trang 42.1 Khái quát chung về Ngân hàng Liên Doanh Lào-Việt chi nhánh Hà Nội33
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 33
2.1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức của ngân hàng Lào-Việt chi nhánh Hà Nội 34
2.1.2.1 Mô hình tổ chức Chi nhánh Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt chi nhánh Hà Nội 34
chi nhánh Hà Nội 34
2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy tổ chức 34
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Liên Doanh Lào-Việt chi nhánh Hà Nội 41
2.1.3.1 Hoạt động chính của Ngân hàng 41
2.1.3.2 Những kết quả đạt được 44
2.1.4 Kết quả kinh doanh của Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt 48
2.2 Thực trạng chất lượng dịch vụ thanh toán cho các doanh nghiệp tại Ngân hàng Liên Doanh Lào-Việt 50
2.2.1 Về hoạt động thanh toán quốc tế: 50
2.2.2.Kinh doanh ngoại tệ 52
2.2.3 Chất lượng các dịch vụ thanh toán 53
2.3 Đánh giá chất lượng dịch vụ thanh toán cho các doanh nghiệp tại Ngân hàng Liên Doanh Lào -Việt chi nhánh Hà Nội 54
2.3.1 Những ưu điểm 54
2.3.2 Những hạn chế 55
2.3.3 Nguyên nhân dẫn đến hạn chế của chất lượng dịch vụ thanh toán 56
2.3.3.1.Nguyên nhân khách quan 56
2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan 57
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THANH TOÁN PHỤC VỤ CÁC DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO - VIỆT CHI NHÁNH HÀ NỘI TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 59
3.1 Cam kết mở cửa lĩnh vực dịch vụ Ngân hàng của Việt Nam khi gia nhập WTO 59
Trang 53.2.1 Định hướng chung về phát triển Ngân hàng liên doanh Lào – Việt 60
3.2.2 Định hướng nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán cho các doanh nghiệp 64
3.1.2.1 Định hướng khách hàng 64
3.2.2.2 Định hướng văn hoá và tạo sự khác biệt về chất lượng 65
3.2.2.3 Theo đuổi và bắt kịp với công nghệ thanh toán tiên tiến 65
3.3 Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán cho các doanh nghiệp tại Ngân hàng Liên Doanh Lào-Việt chi nhánh Hà Nội 66
3.3.1 Phát triển hệ thống sản phẩm dịch vụ mới chất lượng đáp ứng nhu cầu đa dạng của các doanh nghiệp 66
3.3.2 Ứng dụng công nghệ số hoá triển khai mô hình cung cấp dịch vụ E.Banking 67
3.3.3 Các giải pháp về phía thị trường và khách hàng 74
3.3.3.1 Nâng cao hiệu quả công tác tư vấn cho khách hàng 74
3.3.3.2 Xây dựng chính sách đối với khách hàng phù hợp và hiệu quả 75
3.3.3.3 Triển khai sâu rộng các hoạt động tìm hiểu và tiếp thị khách hàng .76 3.3.3.4 Nâng cao trình độ nghiệp vụ thanh toán viên 77
3.3.3.5 Không ngừng đổi mới công nghệ ngân hàng 78
3.4 Một số kiến nghị tạo điều kiện thuận lợi cho dịch vụ thanh toán tại Ngân hàng liên doanh Lào - Việt 80
3.4.1 Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước 80
3.4.1.1 Kiến nghị đối với Chính phủ và các ban ngành có liên quan 80
3.4.1.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước 81
3.4.2 Kiến nghị đối với hai ngân hàng mẹ 83
KẾT LUẬN 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
PHỤ LỤC 89
Trang 6TT TỪ VIẾT TẮT NGHĨA TIẾNG ANH NGHĨA TIẾNG VIỆT
1 ATM Automatic Teller Machine Máy rút tiền tự động
Development of Vietnam
Ngân hàng đầu tư và phát triển
Việt Nam
8 LVB LAO - VIET BANK Ngân hàng liên doanh Lào - Việt
15 SWIFT Society for World Interbank
Financial Telecommunication
Hiệp hội viễn thông Tài chínhliên ngân hàng toàn cầu
Practice
Quy tắc thực hành thốngnhất về tín dụng chứng từ
Hà Nội 46Bảng 2.3 Kết quả kinh doanh giai đoạn 2004 -2007 48
Trang 7Hà Nội 47
Biểu đồ 2.3 Kết quả kinh doanh giai đoạn 2004 -2007 48
Biểu đồ 2.4 Doanh thu từ dịch vụ Thanh toán quốc tế của Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt Chi nhánh Hà Nội năm 2004-2007 52
Sơ đồ 1.1 Dịch vụ thanh toán bằng Séc của ngân hàng 13
Sơ đồ 1.2.Quá trình cung ứng dịch vụ chuyền tiền của NHTM 14
Sơ đồ 1.3.Quy trình cung cấp dịch vụ thanh toán nhờ thu, ủy nhiệm thu 16
Sơ đồ 1.4.Quá trình thực hiện thanh toán 18
Sơ đồ 1.5 Quá trình cung ứng dịch vụ thanh toán thẻ 21
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức của Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt chi nhánh Hà Nội 34
Sơ đồ 3.1 Những thành phần cơ bản của E.Banking: 69
Sơ đồ 3.2 Kiến trúc hệ thống 70
Sơ đồ 3.3 Mô hình kiến trúc NH Điện tử của LVB 71
Sơ đồ 3.4: Hệ thống CRM điện tử 72
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Ngày nay, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế trở thành một xuhướng tất yếu của sự phát triển Các quốc gia đang đẩy mạnh hơn nữa sự hợp tác củamình với các quốc gia trên thế giới Không đứng ngoài xu hướng phát triển đó, vớimối quan hệ lâu dài, Việt Nam và Lào đang không ngừng đẩy mạnh mối quan hệ củamình trên các lĩnh vực kinh tế xã hội
Ngân hàng, tài chính trở thành một trong những ngành kinh tế năng độnghiện nay Hoạt động của các ngân hàng ngày càng được mở rộng khẳng định vai trò
là trung gian tài chính, luân chuyển và điều phối nguồn vốn phục vụ cho quá trìnhphát triển kinh tế Nền kinh tế ngày càng phát triển, hoạt động của ngân hàng đặcbiệt là các hoạt động của các dịch vụ thanh toán đòi hỏi ngày càng phải nâng cao đápứng nhu cầu của nền kinh tế
Trên cơ sở quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai quốc gia Việt Nam – Lào, Ngânhàng Liên doanh Lào-Việt nói chung và Ngân hàng Liên doanh Lào-Việt chi nhánh
Hà Nội nói riêng đã được thành lập Từ những khó khăn về cơ sở vật chất, kỹ thuật,công nghệ, nguồn vốn Ngân hàng đã không ngừng đổi mới hoàn thiện mình ngàycàng khẳng định được vị trí và niềm tin của khách hàng Với xu thế phát triển hiệnnay đã đặt ra không ít những thách thức đối với ngân hàng đòi hỏi ngân hàng phảikhông ngừng nâng cao hoạt động của mình để tạo lợi thế riêng có trong một môitrường cạnh tranh ngày càng gay gắt Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng
cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng em đã chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất
lượng dịch vụ thanh toán tại Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” là đề tài luận văn tốt nghiệp.
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung và thực tiễn về dịch vụ thanh toánphục vụ doanh nghiệp trong hoạt động NHTM
- Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng dịch vụ thanh toán của Ngân hàngLiên doanh Lào-Việt chi nhánh Hà Nội
- Đề xuất một số giải pháp cho Ngân hàng Liên doanh Lào-Việt chi nhánh HàNội và một số kiến nghị nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng nâng cao
Trang 9chất lượng dịch vụ thanh toán
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Đề tài là: Chất lượng dịch vụ thanh toán phục vụdoanh nghiệp trong phạm vi Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt chi nhánh Hà Nội
Phạm vi nghiên cứu: Tình hình chất lượng dịch vụ tại Ngân hàng Liên doanhLào – Việt Chi nhánh Hà Nội
4 Phương pháp nghiên cứu
Bài viết sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp Duy vật biện chứng, phương pháp mô hình hoá
- Phương pháp Phân tích, Tổng hợp
- Phương pháp thực nghiệm
5 Kết cấu của đề tài
Luận văn tốt nghiệp được kết cấu gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Lý luận về chất lượng dịch vụ thanh toán của Ngân hàng Thương mại.
Chương 2: Thực trạng chất lượng dịch vụ thanh toán phục vụ các doanh nghiệp tại Ngân hàng Liên Doanh Lào-Việt chi nhánh Hà Nội
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán phục vụ các doanh nghiệp tại Ngân hàng Liên Doanh Lào-Việt chi nhánh Hà Nội trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Trang 10CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THANH TOÁN
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Khái niệm và vai trò dịch vụ thanh toán Ngân hàng Thương mại.1.1.1 Khái niệm chung về dịch vụ thanh toán
“Dịch vụ thanh toán” là một khái niệm kết hợp giữa yếu tố chung là “Dịchvụ” với yếu tố đặc thù là “Thanh toán” Vì vậy để hiểu dịch vụ thanh toán cần phảilàm rõ về Dịch vụ
Dịch vụ là một hoạt động mà sản phẩm của nó là vô hình Nó giải quyết mốiquan hệ giữa người cung ứng với khách hàng hoặc với tài sản do khách hàng sở hữu
mà không có sự chuyển giao quyền sở hữu
Dịch vụ là một hoạt động xã hội đã xảy ra trong mối quan hệ trực tiếp giữa
khách hàng và đại diện của tổ chức cung ứng
Còn theo ISO 8402: Dịch vụ là kết quả tạo ra do các hoạt động tiếp xúc trựctiếp giữa người cung ứng và khách hàng và các hoạt động nội bộ của người cung ứng
để đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Thanh toán (TT) là tổng thể các hoạt động thực hiện nghĩa vụ chi trả hoặcquyền được chi trả hoặc cả hai trong quá trình thực hiện các giao dịch có liên quanđến tiền tệ
Cần phân biệt hai lĩnh vực thanh toán là Thanh toán Mậu dịch và Thanh toánPhi mậu dịch Thanh toán mậu dịch là hoạt động thanh toán phát sinh từ quan hệthương mại Nó thực hiện nghĩa vụ phải chi trả của người mua và quyền nhận chi trảcủa người bán Thanh toán phi mậu dịch là thực hiện chi trả mà không xuất phát từquan hệ thương mại Ví dụ thanh toán từ một cơ quan cấp trên cho cơ quan cấp dướitheo quan hệ cấp phát, hay như thanh toán ngân sách nhà nước cho các địa phương,hay thanh toán tiền trợ cấp
Thanh toán có thể được thực hiện một cách trực tiếp hoặc gián tiếp Thanhtoán trực tiếp là việc thực hiện quyền và nghĩa vụ chi trả một cách trực tiếp giữa haichủ thể trong giao dịch tiền tệ mà ở đó khi thực hiện một nghĩa vụ chi trả thì ngaylập tức, đồng thời thực hiện quyền được chi trả cho chủ thể khác Thanh toán gián
Trang 11tiếp là hoạt động thanh toán được thực hiện thông qua một hay nhiều bên thứ ba, chủyếu là thông qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán tiêu biểu là Ngân hàngthương mại.
1.1.2 Dịch vụ thanh toán ngân hàng
Dịch vụ thanh toán Ngân hàng là: Dịch vụ mà Ngân hàng Thương mại cungcấp cho khách hàng để thực hiện quyền nhận chi trả hoặc/và nghĩa vụ phải chi trảtrong các giao dịch có liên quan đến tiền tệ, theo đó ngân hàng sẽ đại diện cho kháchhàng thực hiện nghĩa vụ chi trả thay; thực hiện quyền được chi trả; hoặc là trung gianchi trả cho các chủ thể trong quan hệ kinh tế
Những lợi ích của việc thanh toán qua ngân hàng đối với cả ngân hàng vàkhách hàng là rất rõ ràng Cũng như thương mại đã chia sẻ những khó khăn và lợinhuận với nhà sản xuất, ngân hàng thương mại cũng đã chia sẻ những khó khăn, tạođiều kiện thuận lợi cho các bên trong các giao dịch phát sinh qua đó mang lại lợinhuận cho bản thân ngân hàng là cơ sở trước tiên cho sự tồn tại và phát triển ngàycàng đa dạng của các dịch vụ thanh toán ngân hàng
1.1.3 Quá trình cung cấp dịch vụ thanh toán của NHTM.
Dịch vụ thanh toán của Ngân hàng thương mại cũng giống như sản phẩm hiệnvật của các doanh nghiệp sản xuất, chỉ được coi là hoàn thiện khi nó được kháchhàng sử dụng và trả tiền Tức là, quá trình cung cấp dịch vụ thanh toán bắt đầu từnhu cầu khách hàng và kết thúc khi khách hàng tiếp nhận dịch vụ Để thực hiện quátrình này các Ngân hàng thương mại phải sử dụng một hay một số phương tiện thanhtoán theo một hay một số phương thức thanh toán nhất định
1.1.3.1.Các phương tiện thanh toán:
Tiền mặt
Tiền là một phương tiện thanh toán cơ bản nhất Nó ra đời là một tất yếu của
sự phát triển kinh tế xã hội của Nhân loại “Tiền (Money) là bất cứ cái gì được chấp
nhận một cách rộng rãi cho việc chi trả đối với hàng hoá, dịch vụ hoặc là trả nợ”.
Thuật ngữ “tiền” theo định nghĩa này là sự mở rộng mà theo đó Séc, tiền gửi thanhtoán có thể phát séc cũng được coi xem là tiền Trong phạm vi nghiên cứu tiền đượchiểu là tiền mặt (Curency) bao gồm tiền giấy (Paper money) tiền kim loại (Coin) là
Trang 12những loại tiền pháp định do Ngân hàng nhà nước phát hành và được Pháp luật đảmbảo cho khả năng chi trả trong các giao dịch có liên quan đến tiền tệ.
Tiền mặt là một phương tiện trao đổi (Medium of Exchange) có ý nghĩa to lớnđối với sự phát triển của nền kinh tế thế giới Từ những hình thái giá trị ban đầu giảnđơn, nhu cầu trao đổi và sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá hình thái tiền đã rađời Tiền ra đời đã mang ba chức năng cơ bản là Phương tiện trao đổi, Đơn vị đolường, Cất trữ trong đó phương tiện trao đổi nổi bật lên với sự tiện lợi trong các giaodịch của nền kinh tế
Séc (cheque)
Theo Công ước Geneva năm 1931: “Séc là một lệnh trả tiền vô điều kiện domột khách hàng của ngân hàng ra lệnh cho ngân hàng trích một số tiền nhất định từtài khoản của mình ở ngân hàng đó để trả cho người cầm séc hoặc cho người đượcchỉ định trên séc”
Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) định nghĩa “Séc là một Hối phiếu hoặc mộtlệnh ký phát cho ngân hàng hay một nhà ngân hàng có mục đích rút một số tiền gửi
để chi trả cho một người có tên trên đó hoặc theo lệnh của người này hoặc cho ngườicầm phiếu và trả ngay khi yêu cầu”
Luật các công cụ chuyển nhượng của Việt nam: “Séc là một giấy tờ có giá dongười ký phát lập, ra lệnh cho người bị ký phát là ngân hàng hoặc tổ chức cung ứngdịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trích một số tiềnnhất định từ tài khoản của mình để thanh toán cho người hưởng”
Hối phiếu
Hối phiếu là một lệnh trả tiền vô điều kiện được lập bằng văn bản do mộtngười (gọi là người ký phát) gửi đến một người khác yêu cầu người này khi nhìnthấy hối phiếu phải trả tiền ngay hoặc đến một ngày cụ thể hoặc đến một ngày có thểxác định được trong tương lai phải trả một số tiền nhất định cho người có tên trên tờphiếu hoặc theo lệnh của người này hoặc cho người cầm phiếu”
Theo luật các công cụ chuyển nhượng năm 2006 của Việt Nam, Hối phiếuđược chia làm hai loại: Hối phiếu đòi nợ là giấy tờ có giá do người ký phát lập, yêucầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền nhất định khi có yêu cầuhoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng; Hối phiếu
Trang 13nhận nợ là giấy tờ có giá do người phát hành lập, cam kết thanh toán không điều kiệnmột số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương laicho người thụ hưởng.
Lệnh chi hoặc ủy nhiệm chi
Là phương tiện thanh toán mà người trả tiền lập ra dưới dạng lệnh thanh toántheo mẫu do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán quy định, gửi cho tổ chức cungứng dịch vụ thanh toán nơi mình mở tài khoản yêu cầu tổ chức đó trích một số tiềnnhất định trên tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng
Ủy nhiệm thu
Uỷ nhiệm thu hoặc nhờ thu: là phương tiện thanh toán mà người thụ hưởnglập lệnh thanh toán theo mẫu do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán quy định, gửicho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán uỷ thác thu hộ mình một số tiền nhất định
Thẻ thanh toán ngân hàng
Thẻ thanh toán là phương thức ghi sổ những số tiền cần thanh toán thông quamáy đọc thẻ phối hợp với hệ thống mạng máy tính kết nối giữa Ngân hàng/ Tổ chứctài chính với các điểm thanh toán (Merchant) Nó cho phép thực hiện thanh toánnhanh chóng, thuận lợi và an toàn đối với các thành phần tham gia thanh toán
Không chỉ là một phương tiện thanh toán, thẻ thanh toán ngân hàng còn đượcxem là một công cụ tín dụng hiệu quả và phổ biến, theo đó “Thẻ ngân hàng là mộtcông cụ tín dụng do tổ chức tài chính phát hành và cấp cho khách hàng, trong đódành quyền cho khách hàng có thể dùng nó nhiều lần để rút tiền mặt cho mình hoặc
ra lệnh rút tiền trên tài khoản tại tổ chức phát hành để thanh toán tiền hàng hoá, dịch
vụ cho các đơn vị chấp nhận thẻ”
Với những đặc điểm riêng có, thẻ thanh toán có những lợi điểm sau:
- Tính tiện lợi: là một công cụ tài chính nhưng không phải là tiền, thẻ ngânhàng thay thế cho tiền mặt thực hiện chức năng lưu thông Đặc biệt trọng lĩnh vựcthanh toán quốc tế, nó giúp thanh toán tại bất cứ điểm nào trên thế giới một cáchthuận tiện mà không cần có tiền mặt, séc và không hề phụ thuộc vào quy mô số tiềnmang theo
- Nhanh chóng và an toàn: Người sử dụng có thể tiếp cận với tài khoản ngânhàng bằng cách tiếp cận hệ thống thanh toán, chuyển tiền điện tử, điển hình như
Trang 14ATM, thông qua hệ thống thanh toán điện tử này, người dùng có thể thực hiện nhiềunghiệp vụ như rút tiền mặt, chuyển khoản, nạp tiền vào tài khoản, tín dụng thẻ…điều đó giúp cho thẻ thanh toán trở thành một phương tiện thanh toán nhanh chóng.Không chỉ có vậy, nhờ kỹ thuật điện tử mã hoá, bảo mật tiên tiến thông tin ngườidùng, thông tin tài khoản được đảm bảo bí mật Nhờ không phải mang tiền mặt theongười sử dụng thẻ có thể đảm bao an toàn cho người dùng trước rủi ro mất mát.
Thư tín dụng
Thư tín dụng là một văn bản cam kết có điều kiện được Ngân hàng mở theoyêu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán (người xin mở thư tín dụng), theo đóNgân hàng thực hiện yêu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán (người xin mởthư tín dụng) để:
- Trả tiền hoặc uỷ quyền cho Ngân hàng khác trả tiền ngay theo lệnh của ngườithụ hưởng khi nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp với các điều kiện của thưtín dụng; hoặc
- Chấp nhận sẽ trả tiền hoặc uỷ quyền cho Ngân hàng khác trả tiền theo lệnhcủa người thụ hưởng vào một thời điểm nhất định trong tương lai khi nhận được bộ
chứng từ xuất trình phù hợp với các điều kiện thanh toán của thư tín dụng.
1.1.3.2 Các phương thức thanh toán cơ bản
Phương thức thanh toán là toàn bộ quá trình, cách thức thực hiện nghĩa vụ chitrả hoặc quyền được chi trả thông qua những phương tiện thanh toán nhất định đểhoàn thành các giao dịch thương mại hoặc các giao dịch có liên quan đến tiền tệkhác Trong hoạt động thanh toán trong nước cũng như quốc tế, có nhiều phươngthức khác nhau VD: (1) Phương thức thanh toán chuyển tiền (RemitHand/Transfer); (2) Phương thức thanh toán nhờ thu (Collection of Payment); (3)Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Documentary Credit) Mỗi phương thức
sở đắc những ưu điểm nhưng cũng tồn tại những nhược điểm Tuỳ thuộc vào mức độtin cậy giữa các bên trong giao dịch, tuỳ thuộc vào tính chất và đặc thù của các giaodịch mà có thể lựa chọn các phương thức khác nhau Để lựa chọn một phương thứcthanh toán nào đó, người ta phải đối mặt với sự đánh đổi giữa phí tổn thấp và antoàn Một sự kết hợp giữa mức độ tin cậy và phí tổn cho ta một phương thức Có thể
có những sự kết hợp như sau:
Trang 15Bảng 1.1 Đặc điểm các phương thức thanh toán cơ bản
Cao Ghi thu tự do: Bằng séc, chuyển
Các chủ thể có thể lựa chọn các phương thức thanh toán khác nhau tuy nhiên
có thể thấy sự tham gia của các ngân hàng vào quá trình này là cần thiết và là sựphân tán rủi ro cho các chủ thể Bù lại các chủ thể giao dịch phải bù đắp cho ngânhàng mức phí tương xứng
1.1.3.3 Hệ thống thanh toán ngân hàng
Hệ thống thanh toán NH: Là hệ thống được tổ chức theo quy tắc, điều kiện vàtiêu chuẩn chung về thanh toán trên cơ sở thoả thuận hoặc quy định giữa tổ chứccung ứng dịch vụ thanh toán chủ trì hệ thống và các thành viên trực tiếp nhằm thựchiện việc chuyển giao và quyết toán các nghĩa vụ thanh toán giữa các thành viên
Hệ thống thanh toán là yếu tố vô cùng quan trọng để tạo ra chất lượng dịch vụcho mỗi đơn vị thanh toán trong đó Nó liên kết các Ngân hàng hoặc các đơn vị củanội bộ một ngân hàng trong việc thực hiện thanh toán
Hiện nay, ở Việt Nam đang tồn tại 5 kiểu hệ thống thanh toán:
Thứ nhất: Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng được thiết kế theo giải
pháp tập trung hoá tài khoản, mỗi ngân hàng thành viên chỉ mở và sử dụng một tàikhoản duy nhất tại Ngân hàng Nhà nước Các giao dịch thanh toán được thực hiệnqua hệ thống bù trừ điện tử trực tiếp
Thứ hai: Hệ thống chuyển tiền điện tử (CTĐT) liên ngân hàng do NHNN tự
xây dung và vận hành trước khi có hệ thống TTĐTLNH Đây là hệ thống chuyểntiền điện tử trong nội bộ NHNN, được thiết kế theo giải pháp tài khoản phân tán,nghĩa là mỗi chi nhánh của các NHTM tham gia hệ thống này bắt buộc phải mở tàikhoản thanh toán tại chi nhánh NHTM cùng địa bàn
Thứ ba: Hệ thống thanh toán bù trừ (TTBT) tại tỉnh, thành phố do chi nhánh
Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố chủ trì Hệ thống này đang hoạt động ở hai cấp
độ kỹ thuật khác nhau Một số tỉnh, thành phố thực hiện chuyển lệnh thanh toán bằng
Trang 16các thiết bị điện tử (bù trừ điện tử), số tỉnh còn lại vẫn thực hiện bù trừ giấy theophương pháp thủ công, hai phiên giao dịch một ngày Phần lớn các lệnh thanh toánđược bù trừ trong địa bàn Những khoản thanh toán ngoài địa bàn sẽ phải chuyển qua
hệ thống CTĐT để thực hiện (ba hệ thống nay do NHNN quản lý và điều hành)
Thứ tư: Các hệ thống thanh toán điện tử của các NHTM Các hệ thống này
được thiết lập khi các NHM chưa tổ chức được hệ thống Corbanking tập trung hoátài khoản Cách thức thiết kế kỹ thuật, phương pháp hạch toán và vận hành có khácnhau nhưng nội dung thực hiện đều là chuyển các lệnh thanh toán trong nội bộ mỗiNHTM, từ chi nhánh về Hội sở chính hoặc từ chi nhánh này đến chi nhánh khác
Thứ năm: Hệ thống chuyển tiền quốc tế (S.W.I.F.T), thường gọi là hệ thống
thanh toán quốc tế Đây mới chỉ đơn thuần là hệ thống chuyển tiền quốc tế, vì đếnthời điểm này, tại Việt nam chưa có hệ thống thanh quyết toán vốn (Settlement) cho
hệ thống chuyển tiền này
Gần đây Ngân hàng Nhà nước vừa xây dung một hệ thống thanh toán thẻ liênngân hàng – Banknet, Tham gia vào hệ thống thanh toán thẻ này các ngân hàng cóthể cung cấp cho khách hàng một sự tiện lợi Khách hàng có thể thực hiện các giaodịch thanh toán thẻ từ bất cứ máy rút tiền tự động của bất cứ ngân hàng nào trong hệthống Lợi ích của các ngân hàng là có thể tiết kiệm chi phí cho việc mở rộng mạnglưới ATM; Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thanh toán thẻ; chia sẻ dữ liệu,thông tin đảm bảo an ninh ngân hàng… Tuy nhiên các ngân hàng cũng phải đối mặtvới nhiều vấn đề về quản lý khách hàng và phân định trách nhiệm; vấn đề lỗ hổngthông tin và sự tấn công của tội phạm công nghệ cao
Hệ thống thanh toán ra đời đầu tiên là hình thái các ngân hàng là đại lý củanhau trong việc thực hiện Khi nhu cầu của khách hàng càng phát triển, để đáp ứngyêu cầu các ngân hàng buộc phải hình thành một mạng thanh toán rộng khắp Mặc
dù vậy, nó vẫn chỉ ở dạng thoả thuận giữa các ngân hàng trong việt chi trả mà không
có một tổ chức điều hành cụ thể Vấn đề đặt ra cho các ngân hàng là địa điểm(place), thời gian, sự tiện lợi cho khách hàng, tính an toàn cho các giao dịch thanhtoán và từ đó hệ thống thanh toán hoàn thiện được hình thành với một tổ chức đứng
ra làm người điều hành Người điều hành của hệ thống có thể là Trụ sở chính củamột ngân hàng, Ngân hàng trung ương hay tổ chức phi ngân hàng độc lập tiêu biểu là
Trang 17SWIFT Với hệ thống hoàn chỉnh như vậy, các ngân hàng có cơ sở để xây dựng cácchỉ tiêu chất lượng sẽ được phân tích trong các phần sau.
1.1.4 Vai trò của dịch vụ thanh toán
Đối với các doanh nghiệp.
Sự ra đời tất yếu của các dịch vụ thanh toán của NHTM đã thể hiện tầm quantrọng, vai trò của dịch vụ thanh toán đối với các chủ thể trong nền kinh tế:
- Các chủ thể của các giao dịch không phải mất những điều kiện cần thiết để thựchiện thanh toán trực tiếp
- Không nhất thiết phải sử dụng tiền mặt vì vậy có thể giảm đi các chi phí khôngcần thiết
- Tránh được nhiều rủi ro tài chính trong thanh toán trực tiếp
- Các chủ thể kinh tế ở phạm vi địa lý xa nhau vẫn có thể đảm bảo được tính antoàn của thanh toán ngay cả khi không có đầy đủ thông tin về đối tác của mình tronggiao dịch
Đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Hoạt động kinh doanh ngân hàng hiện đại ngày nay không chỉ tập trung vàocác dịch vụ truyền thống Các dịch vụ hiện đại ngày càng được quan tâm và dầnchiếm tỷ trọng về thu nhập trong lĩnh vực ngân hàng Ngày nay, Thanh toán là mộtchức năng quan trong của ngân hàng thương mại, nó đang dần chiếm một vị trí quantrọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng cụ thể:
- Mang lại mức doanh thu, lợi nhuận trong tổng doanh thu và lợi nhuận củangân hàng Thực tế cho thấy xu hướng ngày càng tăng về vai trò của dịch vụ thanhtoán
- Phát triển dịch vụ thanh toán trở thành chiến lược khách hàng, chiến lược thịtrường của các ngân hàng Thông qua hệ thống dịch vụ thanh toán các ngân hàng xáclập được vị thế của mình trên thị trường
- Là công cụ góp phân tạo sự an toàn trong kinh doanh ngân hàng: Đây làmảng nghiệp vụ ít rủi ro hơn so với tín dụng truyền thống Việc gia tăng hoạt độngdịch vụ thanh toán giúp ngân hàng không bị phụ thuộc nhiều vào lĩnh vực nhiều rủi
ro khác nhu tín dụng dài hạn
Trang 18- Dịch vụ thanh toán còn là một phần không thể thiếu trong chiến lược cungứng dịch vụ chọn gói cho khách hàng Là điều kiện để khách hàng có thể thoả mãnvới đầy đủ các dịch vụ đáp ứng mọi yêu cầu.
- Là một lĩnh vực yêu cầu sự thay đổi và ứng dụng công nghệ hiện đại chính
vì thế mà nó là môi trường để cho công nghệ ngân hàng phát triển làm tiền đề đểhiện đại hoá ngân hàng
1.2 Các dịch vụ thanh toán chủ yếu của Ngân hàng Thương mại
Về cơ bản, nội hàm của khái niệm “dịch vụ thanh toán ngân hàng” đã đượcluận chứng Phần này tác giả xin làm rõ ngoại diện của Khái niệm bằng việc trìnhbày những dịch vụ thanh toán cơ bản của một ngân hàng thương mại:
1.2.1 Cung ứng các loại hình tài khoản tiền gửi thanh toán
Sự ra đời của tài khoản tiền gửi thanh toán (Demand Deposit) đánh dấu mộtbước phát triển quan trọng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng Tài khoản tiền gửi
là tài khoản thanh toán do người sử dụng dịch vụ thanh toán mở tại các Ngân hàngvới mục đích gửi, giữ tiền hoặc thực hiện các giao dịch thanh toán qua Ngân hàngbằng các phương tiện thanh toán TKTG yêu cầu ngân hàng phải thanh toán ngay lậptức các chỉ thị của khách hàng cho một cá nhân, tổ chức hoặc cho một bên thứ bađược chỉ rõ là người hưởng thụ trong các chứng từ giao dịch Do tính chất linh hoạt
mà tài khoản tiền gửi có nhiều tiện ích:
Về phía ngân hàng: Giúp thu hút được nhiều nguồn vốn đặc biệt là nguồn vốnnhàn rỗi tạm thời phục vụ cho hoạt động chi trả kể cả là cho vay; Nhiều dịch vụ đikèm với nó ngày càng xuất hiện nhiều đem lại nguồn thu có xu hướng ngày càngtăng; Giúp thuận tiện cho dịch vụ cơ bản khác của ngân hàng như tín dụng – thu lãi,gốc vay tự động khi đến thời hạn từ TKTGTT
Về phía khách hàng: Thuận tiện trong thanh toán mà không dùng trực tiếptiền mặt; Xoá đi những chi phí và bất tiện của việc giữ tiền; Có thể được hưởng lãi -đối với loại hình tiền gửi hưởng lãi
Có nhiều cách thức để phân loại các loại hình tiền gửi thanh toán
- Theo từng đối tượng khách hàng, tài khoản tiền gửi có thể mở theo các hìnhthức sau đây:
Trang 19(1) Tài khoản tiền gửi của tổ chức: là tài khoản mà chủ tài khoản là người đạidiện theo pháp luật hoặc đại diện theo uỷ quyền của tổ chức mở tài khoản
(2) Tài khoản tiền gửi của các đồng chủ tài khoản: là tài khoản có ít nhất haingười trở lên cùng đứng tên mở tài khoản Đồng chủ tài khoản có thể là cá nhân hoặcngười đại diện hợp pháp của Tổ chức
(3) Tài khoản tiền gửi của cá nhân: Là tài khoản mà chủ tài khoản là một cánhân độc lập đứng tên mở tài khoản.Tiền gửi giao dịch tạo tiền đề cho sự ra đờinhiều dịch vụ mới sau này và nó giúp cải thiện đáng kể hiệu quả của quá trình thanhtoán
- Theo tính chất của TKTG tiền gửi thanh toán bao gồm tiền gửi không hưởnglãi và tài khoản hưởng lãi Mục đích của tài khoản tiền gửi thanh toán là phục vụ chocác hoạt động thanh toán của khách hàng, lãi xuất không phải là đặc trưng bản chấtcủa nó Tuy nhiên trong cuộc cạnh tranh giữa các ngân hàng và giữa NH và các tổchức tín dụng khác đã làm xuất hiện một hình thức thu hút tiền gửi thanh toán củacác NH bằng cách trả lãi cho các khoản tiền gửi thanh toán kể các không kỳ hạn.Việc xuất hiện tài khoản tiền gửi thanh toán có hưởng lãi ban đầu cũng có nhiềutranh cãi Từng có quan điểm cho rằng trả lãi làm tằng rủi ro cho hoạt động ngânhàng Nhìn vào thực tế có thể thấy TK tiền gửi có hưởng lãi cũng có hàm chứa vấn
đề Xuất phát từ tính chất không ổn định của tiền gửi thanh toán cùng với lãi tiền gửilàm cho dự báo về khối lượng nguồn vốn và nhu cầu chi trả trở lên khó đo lường.Thêm nữa là kỳ hạn tiềm năng của tiền gửi thanh toán cũng là ngắn nhất và khó dựbáo nhất
1.2.2 Dịch vụ thanh toán bằng Séc (Cheque, Check)
Định nghĩa: Công ước Genever định nghĩa về Séc là một lệnh trả tiền vô điều
kiện do một khách hàng của ngân hàng ra lệnh cho ngân hàng phục vụ mình tríchmột số tiền nhất định từ tài khoản của mình tại ngân hàng đó để trả cho người cầmSéc, người được chỉ định trên Séc
Tại Việt Nam, Séc là là phương tiện thanh toán do người ký phát lập dướihình thức chứng từ theo mẫu in sẵn, lệnh cho người thực hiện thanh toán trả khôngđiều kiện một số tiền nhất định cho người thụ hưởng Trong đó "Người ký phát" làngười lập và ký tên trên séc để ra lệnh cho người thực hiện thanh toán thay mặt mình
Trang 20ký chuyển nhượng liên tục
Sơ đồ 1.1 Dịch vụ thanh toán bằng Séc của ngân hàng
(Nguồn: Quy trình dịch vụ thanh toán của Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt)
(1) Dịch vụ thanh toán bằng Séc bắt đầu bằng việc phát hành Séc trắng và tàikhoản TGTT cho khách hàng
(2) Khách hàng của NH phát sinh các quan hệ giao dịch với đối tác (có thể làQuan hệ mậu dịch hoặc Quan hệ phi mậu dịch) dẫn đến thanh toán bằng séc Tại đâykhách hàng của NH ký phát séc chuyển tới đối tác của mình
(3) Ngân háng nhận séc từ đối tác của khách hàng hoặc từ ngân hàng phục vụđối tác khách hàng (NH 2,3 )
Các quan hệ làm phát sinh thanh toán bằng séc
Ngân hàng đối tác ghi có
TK
Nhận Séc từ đối tác KH
Nhận séc từ
NH đại lý
Trích nợ TK TGTT của KH
Thanh toán (Tiền mặt, chuyển khoản)
NGÂN HÀNG CUNG
ỨNG DỊCH VỤ (1)
Khách hàng của Ngân hàng
Ngân hàng 2Ngân hàng 3
Đối tác của khách hàng
Trang 21(4) Ngân hàng trích nợ tài khoản KH, trả tiền mặt cho khách hàng, hoặcchuyển tiền tới NH đại lý.
(5) NH có thể thực hiện thanh toán bù trừ thông tại Trung tâm thanh toán bùtrừ
1.2.3 Dịch vụ chuyển tiền trong nước và quốc tế (remittance, remise).
Chuyển tiền là dịch vụ theo đó ngân hàng nhận lệnh chi, uỷ nhiệm chi từkhách hàng và tiến hành ghi có cho người ghi danh, theo chỉ thị hợp pháp của kháchhàng trên lệnh chi
Sơ đồ 1.2.Quá trình cung ứng dịch vụ chuyền tiền của NHTM
(Nguồn: Quy trình dịch vụ thanh toán của Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt)
(1) Dịch vụ chuyển tiền phát sinh từ quan hệ giao dịch của khách hàng với đối táccủa họ Thông thường hai bên đi đến các phương thức thanh toán như: Phương thứcchuyển tiền, Chuyển khoản liên NH trong nước và quốc tế
(2) Ngân hàng nhận lệnh chuyển tiền, uỷ nhiệm chi (UNC) từ khách hàng
(3) NH kiểm tra điều kiện thanh toán, chứng từ và ghi nợ TK khách hàng, gửi báo
nợ, giấy báo đã thanh toán
(4) NH cung ứng dịch vụ ra lệnh chuyển tiền cho ngân hàng đại lý trả tiền chongười hưởng: Nếu chuyển tiền trong nước, việc ra lệnh chuyển tiền thực hiện thôngqua chủ yếu là hệ thống thanh toán nội bộ, liên ngân hàng, thanh toán bù trừ Nếuchuyển tiền quốc tế có thể sử dụng: Mạng thanh toán SWIFT, tellex, thư báo
Đối tác của khách hàng
NH nhận lệnh,
UNC
TT liên ngân hàng
Các quan hệ giao dịch
Ngân hàng đối tác ghi có
TK
Trích nợ TK TGTT của KH
Trang 22(5) Ngân hàng cung ứng trả tiền cho người hưởng (thường chỉ trong nước); Ngânhàng đại lý trả tiền cho người hưởng.
1.2.4 Thanh toán nhờ thu, uỷ nhiệm thu (collection of payment)
Nhờ thu, Uỷ nhiệm thu là một dịch vụ ngân hàng cung cấp cho khách hàng theo
đó ngân hàng nhận sự uỷ nhiệm của khách hàng thu hộ số tiền cho khách hàng trên
cơ sở hối phiếu hoặc hoá đơn giao hàng Khi khách hàng sử dụng dịch vụ nhờ thu sẽ
có hai trường hợp là Nhờ thu phiếu trơn, Nhờ thu chứng từ Nhờ thu phiếu trơn làhình thức nhờ thu mà ngân hàng chỉ nhận lệnh nhờ thu sau khi khách hàng đãchuyển hàng còn chứng từ làm bằng chứng của việc giao hàng sẽ được chuyển tớicho người mua Nhờ thu chứng từ là khách hàng của NH lập bộ hồ sơ về hàng hoá vàhối phiếu chuyển tới ngân hàng, ngân hàng sẽ thông báo trực tiếp (trong nước) hoặcthông qua ngân hàng đại lý thông báo cho người mua trả tiền Khi việc trả tiền đượcthực hiện bộ chứng từ mới được giao cho người mua để người mua lấy hàng
Như vậy, dịch vụ này được cung cấp cho các bên có quan hệ mậu dịch Nó cóthể áp dụng trong phạm vi trong nước hoặc quốc tế
Ngân hàng cung cấp dịch vụ nhờ thu chỉ đóng vai trò là người trung gian thanhtoán để hưởng hoa hồng trong đó có nhận giữ bộ chứng từ nhờ thu mà không bịgiàng buộc trách nhiệm phải kiểm tra chứng từ cũng như giấy nhờ thu có được ngườimua chấp nhận thanh toán hay không
Tại Việt Nam, dịch vụ nhờ thu được khách hàng sử dụng nhiều chủ yếu chonhững khoản thanh toán phát sinh thường xuyên số lượng dự đoán được như thanhtoán tiền điện, tiền nước
Trang 23Quan hệ thương mại(có thoả thuận sửdụng TT bằng UNT)
Người bán chuyển hàng, lập bộ chứng từ
1
Chuyển tiền trả NH thu hộ
Mạng TT liên NH
Sơ đồ 1.3.Quy trình cung cấp dịch vụ thanh toán nhờ thu, ủy nhiệm thu
(Nguồn: Quy trình dịch vụ thanh toán của Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt)
Trường hợp NH đóng vai trò là NH phục vụ người mua (NH thanh toán):
Bắt đầu bằng việc tiếp xúc khách hàng xác định nhu cầu của khách hàng có thể
có những tư vấn về việc sử dụng dịch vụ nhờ thu Khi khách hàng chấp nhận quan hệvới Ngân hàng NH mở/ hoặc không cần mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.Dịch vụ nhờ thu trong nước hiện nay ở Việt Nam bắt buộc khách hàng phải có tàikhoản tiền gửi thanh toán
Việc kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ là việc kiểm tra cách thức, quy cách lập,tính đúng về bề mặt của chứng từ mà không được/phải kiểm tra tính khớp đúng củachứng từ trên cơ sở hợp đồng thương mại hay các chứng từ liên quan khác Với nhờthu trong nước, thanh toán phải được thực hiện khi thoả mãn hai điều kiện: (1) Bộchứng từ hợp lệ; (2) Giữa người bán và người mua có thoả thuận sử dụng phươngthức UNT thường được thể hiện rõ trên hợp đồng thương mại
Khả năng thanh toán của người mua: Nếu người mua không đủ tiền để thanhtoán NH thông báo tới người mua (KH của mình) đồng thời thông báo tới người
2
Chuyển chứng từ cho
NH thu hộ (CT tài chính, CT thương mại)
Chuyển chứng từ cho NH phục vụ người mua hưởng
hoa hồng
3
Kiểm tra tính hợp lệ của
UNT, Khả năng TT của KH
và thu tiền từ người mua
Trang 24hưởng thông qua ngân hàng nhờ thu; Lưu chứng từ chờ khi người mua có đủtiền/hoặc trả lại người hưởng nếu có yêu cầu.
Với tư cách là NH thu hộ (NH phục vụ người bán): NH kiểm tra tính hợp lệ của
CT, đóng dấu ký tên lên UNT rồi chuyển đến NH thanh toán Nếu việc thanh toánthực hiện NH ghi có cho tài khoản người bán Không thanh toán NH phải thông báo,trả chứng từ cho người hưởng
1.2.5 Dịch vụ thanh toán tín dụng chứng từ.
Đây là một dịch vụ phổ biến trong hoạt động xuất nhập khẩu Nó đảm bảo antoàn cho các bên tham gia trên cơ sở uy tín của các ngân hàng Tuy vậy dịch vụ nàycũng hoàn toàn có thể cung ứng cho các khách hàng có quan hệ thương mại nội địa
Là một dịch vụ ngân hàng cung cấp cho khách hàng theo đó Ngân hàng(Issuing Bank) đáp ứng những yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở TDT)phát hành một Tín dụng thư trong đó cam kết/hay cho phép một nhờ thu khác (NHphục vụ người nhập) chi trả hoặc chấp thuận những yêu cầu của người xuất khẩutheo đúng những điều kiện, chứng từ thanh toán và các điều kiện thanh toán phù hợpvới thư tín dụng
Mục đích của tín dụng chứng từ là để trả tiền cho người xuất khẩu chứ khôngphải là để chuyển tiền Người yêu cầu lại là người nhập khẩu còn người hưởng lại làngười xuất khẩu
Trang 25Xuất trình
bộ chứng
từ và nhậnhàng
Xác nhận L/C
Chuyển hàng
và nhận vậnđơn
NH nhận
bộ chứngtừ/ Thanhtoán
Chuyển bộ CT đểthanh toán bồi hoàn
NH Nhậnthu tiền
và giao
bộ chứngtừ
Sơ đồ 1.4.Quá trình thực hiện thanh toán
(Nguồn: Quy trình dịch vụ thanh toán của Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt)
Những vấn đề cơ bản đối với NH phục vụ người xuất khẩu:
Tại bước (2) trong quá trình, NH phục vụ người xuất (gọi tắt là NHX) phải tiếp
nhận L/C, kiểm tra tính xác thực của L/C Điều quan trọng là làm thế nào để kiểm trađược tính xác thực Vấn đề này hết sức quan trọng Nó ảnh hưởng đến vấn đề chấtlượng thanh toán: L/C nhận được dưới dạng thư, điện có mã khoá hoặc chữ ký uỷquyền từ ngân hàng đại lý Các loại điện giao dịch có mã hoặc thư có chữ ký uỷquyền từ ngân hàng đại lý nước ngoài thường là:(1) Thư tín dụng/Sửa đổi thư tíndụng LC; (2) Thư/điện đòi hoàn trả thanh toán theo LC; (3) Thư/điện từ chối bộchứng từ thanh toán; (4) Thư/điện thông báo kỳ hạn nợ và số tiền nhận nợ; (5) Lệnhchỉ dẫn thanh toán/sửa đổi chỉ dẫn thanh toán
Điện đến bằng telex: điện đã qua bộ phận Mật mã có dấu “Mã khoá đã được
kiểm tra đúng” - “Test correct” được đóng dấu và có chữ ký cán bộ phụ trách côngtác Mật mã
NGÂN HÀNG PHỤC VỤ NGƯỜI
XUẤT
8
NGƯỜIVẬNCHUYỂN
1
2 3
3
4
5
6 7
Trang 26Điện đến bằng SWIFT: Bức điện nhận được hoàn chỉnh, đầy đủ, không có
những ghi chú về mã khoá SWIFT như Authentication failure, unauthenticated, oldkey hoặc những chú giải có nghĩa tương tự
Đối với thư phải có xác nhận của cán bộ Bộ phận Mật mã bằng cụm “Chữ ký
uỷ quyền hợp lệ và có hiệu lực”
Tại bước (5) nhận bộ chứng từ và thanh toán: trước khi thanh toán tiền cho
người xuất khẩu, NHX phải kiểm tra tính xác thực bề mặt của chứng từ Việc kiểmtra này thực hiện theo quy định của UCP với những nguyên tắc cơ bản: (1) Cácchứng từ thể hiện trên bề mặt của chúng mâu thuẫn với nhau sẽ được coi như khôngphù hợp với các điều khoản và điều kiện của LC (2) Ngân hàng không kiểm trachứng từ không quy định trong LC Nếu nhận được chứng từ như vậy, ngân hàng sẽtrả lại cho người xuất trình hoặc chuyển tiếp mà không chịu trách nhiệm gì (3) Ngânhàng phát hành, ngân hàng xác nhận (nếu có), hoặc ngân hàng được chỉ định hànhđộng thay mặt họ, mỗi ngân hàng như vậy sẽ có một thời gian hợp lý, nhưng khôngvượt quá 7 ngày làm việc của ngân hàng kể từ ngày nhận chứng từ, để kiểm trachứng từ và quyết định có chấp nhận hay từ chối bộ chứng từ và thông báo cho bênxuất trình chứng từ về quyết định của mình (4) Nếu LC có quy định điều kiện màkhông quy định chứng từ phải xuất trình thì ngân hàng sẽ bỏ qua điều kiện đó
Chứng từ bất đồng: Bất đồng ở đây có nghĩa là sự không khớp đúng bề mặt
của bất cứ một chứng từ nào trong bộ chứng từ được nêu trong L/C so với nội dungcủa L/C theo những nguyên tắc của những quy tắc chung như UCP, ULB,
Nếu các bất đồng có thể sửa chữa được thì đề nghị khách hàng tự chỉnh ngay.Nếu các bất đồng không thể sửa chữa được, NH tiến hành thông báo cho NH pháthành Nếu NH phát hành chấp nhận những bất đồng thì các hoạt động được tiếp tục.Nếu NH phát không chấp nhận bất đồng thì phải thông báo ngay cho khách hàng chờchỉ thị của khách hàng
Giữa khách hàng và NH phục vụ người xuất cũng thể có trường hợp NH pháthiện những bất đồng nhưng khách hàng không đồng ý với những bất đồng đó Khi
đó NH phải bảo lưu ý kiến của khách hàng theo đó khách hàng chịu mọi vấn đề vớinhững bất đồng đó
Trang 271.2.6 Dịch vụ thanh toán thẻ
Cung dịch vụ thanh toán bằng thẻ ngân hàng bắt đầu bằng việc phát hành thẻthanh toán Tuỳ thuộc theo quy định của từng quốc gia, từng ngân hàng, điều kiện vàthủ tục được cung ứng thẻ thanh toán là khác nhau, đặc biệt là đối với những hìnhthức thẻ tín dụng Khi điều kiện để cung ứng thẻ được đáp ứng, Ngân hàng sẽ mởmột tài khoản (Có thể là tài khoản thanh toán – Demand Deposit Account hoặc tàikhoản tín dụng hoặc hình thái kết hợp) Đồng thời, phát hành một thẻ điện tử giúpkhách hàng để điều hành, quản lý tài khoản của mình
Chủ thể tham gia quá trình cung ứng dịch vụ thanh toán thẻ:
Các chủ thể tham gia vào quá trình cung ứng dịch vụ:
(1) Ngân hàng phát hành thẻ: là ngân hàng cung ứng dịch vụ, cung cấp tàikhoản và phát hành thẻ;
(2) Khách hàng là người đề nghị và được đáp ứng và được sử dụng thẻ thanhtoán ngân hàng theo những quy chuẩn, quy định về việc sử dụng và hạn mức thanhtoán nhất định Về mặt lý thuyết, khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán thẻ có thể
là cá nhân, cũng có thể là tổ chức Tuy nhiên, hiện nay thẻ thanh toán được sử dụngchủ yếu bởi các cá nhân
(3) Ngân hàng thanh toán thẻ: là những ngân hàng tham gia vào quá trình thanhtoán nhưng chỉ với tư cách là người trung gian thanh toán giữa người sử dụng thẻ vàngân hàng phát hành thẻ Ngân hàng thanh toán thẻ được hưởng hoa hồng, cung cấpcác dịch vụ đại lý cho ngân hàng phát hành
(4) Người chấp nhận thẻ: là người hưởng giá trị thanh toán trong quá trìnhthanh toán Người chấp nhận thẻ là người bán hàng, dịch vụ, là người nhận tiền,ngân hàng thanh toán, ngân hàng đại lý
(5) Trung tâm thanh toán bù trừ là tổ chức giữ quyền trung tâm trong hệ thốngthanh toán thẻ, TTTT Bù trừ có thể do Ngân hàng mẹ, Ngân hàng Nhà nước, Ngânhàng, Tổ chức tài chính quốc tế chủ trì Trung tâm này sẽ là người cung ứng các dịch
vụ về viễn thông, thông tin; ban hành các quy định chung cho hoạt động thanh toán,
bù trừ, phát hành các dịch vụ thẻ mới; tiến hành bù trừ giữa các thành viên tham gia
hệ thống
Trang 28Phát hành thẻ
(Kiểm sóat yếu
tố an toàn)
Hành vi mua của Chủ thẻ làm phát sinh chấp nhận thẻ
Chấp nhận thẻ và cung ứng dịch vụ
Truyền dữ liệu về khoản thanh tóan
Ghi chú cho NCNT
và ghi nợ Tạm ứng TTTTruyền dữ
liệu về trung tâm
bù trừ
Ghi Nợ cho
NH phát hành thẻ và Báo nợ
Ghi chú và thông báo cho NHTTT
Chủ thể thực hiện nghĩa vụvới NHPHT
Sơ đồ 1.5 Quá trình cung ứng dịch vụ thanh toán thẻ
(Nguồn: Quy trình dịch vụ thanh toán của Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt)
Bước 1: Ngân hàng phát hành thẻ thanh toán xem xét đề nghị, tính hợp pháp
của người yêu cầu, kiểm soát các yếu tố an toàn đối với hoạt động thanh toán Yêucầu chất lượng tại giai đoạn này là Yếu tố an toàn, hợp pháp của chủ thể đăng ký.Khi các yêu cầu phát hành thẻ được kiểm soát, tiền phát hành thẻ trên cơ sở mở tàikhoản tiền gửi thanh toán hoặc thực hiện cho vay tín dụng
Bước 2: Chủ thể có tiến hành mua hàng hoá, dịch vụ trong đó thoả thuận sử
dụng phương thức thanh toán bằng thẻ thanh toán Trong giai đoạn này, chất lượngcủa dịch vụ thanh toán không xuất hiện trực tiếp Tuy nhiên, chất lượng dịch vụthanh toán của ngân hàng lại ảnh hưởng lớn tới quyết định của người bán, ngườichấp nhận thẻ Nếu chất lượng tốt việc mua hàng theo hình thức thanh toán bằng thẻ
NGÂN HÀNG THANH TOÁN THẺ
1
2
TRUNG TÂM THANH TOÁN BÙ TRỪ
6
8
Trang 29sẽ dễ dàng hơn Đặc biệt nếu việc thanh toán bằng thẻ của Ngân hàng đã từng có sự
cố rủi ro dù là rất nhỏ quyết định chấp nhận thẻ có thể không thực hiện được
Bước 3: Người chấp nhận thẻ kiểm tra tính hợp pháp của thẻ, kiểm tra hạn mức
thanh toán… và tiến hành chấp nhận thẻ bằng các phương tiện điện tử Các phươngtiện hỗ trợ cập nhật dữ liệu, hoặc in hoá đơn… ghi nhận việc thanh toán bằng thẻ củachủ thể Chất lượng thanh toán trong giai đoạn này thể hiện ở tính thanh khoản – hạnmức thanh toán, tính an toàn và bảo mật thông tin, tiện ích của thẻ
Bước 4: Chuyển dữ liệu điện tử hoặc giấy tới ngân hàng thanh toán Ngân hàng
thanh toán không nhất thiết phải là ngân hàng trung gian mà nếu là ngân hàng pháthành thẻ thì việc thanh toán còn tiện lợi hơn Các ngân hàng theo luật, quy tắc chungđưa ra một thời gian chuyển dữ liệu tới ngân hàng thanh toán Bảo mật, an toàn vàthời gian là tiêu chí quan trọng để xem xét chất lượng của dịch vụ Việc truyền dữliệu bằng chứng từ sẽ mất nhiều thời gian và bị gián đoạn và thêm nữa là những rủi
ro chứng từ Thay vào đó các ngân hàng cung ứng hệ thống chuyển dữ lêịu điện tửgiúp cho đơn vị chấp nhận thẻ có thể tiến hành một cách nhanh chóng
Bước 5: Thanh toán cho người chấp nhận thẻ Khi kiểm tra dữ liệu hợp lệ, hợp
pháp Ngân hàng thanh toán tiến hành thanh toán cho Người chấp nhận thẻ nằng cáchghi có cho người chấp nhận thẻ và ghi nợ khoản tạm ứng thanh toán cho ngân hàngphát hành thẻ Kiểm soát chứng từ, dữ liệu điện tử chính xác và an toàn là điều kiệnđảm bảo chất lượng thanh toán
Bước 6: Ngân hàng thanh toán chuyển dữ liệu về trung tâm thanh toán bù trừ
để thực hiện bù trừ với ngân hàng phát hành thẻ
Bước 7: Trung tâm thanh toán bù trừ của hệ thống thanh toán thẻ tiến hành bù
trừ giữa ngân hàng thanh toán và ngân hàng phát hành thẻ Trung tâm này sẽ ghi cócho ngân hàng thanh toán đồng thời ghi nợ cho ngân hàng phát hành thẻ
Bước 8: Chủ thể trong một thời hạn nhất định phải thực hiện các nghĩa vụ với
ngân hàng phát hành Chủ thẻ trả vay trong trường hợp là thẻ tín dụng hoặc nộp tiềnvào tài khoản Việc nộp tiền vào tài khoản phải được thực hiện từ đầu nếu khôngphải là thẻ tín dụng
Trang 301.3 Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng dịch vụ và chất lượng dịch vụ thanh toán ngân hàng
1.3.1 Khả năng thanh khoản
Khả năng thanh khoản là vấn đề hết sức căn bản trong hoạt động kinh doanhngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán nói riêng Vấn đề đối với bất cứ mộtngân hàng nào là phải duy trì một mức thanh khoản hợp lý trên cơ sở cân nhắc nhucầu thanh toán (chi trả) và chi phí của khoản dự trữ Một mức dự trữ tiền mặt, các tàisản có tính thanh khoản cao sẽ đáp ứng tốt khả năng chi trả thường xuyên và bấtthường tuy nhiên nó cũng đòi hỏi một chi phí cao Đôi khi gánh nặng chi phí đi kèmvới khả năng thanh khoản cao
Không chỉ phục vụ cho các dịch vụ thanh toán của khách hàng, ngân hàng cónhiều nhu cầu đòi hỏi khả năng thanh toán hợp lý Xác định nhu cầu thanh khoản làbước đầu tiên trong chức năng quản lý tính thanh khoản của ngân hàng Bước tiếptheo là việc xác định nguồn cung Cung và cầu thanh khoản được khái quát như sau:
Bảng 1.2 Cung cầu thanh khoản
- Tiền gửi không kỳ hạn trên các tài
khoản vãng lai
- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
- Doanh thu từ hoạt động dịch vụ
thanh toán
- Thanh toán nợ của khách hàng
- Bán tài sản ngân hàng
- Tiền vay từ thị trường tiền tệ
- Khách hàng rút tiền từ tài khoản tiềngửi bao gồm: thời hạn và không thờihạn
- Chuyển tiền phục vụ các hoạt độngthanh toán của khách hàng
- Các khoản chi hoạt động dịch vụthanh toán
- Các khoản vay phi tiền gửi, vay vốnkhác
- Chi phí cho các hoạt động kinhdoanh khác
- Thanh toán cổ tức (nếu có)Như vậy, nhu cầu thanh khoản của hoạt động dịch vụ thanh toán đến từ: Cáckhoản rút tiền gửi, các khoản chuyển tiền của khách hàng, các khoản chi cho hoạt
Trang 31động cung ứng Các nhà nghiên cứu đã đưa ra công thức xác định chỉ tiêu “trạng tháithanh khoản ròng - NLP”
NLP = (Lượng tiền gửi + Doanh thu bán dịch vụ + thanh toán nợ của kháchhàng + Vay nợ trên thị trường) – (Tiền rút ra gồm tiền chuyển khoản + Quy mô vayđược chấp nhận + Thanh toán nợ của ngân hàng + Chi hoạt động + Thanh toán cổtức)
Nhu cầu và cung thanh khoản phục vụ hoạt dịch vụ thanh toán không tách rờicung cầu chung của toàn ngân hàng Việc quản lý tính thanh khoản xoay quanh hainội dung:
+ Rất hiếm và gần như không thể tồn tại trạng thái cầu và cung thanh khoản làtrùng khớp và do đó ngân hàng luôn phải đối mặt với sự thặng dư hoặc thâm hụt vốnthanh khoản
+ Giữa khả năng thanh khoản và khả năng sinh lời có sự đánh đổi Với giả địnhcác yếu tố khác không đổi, nếu ngân hàng càng tập trung vào việc đáp ứng nhu cầuthanh toán thì khả năng sinh lợi dự kiến càng thấp
Có rất nhiều lý do khiến ngân hàng luôn phải đối mặt với các vấn đề thanhkhoản trong đó phải kể đến những lý do sau đây:
Thứ nhất, ngân hàng huy động lượng lớn từ các nguồn ngắn hạn để tài trợ cho
các khoản tín dụng dài hạn Đó là nguyên nhân mất cân bằng về kỳ hạn giữa vốn vàtài sản
Thứ hai, Tính nhạy cảm với lãi suất Sự thay đổi lãi sất sẽ dẫn đến sự thay đổi
quy mô khoản tiền gửi, tiền vay theo đó nó làm thay đổi giá trị tài sản mà ngân hàngnắm giữ Như vậy, lãi suất làm thay đổi cả nhu cầu và cung thanh khoản Hơn nữa,chi phí vốn của ngân hàng cũng sẽ thay đổi làm thay đổi quyết định về trạng tháithanh khoản ròng
Thứ ba, Là yếu tố đặc trưng của hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán Ngân
hàng luôn nắm giữ những khoản tiền gửi vô thời hạn như tiền gửi thanh toán, séc bảochi do đó các yêu cầu thanh toán của khách hàng là tức thời
Trang 321.3.2 Tính bảo mật, an toàn (độ tin cậy) trong giao dịch thanh toán
Bảo mật là yêu cầu không thể thiếu trong bất cứ một dịch vụ ngân hàng nào.Trong lĩnh vực thanh toán ngân hàng, bảo mật được biểu hiện chủ yếu trên giác độbảo mật thông tin của các giao dịch thanh toán
Bảo mật thông tin giao dịch thanh toán đối với ngân hàng được xem như là bímật kinh doanh Cũng giống như bất cứ một doanh nghiệp kinh doanh thông thườngthông tin về giao dịch cần được đảm bảo Mặt khác, bí mật thông tin khách hàng lànghĩa vụ của ngân hàng Nếu pháp luật không có quy định về đảm bảo bí mật thôngtin khách hàng thì các ngân hàng vẫn phải xem bí mật thông tin là một yếu tố củachất lượng và phải được đảm bảo
Bí mật thông tin được thể hiện ở các khía cạnh:
- An toàn dữ liệu và hệ thống thông tin đối ngoại
- Bí mật trong hệ thống thông tin nội bộ bao gồm việc xử lý giao dịch, lưutrữ thông tin, người xử lý giao dịch
- An toàn về quyền hưởng, đảm bảo thực hiện nghĩa vụ chi trả trong giaodịch thanh toán
Việc ứng dụng công nghệ ngân hàng mới, một mặt tạo ra những lợi thế kinhdoanh, bên cạnh đó nó vẫn còn tồn tại những kẽ hở cho những tội phạm ngân hàng.Các lĩnh vực cần được bảo mật và an toàn: hệ thống thanh toán thẻ; hệ thống thanhtoán điện tử liên ngân hàng; hệ thống Internet Banking Để có được hệ thống dịch vụthanh toán chất lượng với mục tiêu an toàn, bảo mật, các ngân hàng cần xem xétnghiêm túc các vấn đề sau:
An toàn và bảo mật ngay từ nhận thức: Giữa các ngân hàng, giữa ngân hàng và
khách hàng luôn luôn có sự giao dịch với nhau những thông tin nhạy cảm Bởi giữacác tổ chức thường có sự không tương thích với nhau cả về chính sách và hệ thống
an ninh do đó sự linh hoạt của dạng và chính sách an toàn cần phải được thảo luậnnghiêm túc Thông tin giao dịch được thực hiện trên cơ sở những bản ghi giấy sẽ có
sự giới hạn về việc sao chép bằng tay Việc xuất hiện công nghệ sao chép là nguy cơ
rò rỉ thông tin đơn giản nhất Xử lý giao dịch cuối ngày, đóng gói dữ liệu và truyền
đi giữa các chi nhánh cũng là công đoạn tiềm ẩn những vấn đề an toàn Mặc dù hệthống kiểm soát an ninh của các ngân hàng được đánh giá là rất nghiêm ngặt nhưng
Trang 33thực tế thì trong môi trường kinh doanh ngày nay việc rò rỉ thông tin vẫn sảy ra Đốivới các nhà quản lý ngân hàng, an ninh hệ thống cần được ý thức một cách nghiêmtúc đặc biệt là đối với các dịch vụ dựa trên trình duyệt Web và hệ thống thanh toánđiện tử khác.
1.3.3 Chi phí chất lượng - Giá cả dịch vụ
Trong môi trường cạnh tranh hiện nay, các ngân hàng, các tổ chức cung ứngdịch vụ thanh toán không thể giữ được thế chủ động trong việc áp đặt mức phí dịch
vụ (giá cả) đối với các doanh nghiệp Dưới áp lực cạnh tranh, giá cả trở thành mộttrong những công cụ hữu hiệu dành khách hàng Mức phí dịch vụ thanh toán khôngtách rời khỏi phạm trù chất lượng Nó góp phần tạo nên chất lượng tổng thể mà cácngân hàng theo đuổi Việc xây dựng mức phí, chính sách phí trở thành một vấn đềtrọng tâm của chiến lược phát triển dịch vụ của các ngân hàng Việc cạnh tranhthông qua giá, mặc dù không phải là điều các ngân hàng mong muốn tuy nhiên mộtthực tế là ngoài những gói dịch vụ tổng hợp với nhiều yếu tố thì mức phí dịch vụluôn được quan tâm trên phạm vi thị trường quốc tế
Mức phí và chi phí cho các dịch vụ thanh toán phổ biến hiện nay có thể thấybao gồm: Quản lý tài khoản thanh toán; phí cung ứng các phương tiện thanh toán;phí chuyển tiền bao gồm cả điện phí; chuyển phát thông tin và chứng từ; phát hành,sửa đổi, bổ sung các lệnh thanh toán; cung ứng thông tin về tài khoản và sao kê dữliệu; chuyển tiền
Việc xây dựng một chiến lược giá cho các dịch vụ thanh toán ngân hàng hiệnnay cần quan tâm nghiên cứu một số xu hướng:
- Công khai hoá mức phí dịch vụ: Không kể đến những quy định về việc niêm
yết công khai phí dịch vụ, các ngân hàng có xu hướng công bố mức phí dịch vụ vàthậm chí không ngân ngại thừa nhận một mức phí cao hơn so với đối thủ Khi giá cảkhông còn là một công cụ cạnh tranh hữu ích nữa thì việc công bố mức phí đôi khilại chứng tỏ cho khách hàng thấy sự sẵn sàng cung cấp một dịch vụ với chất lượngcao
- Phân biệt giá: Phân biệt giá là chiến lược được các doanh nghiệp sản xuất chú
ý và ứng dụng từ lâu Trong lĩnh vực dịch vụ thanh toán việc phân biệt giá không rõràng Các ngân hàng thường xây dựng một mức phí đặc biệt ưu đãi cho những khách
Trang 34hàng quan trọng, thiết lập quan hệ lâu dài Việc phân biệt giá cũng thể hiện rõ ở việcmức phí công khai cho khách hàng là như nhau nhưng lại xây dựng một chính sáchgiá có thể thương lượng đi kèm những điều kiện bất thành văn.
- Hạ thấp mức phí thực tế: Một số ngân hàng lựa chọn cách thức giảm mức phí
danh nghĩa bằng cách hạ thấp mức phí được công bố Một số khác, là chủ yếu, lại ápdụng chiến lược gia tăng giá trị cho khách hàng bằng cách cung ứng thêm dịch vụphụ, dịch vụ đi kèm mà vẫn giữ vững mức phí danh nghĩa Các ngân hàng lớn, có uytín thường theo đuổi cách thức thứ hai Nó không chỉ đảm bảo cho các ngân hàngduy trì tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận từ dịch vụ mà còn một chính sách trongchiến lược quản trị quan hệ khách hàng (CRM)
1.3.4 Thời gian thực hiện
Yếu tố thời gian ảnh hưởng tới cả ngân hàng và khách hàng Với Ngân hàngmột mặt để đạt được các tiêu chuẩn về thời gian, cần phải có một lực lượng lao độngchất lượng, có lực lượng công nghệ tương xứng với quy trình thực hiện hợp lý Mặtkhác, thời gian thực hiện các dịch vụ lại tác động ngược tới hiệu quả thực hiện:
- Khi đẩy nhanh được thời gian thực hiện, chi phí cho các giao dịch sẽ được tiếtkiệm, gia tăng hiệu quả hoạt động;
- Tránh rủi ro khi kéo dài thời gian xử lý giao dịch đặc biệt là rủi ro thanh toán
Trường hợp thời gian thực hiện dịch vụ kéo dài nhưng được dự báo trước, gây
ra những hậu quả cơ bản như: chi phí của khách hàng do sự chậm trễ; làm mất uy tíncủa khách hàng trước đối tác của họ; gây sai lệch về tiến độ theo kế hoạch của quátrình kinh doanh
Trang 35Thời gian thực hiện dịch vụ thanh toán được tính toán như sau:
T = Thời gian tư vấn dịch vụ + Thời gian xử lý đầu vào dịch vụ + Thời gian chuyềnthông tin, dữ liệu hoặc chứng từ + (Thời gian tiếp nhận và xử lý tại các trung gianthanh toán) + Thời gian xử lý kết quả đầu ra của dịch vụ + Thời gian thông báo kếtquả tới khách hàng
Để rút ngắn thời gian thực hiện dịch vụ, Ngân hàng phải đảm bảo rút ngắn tối
đa 3 khâu: Xử lý tại ngân hàng, Xử lý tại các trung gian, và Thông báo tới kháchhàng Trong điều kiện công nghệ phát triển, công nghệ số hoá được áp dụng làm chothời gian rút ngắn rõ rệt Có những tổ chức phấn đấu đưa thời gian thực hiện thanhtoán LC từ 24 ngày xuống 24 h Việc áp dụng thanh toán điện tử là một hướng đi đểtối đa hoá lợi ích từ việc rút ngắn thời gian thực hiện dịch vụ
1.4 Kinh nghiệm cung cấp dịch vụ thanh toán của một số Ngân hàng1.4.1 Kinh nghiệm của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam
Để cung cấp các dịch vụ thanh toán cho các doanh nghiệp, Ngân hàng Đầu tư
và phát triển Việt Nam (BIDV) đã cung cấp dịch vụ thanh toán hóa đơn qua ngânhàng Dịch vụ thanh toán hóa đơn qua ngân hàng được xây dựng trên nền tảng côngnghệ Ngân hàng hiện đại và sự phối kết hợp chặt chẽ giữa nhà cung cấp dịch vụ vớiBIDV Ngân hàng đã cung cấp cho khách hàng dịch vụ ngày trên các kênh thanhtoán: thẻ ATM, tiền mặt tại quầy, ủy nhiệm thu và ủy nhiệm chi
Nội dung của dịch vụ:
Trên cơ sở thống nhất cao giữa nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng sử dungdịch vụ về việc thanh toán hoá đơn qua các kênh thanh toán của BIDV
Bằng sự kết hợp chặt chẽ giữa BIDV và các nhà cung cấp dịch vụ, dữ liệu vềhoá đơn dịch vụ được BIDV lưu giữ một cách cụ thể, và đảm bảo bí mật
Tiện ích của dịch vụ cho nhà cung cấp dịch vụ và cho khách hàng:
- Đối với nhà cung cấp:
Tiết kiệm chi phí kinh doanh như chi phí cho bộ phận chuyên thu, bộ phận
kế toán quản lý công nợ
Quản lý chặt chẽ công nợ, vì BIDV gửi đến cho khách hàng file chi tiết vềcác hoá đơn đã thanh toán, chưa thanh toán khi khách hàng yêu cầu
Trang 36 Tập trung vốn nhanh vào tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, hưởng lãi tiền gửitại ngân hàng, đồng thời khách hàng có thể quản lý vốn hiệu quả hơn.
An toàn, thuận tiện trong công tác tài chính, kế toán
- Đối với Khách hàng sử dụng:
Tiết kiệm thời gian
Thuận tiện hơn khi sử dụng dịch vụ của các nhà cung cấp
Có thể trả tiền hoá đơn dịch vụ tại bất cứ nơi nào
Đặc biệt, nếu khách hàng có thẻ ATM của BIDV thì khách hàng có thể sửdụng dịch vụ này bằng thẻ ATM
Đối với nhà cung cấp dịch vụ: ký kết hợp đồng về phát triển dịch vụ thanhtoán hoá đơn với BIDV
1.4.2 Kinh nghiệm của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (VCB)
Ngân hàng ngoại thương Việt Nam có rất nhiều các dịch vụ thanh toán khácnhau như: dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu, dịch vụ séc, dịch
vụ trả lương tự động và dịch vụ thanh toán gạch nợ tự động tiền mua bán hàng hóa
và dịch vụ qua các kênh thanh toán ngân hàng (thanh toán Billing) Trong đó, đối vớidịch vụ séc ngân hàng có:
Trang 37Khách hàng khi sử dụng dịch vụ cung ứng séc của VCB có thể củng cố khảnăng thanh toán của tờ séc, tăng tính bảo đảm của khoản thanh toán bằng cách yêucầu VCB bảo chi cho tờ séc.
+Lợi ích khi sử dụng sản phẩm:
Là một kênh thanh toán không dùng tiền mặt hữu hiệu, giúp Quý khách giảmthiểu rủi ro do mang nhiều tiền mặt bên mình mà vẫn đảm bảo khả năng chi trả tứcthì
Mạng lưới thanh toán rộng khắp Việt Nam và quốc tế (trường hợp séc ký phátbằng ngoại tệ) Người thụ hưởng có thể xuất trình séc tại bất kỳ chi nhánh nào củaNgân hàng Ngoại thương để thanh toán hoặc bất kỳ ngân hàng thương mại nào đểnhờ thu
Là loại hình sản phẩm có kết cấu mở, linh hoạt Quý khách có thể lựa chọn:
1 Chỉ trả vào tài khoản Người thụ hưởng không thể nhận tiền mặt Điềunày hạn chế rủi ro thanh toán không đúng cho người thụ hưởng
2 Séc gạch chéo Quý khách có thể giới hạn phạm vi thanh toán của tờséc cho một ngân hàng nhất định hoặc cho người hưởng có tài khoảntại ngân hàng đó
3 Ký phát séc bằng VND hoặc ngoại tệ
+ Điều kiện sử dụng sản phẩm:
Khách hàng muốn mua séc trắng phải đảm bảo đủ hai điều kiện:
1 Mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng Ngoại thương;
2 Không bị cấm sử dụng séc hoặc không bị đình chỉ quyền ký phát séc
Khách hàng có thể mua séc trắng tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương bấtkỳ
Khách hàng lập Giấy đề nghị bán séc (theo mẫu)
- Thanh toán séc trong nước:
VCB cung cấp dịch vụ thanh toán ngay cho séc do khách hàng sử dụng dịch vụcung ứng séc của VCB ký phát
Trang 38+ Lợi ích khi sử dụng sản phẩm:
Người xuất trình có thể lựa chọn:
Xuất trình tại quầy: Khách hàng có thể xuất trình séc để thanh toán tại bất kỳchi nhánh nào của VCB trong cả nước
Xuất trình qua trung tâm thanh toán bù trừ
VCB có chương trình theo dõi séc thất lạc, séc mất cắp trên toàn hệ thống, giảmthiểu rủi ro thanh toán không đúng cho người thụ hưởng
- Nhờ thu séc trong nước:
VCB cung cấp dịch vụ thu hộ séc do một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toánkhác phát hành Số tiền của séc được ghi có cho khách hàng sau khi được tổ chứcthanh toán chấp nhận thanh toán hoặc thanh toán, thông thường trong vòng từ 3 – 5ngày
- Thanh toán séc nước ngoài:
VCB cung cấp dịch vụ thanh toán cuối cùng cho séc do một ngân hàng đại lý ởnước ngoài của VCB ký phát, chỉ định VCB làm ngân hàng thanh toán
Lợi ích khi sử dụng sản phẩm
Séc có thể được gửi trực tiếp từ nước ngoài về VCB, VCB tự động hạch toánvào tài khoản rồi thông báo cho khách hàng; hoặc thông báo cho khách hàng ra chinhánh VCB thuận tiện nhất để làm thủ tục Khách hàng có thể dễ dàng nhận đượctiền mà không tốn thời gian, chi phí đi lại
Trường hợp séc được gửi thẳng tới người thụ hưởng, người thụ hưởng có thểxuất trình séc để thanh toán tại bất kỳ chi nhánh VCB nào
Trang 39- Nhờ thu séc nước ngoài:
VCB cung cấp dịch vụ nhờ thu séc với ngân hàng nước ngoài
VCB chủ động liên hệ với tổ chức thanh toán để đảm bảo cập nhật với kháchhàng tình trạng của séc trong thời gian sớm nhất
Trang 40CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THANH TOÁN TẠI NGÂN
HÀNG LIÊN DOANH LÀO - VIỆT CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.1 Khái quát chung về Ngân hàng Liên Doanh Lào-Việt chi nhánh Hà Nội
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
- Tên đơn vị: Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt Chi nhánh Hà Nội
- Địa chỉ: 17B Hàn Thuyên Phạm Đình Hổ, Hà Nội
Ngày 22/6/1999, tại Viêng Chăn thủ đô của nước CHDCND Lào, Ngân hàngLiên doanh Lào - Việt đã chính thức khai trương và đi vào hoạt động, là Liên doanhgiữa hai ngân hàng: Ngân hàng Ngoại thương Lào và NHĐT&PT Việt Nam
Trải qua quá trình hoạt động kinh doanh, được sự chỉ đạo sát sao của Chínhphủ, Ngân hàng Nhà nước, các bộ, ban ngành hữu quan hai nước, sự giúp đỡ mọimặt của hai Ngân hàng đối tác cùng với sự nỗ lực vươn lên của Ngân hàng Liêndoanh Lào - Việt, Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt đã từng bước trưởng thành vàphát triển về số và chất lượng của qui mô hoạt động dịch vụ, thanh toán, bảo lãnh,kinh doanh ngoại tệ, đặc biệt là công tác chuyển đổi LAK/VND để phục vụ trongthanh toán giữa các Doanh nghiệp hai nước, góp phần thực hiện chính sách về tàichính tiền tệ, phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội, góp phần vào việc phát triển quan
hệ hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước Để thực hiện tốt nhiệm vụđược giao, Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt đã thành lập thêm các chi nhánh trởthành một hệ thống Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt: Ngày 27/03/2000 thành lậpChi nhánh Hà Nội, ngày 22/06/2001 thành lập Chi nhánh Chăm Pa Sak, ngày23/04/2003 thành lập chi nhánh TP Hồ Chí Minh Việc mở rộng mạng lưới chinhánh đã tạo điều kiện cho hệ thống Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt tiếp cận vàphục vụ khách hàng trên địa bàn Chi nhánh và các địa bàn lân cận, là cầu nối trongthanh toán giữa hai nước, thông qua công tác chuyển đổi LAK/VND đã góp phầnvào sự phát triển quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước Lào - Việt
Chi nhánh Hà Nội là Chi nhánh đầu tiên của hệ thống được thành lập, hoạtđộng theo phương châm thuận tiện, nhanh chóng, an toàn tuân thủ pháp luật, trong 5