Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu 10 cho vay tiêu dùng BIDV bắc sài gòn (Trang 41 - 47)

b. Quy trình cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo

2.2.3.3 Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng

Dư nợ là một trong những chỉ tiêu đánh giá về chiều rộng và chiều sâu trong hoạt động tín dụng cuả Ngân hàng, đây là một chỉ tiêu hàng đầu mà bất kỳ một Ngân hàng nào muốn tồn tại và phát triển đều phải quan tâm.

Trong những năm gần đây, nhằm bắt kịp với xu hướng phát triển nhu cầu tiều dùng cá nhân cũng như đa dạng hóa danh mục cho vay, với mục tiêu định hướng trở thành một trong những NHTM cung cấp dịch vụ tín dụng bán lẻ hàng đầu, BIDV nói chung và chi nhánh BIDV Bắc Sài Gòn nói riêng đã phát triển nhiều sản phẩm tín dụng cho các đối tượng khách hàng cá nhân. Trong giai đoạn 2009 – 2011, dư nợ tín dụng cá nhân của chi nhánh luôn tăng trưởng.

Bảng 2.6: Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng chi nhánh BIDV Bắc Sài Gòn trong giai đoạn 2009 – 2011

ĐVT: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Tỷ lệ tăng % 2010/2009 2011/2010 Tổng Dư nợ 8,979 10,922 10,103 21.64% - 7.5% KHCN (tiêu dùng) 345 428 433 24.06% 1.17%

(Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV Bắc Sài Gòn)

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu dư nợ cho vay chi nhánh BIDV Bắc Sài Gòn trong giai đoạn 2009 – 2011

ĐVT: % (Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV Bắc Sài Gòn) Dư nợ CVTD luôn tăng trưởng qua từng năm.

• Năm 2009 dư nợ cho vay KHCN tiêu dùng đạt 345 tỷ đồng, chiếm 3,84%.

• Đến năm 2010 dư nợ cho vay KHCN tiêu dùng đạt 428 tỷ đồng, chiếm 3.92%, tăng 122 tỷ đồng và 1.26% so với năm 2009.

• Dù tổng dư nợ tín dụng năm 2011 giảm 7.5% so với năm 2010, nhưng chủ yếu là sự sụt giảm trong dư nợ cho vay KHDN, dư nợ cho vay KHCN tiêu dùng 2011 vẫn chiếm đến 4.29%, tương đương với 433 tỷ đồng, tăng 7.44% so với năm 2010.

Qua đây, ta có thấy, chi nhánh đang có một sự chuyển đổi trong cơ cấu tín dụng của mình, ngân hàng đang dần chuyển dịch từ tín dụng KHDN và KHCN sản xuất sang KHCN tiêu dùng, mặc dù tỷ lệ thay đổi này không lớn nhưng đây là một chính sách đúng đắn của chi nhánh. Với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, đời sống của người dân được nâng cao, nhu cầu tiêu dùng cho cá nhân cũng tăng theo. Ngày nay, nhu cầu của con người không chỉ dừng lại là “cơm no, áo ấm” mà là một nhu cầu hưởng thụ cao hơn “ăn ngon, mặc đẹp”. Do đó, đây là một thị trường đầy

tiềm năng nhưng lại ít rủi ro, vì để được chấp nhận vay vốn, các cá nhân phải đảm bảo bằng tài sản thế chấp và thu nhập hàng tháng của mình.

Nhưng xuất thân từ một ngân hàng của nhà nước, sự chủ động trong thị trường chưa cao, nên chi nhánh BIDV Bắc Sài Gòn nói riêng, và BIDV nói chung chưa thực sự chủ động trong việc khai thác thị trường này. Bằng chứng là các ngân hàng TMCP khác đã khai thác thị trường này rất lớn và tỷ lệ CVTD thường chiếm khoảng >10% trong cơ cấu tín dụng thì tỷ lệ này ở chi nhánh chỉ dừng lại ở mức ~4%.

Bảng 2.7: Cơ cấu tín dụng của NHTMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 3 giai đoạn 2008 – 2010 ĐVT: % Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 KHDN 83.69% 82.19% 82.05% KHCN (tiêu dùng) 8.68% 10.38% 11.09% KHCN (SXKD) 7.63% 7.43% 6.87%

(Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng Vietinbank – Chi nhánh 3) Qua biểu đồ 3 và bảng 6 ta có thể dễ dàng nhận ra sự giống nhau của 2 chi nhánh này là: cơ cấu tín dụng có sự chuyển dịch, giảm tỷ lệ cho vay KHDN và KHCN sản xuất, và nâng cao tỷ lệ cho vay đối với KHCN tiêu dùng. Nhưng tỷ lệ cho vay KHCN tiêu dùng năm 2010 ở CN3 Vietinbank đã chiếm tới 11.09% trong tổng dư nợ tín dụng, trong khi đó tỷ lệ này ở BIDV Bắc Sài Gòn trong năm 2010 chỉ là 3.92%. Mặc dù đã xác định được cho vay tiêu dùng là một thị trường tiềm năng nhưng BIDV nói chung cũng như chi nhánh BIDV Bắc Sài Gòn nói riêng vẫn chưa thực sự tạo ra các sản phẩm hấp dẫn khách hàng để nâng cao thị phần của mình. Đây là một điểm cần sự tập trung khắc phục của cả hệ thống BIDV cũng như riêng cá nhân chi nhánh.

Bảng 2.8: Dư nợ tín dụng tiêu dùng theo tài sản đảm bảo của Chi nhánh BIDV Bắc Sài Gòn giai đoạn 2009 – 2011

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

DS % DS % DS %

Tổng dư nợ

CVTD 345 100% 428 100% 433 100%

- Có TSĐB 197 57.1% 253 59.1% 273 63%

- Không có TSĐB 148 42.9% 175 40.9% 160 37%

(Nguồn: BIDV Bắc Sài Gòn) Qua 3 năm 2009 – 2011, cùng với sự tăng trưởng của tổng dư nợ cho vay tiêu dùng, dư nợ CVTD có TSĐB cũng tăng lên tuyệt đối cả về số tuyệt đối và số tương đối, bên cạnh đó, dư nợ CVTD không có TSĐB có sự tăng trưởng không ổn định về số lượng và có xu hướng giảm qua từng năm về số tương đối.

• Năm 2009, dư nợ có TSĐB là 197 tỷ đồng, chiếm 57.1% so với tổng dư nợ CVTD; dư nợ không có TSĐB là 148 tỷ đồng, chiếm 42.9% so với tổng dư nợ CVTD.

• Đến năm 2010, dư nợ có TSĐB đạt 253 tỷ đồng, chiếm 59.1% trong tổng dư nợ tiêu dùng; dư nợ không có TSĐB đạt 175 tỷ đồng, chiếm 40.9% tổng dư nợ cho vay tiêu dùng.

• Năm 2011, dư nợ có TSĐB tiếp tục tăng cả về số lượng và tỷ trọng, đạt 273 tỷ đồng, chiếm 63% tổng dư nợ CVTD; dư nợ CVTD không có TSĐB đạt 160 tỷ đồng, chiếm 37% tổng dư nợ CVTD.

Như vậy, thực tế là tốc độ tăng của cho vay tiêu dùng không có tài sản đảm bảo thì chững lại và đang dần giảm xuống còn tốc độ tăng của cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo thì ngày càng tăng lên. Ngân hàng đang có một chiến lược trong việc thay đối cơ cấu về tài sản đảm bảo trong tín dụng tiêu dùng, càng ngày càng giảm tỷ trọng CVTD không có TSĐB và tăng tỷ trọng CVTD có TSĐB. Đây là một chính sách để đảm bảo tính thanh khoản cho ngân hàng, giảm nguy cơ mất vốn bằng TSĐB của các món vay.

Bảng 2.9: Dư nợ tín dụng tiêu dùng theo mục đích vay của Chi nhánh BIDV Bắc Sài Gòn giai đoạn 2009 – 2011

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

DS % DS % DS %

Tổng dư nợ

CVTD 345 100% 428 100% 433 100%

- Dư nợ cho vay

CBCNV 106.6 30.9% 145.52 34% 169.4 39%

- Dư nợ cho vay

mua nhà 69 20% 85.6 20% 75.3 17.4%

- Dư nợ cho vay

mua ô tô 100.36 29.1% 102.72 24% 75.3 17.4%

- Dư nợ cho vay

khác 69.04 20% 94.16 22% 113 26.2%

(Nguồn: BIDV Bắc Sài Gòn) Qua bảng 2.9, ta có thể thấy:

• Dư nợ cho vay CBCNV luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ CVTD, và luôn tăng qua từng năm. Năm 2009, dư nợ này đạt 106.6 tỷ đồng, chiếm 30.9% tổng dư nợ CVTD. Thì đến năm 2010, dư nợ cho vay CBCNV đã đạt 145.52 tỷ đồng, chiếm đến 34%. Năm 2011, dư nợ này tiếp tục tăng cả về số tuyệt đối và số tương đối, đạt 169.4 tỷ đồng, chiếm đến 39% tổng dư nợ.

Dư nợ cho vay CBCNV luôn đạt mức cao, chiếm tỷ trọng lớn là một dấu hiệu tốt. Thị trường CVTD ngày nay cũng gặp rất nhiều rủi ro đến từ khách hàng. Do đó, khách hàng là một nhân tố hết sức quan trọng có tác động to lớn đến kết quả kinh doanh thị trường này. Thêm nữa, công tác đánh giá khách hàng cần phải hết sức tỉ mĩ, ngân hàng không chỉ cần quan tâm đến tài sản đảm bảo và nhu cầu vay vốn hợp lý, mà còn phải đánh giá các yếu tố khác của khách hàng như: trình độ học vấn, tâm lý. Và CBCNV các cơ quan thường là những người có trình độ học vấn, luôn tự trọng và coi trọng danh dự, có nguồn trả nợ là lương và trợ cấp. Cho nên đây là một đối tượng cho vay có tính an toàn cao.

• Dư nợ cho vay mua nhà đang có xu thế giảm tỷ trọng so với tổng dư nợ CVTD. Năm 2009, dư nợ cho vay mua nhà đạt 69 tỷ đồng, chiếm

20% dư nợ CVTD, mặc dù có một sự tăng lên về số tuyệt đối nhưng tỷ trọng của dư nợ này vẫn không đổi so với năm 2010. Đến năm 2011, dư nợ này giảm cả về số lượng và tỷ trọng so với năm 2010, chỉ đạt 75.3 tỷ đồng, chiếm 17.3% tổng dư nợ CVTD.

Trong những năm 2006 – 2008, khi Việt Nam gia nhập WTO, nhiều công ty và cá nhân nước ngoài có nhu cầu về bất động sản nói chung và nhà ở ở Việt Nam nói riêng đã làm cho thị trường bất động sản rất nóng. Nhiều dự án, công trình văn phòng, nhà ở ra đời hàng loạt. Nhu cầu đầu cơ bất động sản cũng tăng đã làm tăng dư nợ cho vay mua nhà tăng theo.

Nhưng đến năm đầu năm 2009, khi thị trường bất động sản đã hạ nhiệt và càng ngày càng ảm đạm do tình hình kinh tế đi theo chiều hướng xấu dần, đã khiến nhu cầu đầu cơ bất động sản giảm xuống nên dư nợ cho vay mua nhà cũng có xu hướng giảm. Điều này có thể thấy rõ qua tỷ trọng của dư nợ này càng ngày càng giảm. Trong tình hình kinh tế hiện nay, nếu ngân hàng vẫn giữ mức cao tỷ trọng của dư nợ cho vay mua nhà như những năm trước thì rủi ro về tính thanh khoản là rất lớn.

• Dư nợ cho vay mua ô tô cũng giảm tỷ trọng qua từng năm. Năm 2009, dư nợ này đạt 100.36 tỷ đồng, chiếm 29.1% tổng dư nợ CVTD. Năm 2010, dư nợ đạt 102.72 tỷ đồng, chiếm 24% dư nợ CVTD. Năm 2011, dư nợ đạt 75.3 tỷ đồng, chiếm 17.4% dư nợ CVTD.

Năm 2010, dư nợ cho vay mua ô tô chỉ giảm về tỷ trọng nhưng vẫn tăng về số tuyệt đối so với năm 2009. Nhưng đến với năm 2011, cả số tuyệt đối và tỷ trọng so với năm 2010. Sự giảm sút của dư nợ cho vay mua sắm ô tô trong năm 2011 có nguyên nhân chính là chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ. Thuế nhập khẩu tăng, tỷ giá ngoại tệ tăng thì nhu cầu về ô tô cũng giảm, đó là một điều phù hợp.

• Dư nợ cho vay khác, vẫn chủ yếu là dư nợ cho vay du học, không chỉ tăng về doanh số mà còn đang chiếm tỷ trọng càng ngày càng cao. Năm 2009, dư nợ cho vay khác đạt 69.04 tỷ đồng, chiếm 20% tổng dư nợ CVTD. Năm 2010, dư nợ này đã đạt mức 94.16 tỷ đồng, chiếm 22% tổng dư nợ CVTD. Năm 2011, dư nợ cho vay khác đạt 113 tỷ đồng, chiếm đến 26.2% tổng dư nợ CVTD. Điều này đã chứng minh rằng: mặc dù chịu ảnh hưởng lớn từ sự khủng hoảng kinh tế thế giới

nhưng nhu cầu tiêu dùng cá nhân khác và nhu cầu du học nước ngoài ở địa bàn vẫn rất lớn và càng ngày càng tăng.

Tóm lại, mặc dù dư nợ cho vay tiêu dùng vẫn chiếm một tỷ trọng khiêm tốn so với tổng dư nợ của Chi nhánh nhưng cơ cấu cho vay tiêu dùng là khá hợp lý. Chỉ cần nỗ lực nâng tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng thì Chi nhánh sẽ đạt được doanh thu khả quan hơn nữa.

Một phần của tài liệu 10 cho vay tiêu dùng BIDV bắc sài gòn (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w