Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh những năm gần đây 1 Hoạt động huy động vốn.

Một phần của tài liệu 10 cho vay tiêu dùng BIDV bắc sài gòn (Trang 26 - 29)

2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn.

Từ năm 2008 trở lại đây, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, thị trường tiền tệ nói chung và thị trường vốn nói riêng có những biến động phức tạp, là công cụ điều hành chính sách tiền tệ, lãi suất cũng thay đổi. Trước áp lực cạnh tranh ngày càng một gay gắt, hệ thống BIDV nói chung và chi nhánh BIDV Bắc Sài Gòn nói riêng vẫn giữ được quy mô nguồn vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng và phát hành giấy tờ có giá.

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của chi nhánh BIDV Bắc Sài Gòn giai đoạn 2006 – 2011 ĐVT: tỷ đồng TT Khoản mục 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng nguồn vốn huy động 1,220 1,599 5,036 9,987 8,628 9,111 1 Phân theo khách hàng Tổ chức kinh tế 570 804 4,173 8,781 6,875 6,511 Dân cư 650 795 863 1,206 1,754 2,600 2 Phân theo kỳ hạn Ngắn hạn 980 951 3,918 9,954 8,595 9,006 Trung và dài hạn 240 648 1,118 33 33 105

3 Phân theo loại tiền

VND 971 1,002 4,667 5,094 5,400 6,043

Ngoại tệ 249 597 369 4,893 3,228 3,068

(Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV Bắc Sài Gòn) Tốc độ tăng trưởng huy động vốn giai đoạn 2006 – 2011 đạt mức cao (bình quân 67.26%/năm). Đây có thể nói là tốc độ tăng trưởng rất lớn, cao gấp ~3 lần so với tốc độ tăng trưởng của toàn hệ thống BIDV (22%/năm_Nguồn: Bản cáo bạch BIDV 9/2011). Nguồn vốn có tính ổn định là tiền gửi từ dân cư, dù tốc độ tăng

trưởng hàng năm của nguồn vốn này không lớn, nhưng tốc độ hàng năm luôn tăng, và có tốc độ tăng trưởng trung bình là 32.96%/năm. Tốc độ tăng trưởng lớn nhất chính là nguồn huy động ngoại tệ, tăng trưởng bình quân 257.72%/năm; kế tiếp là nguồn vốn huy động được từ các tổ chức kinh tế, bình quân 108.7%/năm; xếp thứ 3 về tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là nguồn huy động tiền gửi ngắn hạn, bình quân 90.84%/năm. Mặc dù, những nguồn vốn này có tốc độ tăng trưởng rất cao, nhưng chúng lại tăng trưởng không ổn định, có khi giảm rất nhanh như nguồn vốn trung và dài hạn huy động trong năm 2009 chỉ là 33 tỷ đồng, giảm tới 97.05% so với năm 2008, và có những năm tốc độ tăng trưởng đột biến như nguồn huy động bằng VND trong năm 2009 tăng 1,226.02% so với năm 2008. Độ biến thiên lớn trong tốc độ tăng trưởng hàng năm của các nguồn vốn này là một trở ngại trong quản trị tín dụng của ngân hàng, vì nếu cơ cấu huy động thay đổi thì cơ cấu tín dụng cũng phải thay đổi theo để giảm rủi ro.

Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của chi nhánh BIDV Bắc Sài Gòn giai đoạn 2006 – 2011

ĐVT: % Khoản mục Tốc độ tăng trưởng 2007/2006 2008/2007 2009/2008 2010/2009 2011/2010 Bìnhquân Tổng nguồn vốn huy động 33.07 214.95 98.31 -13.61 5.60 67.26 Phân theo khách hàng Tổ chức kinh tế 41.05 419.03 110.42 -21.71 -5.29 108.70 Dân cư 22.31 8.55 39.75 45.44 48.23 42.86 Phân theo kỳ hạn Ngắn hạn -2.96 311.99 154.06 -13.65 4.78 90.84 Trung và dài hạn 170.00 72.53 -97.05 0.00 218.18 72.73

Phân theo loại tiền

VND 3.19 365.77 9.15 6.01 11.91 79.20

Ngoại tệ 139.76 -38,.19 1,226.02 -34.03 -4.96 257.72 (Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV Bắc Sài Gòn)

Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn của chi nhánh BIDV Bắc Sài Gòn trong giai đoạn 2006 – 2011

(Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV Bắc Sài Gòn) Phân tích vào số lượng vốn huy động được của chi nhánh trong giai đoạn 2006 – 2011, ta có thấy rõ một điều: tổng số tiền huy động luôn tăng qua các năm 2006 – 2009, đặc biệt trong tốc độ tăng trưởng huy động năm 2009 so với 2008 lên tới 98.31%, tương đương với 4,951 tỷ đồng. Sự tăng trưởng nóng này xuất phát từ cuộc chạy đua lãi suất vào cuối năm 2008, đầu năm 2009 của các ngân hàng, điều này ảnh hưởng tích cực đến tâm lý của khách hàng, như có thời điểm lãi suất huy động lên tới 19%/năm. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế đã có những dấu hiệu sáng sủa hơn sau thời kì khủng hoảng toàn cầu, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2009 là 5.32%, thuộc nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới, đây cũng là một nhân tố quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh của nguồn vốn huy động trong năm 2009.

Tuy nhiên đến năm 2010, Ngân hàng vẫn đối mặt với những khó khăn của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, ảnh hưởng đến nguồn vốn và tính thanh khoản. Bên cạnh đó, lạm phát quá cao (~11.75%) (Nguồn: Vnexpress.net), thị trường chứng khoán liên tục giảm điểm. Tất cả điều đó đã làm tổng nguồn vốn huy động năm 2010 giảm 1,359 tỷ đồng, tương đương với tốc độ giảm là 13.61%. Ta có thấy, nguồn vốn huy động giảm chủ yếu là sự suy giảm của nguồn vốn huy động từ các TCKT liên tục từ năm 2009 là 8,781 tỷ đồng, đến năm 2010 xuống còn 6,875 tỷ đồng, và tiếp tục giảm còn 6,511 tỷ đồng trong năm 2011.

Nhưng sự giảm sút đó chỉ là một thời kì khó khăn tạm thời của chi nhánh, đến năm 2011, tốc độ huy động của chi nhánh đã tăng trở lại, tương đương với 483 tỷ đồng và 5.6%. Mặc dù lãi suất huy động năm 2011 đã giảm, do sự cẩn trọng trong chính sách tiền tệ của Quốc hội mà ngân hàng Nhà nước đã “tuýt còi” một số ngân hàng có mức lãi suất huy động “khủng” như Techcombank đã làm gương cho các chi nhánh các ngân hàng khác giảm lãi suất xuống mức 13% – 15% (Nguồn: Vnexpress.net). Đây là mức lãi suất hầu như áp dụng chung cho mọi ngân hàng, và không có ngân hàng nào áp dụng lãi suất đột biến nữa, nên tình hình huy động của chi nhánh lại trở về mức tương đương năm 2009 là 9,111 tỷ đồng (~9,987 tỷ đồng năm 2009).

Nhìn chung, tình hình huy động vốn của chi nhánh trong giai đoạn năm 2006 – 2011 là khá tốt, tốc độ tăng trưởng trung bình 67.26% cao hơn cả tốc độ của toàn hệ thống BIDV toàn quốc. Nhưng tăng trưởng nguồn vốn huy động cao còn phải cần một cơ cấu huy động hợp lý thì mới tránh rủi ro lớn về thanh khoản. Từ đó đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu 10 cho vay tiêu dùng BIDV bắc sài gòn (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w