Tình hình nghiệp vụ tín dụng

Một phần của tài liệu 10 cho vay tiêu dùng BIDV bắc sài gòn (Trang 29 - 31)

Bảng 2.3: Tình hình dư nợ tín dụng của chi nhánh BIDV Bắc Sài Gòn giai đoạn 2006 – 2011 ĐVT: tỷ đồng STT CHỈ TIÊU THỰC HIỆN 2006 2007 2008 2009 2010 2011 1 Tổng dư nợ 417 2,234 4,037 8,979 10,922 10,103 2 Dư nợ bán lẻ 36 134 618 651 672 809 3 Dư nợ TCKT 381 2,100 3,419 8,328 10,250 9,294 4 Dư nợ VNĐ 378 2,208 3,540 4,737 6,639 6,047 5 Dư nợ ngoại tệ 39 26 497 4,242 4,283 4,056

(Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV Bắc Sài Gòn) Hoạt động tín dụng luôn là một hoạt động kinh doanh cốt lõi của không chỉ BIDV mà của bất kì ngân hàng nào. Tín dụng luôn đóng góp tỷ trọng lớn trong cơ cấu lợi nhuận của chi nhánh BIDV Bắc Sài Gòn (~67% tổng lợi nhuận năm 2011), tỷ trọng dư nợ cho vay/tổng tài sản năm 2011 là 81%, thu từ lãi đóng vai trò quan trọng trong tổng doanh thu của chi nhánh. Giai đoạn 2006 – 2011, hoạt động tín dụng đạt những kết quả vượt bậc với việc thực hiện cơ cấu danh mục tín dụng, công tác xử lý nợ xấu và kiểm soát tỷ lệ nợ xấu.

Năm 2011, chi nhánh đã thực hiện nghiêm túc, triệt để theo tinh thần nghị quyết số 11/2011/NQ-CP của Thủ tướng Chính Phủ về điều hành kinh tế vĩ mô. Nhìn chung tăng trưởng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ, phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng như định hướng điều hành của BIDV và NHNN. Giai đoạn 2006 – 2011, tăng trưởng tín dụng bình quân của chi nhánh là 65.61%, cao ~3 lần so với tốc độ tăng trưởng của hệ thống BIDV (25%). Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng tín dụng trung bình hàng năm trong giai đoạn 2006 – 2011 là 130.6%, một tốc độ tăng trưởng quá cao, quá nóng, và không phù hợp với tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động cùng thời kì. Tốc độ tăng trưởng cao phải đi đôi với kiểm soát và quản lý chất lượng

tín dụng, cơ cấu khách hàng và cơ cấu tín dụng. Nếu tăng trưởng tín dụng quá nóng sẽ dễ dẫn đến sự quản lý lỏng lẽo trong công tác kiểm tra, kiểm soát nguồn vốn của ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu cao sẽ ảnh hưởng chung đến toàn hệ thống BIDV. Đây là một điểm cần lưu ý trong công tác tín dụng của chi nhánh trong thời gian tới.

Mặc dù tín dụng tăng trưởng liên tục trong năm 2006 – 2010, nhưng đến năm 2011, tín dụng đã giảm -7.5% so với năm 2010, chủ yếu là do dư nợ tín dụng TCKT giảm 956 tỷ đồng, tương đương với tốc độ giảm 9.33%. Mặc dù đây là một sự giảm sút về dư nợ, nhưng lại là một tín hiệu tốt chứ không phải tín hiệu xấu. Đây chính là sự điều chỉnh của chi nhánh trong năm 2011 để giảm nhiệt tín dụng, thay vì tăng cường dư nợ tín dụng, chi nhánh đã chuyển hướng nâng cao quản lý rủi ro, từ đó nâng cao lợi nhuận. Một hướng đi có lợi có tính thanh khoản của ngân hàng, đem lại lợi nhuận lớn trên một mức rủi ro thấp.

Biều đồ 2.2: Cơ cấu tín dụng phân loại theo khách hàng và loại tiền trong giai đoạn 2006 – 2011

(Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV Bắc Sài Gòn) Thông qua 2 biểu đồ này ta có thể rằng, trong cơ cấu tín dụng của chi nhánh thì dư nợ tín dụng TCKT và dư nợ tín dụng bằng VNĐ luôn chiếm tỷ trọng lớn qua các năm từ 2006 – 2011.

Nếu phân theo khách hàng thì tín dụng TCKT luôn chiếm từ 75% trở lên, tín dụng bán lẻ chỉ chiếm một phần nhỏ và không ổn định. Nhưng về số lượng thì dư nợ tín dụng của tín dụng bán lẻ luôn tăng trưởng qua các năm.

Bảng 2.4: Tình hình dư nợ tín dụng phân loại theo khách hàng của chi nhánh BIDV Bắc Sài Gòn giai đoạn 2006 – 2011

ĐVT: tỷ đồng STT CHỈ TIÊU THỰC HIÊN 2006 2007 2008 2009 2010 2011 1 Tổng dư nợ 417 2,234 4,037 8,979 10,922 10,103 2 Dư nợ bán lẻ 36 134 618 651 672 809 3 Dư nợ TCKT 381 2,100 3,419 8,328 10,250 9,294

Trong năm 2006, dư nợ tín dụng bán lẻ chỉ là 36 tỷ đồng, chiếm 8.63% trong tổng dư nợ tín dụng, nhưng đến cuối năm 2011, dư nợ này đã đạt đến 809 tỷ đồng, chiếm 8.01% trong tổng dư nợ tín dụng, tăng 773 tỷ đồng. Dư nợ tín dụng bán lẻ đã tăng 21.5 lần chỉ trong vòng 5 năm, một mức tăng rất cao, chứng tỏ chi nhánh đã và đang xem trọng loại tín dụng này. Đây là một chiến lược đúng vì trong dài hạn, rủi ro của tín dụng bán lẻ là thấp hơn so với tín dụng TCKT mà lợi nhuận đem lại cao hơn vì lãi suất cho vay cao hơn, lãi suất cho vay mua nhà của chi nhánh BIDV Bắc Sài Gòn trong năm 2012 lên tới 24%/năm, trong khi đó lãi suất cho vay khoảng 20% đối với dự án.

Nếu phân loại theo loại tiền thì dư nợ tín dụng bằng VND luôn chiếm ưu thế so với dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ, có năm lên tới 98.84% như trong năm 2007. Điều này là dễ hiểu vì hầu hết các giao dịch trên thị trường tiền tệ Việt Nam nói chung đều sử dụng quốc tệ để giao dịch. Nhưng ta có thấy, dư nợ bằng ngoại tệ cũng đã chiếm một cơ cấu tăng trưởng qua các năm, tiêu biểu nhất là trong năm 2009, dư nợ bằng ngoại tệ đã chiếm tới 47,24%, một con số gần tương đương với dư nợ VND. Và hầu như dư nợ ngoại tệ luôn tăng trưởng với tốc độ khá cao trong giai đoạn này, từ 39 tỷ động năm 2006 đã tăng 4,017 tỷ đồng, từ là 4,056 tỷ đồng trong năm 2011. Một con số đáng kể trong vòng chỉ 5 năm.

Ngoài ra, tỷ lệ tín dụng/huy động vốn của Ngân hàng sau khi trừ dự trữ bắt buộc là thấp, ví dụ như năm 2009, ngân hàng huy động được 9,987 tỷ đồng, bao gồm 5,094 tỷ đồng bằng VND và 4,893 tỷ đồng bằng ngoại tệ. Theo quy định của NHNN, tỷ lệ dự trữ bắt buộc của tiền gửi VND không kì hạn và dưới 12 tháng là 3%, tiền gửi ngoại tệ không kì hạn và dưới 12 tháng là 8% thì dự trữ bắt buộc của chi nhánh khoảng 5,094 x 3% + 4,893 x 8% = 544.26 tỷ đồng, tức là ngân hàng có thể cho vay 9,987 – 544.26 = 9,442.74 tỷ đồng. Nhưng thực tế, trong năm 2009 dư nợ tín dụng của ngân hàng chỉ là 8,979 tỷ đồng. Điều này có nghĩa là tính thanh khoản của ngân hàng rất cao và cao hơn mức cần thiết, do đó sẽ lãng phí đi một khoản lợi nhuận. Ngân hàng vẫn có thể tăng thêm lợi nhuận bằng cách cho vay thêm mà vẫn đảm bảo tính an toàn theo quy định của NHNN.

Một phần của tài liệu 10 cho vay tiêu dùng BIDV bắc sài gòn (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w