1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

GiảI pháp tiêu thụ xi măng tại nhà máy xi măng 78

62 429 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 423 KB

Nội dung

Luận văn : GiảI pháp tiêu thụ xi măng tại nhà máy xi măng 78

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Tiêu thụ là một trong sáu chức năng quan trọng của doanh nghiệp Hiểutheo nghĩa hẹp, người ta thường đồng nghĩa tiêu thụ với bán hàng Hiểutheo nghĩa rộng, tiêu thụ sản phẩm bao gồm mọi hoạt động liên quan đếnviệc bán hàng và là một trong sáu chức năng hoạt động cơ bản của doanhnghiệp: tiêu thụ, sản xuất, hậu cần kinh doanh, tài chính, kế toán và quản trịdoanh nghiệp.

Mặc dù sản xuất là chức năng trực tiếp tạo ra sản phẩm song tiêu thụ lạiđóng vai trò là điều kiện tiền đề không thể thiếu để sản xuất có hiệu quả.Chất lượng của hoạt động tiêu thụ sản phẩm (doanh nghiệp sản xuất,thương mại), phục vụ khách hàng (doanh nghiệp dịch vụ, ngân hàng,…)quyết định hiệu quả của hoạt động sản xuất hoặc chuẩn bị dịch vụ.

Mỗi doanh nghiệp đang hoạt động, đặc biệt là các doanh nghiệp mớithành lập thì hoạt động nghiên cứu thị trường là khâu hết sức quan trọng,tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí Kết quả nghiên cứu thị trường làcơ sở, căn cứ quan trọng để doanh nghiệp xác định quy mô, tầm cỡ hoạtđộng để đáp ứng nhu cầu khách hàng Nói cách khác, hoạt động tiêu thụphải luôn luôn được đặt ra đối với mỗi doanh nghiệp vì nó ảnh hưởng trựctiếp tới khả năng phát triển hiện tại cũng như tương lai của bản thân doanhnghiệp.

Quản trị kinh doanh truyền thống quan niệm tiêu thụ là hoạt động đisau sản xuất, chỉ được thực hiện khi đã sản xuất được sản phẩm, tức là“doanh nghiệp bán cái mà mình có” Trong cơ chế thị trường, mọi hoạtđộng của doanh nghiệp đều tùy thuộc vào khả năng tiêu thụ, nhịp độ tiêuthụ qui định nhịp độ sản xuất, thị hiếu của người tiêu dùng qui định chất

Trang 2

có thể và phải bán cái mà thị trường cần chứ không thể bán cái mà mình có.Vì vậy, quản trị kinh doanh hiện đại quan niệm công tác điều tra nghiêncứu khả năng tiêu thụ luôn phải đặt ra ngay từ trước khi tiến hành sản xuấtnên thực chất một số nội dung gắn với hoạt động tiêu thụ đứng ở vị trítrước hoạt động sản xuất và tác động mạnh mẽ, có tính chất quyết định đếnhoạt động sản xuất Trong các doanh nghiệp sản xuất, một chiến lược sảnphẩm tương đối phù hợp với quá trình phát triển thị trường và thể hiện đầyđủ tính chất động và tấn công sẽ là cơ sở đảm bảo cho một chiến lược pháttriển sản xuất kinh doanh đúng đắn Kinh doanh thiếu định hướng có tínhchiến lược hoặc định hướng chiến lược không đúng đắn sẽ dẫn đến chiếnlược đầu tư phát triển sản xuất – kinh doanh không có đích hoặc nhằm saiđích Cả hai trường hợp này đều dẫn đến hoạt động sản xuất không đem lạihiệu quả và thậm chí đưa hoạt động kinh doanh đến thất bại Với khoảngthời gian trung và ngắn hạn, một kế hoạch tiêu thụ sản phẩm đúng đắn luônlà cơ sở để xây dựng một kế hoạch sản xuất thích hợp và ngược lại, nếu kếhoạch tiêu thụ sản phẩm không phù hợp với tiến trình phát triển của thịtrường sẽ tác động trực tiếp đến tính khả thi của kế hoạch sản xuất Vậy,trong nền kinh tế thị trường tiêu thụ sản phẩm là hoạt động cực kỳ quantrọng quyết định hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

Tiêu thụ sản phẩm có mục tiêu chủ yếu là bán hết các sản phẩm vớidoanh thu tối đa và chi phí kinh doanh cho hoạt động tiêu thụ tối thiểu Đểđạt mục tiêu đó, doanh nghiệp cần phải tiến hành quản trị các hoạt độngtiêu thụ, cần phải chủ động từ việc nghiên cứu thị trường, xác định đúngđắn cầu của thị trường và cầu của bản thân doanh nghiệp đang hoặc sẽ cókhả năng sản xuất (tiêu thụ) để quyết định đầu tư tối ưu

Qua thời gian thực tập tại Nhà máy xi măng 78, được sự giúp đỡ tậntình của các cô các chú cùng toàn thể anh chị Phòng Kinh doanh, em đã

Trang 3

chọn đề tài: “Giải pháp tiêu thụ xi măng tại nhà máy xi măng 78” làm

chuyên đề tốt nghiệp của mình.

Ngoài lời mở đầu và lời kết luận, đề tài gồm 03 chương:Chương 1: Tổng quan về Nhà máy xi măng 78

Chương 2: Thực trạng tiêu thụ xi măng của Nhà máy xi măng 78Chương 3: Định hướng phát triển và một số kiến nghị, giải pháp

Trang 4

Sau ngày giải phóng miền Nam tháng 4 năm 1975 thống nhất đất nước, năm 1976 trong khi cả nước đang tưng bừng như một công trường xây dựng thực hiện theo di chúc của Bác Hồ “Xây dựng đất nước ta đàng hoànghơn, to đẹp hơn” thì cuối năm 1977, tình hình biên giới Tây Nam Việt Nam– Campuchia diễn biến phức tạp.

Bước sang năm 1978, tình hình quan hệ giữa Việt Nam - Trung Quốc và biên giới phía Bắc ngày càng căng thẳng Yêu cầu triển khai các trận địaphòng không sẵn sàng chiến đấu bảo vệ bầu trời Tổ quốc Việt Nam và xây dựng doanh trại của Quân chủng được đặt ra khẩn trương Trong khi đó, thịtrường vật liệu xây dựng nhất là xi măng lại khan hiếm Để đáp ứng yêu cầu công tác xây dựng trận địa, doanh trại của Quân chủng và góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước, theo đề nghị của đồng chí Đại tá Nguyễn Điện – Cục trưởng Cục Hậu cần Quân chủng, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Quân chủng giao cho Đảng ủy, thủ trưởng Cục Hậu cần nghiên cứu làm luận chứng kinh tế kỹ thuật xây dựng xí nghiệp xi măng Tháng 3 năm 1978, công trường của xí nghiệp bước vào thi công mặt bằng, đến tháng 5 năm 1978, tiến hành đào móng và xây dựng các hạng mục của xí nghiệp.

Trang 5

Ngày 15/12/1978: tiến hành sản xuất thử dây truyền hoàn chỉnh Ngày 20/12/1978: cho ra lò những tấn xi măng đầu tiên.

Ngày 22/12/1978, trước sự chứng kiến của Đảng ủy Bộ Tư lệnh Quân chủng, các Cục, đại diện chính quyền địa phương, đồng chí Trung tướng Nguyễn Xuân Mậu – Chính ủy Quân chủng xuống dự lễ cắt băng khánh thành xí nghiệp và lấy tên là “Xí nghiệp xi măng 78”.

Năng lực đất đai, nhà xưởng: + Diện tích đất: 165.967 m2

Trang 6

Từ năm 1993 – 1995, công ty đã đầu tư 1,4 tỷ đồng để mua sắm, lắp đặthai máy nghiền có công suất 2 tấn/giờ và đại tu hàng loạt máy móc thiết bị, nâng cao công suất thực tế của công ty lên 1,5 lần.

Theo Quyết định số 489/QĐ-QP của Bộ Quốc phòng ngày 18 tháng 04 năm 1996, “Xí nghiệp xi măng 78” được đổi tên thành “Công ty xi măng Phòng không” Để đáp ứng yêu cầu sản xuất của Quân chủng và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đồng chí Phạm Anh Vương - Giám đốc công ty đã trực tiếp chỉ đạo xây dựng và bảo vệ luận chứng kinh tế kỹ thuật, với công suất là 60.000 tấn/năm, sản xuất xi măng PC400 theo phương pháp công nghệ tiên tiến và lấy tên là Công ty xi măng Phòng không.

Năm 1996, sản phẩm xi măng portlant bền sunfat PC30 được tặng Bằngkhen về chất lượng tại triển lãm hàng công nghiệp Việt Nam

Năm 1997, sản phẩm xi măng portlant bền sunfat PC30 của Công ty đã được Tổng Cục đo lường chất lượng cấp Giấy chứng nhận hợp chuẩn (Số 0055017 – S26 ngày 28/6/1997).

Tính từ năm 1993 đến tháng 10 năm 1998, Công ty đạt doanh thu là 86,5 tỉ đồng, lợi nhuận là 1,7 tỉ đồng, nộp ngân sách 5,8 tỉ đồng.

Trang 7

* Giai đoạn từ 1999 đến nay:

Để đáp ứng nhu cầu đặt hàng và giao hàng được thuận tiện, nhanh chóng, nắm bắt kịp thời phản ứng, ý kiến của khách hàng truyền thống tại Hà Nội, Ban Giám đốc Công ty đã đề nghị Bộ Quốc phòng cho phép và tiến hành xây dựng Văn phòng đại diện (Trung tâm điều phối xi măng) tại Hà Nội Đến năm 2001 thì đã xây dựng xong với tổng diện tích là 978 m2, trong đó xây dựng kho chứa xi măng với công suất là 100 tấn; địa chỉ: Số 3Cù Chính Lan, Thanh Xuân, Hà Nội

Theo Quyết định số 80/2003/QĐ-TTg ngày 29/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Quốc phòng giai đoạn 2003 – 2005 và theo đề nghịcủa Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân, Bộ Quốc phòng đã ra Quyết định số 116/2003/QĐ-BQP sáp nhập Công ty xây dựng 244 và Công ty xi măng phòng không vào Công ty xây dựng công trình hàng không (ACC) thuộc Quân chủng Phòng không – Không quân Theo Quyết định này, Công ty xi măng Phòng không được đổi tên thành “Nhà máy xi măng 78”, trực thuộc Công ty xây dựng công trình hàng không (ACC) Nhà máy đã đầu tư để nâng cao công suất thiết kế từ 6 vạn tấn lên 8 vạntấn/năm Nhà máy có đội ngũ kỹ thuật và kiểm tra chất lượng sản phẩm giàu kinh nghiệm, chuyên môn giỏi để quản lý và kiểm tra thường xuyên ở tất cả các công đoạn sản xuất theo chế độ 24/24 giờ, có phòng thí nghiệm cơ – lý hóa với đủ các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho việc theo dõi, kiểm tra, xử lý nhanh và chính xác về mặt công nghệ Nhà máy có 100% CBCNV đều được đào tạo cơ bản về kỹ thuật sản xuất xi măng; một số được gửi đi đào tạo tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Riêng công nhân và cán bộ quản lý khu lò nung được cử đi học tập tại Trung Quốc.

Trang 8

Từ một cơ sở sản xuất yếu kém, lạc hậu về công nghệ và thiết bị cộng với sự cạnh tranh gay gắt của thị trường, tưởng chừng nhà máy không trụ vững song với ý chí quyết tâm, sự cần cù, dám nghĩ,dám làm, mạnh dạn đầu tư đổi mới, loại bỏ những trang thiết bị cũ kỹ, lạc hậu bằng những trang thiết bị mới hiện đại Cùng với sự quản lý của cán bộ nhà máy và sự năng động, sáng tạo không ngừng của tập thể cán bộ công nhân viên thì nhà máy xi măng 78 đã tìm được hướng đi đúng cho mình, đứng vững trên thị trường và ngày một phát triển, trở thành một trong những “gương mặt điển hình” của Hiệp hội xi măng lò đứng Việt Nam cũng như của tỉnh LạngSơn.

Thị trường tiêu thụ chính hiện nay là Hà Nội (80% – 85%), còn lại là một số tỉnh lân cận như Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh và Lạng Sơn.

Phát huy năng lực máy móc thiết bị, đầu tư đúng hướng, kịp thời, tạo được uy tín về chất lượng sản phẩm truyền thống trên thị trường Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của đất nước, công cuộc kiến thiết, xây dựng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, sự gia tăng đầu tư của các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài thì nhà máy đã phát huy đượchiệu quả sản xuất kinh doanh của mình

Ngoài những nỗ lực và kết quả đạt được trong quá trình sản xuất kinh doanh của Nhà máy trong những năm vừa qua thì Nhà máy còn chú trọng và quan tâm đến các vấn đề về xã hội, môi trường… Tổ chức Đảng và các đoàn thể được củng cố phát triển, được đánh giá là cơ sở vững mạnh liên tục.

Từ năm 2000, Nhà máy đã áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO9001:2000

Trang 9

2 Các thành tựu đạt được trong quá trình phát triển

2003 2004 2005 20061 Sản phẩm chủ yếu: xi măng PCB30

Tấn 87.890 88.112 90.437 93.104

3 Chi phí sản xuất kinh doanh Triệu đồng 45.425 44.397 46.095 50.9484 Lợi nhuận trước thuế (LNTT) Triệu đồng 3.350 4.593 4.712 4.9145 Lợi nhuận sau thuế (LNST) Triệu đồng 2.278 3.307 3.393 3.53813 Nộp ngân sách Triệu đồng 4.738 4.841 4.905 5.10415 Năng suất lao động BQ/người Tấn 244,1 239,7 239,6 25516 Thu nhập BQ người/tháng Triệu đồng 1,509 1,784 1,805 1,917

Mấy năm qua, nhà máy xi măng 78 khá thành công trong hoạt động sảnxuất kinh doanh Sản phẩm xi măng của nhà máy không những phục vụ cho nhiệm vụ Quốc phòng mà còn phục vụ cho mọi đối tượng khác với uy tín chất lượng ngày càng cao Số liệu thống kê cho thấy, năm 2003 sản lượng sản xuất và tiêu thụ xi măng đạt 87.890 tấn thì tới năm 2006 đã lên tới 93.104 tấn, nâng tổng doanh thu từ 48.775 triệu đồng năm 2003 lên 55.862 triệu đồng năm 2006; nộp ngân sách từ 4.738 triệu đồng năm 2003 lên 5.104 triệu đồng năm 2006 Thu nhập bình quân đầu người cũng tăng lên, từ 1.509.000 đồng/tháng năm 2003 tăng lên là 1.917.000 đồng/tháng vào năm 2006.

Bảng 1: Các chỉ tiêu chủ yếu đạt được trong mấy năm vừa qua

(Nguồn: Phòng Kế hoạch TC-HC) Tình hình nộp ngân sách nhà nước của nhà máy cũng tăng dần qua các năm Năm 2003, nộp ngân sách nhà nước là 4.738 triệu đồng, đến năm

Trang 10

Với phương châm “luôn luôn thỏa mãn nhu cầu khách hàng”, nhà máy rất quan tâm tới việc đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng cả về số lượng, chất lượng và giá cả, khuyến mại Do đó, sản lượng tiêu thụ của nhà máy ngày càng tăng, thương hiệu của nhà máy đã được khách hàng biết đến và ngày càng rộng khắp Chất lượng xi măng được đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật

o Năm 1998: Nhà nước trao tặng Huân chương lao động hạng bao Năm 2003: Nhà nước trao tặng Huân chương lao động hạng ba

Đạt được kết quả cao trong tiêu thụ và sản xuất, Chi bộ Đảng Nhà máy xi măng 78 xứng đáng là đơn vị trong sạch vững mạnh nhiều năm liền, các tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ hoạt động tích cực, có tác dụng thiết thực đối với phong trào chung Rất nhiều cá nhân, tập thể củaNhà máy đã được trao tặng Bằng khen của các cấp, các ngành.

Trang 11

Đứng chân trên địa bàn huyện Hữu Lũng, Nhà máy xi măng 78 đã có những đóng góp đáng kể vào các phong trào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhất là các hoạt động từ thiện như ủng hộ Quỹ vì trẻ em nghèohiếu học, người tàn tật, đồng bào các địa phương gặp nhiều thiên tai… đã tạo nên sự gắn kết tốt đẹp, sâu đậm trong tình cảm Quân Dân Có thể nói, hòa mình trong cơ chế mới, lấy hiệu quả kinh tế và việc hoàn thành nhiệm vụ làm trọng tâm, những năm qua, Nhà máy xi măng 78 đã trưởng thành lên rất nhiều, vượt qua mọi khó khăn, phát triển ngày càng vững vàng hơn, góp phần vào những thay đổi ngày một rõ nét hơn trên vùng quê Hữu Lũnganh hùng.

3 Sản phẩm chủ yếu

Sản phẩm chủ yếu của nhà máy là xi măng portlant bền sunfat, mác PCB 30, PCB 40 Xi măng được sản xuất theo phương pháp bán khô trên dây truyền thiết bị lò đứng cơ giới hóa, công suất thiết kế là 80.000 tấn xi măng/năm Nguyên liệu sử dụng là đá vôi, đất sét, xỉ pyrit, phụ gia khoáng hóa, thạch cao và các phụ gia khác Nhiên liệu sử dụng là than cám A4 Quảng Ninh

Sản phẩm xi măng của nhà máy được người tiêu dùng đánh giá là xi măng có chất lượng cao, thời gian đông kết nhanh, chống xâm thực cho cáccông trình hải đảo, ven biển và các đập tràn, bể chứa chất thải vĩnh cửu Xi măng của nhà máy được dùng trong các công trình quân đội và mọi đối tượng khác Số liệu thống kế cho thấy, thị phần tiêu thụ xi măng chủ yếu của nhà máy là Hà Nội (chiếm từ 80% đến 85%), còn lại được tiêu thụ tại một số tỉnh lân cận như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn…

Trang 12

Sản phẩm xi măng của nhà máy được đăng ký chất lượng Nhà nước (Số0055 017 S26) Sản phẩm của nhà máy đã tham gia vào các công trình Quốc phòng, dân dụng, hải đảo… và được khách hàng tín nhiệm.

4 Mô hình tổ chức bộ máy4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy

Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức của nhà máy

Trang 13

4.2 Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của từng bộ phận, cá nhân

4.2.1 Giám đốc

- Là người lãnh đạo cao nhất trong mọi hoạt động của nhà máy

- Căn cứ vào sự chỉ đạo của cấp trên, xây dựng các chiến lược kinh doanh, định hướng đi cho nhà máy trong tương lai.

- Chịu trách nhiệm trước Nhà nước, Bộ Quốc phòng về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh

4.2.2 Phó Giám đốc Kinh doanh

- Trực tiếp phụ trách kinh doanh, chỉ đạo chung mọi hoạt động, nghiệp vụ kinh doanh

- Tiếp nhận vật tư, nguyên nhiên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch sản xuất, tiêu thụ cho từng thời kỳ - Xem xét nhu cầu của khách hàng và tổ chức nghiên cứu tiêu thụ sản phẩm, trực tiếp chỉ đạo các dịch vụ bán hàng, tiếp thị sản phẩm, hoạch địnhkế hoạch kinh doanh

- Thay mặt Giám đốc giải quyết các công việc cụ thể tại các phòng ban, phân xưởng có liện quan.

Trang 14

- Điều hành chung mọi hoạt động liên quan tới kỹ thuật sản xuất xi măng nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn đã đăng ký- Thay mặt Giám đốc giải quyết các công việc ở các phòng và các phân xưởng

- Trực tiếp quản lý đội ngũ cán bộ, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp; đào tạo bồi dưỡng nâng cao lý luận chính trị cho các chi bộ trong đơn vị.

- Lập kế hoạch đề bạt thăng chức với cấp trên

4.2.5 Phòng Kinh doanh

- Lập các hợp đồng cung cấp xi măng cho khách hàng

- Điều hành các hoạt động bán hàng, theo dõi xi măng trong kho tại các đại lý của Nhà máy

- Theo dõi và phản ánh kịp thời các khiếu nại của khách hàng về sản phẩm với Ban giám đốc

Trang 15

- Xây dựng kế hoạch cung cấp vật tư, nguyên nhiên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất

- Thường xuyên phân tích nhu cầu của khách hàng, sự biến động của giá cả, môi trường cạnh tranh để từ đó tham mưu cho Ban giám đốc kế hoạch kinh doanh có hiệu quả và đúng mục tiêu đã đề ra.

- Trực tiếp quản lý và cấp phát vật liệu nổ công nghiệp, đảm bảo tuyệt đối an toàn, không để xảy ra thiếu hụt hay mất mát.

- Trực tiếp quản lý kho vật tư, máy móc thiết bị, công cụ dụng cụ, đảm bảo cung cấp đầy đủ kịp thời cho yêu cầu phục vụ sản xuất của các bộ phận liênquan.

4.2.6 Phòng Tài chính

- Có nhiệm vụ theo dõi và quản lý tình hình tài chính của đơn vị;

- Theo dõi toàn bộ tài sản, tiền vốn luân chuyển, tình hình xuất nhập vật tư,nguyên, nhiên liệu và giá thành của nhà máy

- Lập các báo cáo tài chính, kê khai thuế đúng qui định của pháp luật.- Tham mưu cho Giám đốc về kế hoạch sử dụng và phát triển nguồn vốn;

4.2.7 Phòng Chính trị

- Tổ chức tuyên truyền, giới thiệu các hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy, phối hợp với các cơ quan tham gia quảng bá hình ảnh về nhà máy, giới thiệu về các thành tựu đạt được, sự nỗ lực cố gắng của tập thể cán bộ công nhân viên chức của nhà máy.

Trang 16

- Thường xuyên cập nhật và phổ biến cho toàn thể nhà máy nắm rõ về các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước

- Tích cực tham gia các công tác chính trị, xã hội, quan hệ sâu sắc với các cơ quan, đoàn thể của chính quyền địa phương nhằm tạo mối đoàn kết quândân.

- Trực tiếp xây dựng kế hoạch và tổ chức giáo dục cho cán bộ công nhân viên.

Trang 17

tình trạng mất cắp tài sản; tổ chức công tác hậu cần nhà bếp, phục vụ cho việc ăn ca của công nhân nhằm đảm bảo hiệu quả tái sản xuất sức lao động;kiểm tra tình hình ra vào của đơn vị của cán bộ, CNVC, tình hình ra vào đơn vị của các phương tiện vận chuyển.

4.2.9 Phòng Kỹ thuật

- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy trình về quản lý chất lượng- Xác lập các nhu cầu để xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất, tiêu thụ- Xác lập các văn bản, biểu mẫu, hướng dẫn kiểm tra, đánh giá các quy trình và nghiệm thu kết quả;

- Kiểm tra chất lượng tất cả các dây truyền, nguyên vật liệu dùng cho sản xuất theo các tiêu chuẩn kỹ thuật do Giám đốc ban hành;

- Thường xuyên tiến hành phân tích mẫu lý hoá nhằm đảm bảo xi măng được sản xuất theo đúng các tiêu chuẩn đo lường chất lượng;

- Kiểm tra các phương tiện vận chuyển của đơn vị cũng như của khách hàng thông qua cân điện tử để xác định khối lượng vận chuyển theo đúng như số lượng mua của khách hàng.

4.2.10 Phân xưởng cơ điện

- Có nhiệm vụ kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị;

- Dự trù vật tư, công cụ dụng cụ kịp thời đầy đủ phục vụ cho quá trình sản xuất;

Trang 18

- Phối kết hợp cùng với các phòng ban và phân xưởng có liên quan đối chiếu số lượng công cụ, dụng cụ, nhiên liệu (xăng dầu mỡ) sử dụng trong từng tháng, từng quý và từng năm.

- Lập kế hoạch sử dụng vật tư, nhiên liệu hàng ngày phục vụ cho máy nghiền;

- Triển khai các hoạt động nghiên cứu, sáng chế một số máy móc chuyên dùng;

- Lập kế hoạch mua sắm các máy móc thiết bị chuyên dùng mà phân xưởngchưa thể tự chế tạo hoặc lắp ráp được.

4.2.11 Phân xưởng khai thác

- Khai thác đá xanh, đá 1x2, đá 3x4 cung cấp cho việc sản xuất xi măng theo đúng tiêu chuẩn, chất lượng do Phó giám đốc kỹ thuật phê duyệt;- Sử dụng vật liệu nổ phải theo đúng chủng loại, số lượng và phải đảm bảo tuyệt đối an toàn, không để xảy ra tình trạng mất mát hay thiếu hụt vật liệu nổ.

- Căn cứ vào nhu cầu sản xuất thông qua Phòng Kế hoạch, tiến hành xây dựng kế hoạch khai thác đá nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời, đúng chủng loại và đúng tiêu chuẩn.

- Đảm bảo an toàn cho người lao động, đặc biệt trong việc sử dụng vật liệu nổ.

- Báo cáo thường xuyên về chất lượng đá khai thác tron từng tháng

4.2.12 Phân xưởng I (nghiền liệu)

Trang 19

- Có nhiệm vụ sản xuất bột phối liệu, đảm bảo theo đúng các tiêu chuẩn và định mức.

- Theo dõi thường xuyên số lượng bột phối liệu trong si lô để tiến hành bổ sung kịp thời, đầy đủ.

- Đề xuất nhu cầu vật tư, trang thiết bị sử dụng hàng tháng phục vụ cho hoạt động sản xuất.

4.2.13 Phân xưởng II (lò nung)

- Có nhiệm vụ sản xuất clinker- Vê viên trộn ẩm

- Đảm bảo cho quá trình nung clinker thường xuyên, liên tục.

- Đề xuất nhu cầu vật tư, trang thiết bị sử dụng hàng tháng phục vụ cho hoạt động sản xuất.

4.2.14 Phân xưởng III (thành phẩm)

- Có nhiệm vụ sản xuất xi măng rời và đóng bao thành phẩm

- Kết hợp với Phòng kinh doanh và phòng Kế hoạch TC-HC tiến hành xuất kho xi măng

- Theo dõi sản lượng tiêu thụ hàng tháng

- Theo dõi và báo cáo tình hình sử dụng xi măng nội bộ;

4.2.15 Văn phòng Đại diện

- Báo cáo kết quả tình hình tiêu thụ thực tế tại khu vực Hà Nội

Trang 20

- Nhận đơn hàng tại khu vực Hà Nội và báo đơn hàng lên cho Phòng Kinh doanh

- Phối hợp cùng phòng Kế hoạch TC-HC để điều động xe vận chuyển

- Nhập kho xi măng vào văn phòng nhằm dự trữ một lượng nhất định từ 50 tấn đến 80 tấn

- Lập kế hoạch tiêu thụ xi măng cho từng tháng tại thị trường Hà Nội

- Đầu tháng kết hợp với Phòng Kinh doanh tiến hành kiểm kê, đối chiếu số lượng và thu tiền tại từng đại lý ở khu vực Hà Nội.

- Chăm sóc khách hàng thường xuyên đối với các đại lý tại Hà Nội và kịp thời phản ánh những thắc mắc, khiếu nại của khách hàng với Ban Giám đốc

Trang 21

Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất xi măng, Nhà máy xi măng 78 đã và đang cố gắng tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thị trường bằng việc luôn đưa ra các sản phẩm đạt chất lượng cao, giá thành hợp lý nên sản lượng tiêu thụ của nhà máy tăng dần qua các năm.

Trang 22

Thị trường tiêu thụ chủ yếu của nhà máy là thị trường Hà Nội, chiếm từ80% đến 85% sản lượng tiêu thụ Còn lại là một số tỉnh lân cận như Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Lạng Sơn Hiện nay, nhà máy vẫn tiếp tục duy trì và phát triển thị trường Hà Nội, đưa ra các chính sách chăm sóc khách hàng truyền thống và tạo dựng mối quan hệ mới Tuy nhiên, thị trường tại Lạng Sơn vẫn chưa khai thác được nhiều, một phần là do có một số Công ty xi măng cũng đã và đang hoạt động trong đó có Công ty xi măng Lạng Sơn và Công ty xi măng Phú Thịnh, Hương Sơn Bên cạnh đó, giá bán xi măng của Nhà máy xi măng 78 vẫn còn cao hơn các đối thủ nên ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ của nhà máy Trước tình hình đó, Ban Giám đốc cũng đã đưa ra các chính sách nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụtại địa bàn Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang

Sản phẩm xi măng của nhà máy đã được khách hàng lựa chọn ngày càng nhiều hơn Bình quân mỗi ngày tiêu thụ hơn 250 tấn xi măng, trong đó chủ yếu là các đơn hàng tại Hà Nội, tại Lạng Sơn thì đơn đặt hàng vẫn còn nhỏ lẻ thậm chí các đại lý nhỏ liên kết với nhau để lấy cho đủ số lượng để hưởng chế độ khuyến mại.

Bảng 2: Kết quả tiêu thụ xi măng của nhà máy từ năm 2003 – 2006

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006Sản lượng tiêu thụ (tấn):

- Sản xuất tại nhà máy- Mua clinker ngoài

87.890 76.87011.020

88.112 77.05311.059

90.437 78.41612.021

93.104 78.64514.459Doanh thu (triệu đồng) 48.775 48.990 50.807 55.862

Trang 23

Qua bảng số liệu trên ta thấy, sản lượng tiêu thụ của nhà máy tăng dần qua các năm Tuy nhiên năm 2004 so với năm 2003, sản lượng tăng không đáng kể Năm 2005, sản lượng tiêu thụ tăng 2.325 tấn tương ứng tăng 2.6% so với năm 2004 Năm 2006, sản lượng tăng 2.667 tấn tương ứng tăng 2.9% so với năm 2005.

Doanh thu năm 2004 so với năm 2003 tăng lên không đáng kể Từ năm 2005, tốc độ tăng của doanh thu tăng dần Doanh thu năm 2005 là 50.807 triệu đồng, tăng 1.817 triệu đồng tương ứng tăng 3.7% so với năm 2004 Sang năm 2006, doanh thu đạt 55.862 triệu đồng, tăng 5.055 triệu đồng tương ứng tăng 9.9% so với năm 2005.

Công suất thiết kế hiện tại của máy nghiền là 80.000 tấn / năm nhưng công suất thực tế lại chỉ gần 79.000 tấn / năm do đó nhà máy vẫn phải thường xuyên nhập clinker bên ngoài để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các khách hàng và đại lý, đặc biệt là mấy tháng cuối năm Do đặc điểm,tính chất đặc thù của ngành sản xuất xi măng theo thời vụ nên nhà máy luôn có kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp Mấy tháng đầu năm do nhu cầu xây dựng chưa cao nên nhà máy luôn có chiến lược dự trữ xi măng trong kho, nhằm hạn chế việc nhập clinker nhiều vào lúc cao điểm, từ đó giảm được chi phí kinh doanh, tiêu thụ.

Để đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ xi măng của nhà máy trong những năm vừa qua, cần tiến hành đánh giá kết quả tiêu thụ của nhà máy theo từng khu vực thị trường và từng kênh phân phối.

1 Tình hình tiêu thụ xi măng theo khu vực thị trường

Sản phẩm xi măng của Nhà máy xi măng 78 đã được người tiêu dùng biết đến và đã dùng thực tế Trong đó, sản phẩm xi măng của nhà máy chủ

Trang 24

yếu là tiêu thụ tại thị trường Hà Nội, còn tại Lạng Sơn và các tỉnh lân cận thì mức tiêu thụ vẫn còn rất hạn chế

Tình hình tiêu thụ xi măng theo khu vực thị trường của nhà máy được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3: Kết quả tiêu thụ xi măng theo từng khu vực qua các năm

Số lượng

Tỷ trọng(%)

Số lượng

Tỷ trọng(%)

Số lượng

Tỷ trọng(%)

Hà Nội 70.156 79,8 71.905 81,6 72.312 80 74.674 80,2Lạng Sơn 10.552 12,0 10.019 11,4 11.553 12,8 12.496 13,4Bắc Ninh 1.578 1,8 1.356 1,5 1.398 1,5 1.576 1,7Bắc Giang1.397 1,6 1.143 1,3 1.234 1,4 1.244 1,3Vĩnh Phúc1.456 1,7 1.335 1,5 1.623 1,8 1.582 1,7

Trang 25

đoạn thị trường này tăng dần qua các năm nhưng mức tăng không cao, nguyên nhân là do thị trường Hà Nội dù nhu cầu xây dựng rất cao nhưng do có rất nhiều loại xi măng khác đang cùng tồn tại và giá lại rẻ hơn nên việc mở rộng thị trường tại đây vẫn chưa mang lại hiệu quả thiết thực Nhà máy đã giao nhiệm vụ cho Văn phòng đại diện và Phòng Kinh doanh

thường xuyên tiến hành chăm sóc khách hàng, đồng thời đặt quan hệ lại vớicác đại lý cũ đã từng bán xi măng của nhà máy Bên cạnh đó, nhân viên thị trường đã tiến hành nghiên cứu và mở rộng thị trường Hà Nội ra rộng vùngngoại thành như Gia Lâm, Đông Anh, Long Biên Tuy nhiên, việc chăm sóc khách hàng nhiều khi vẫn còn mang tính hình thức, chăm sóc khách hàng không chỉ là việc thường xuyên qua lại, tiếp xúc mà cần phải đi sâu vào việc nắm bắt tâm lý khách hàng, hiểu được tâm tư, nguyện vọng và cácý kiến, đề nghị của họ để từ đó đưa ra biện pháp tiếp cận thích hợp với từngkhách hàng.

- Thị trường Lạng Sơn:

Nhà máy xi măng 78 được đặt trụ sở tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn Đây là một tỉnh khu vực phía Bắc, giáp ranh với Trung Quốc, với hệ thống giao thông thuận tiện, là nơi có rất nhiều núi đá vôi, thuận lợi cho hoạt động sản xuất xi măng Tuy nhiên, nhu cầu xây dựng nhà ở, các công trình ở đây vẫn còn thấp, nguyên nhân là do thu nhập của người dân vẫn còn thấp, nhiều núi đá, diện tích đất ở vẫn còn thưa thớt Mặc dù vậy, đây lại được đánh giá là thị trường lớn trong thời gian tới.

Hiện nay có một số đại lý tại Hữu Lũng, Chi Lăng và thành phố Lạng Sơn là khách hàng thường xuyên, còn các đại lý khác vẫn lấy hàng nhưng không thường xuyên và số lượng lấy hàng không nhiều.

Sản lượng tiêu thụ hàng năm tại thị trường Lạng Sơn chiếm tỷ trọng từ

Trang 26

là 10.019 tấn, giảm 533 tấn, tương ứng giảm 5% so với năm 2003 Năm 2005, sản lượng tiêu thụ là 11.553 tấn, tăng 1.534 tấn, tương ứng tăng 15,3% so với năm 2004 Sang năm 2006, tiêu thụ được 12.496 tấn, tăng 943 tấn, tương ứng tăng 8,2% so với năm 2005 Như vậy, tình hình tiêu thụtại thị trường Lạng Sơn vẫn còn ở mức thấp, chưa tận dụng được thị trườngngay tại nơi sản xuất Số lượng đại lý tại đây là gần 10 đại lý, còn lại là mộtsố khách hàng mua lẻ trực tiếp Công tác mở rộng thị trường tại đây hầu như chưa được quan tâm, nhà máy chỉ tiến hành chăm sóc các đại lý đã và đang tiêu thụ xi măng của nhà máy.

- Các thị trường khác:

Các đoạn thị trường tiêu thụ khác của nhà máy chủ yếu là các khách hàng mua trực tiếp cho các việc xây dựng công trình, các đơn vị Quân đội Sản lượng tiêu thụ hàng năm rất thấp, cước vận chuyển xa nên giá thành cao Đây cũng chính là một trong những yếu tố tạo ra rào cản trong việc tiêu thụ xi măng của nhà máy trong khi đó giá bán của các loại xi măng địa phương thấp hơn giá bán của nhà máy từ 5.000 đến 10.000 đồng/tấn.

Như vậy, thị trường tiêu thụ xi măng chính của nhà máy là tại khu vực Hà Nội do đó nhà máy cần phải tiếp tục duy trì, giữ vững khách hàng, đại lý tại đây thông qua các chương trình khuyến mại, giảm giá vì đây cũng chính là thị trường có rất nhiều đối thủ cạnh tranh như xi măng Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Nghi Sơn, Phúc Sơn, Hải Dương, Sài Sơn Bên cạnh đó, nhà máy cần phải đặc biệt quan tâm tới việc chăm sóc khách hàng và mở rộng thị trường tại Lạng Sơn và các tỉnh lân cận cũng như các khu vực khácmà nhà máy chưa xâm nhập

2 Tình hình tiêu thụ xi măng theo kênh phân phối

Trang 27

Việc lựa chọn kênh phân phối phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp là rất quan trọng vì khi lựa chọn được kênh phân phối phù hợp với doanh nghiệp sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồngthời đem lại tiện ích cho khách hàng, đại lý trong việc mua bán, vận

Có nhiều loại kênh phân phối thường được các doanh nghiệp sử dụng như kênh phân phối trực tiếp, kênh phân phối gián tiếp, kênh phân phối hỗnhợp.

Kênh trực tiếp: là hình thức mà doanh nghiệp bán trực tiếp sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng mà không qua trung gian.

Kênh gián tiếp: là hình thức mà doanh nghiệp bán sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng thông qua các trung gian (người bán buôn, bán lẻ, đại lý).

Kênh hỗn hợp: là loại kênh phân phối được sử dụng nhiều trong các doanh nghiệp Kênh này là sự kết hợp hai loại kênh trực tiếp và gián tiếp nhằm tận dụng hết những ưu điểm và hạn chế những khuyết điểm của cả hai loại kênh phân phối trên.

Hiện nay nhà máy phân phối chủ yếu thông qua các đại lý (kênh gián tiếp), còn lại là bán trực tiếp cho người dân địa phương và các khách hàng là các công ty xây dựng Khách hàng của nhà máy ký kết hợp đồng thông qua hợp đồng đại lý và hợp đồng mua bán hàng hoá Các khách hàng ký kếthợp đồng đại lý là loại kênh phân phối gián tiếp còn các khách hàng ký kết hợp đồng mua bán là loại kênh phân phối trực tiếp, giao cho các chủ công trình xây dựng.

Trang 28

Kết quả tiêu thụ xi măng của nhà máy theo kênh phân phối trong nhữngnăm vừa qua được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4: Kết quả tiêu thụ xi măng theo kênh phân phối

Kênh phân phối

Số lượng (tấn)

Tỷ trọng

Số lượng (tấn)

Tỷ trọng

Số lượng (tấn)

Tỷ trọng

Số lượng (tấn)

Tỷ trọng

(%)Kênh trực

18.632 21.2 18.327 20.8 16.821 18.6 16.852 18.1Kênh

gián tiếp

69.258 78.8 69.785 79.2 73.616 81.4 76.252 81.9Tổng: 87.890 100 88.112 100 90.437 100 93.104 100

Qua bảng số liệu trên ta thấy sản phẩm xi măng của nhà máy chủ yếu được tiêu thụ thông qua kênh gián tiếp và có xu hướng tăng dần qua các năm Điều đó chứng tỏ số lượng các đại lý của nhà máy cũng tăng dần qua các năm và sức tiêu thụ của các đại lý cũng tăng lên trong khi đó các kháchhàng mua trực tiếp lại có xu hướng giảm xuống.

Đối với kênh trực tiếp: Khách hàng là các công ty xây dựng và các người dân địa phương mua hàng trực tiếp tại nhà máy hoặc vận chuyển đếntận nơi công trình Sản lượng tiêu thụ thông qua kênh trực tiếp có xu hướnggiảm qua các năm Năm 2004, sản lượng tiêu thụ là 18.327 tấn, giảm 305 tấn, tương ứng giảm 1,6% so với năm 2003 Năm 2005, sản lượng tiêu thụ là 16.821 tấn, giảm 1.506 tấn, tương ứng giảm 8,2% so với năm 2004 Sang

Trang 29

đến năm 2006, sản lượng tiêu thụ qua kênh trực tiếp có tăng lên nhưng tăngkhông đáng kể, lượng tăng là 31 tấn, tương ứng tăng 0,2 % so với năm 2005 nhưng nếu so sánh tỷ trọng tiêu thụ thì vẫn giảm, tỷ trọng tiêu thụ quakênh trực tiếp năm 2006 là 18,1% trong khi năm 2005 là 18,6%

Đối với kênh gián tiếp: sản lượng tiêu thụ năm 2004 là 69.785 tấn, tăng 527 tấn, tương ứng tăng 0,76% so với năm 2003 Năm 2005 tiêu thụ được 73.616 tấn, tăng 3.831 tấn, tương ứng tăng 5,5% so với năm 2004 Sang đến năm 2006 thì sản lượng tiêu thụ thông qua kênh trực tiếp tăng lên là 76.252, tăng 2.636 tấn, tương ứng tăng 3,6% so với năm 2005 Điều này cho thấy các đại lý đã tiêu thụ ngày càng nhiều hơn.

I Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ xi măng của nhà máy

1 Quy trình công nghệ sản xuất xi măng

Do đặc thù là sản xuất xi măng nên Nhà máy có quy trình kỹ thuật côngnghệ khép kín từ khâu nhận nguyên liệu, nhiên liệu ban đầu cho đến khi kếtthúc sản xuất ra sản phẩm cuối cùng Chính vì vậy, quy trình công nghệ củacông ty có tính nguyên tắc và tổ chức chặt chẽ theo một dây truyền công nghệ tương đối hoàn chỉnh, đòi hỏi trình độ và khả năng nhất định Nhà máy đã đầu tư đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao, lành nghề để vận hành sản xuất trong từng công đoạn của dây truyền công nghệ… Đội ngũ kỹ thuật được đào tạo tại khoa Silicat Đại học Bách khoa Hà Nội để chỉ đạo sản xuất.

Về quy trình công nghệ sản xuất xi măng của Nhà máy hết sức nghiêm ngặt, đòi hỏi khi sản xuất phải luôn làm việc ba ca liên tục, sản xuất 24/24 giờ trong một ngày Vì vậy luôn ràng buộc người công nhân trong đơn vị

Trang 30

xuất: Cân, đong, đo, đếm đúng và đủ mọi thành phần trong đơn phối liệu vàsự quản lý về kỹ thuật nghiêm ngặt để đảm bảo cho sản xuất ra đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quy định.

Để phục vụ tốt cho công tác quản lý nói chung và quản lý kỹ thuật nói riêng, ngay từ khâu đầu tiên, các nguyên liệu đầu vào được tuyển chọn, kiểm tra, giám sát chặt chẽ trước khi nhập kho và phải đảm bảo tốt tính chất hoá, lý theo yêu cầu sản xuất không cho phép nhập bừa nhập ẩu nguyên liệu Công ty đã đầu tư thiết bị một cách đồng bộ từ hệ thống phân tích hoá lý của nguyên liệu nhập kho cũng như của sản phẩm xuất kho một cách đầy đủ Rồi đến các hệ thống nghiền liệu, hệ thống nghiền xi, đóng bao… Hệ thống điện luôn đảm bảo phục vụ tốt công tác sản xuất được bố trí nghiêm ngặt, an toàn và hợp lý Quy trình công nghệ sản xuất xi măng của nhà máy được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2: Quy trình công nghệ sản xuất xi măng

Trang 31

Là một doanh nghiệp nhà nước chuyên sản xuất và kinh doanh một loại

Ngày đăng: 10/12/2012, 14:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Cỏc chỉ tiờu chủ yếu đạt được trong mấy năm vừa qua - GiảI pháp tiêu thụ xi măng tại nhà máy xi măng 78
Bảng 1 Cỏc chỉ tiờu chủ yếu đạt được trong mấy năm vừa qua (Trang 9)
Bảng 1: Các chỉ tiêu chủ yếu đạt được trong mấy năm vừa qua - GiảI pháp tiêu thụ xi măng tại nhà máy xi măng 78
Bảng 1 Các chỉ tiêu chủ yếu đạt được trong mấy năm vừa qua (Trang 9)
Bảng 2: Kết quả tiờu thụ xi măng của nhà mỏy từ năm 2003 – 2006 - GiảI pháp tiêu thụ xi măng tại nhà máy xi măng 78
Bảng 2 Kết quả tiờu thụ xi măng của nhà mỏy từ năm 2003 – 2006 (Trang 22)
Bảng 2: Kết quả tiêu thụ xi măng của nhà máy từ năm 2003 – 2006 - GiảI pháp tiêu thụ xi măng tại nhà máy xi măng 78
Bảng 2 Kết quả tiêu thụ xi măng của nhà máy từ năm 2003 – 2006 (Trang 22)
Bảng 4: Kết quả tiờu thụ xi măng theo kờnh phõn phối - GiảI pháp tiêu thụ xi măng tại nhà máy xi măng 78
Bảng 4 Kết quả tiờu thụ xi măng theo kờnh phõn phối (Trang 28)
Qua bảng số liệu trờn ta thấy sản phẩm xi măng của nhà mỏy chủ yếu được tiờu thụ thụng qua kờnh giỏn tiếp và cú xu hướng tăng dần qua cỏc  năm - GiảI pháp tiêu thụ xi măng tại nhà máy xi măng 78
ua bảng số liệu trờn ta thấy sản phẩm xi măng của nhà mỏy chủ yếu được tiờu thụ thụng qua kờnh giỏn tiếp và cú xu hướng tăng dần qua cỏc năm (Trang 28)
Bảng 4: Kết quả tiêu thụ xi măng theo kênh phân phối - GiảI pháp tiêu thụ xi măng tại nhà máy xi măng 78
Bảng 4 Kết quả tiêu thụ xi măng theo kênh phân phối (Trang 28)
Bảng 5: Tỡnh hỡnh biến động và sử dụng lao động của nhà mỏy - GiảI pháp tiêu thụ xi măng tại nhà máy xi măng 78
Bảng 5 Tỡnh hỡnh biến động và sử dụng lao động của nhà mỏy (Trang 34)
Bảng 6: Bảng giỏ xi măng quốc phũng 78 (năm 2006 – 2007) - GiảI pháp tiêu thụ xi măng tại nhà máy xi măng 78
Bảng 6 Bảng giỏ xi măng quốc phũng 78 (năm 2006 – 2007) (Trang 41)
Bảng 6: Bảng giá xi măng quốc phòng 78 (năm 2006 – 2007) - GiảI pháp tiêu thụ xi măng tại nhà máy xi măng 78
Bảng 6 Bảng giá xi măng quốc phòng 78 (năm 2006 – 2007) (Trang 41)
Bảng 7: Giá bán xi măng quốc phòng 78 giao cho các đại lý phía Bắc (Áp - GiảI pháp tiêu thụ xi măng tại nhà máy xi măng 78
Bảng 7 Giá bán xi măng quốc phòng 78 giao cho các đại lý phía Bắc (Áp (Trang 42)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w