Qua đócũng thể hiện sức mạnh kinh tế của doanh nghiệp để cạnh tranh với doanh nghiệp kháctrên thị trường.Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đó, qua thời gian học tập tại trườngcũng
Trang 1TRỪƠNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
******
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN MUA HÀNG VÀ
NỢ PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN TẠI CÔNG TY TNHH DƯỢC
Trang 2TRỪƠNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
******
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN MUA HÀNG VÀ
NỢ PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN TẠI CÔNG TY TNHH DƯỢC
Trang 3Trong nền kinh tế quốc dân, doanh nghiệp thương mại có vai trò to lớn Nó gắn liềnsản xuất với tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của đời sống xã hội, thúc đẩysản xuất và các lĩnh vực khác của nền kinh tế phát triển, góp phần hình thành cơ cấukinh tế hợp lý, đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế nước ta với các nước trong khuvực và trên thế giới, thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nướctrong từng giai đoạn Từ khi chuyển đổi cơ chế kinh tế sang cơ chế thị trường có sựđiều tiết vĩ mô của Nhà nước, hoạt động của doanh nghiệp thương mại có những khácbiệt rất cơ bản so với hoạt động của nó trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung Doanhnghiệp thương mại phải tự tìm đầu vào, đầu ra cho mình, tự tổ chức quản lý kinhdoanh sao cho có hiệu quả nhất Để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp thương mạiphải tổ chức được tốt 3 khâu của quá trình lưu chuyển hàng hóa là mua vào - dự trữ -bán ra Ba khâu này có quan hệ mật thiết với nhau Mặc dù mục đích doanh nghiệpthương mại là tiêu thụ hàng hóa nhưng muốn có hàng để bán thường xuyên, liên tụcthì các doanh nghiệp phải tổ chức thu mua và dự trữ Chính việc thu mua, tổ chứcnguồn hàng sẽ góp phần thực hiện chức năng, mục tiêu của doanh nghiệp Qua đócũng thể hiện sức mạnh kinh tế của doanh nghiệp để cạnh tranh với doanh nghiệp kháctrên thị trường.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đó, qua thời gian học tập tại trườngcũng như tìm hiểu công tác kế toán ở Công ty TNHH Dược Phẩm Tâm Nhất thông quaviệc thục tập tại công ty dịch vụ kế toán Công ty TNHH Vibetax, em đã chọn đề tài:
“Hoàn thiện công tác kế toán mua hàng và nợ phải trả người bán” làm nội dung
của chuyên đề này Kết cấu của đề tài gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác kế toán mua hàng và phải trả người bán
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán mua hàng và nợ phải trả người bán tại công
ty TNHH Vibetax và công ty TNHH Dược Phẩm Tâm Nhất
Chương 3: Hoàn thiện công tác kế toán mua hàng và nợ phải trả người bán tại công
Trang 4Để hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp “Hoàn thiện công tác kế toán mua hàng và nợ phải trả người bán tại Công ty TNHH Dược Phẩm Tâm Nhất”, trong thời gian thực
tập em xin chân thành cám ơn đến các Thầy, Cô khoa Kế Toán – Kiểm Toán TrườngĐại Học Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt kiến thức trong nhữngnăm em học tập Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nềntảng cho quá trình nghiên cứu mà còn là hành trang quí báu để chúng em bước vào đời
một cách vững chắc và tự tin Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy Nguyễn Thành Tài, đã tận tình chỉ dạy, giúp đỡ, hướng dẫn trong suốt quá trình viết
bài khóa luận tốt nghiệp
Em cũng xin chân thành cảm ơn các anh chị nhân viên phòng kế toán, đặc biệt làBan Giám đốc Công ty TNHH Vibetax đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi đểnhóm em thực tập tại Công ty
Trong quá trình thực tập, bước đầu đi vào thực tế nên còn nhiều hạn chế và bỡngỡ không tránh khỏi những thiếu sót Bên cạnh đó, do tính bảo mật của công ty nênkhông thể đáp ứng đầy đủ các chứng từ và trong quá trình thực tập, quan sát, nghiêncứu hệ thống lưu chuyển chứng từ của công ty để vẽ lưu đồ có thể có sai sót Chúng
em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô cũng nhưquý Công ty để nhóm em có thể hoàn thiện hơn kiến thức, phục vụ tốt hơn công tácthực tế sau này
Cuối cùng nhóm em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành côngtrong sự nghiệp cao quý truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau Đồng kính chúc các
Cô, Chú, Anh, Chị trong Công ty TNHH Vibetax luôn dồi dào sức khỏe, đạt đượcnhiều thành công tốt đẹp trong công việc và Công ty ngày càng phát triển
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Trang 5
GVHD (ký ghi rõ họ tên)
Trang 6(Của GV phản biện)
Trang 7
MỤC LỤC
Trang Lời mở đầu
Lời cảm ơn
Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác kế toán mua hàng và nợ phải trả người bán trong
doanh nghiệp 1
1.1 Lí luận chung về kế toán mua hàng, nợ phải trả người bán 1
1.1.1 Đối với mua hàng 1
1.1.1.1 Khái niệm 1
1.1.1.2 Phạm vi xác định 1
1.1.1.3 Phân loại 2
1.1.1.4 Giá cả của hàng hóa 4
1.1.1.5 Ý nghĩa của hoạt động mua hàng trong hoạt động kinh doanh thương mại 5
1.1.2 Đối với nợ phải trả người bán 6
1.1.2.1 Khái niệm 6
1.1.2.2 Phạm vi xác định 6
1.1.2.3 Phân loại 6
1.1.2.4 Các hình thức thanh toán tiền hàng 7
1.1.3 Nhiệm vụ của kế toán mua hàng và công nợ phải trả 8
1.2 Nội dung kế toán mua hàng và công nợ phải trả 9
1.2.1 Mua hàng 9
1.2.1.1 Chứng từ sử dụng 9
1.2.1.2 Tài khoản sử dụng, kết cấu và nội dung phản ánh 9
1.2.2 Nợ phải trả người bán 18
1.2.2.1 Chứng từ sử dụng 18
Trang 81.2.2.2 Tài khoản sử dụng, kết cấu và nội dung phản ánh 18
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán mua hàng và nợ phải trả người bán tại Công ty TNHH Dược Phẩm tâm nhất 21
2.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH Vibetax 21
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 21
2.1.1.1 Thông tin công ty 21
2.1.1.2 Ngành nghề kinh doanh 21
2.1.1.3 Nhiệm vụ, chức năng 21
2.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý tại Công ty 22
2.1.2.1 Cơ cấu chung 22
2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của phòng ban 22
2.1.3 Cơ cấu tổ chức phòng kế toán tại Công ty 23
2.1.3.1 Cơ cấu chung 23
2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng kế toán 23
2.2 Tổng quan về Công ty TNHH Dược Phẩm Tâm Nhất 24
2.2.1 Khái quát về quá trình hình thành Công ty TNHH Dược Phẩm Tâm Nhất.24 2.2.1.1 Thông tin công ty 24
2.2.1.2 Vốn điều lệ 25
2.2.1.3 Lĩnh vực, Ngành nghề kinh doanh 25
2.2.1.4 Chức năng, nhiệm vụ 25
2.2.2 Cơ cấu tổ chức quản lý tại Công ty 26
2.2.2.1 Cơ cấu chung 26
2.2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 26
2.2.3 Tổ chức bộ máy kế toán và hình thức kế toán của Công ty TNHH Dược phẩm Tâm Nhất 28
Trang 92.2.3.1 Bộ máy tổ chức phòng kế toán 28
2.2.3.2 Chức năng của các phòng ban 28
2.2.3.3 Hình thức tổ chức bộ máy kế toán 30
2.2.4 Các chính sách kế toán áp dụng tại Công ty 30
2.2.4.1 Niên độ kế toán 31
2.2.4.2 Đơn vị tiền tệ sử dụng 31
2.2.4.3 Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty 31
2.2.4.4 Phương pháp kế toán TSCĐ 32
2.2.4.5 Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: 32
2.2.4.6 Phương pháp tính thuế GTGT 32
2.2.4.7 Phương pháp kế toán hàng tồn kho 32
2.2.4.8 Nguyên tắc ghi nhận doanh thu bán hàng hoá 32
2.2.4.9 Nguyên tắc ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính 32
2.2.4.10 Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả 33
2.2.4.11 Hệ thống tài khoản kế toán đang áp dụng tại công ty 33
2.2.4.12 Hệ thống báo cáo tài chính 35
2.3 Đặc điểm công tác kế toán mua hàng và nợ phải trả người bán tại Công ty TNHH Dược Phẩm Tâm Nhất 35
2.3.1 Kế toán mua hàng 35
2.3.1.1 Quy trình nghiệp vụ 35
2.3.1.2 Chứng từ sử dụng 36
2.3.1.3 Tai khoan sư dung 37
2.3.1.4 Sô kê toan sư dung 37
2.3.1.5 Quy trình ghi sổ 38
2.3.1.6 Trình bày trên BCTC 38
Trang 102.3.1.7 Môt sô nghiêp vu kinh tế phát sinh tai đơn vị 39
2.3.1.8 Nhận xét 42
2.3.2 Phải trả người bán 44
2.3.2.1 Mô ta quy trinh kê toan phai tra ngươi ban 44
2.3.2.2 Chứng từ sử dụng 45
2.3.2.3 Tài khoản sử dụng 46
2.3.2.4 Sổ kế toán sử dụng 46
2.3.2.5 Quy trình ghi sổ 46
2.3.2.6 Trình bày trên BCTC 47
2.3.2.7 Môt sô nghiêp vu kinh tế phát sinh tai đơn vị 48
2.3.2.8 Nhận xét 49
Chương 3: Hoàn thiện công tác kế toán mua hàng và nợ phải trả người bán tại Công ty TNHH Dược Phẩm Tâm Nhất 51
3.1 Sự cần thiết và yêu cầu của việc hoàn thiện công tác mua hàng và nợ phải trả người bán 51
3.1.1 Sự cần thiết 51
3.1.2 Yêu cầu 51
3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác mua hàng và nợ phải trả người bán tại công ty TNHH Dược Phẩm Tâm Nhất 52
3.2.1 Về bộ máy kế toán 52
3.2.2 Về tài khoản sử dụng 53
3.2.3 Về hệ thống chứng từ, sổ sách 53
3.2.4 Về mua hàng 53
3.2.5 Về nợ phải trả người bán 54
Trang 11DANH MỤC CÁC BẢNG/SƠ ĐỒ/HÌNH
1 Sơ đồ 1.1: Kế toán mua hàng hóa
2 Sơ đồ 1.2 : Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
3 Sơ đồ 1.3 Kế toán phải trả người bán
4 Sơ đồ 1.4: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty
5 Sơ đồ 1.5: Cơ cấu tổ chức phòng kế toán tại Công ty TNHH Vibetax
6 Sơ đồ 1.6: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty
7 Sơ đồ 1.7 Bộ máy tổ chức phòng kế toán tại công ty
8 Sơ đồ 1.8: Hình thức kế toán trên máy vi tính
9 Sơ đồ 1.9: Quy trình ghi sổ kế toán mua hàng
10 Sơ đồ 1.10: Quy trình ghi sổ nợ phải trả người bán
11 Lưu đồ 2.1: Quy trình mua hàng
12 Lưu đồ 2.2: Quy trình nợ phải trả người bán
Trang 1210 VAT Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
Trang 13Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác kế toán mua hàng và nợ phải trả người bán trong doanh nghiệp
1.1 Lí luận chung về kế toán mua hàng, nợ phải trả người bán
1.1.1 Đối với mua hàng
1.1.1.1 Khái niệm
- Mua hàng hóa là quan hệ trao đổi giữa người mua và người bán về trị giá hàng hoáthông qua quan hệ thanh toán tiền hàng,theo đó bên mua có nghĩa vụ thanh toán chobên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận (Điều 3 – Luật Thươngmại 2005)
- Mua dịch vụ trong doanh nghiệp là mua những đối tượng không có hình thái vật chấtnhư: Tiền điện, tiền nước, internet, văn phòng phẩm…được sử dụng trực tiếp cho các
bộ phận trong doanh nghiêp
+ Quá trình mua hàng phải di n ra theo những phương thức và thể thức nhất định
- Ngoài ra các trường hợp ngoại lệ sau vẫn được coi là hàng hóa:
+ Hàng mua về vừa để bán, vừa để tiêu dùng trong nội bộ doanh nghiệp mà chưaphân biệt rõ giữa các mục đích thì vẫn coi là hàng mua
+ Hàng hóa hao hụt trong quá trình mua theo hợp đồng bên mua chịu
- Đối với hình thức nhập khẩu, điều kiện để được coi là hàng nhập khẩu là:
Trang 14+ Hàng mua của nước ngoài dùng để phát triển kinh tế và thỏa mãn nhu cầu trongnước theo hợp đồng mua bán ngoại thương.
+ Hàng đưa vào trong nước tham gia hội trợ, triển lãm sau đó bán lại cho doanhnghiệp trong nước và thu bằng ngoại tệ
Thời điểm ghi chép hàng mua:
- Đối với hàng thương mại nội địa
+ Hàng về nhưng chứng từ chưa về: Doanh nghiệp nắm được quyền sở hữu, tứcdoanh nghiệp nắm được quyền sở hữu về hàng hóa trước khi mất đi quyền sở hữu
về tiền tệ thì thời điểm ghi nhận hàng mua là khi kiểm nhận xong hàng hóa
+ Hàng và chứng từ cùng về một thời điểm: có nghĩa doanh nghiệp nắm được quyền
sở hữu về hàng hóa đồng thời mất đi quyền sở hữu về tiền tệ thì thời điểm ghi nhậnhàng mua là khi kiểm nhận xong hàng hóa
+ Chứng từ về nhưng hàng chưa về: có nghĩa doanh nghiệp mất đi quyền sở hữu vềtiền tệ trước khi nắm được quyền sở hữu về hàng hóa, thì thời điểm ghi nhận hàngmua là khi doanh nghiệp ký nhận nợ và nhận chứng từ hoặc thanh toán
- Đối với mua hàng theo hình thức nhập khẩu:
+ Nếu hàng nhập khẩu bằng đường biển thì thời điểm hàng được ghi nhận là khihàng về đến hải phận của nước và Hải quan ký vào tờ khai Hải quan
Nếu hàng nhập khẩu bằng đường không thì thời điểm ghi nhận hàng nhập khẩu làkhi hàng về đến sân bay đầu tiên của nước nhập khẩu và Hải quan xác nhận hoànthành thủ tục Hải quan
+ Nếu hàng nhập khẩu bằng đường sắt, đường bộ thì thời điểm ghi nhận hàng nhậpkhẩu là khi hàng về đến cảng ga cửa khẩu của nước nhập khẩu và Hải quan xácnhận hoàn thành thủ tục Hải quan
Trang 15- Mua hàng nước ngoài: Doanh nghiệp nhập khẩu các vật tư, hàng hóa, dịch vụ từ cácnước khác Do các sản phẩm, hàng hóa, vật tư trong nước không thể đáp ứng cho hoạtđộng sản xuất.
Theo phương thức thanh toán:
- Mua hàng trả trước: Sau khi ký kết hợp đồng mua bán, doanh nghiệp sẽ thanh toántrước cho nhà cung cấp một khoản tiền đã nêu rõ trong hợp đồng trước khi nhận đượchàng hóa
+ Mua hàng trả ngay: Bên mua sẽ thanh toán ngay cho bên bán sau khi nhận đượcquyền sở hữu về hàng hóa, hình thức thanh toán nêu rõ trong hợp đồng
+ Mua hàng trả chậm: Bên bán đã chuyển giao hàng và quyền sở hữu nhưng bên muachưa phải trả đủ tiền tại thời điểm giao hàng.Thông thường bên bán sẽ đặt điềukiện tín dụng cho bên mua trong đó quy định rõ về thời hạn thanh toán cho phép,thời hạn thanh toán được hưởng chiết khấu, tỷ lệ chiết khấu thanh toán (nếu có)
Theo phương thức mua hàng:
- Mua hàng trong nước
+ Mua hàng theo phương thức trực tiếp: Doanh nghiệp cử cán bộ của mình k m theogiấy ủy thác đến tận kho của người bán để lấy hàng theo hợp đồng kinh tế đã
ký kết Sau khi nhận hàng và ký vào chứng từ thì doanh nghiệp có trách nhiệm vậnchuyển hàng hóa đó về kho của mình Mọi mất mát, hư hỏng của hàng hóa đều dodoanh nghiệp chịu trách nhiệm
+ Mua hàng theo phương thức chuyển hàng: Khác với phương thức trực tiếp, theophương thức này người bán sẽ chuyển hàng đến kho hoặc tại địa điểm doanhnghiệp quy định trong hợp đồng đã ký kết cho người mua Tại đây sau khi nhận
Trang 16hàng và ký vào chứng từ thì hàng hoá đó mới thuộc quyền sở hữu của doanhnghiệp.
- Mua hàng nhập khẩu:
+ Nhập khẩu trực tiếp: Là hình thức mà trong đó các đơn vị kinh doanh sản xuấtnhập khẩu được Bộ Thương mại cấp giấy phép kinh doanh nhập khẩu, trực tiếp tổchức giao dịch đàm phán, kí kết hợp đồng mua bán với nước ngoài, trực tiếp nhậnhàng và thanh toán tiền hàng Chỉ có doanh nghiệp nào có đủ khả năng về tài chính,
có trình độ giao dịch, quản lý kinh doanh, thành lập hợp pháp mới được ký kết hợpđồng mua bán hàng hoá với nước ngoài theo hình thức này
+ Nhập khẩu ủy thác: Là hình thức nhập khẩu được áp dụng đối với các doanhnghiệp có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa nhưng chưa có đủ điều kiện nên phải ủythác qua công ty dịch vụ thực hiện việc nhập khẩu Nói cách khác, đây là hình thứcnhập khẩu hàng qua trung gian.Theo phương thức nhập khẩu ủy thác sẽ có hai bêntham gia trong hoạt động nhập khẩu là bên giao ủy thác nhập khẩu và bên nhận ủythác nhập khẩu Bên nhận ủy thác nhập khẩu sẽ được hưởng hoa hồng theo tỉ lệthoả thuận giữa hai bên ghi trong hợp đồng uỷ thác nhập khẩu
1.1.1.4 Giá cả của hàng hóa
Hàng mua được nhập kho theo giá thực tế Đây là qui định chung theo chế độ kế toán hiệnhành Giá mua cao hay thấp tùy thuộc vào quan hệ cung cấp, tùy thuộc vào khối lượnghàng mua và phương thức thanh toán.Theo quy định, khi ghi sổ kế toán hàng hoá đượcphản ánh theo theo nguyên tắc giá gốc, quy định trong Chuẩn mực kế toán “Hàng tồnkho”.Giá thực tế của hàng hoá mua vào được xác định theo công thức sau:
Giảm giáhàng mua,chiết khấuthươngmạiGiá thực tế
của hàng
hóa mua vào =
Giá muacủa hàng
Chi phíthu muacủa hànghóa
+Thuế nhập khẩu,thuế TTĐB, thuếbảo vệ môitrường ( nếu có)
Trang 17
-Trong đó:
- Giá mua của hàng hoá: Là số tiền mà doanh nghiệp phải trả cho người bán theo hợp
đồng hay hoá đơn Tuỳ thuộc vào phương thức tính thuế giá trị gia tăng doanh nghiệpđang áp dụng, giá mua hàng hoá được quy định khác nhau
+ Đối với doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, giá muacủa hàng hoá là giá mua chưa có thuế giá trị gia tăng đầu vào
+ Đối với doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giátrị gia tăng và đối với những hàng hoá không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị giatăng thì giá mua của hàng hoá bao gồm cả thuế giá trị gia tăng đầu vào
- Giảm giá hàng mua: là số tiền mà người bán giảm trừ cho người mua do hàng hoá
kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu…
- Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách
hàng mua hàng với số lượng lớn
- Chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng bao gồm: chi phí vận chuyển, bốc xếp
hàng hoá, chi phí bảo hiểm, chi phí lưu kho, lưu bãi, chi phí hao hụt tự nhiên trongkhâu mua…
Ngoài ra, trong trường hợp hàng mua vào cần phải sơ chế, phơi đảo, phân loại, chọn lọc,đóng gói… trước khi bán ra thì toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình đó cũng đượctính vào giá thực tế của hàng mua
1.1.1.5 Ý nghĩa của hoạt động mua hàng trong hoạt động kinh doanh thương mại
- Mua hàng là hoạt động đầu tiên nhằm tạo ra yếu tố đầu vào (đối với doanh nghiệpthương mại yếu tố đầu vào là nguồn hàng) một cách đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, đúngquy cách, chủng loại, chất lượng, phù hợp với nhu cầu của khách hàng và kế hoạchbán ra của doanh nghiệp
- Mua hàng là nghiệp vụ mở đầu cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đây làkhâu mở đầu cho lưu chuyển hàng hoá, mua đúng chủng loại, mẫu mã, số lượng, vàchất lượng thì dẫn đến mua và bán tốt hơn
- Tạo tiền đề vật chất cho hoạt động bán hàng Các doanh nghiệp muốn bán hàng ra thịtrường thì phải có tiền đề vật chất tức là phải có yếu tố đầu vào Mua hàng sẽ giúp
Trang 18cho doanh nghiệp có hàng hoá trong tay từ đó bán ra thị trường đảm bảo có đủ lượnghàng bán ra cho khách hàng theo đúng yêu cầu của họ.
1.1.2 Đối với nợ phải trả người bán
1.1.2.1 Khái niệm
Theo chuẩn mực VAS số 01 định nghĩa:
- Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và sựkiện đã qua mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình
- Nợ phải trả được ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán khi có đủ điều kiện chắc chắc
là doanh nghiệp sẽ phài dùng lượng tiền chi ra để trang trải cho những nghĩa vụ hiệntại mà doanh nghiệp phải thanh toán, và khoản nợ phải trả đó phải xác định được mộtcách đáng tin cậy
1.1.2.2 Phạm vi xác định
Điều kiện ghi nhận nợ phải trả:
- Thanh toán nghĩa vụ hiện tại bằng tiền, bằng TS khác, thay thế bằng 1 khoản nợ kháchoặc chuyển nợ thành vốn chủ sở hữu
- Khoản nợ đó phải được xác định (ước tính) một cách đáng tin cậy
Thời điểm ghi nhận nợ phải trả người bán
- Thời điểm phát sinh nghĩa vụ phải trả được căn cứ vào thời điểm giao dịch phát sinh
là Thông thường trong giao dịch mua hàng hóa, dịch vụ thời điểm doanh nghiệpđược chuyển giao phần lớn lợi ích và rủi ro gắn liền với quyền sở hữu của tài sản mua
về tùy theo từng điều kiện mua hàng cụ thể để ghi nhận nợ phải trả nhà cung cấp
1.1.2.3 Phân loại
Theo phạm vi lãnh thổ:
- Công nợ phải trả với nhà cung cấp trong nước
- Công nợ phải trả với nhà cung cấp nước ngoài
Theo mối quan hệ giữa nhà cung cấp với doanh nghiệp:
- Nhà cung cấp đơn thuần là người bán, người cung cấp vật tư, hàng hoácho doanhnghiệp
- Nhà cung cấp đồng thời là khách hàng của doanh nghiệp
Trang 19- Nhà cung cấp và doanh nghiệp là đơn vị trực thuộc của cùng một tổng công ty (hoạtđộng theo mô hình công ty mẹ- công ty con).
Theo mức độ cung cấp:
- Nhà cung cấp thường xuyên
- Nhà cung cấp nhỏ lẻ
Theo thời hạn thanh toán:
- Nợ ngắn hạn: Được thanh toán trong vòng 12 tháng kể từ ngày kết thúc kỳ kế toánnăm
- Nợ dài hạn: Không thỏa mãn điều kiện của nợ ngắn hạn
1.1.2.4 Các hình thức thanh toán tiền hàng
Thanh toán bằng tiền mặt: Bao gồm các loại hình thanh toán như thanh toán bằng tiềnViệt Nam, trái phiếu ngân hàng, bằng ngoại tệ các loại và các loại giấy tờ có giá trị nhưtiền Khi nhận được vật tư hàng hoá thì bên mua xuất tiền mặt tại quỹ để trả trực tiếpcho người bán Hình thức thanh toán này trên thực tế chỉ phù hợp với các giao dịch giátrị nhỏ (thường dưới 20.000.000 VND), bởi vì với các khoản mua có giá trị lớn việcthanh toán trở nên phức tạp và kém an toàn
Thanh toán không dùng tiền mặt: Đây là hình thức thanh toán được sử dụng phổ biếntrong các doanh nghiệp, rất tiện lợi cho việc thanh toán cho các nghiệp vụ thanh toánvới giá trị lớn:
- Thanh toán bằng Séc: Séc là một tờ mệnh lệnh vô điều kiện của người chủ tài khoản,yêu cầu cho ngân hàng trích từ tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng có tênghi trên séc, hoặc trả theo lệnh của người ấy hoặc trả cho người cầm séc một số tiềnnhất định, bằng tiền mặt hay bằng chuyển khoản.Séc là có tính chất thời hạn, tức là tờséc chỉ có giá trị tiền tệ hoặc thanh toán nếu thời hạn hiệu lực của nó chưa hết đối vớiséc thương mại.Thời hạn đó tuỳ thuộc vào phạm vi không gian mà séc lưu hành vàluật pháp các nước quy định
Séc thanh toán gồm séc chuyển khoản, séc bảo chi, séc tiền mặt và séc định mức
- Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi: Ủy nhiệm chi (hoặc lệnh chi) là phương tiện thanhtoán mà người trả tiền lập lệnh thanh toán theo mẫu do Ngân hàng quy định, gửi cho
Trang 20ngân hàng nơi mình mở tài khoản và yêu cầu trích một số tiền nhất định trên tàikhoản của mình để trả cho người thụ hưởng.
Uỷ nhiệm chi được áp dụng trong thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ, nộp thuế, trả nợ
và một số thanh toán khác
- Thanh toán bù trừ: Áp dụng trong điều kiện hai doanh nghiệp có quan hệ mua và bánhàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ lẫn nhau Theo hình thức thanh toán này, định kì haibên phải đối chiếu giữa số tiền được thanh toán và số tiền phải thanh toán với nhau do
bù trừ lẫn nhau Các bên tham gia thanh toán chỉ cần chi trả số chênh lệch sau khi bùtrừ Việc thanh toán giữa hai bên phải trên cơ sở thoả thuận rồi lập thành văn bản đểlàm căn cứ ghi sổ và theo dõi
1.1.3 Nhiệm vụ của kế toán mua hàng và công nợ phải trả
Để có thể đáp ứng yêu cầu quản lí, tổ chức kế toán mua hàng, công nợ phải trả cần thựchiện tốt các nhiệm vụ sau:
- Phản ánh chính xác, kịp thời và giám sát chặt chẽ tình hình của từng loại hàng hóa,vật tư về số lượng, chất lượng cũng như giá cả để lên kế hoạch thu mua hợp lý
- Tuân thủ các quy định về mẫu của bộ tài chính về tổ chức chứng từ Kế toán vận dụng
hệ thống tài khoản phải đảm bảo nguyên tắc thống nhất và thích ứng
- Theo dõi các khoản chi phí phát sinh trong quá trình thu mua một cách chính xác,quản lý giảm thiểu các trường hợp bị thất thoát di n ra, cung cấp thông tin đầy đủ, kịpthời trên các sổ sách kế toán về thông tin mua hàng và các khoản nợ phải trả nhà cungcấp
- Phân bổ hợp lí chi phí mua hàng cho số hàng đã bán và số hàng tốn kho cuối kì
- Lựa chọn phương pháp thích hợp để xác định giá vốn xuất bán, đảm bảo độ chính xáccủa chỉ tiêu lãi gộp khi xác định kết quả hoạt động kinh doanh
- Lập bảng theo dõi tuổi nợ và lên kế hoạch thanh toán để trình cho giám đốc định kỳcuối mỗi tuần
- Đối chiếu công nợ phải trả với nhà cung cấp định kỳ và bất kỳ thời gian nào
- Liên kết với các bộ phận có liên quan khi gặp vấn đề như:sai lệch đơn vị tính, sốlượng hàng hóa,…
Trang 211.2 Nội dung kế toán mua hàng và công nợ phải trả
1.2.1 Mua hàng
1.2.1.1 Chứng từ sử dụng
Các chứng từ kế toán bắt buộc phải lập kịp thời, đúng mẫu quy đinh và đầy đủ các yếu tốnhằm bảo đảm tính pháp lý khi ghi sổ kế toán Việc luân chuyển chứng từ cần có kếhoạch cụ thể, đảm bảo ghi chép kịp thời, đầy đủ Kế toán nghiệp vụ mua hàng cần nhữngchứng từ sau:
- Hóa đơn GTGT
- Phiếu nhập kho
- Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa mua vào
- …
1.2.1.2 Tài khoản sử dụng, kết cấu và nội dung phản ánh
Theo thông tư 200/2014/TT-BCT:
Tài khoản 156“ Giá mua hàng hóa”
Phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các loại hàng hóa của doanhnghiệp bao gồm hàng hóa tại các kho hàng, quầy hàng, hàng hoá bất động sản Hàng hóa
là các loại vật tư, sản phẩm do doanh nghiệp mua về với mục đích để bán (bán buôn vàbán lẻ) Trường hợp hàng hóa mua về vừa dùng để bán, vừa dùng để sản xuất, kinh doanhkhông phân biệt rõ ràng giữa hai mục đích bán lại hay để sử dụng thì vẫn phản ánh vào tàikhoản 156 “Hàng hóa”
Trong giao dịch xuất nhập - khẩu ủy thác, tài khoản này chỉ sử dụng tại bên giao ủy thác,không sử dụng tại bên nhận ủy thác (bên nhận giữ hộ) Mua, bán hàng hóa liên quan đếncác giao dịch bằng ngoại tệ được thực hiện theo quy định tại Điều 69 – hướng dẫn kế toánchênh lệch tỷ giá hối đoái
Trang 22 Kết cấu và nội dung phản ánh
TK 156
Dư ĐK: Trị giá vốn hàng tồn đầu kỳ
- Trị giá hàng hóa mua vào đã nhập kho
theo hóa đơn mua hàng
- Trị giá của hàng hóa gia công, chế biến
- Chi phí thu mua hàng hóa
- Kết chuyển trị giá hàng hóa tồn kho
- Chi phí thu mua phân bổ chohàng hóa đã bán trong kỳ
- Kết chuyển trị giá hàng hóa tồnkho đầu kỳ (KKĐK)
Dư CK:
- Trị giá mua vào của hàng hóa tồn kho
- Chi phí thu mua của hàng hóa tồn kho
Tài khoản 156 - Hàng hóa, có 3 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 1561 - Giá mua hàng hóa: Phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động
của hàng hóa mua vào và đã nhập kho (tính theo trị giá mua vào)
- Tài khoản 1562 - Chi phí thu mua hàng hóa: Phản ánh chi phí thu mua hàng hóa phát
sinh liên quan đến số hàng hóa đã nhập kho trong kỳ và tình hình phân bổ chi phí thumua hàng hóa hiện có trong kỳ cho khối lượng hàng hóa đã bán trong kỳ và tồn khothực tế cuối kỳ (kể cả tồn trong kho và hàng gửi đi bán, hàng gửi đại lý, ký gửi chưabán được) Chi phí thu mua hàng hóa hạch toán vào tài khoản này chỉ bao gồm cácchi phí liên quan trực tiếp đến quá trình thu mua hàng hóa như: Chi phí bảo hiểmhàng hóa, tiền thuê kho, thuê bến bãi, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản đưa
Trang 23hàng hóa từ nơi mua về đến kho doanh nghiệp; các khoản hao hụt tự nhiên trong địnhmức phát sinh trong quá trình thu mua hàng hóa.
- Tài khoản 1567 - Hàng hóa bất động sản: Phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến
động của các loại hàng hoá bất động sản của doanh nghiệp Hàng hoá bất động sảngồm: Quyền sử dụng đất; nhà; hoặc nhà và quyền sử dụng đất; cơ sở hạ tầng mua đểbán trong kỳ hoạt động kinh doanh bình thường; Bất động sản đầu tư chuyển thànhhàng tồn kho khi chủ sở hữu bắt đầu triển khai cho mục đích bán
Trang 24 Phương pháp hạch toán
Sơ đồ 1.1: Kế toán mua hàng hóa theo phương pháp kê khai thường xuyên
Tài khoản 641 - Chi phí bán hàng
Theo thông tư 200/TT-BCT/2014, tài khoản 641-Chi phí bán hàng phản ánh các chi phíthực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ, bao gồm cácchi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phíbảo hành sản phẩm, hàng hoá (trừ hoạt động xây lắp), chi phí bảo quản, đóng gói, vậnchuyển, …
Đánh giá giảm hàng hóa
TK 412Hàng hóa thiếu
TK333
Thuế GTGT nếuđược khấu trừ
Trang 25 Kết cấu và nội dung phản ánh
Tài khoản 641 - Chi phí bán hàng có 7 tài khoản cấp 2.
- Tài khoản 6411 – Chi phí nhân viên quản lí: Phản ánh các khoản phải trả cho nhân
viên bán hàng, nhân viên đóng gói, vận chuyển, bảo quản sản phẩm, hàng hoá, baogồm tiền lương, tiền ăn giữa ca, tiền công và các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảohiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp
- Tài khoản 6412- Chi phí vật liệu bao bì: Phản ánh các chi phí vật liệu, bao bì xuất
dùng cho việc giữ gìn, tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, như chi phí vật liệu đónggói sản phẩm, hàng hoá, chi phí vật liệu, nhiên liệu dùng cho bảo quản, bốc vác, vậnchuyển sản phẩm, hàng hoá trong quá trình tiêu thụ, vật liệu dùng cho sửa chữa, bảoquản TSCĐ,…dùng cho bộ phận bán hàng
- Tài khoản 6413- Chi phí đồ dùng văn phòng: Phản ánh chi phí về công cụ, dụng cụ
phục vụ cho quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá như dụng cụ đo lường, phươngtiện tính toán, phương tiện làm việc, …
- Tài khoản 6414- Chi phí khấu hao tài sản cố định:Phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ ở
bộ phận bảo quản, bán hàng, như nhà kho, cửa hàng, bến bãi, phương tiện bốc dỡ, vậnchuyển, phương tiện tính toán, đo lường, kiểm nghiệm chất lượng, …
Trang 26- Tài khoản 6415- Chi phí bảo hành: Dùng để phản ánh khoản chi phí bảo hành sản
phẩm, hàng hoá Riêng chi phí sửa chữa và bảo hành công trình xây lắp phản ánh ở
TK 627 “Chi phí sản xuất chung” mà không phản ánh ở TK này
- Tài khoản 6417- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài
phục vụ cho bán hàng như chi phí thuê ngoài sửa chữa TSCĐ phục vụ trực tiếp chokhâu bán hàng, tiền thuê kho, thuê bãi, tiền thuê bốc vác, vận chuyển sản phẩm, hànghoá đi bán, tiền trả hoa hồng cho đại lý bán hàng, cho đơn vị nhận uỷ thác xuấtkhẩu, …
- Tài khoản 6412- Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh các chi phí bằng tiền khác phát
sinh trong khâu bán hàng ngoài các chi phí đã kể trên như chi phí tiếp khách ở bộphận bán hàng, chi phí giới thiệu sản phẩm, hàng hoá, quảng cáo, chào hàng, chi phíhội nghị khách hàng
Tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Phản ánh các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp như các chi phí về lương nhân viên
bộ phận quản lý doanh nghiệp (tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, ); bảo hiểm xãhội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn,…
Trang 27 Kết cấu và nội dung phản ánh
TK 642
- Các chi phí quản lý doanh nghiệp thực
tế phát sinh trong kỳ
- Số dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng
phải trả (Chênh lệch giữa số dự phòng
phải lập kỳ này lớn hơn số dự phòng đã
lập kỳ trước chưa sử dụng hết)
- Các khoản được ghi giảm chi phíquản lý doanh nghiệp;
- Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi,
dự phòng phải trả (chênh lệch giữa số
dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dựphòng đã lập kỳ trước chưa sử dụnghết);
- Kết chuyển chi phí quản lý doanhnghiệp vào tài khoản 911 "Xác định kếtquả kinh doanh"
Trang 28 Tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp, có 8 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 6421 - Chi phí nhân viên quản lý: Phản ánh các khoản phải trả cho cán bộ
nhân viên quản lý doanh nghiệp, như tiền lương, các khoản phụ cấp, bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp của Ban Giám đốc, nhânviên quản lý ở các phòng, ban của doanh nghiệp
- Tài khoản 6422 - Chi phí vật liệu quản lý: Phản ánh chi phí vật liệu xuất dùng cho
công tác quản lý doanh nghiệp như văn phòng phẩm vật liệu sử dụng cho việc sửachữa TSCĐ, công cụ, dụng cụ, (giá có thuế, hoặc chưa có thuế GTGT)
- Tài khoản 6423 - Chi phí đồ dùng văn phòng: Phản ánh chi phí dụng cụ, đồ dùng văn
phòng dùng cho công tác quản lý (giá có thuế, hoặc chưa có thuế GTGT)
- Tài khoản 6424 - Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ dùng
chung cho doanh nghiệp như: Nhà cửa làm việc của các phòng ban, kho tàng, vật kiếntrúc, phương tiện vận tải truyền dẫn, máy móc thiết bị quản lý dùng trên vănphòng,…
- Tài khoản 6425 - Thuế, phí và lệ phí: Phản ánh chi phí về thuế, phí và lệ phí như:
thuế môn bài, tiền thuê đất, và các khoản phí, lệ phí khác
- Tài khoản 6426 - Chi phí dự phòng: Phản ánh các khoản dự phòng phải thu khó đòi,
dự phòng phải trả tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
- Tài khoản 6427 - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài
phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp; các khoản chi mua và sử dụng các tàiliệu kỹ thuật, bằng sáng chế, (không đủ tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ) được tính theophương pháp phân bổ dần vào chi phí quản lý doanh nghiệp; tiền thuê TSCĐ, chi phítrả cho nhà thầu phụ
- Tài khoản 6428 - Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh các chi phí khác thuộc quản lý
chung của doanh nghiệp, ngoài các chi phí đã kể trên, như: Chi phí hội nghị, tiếpkhách, công tác phí, tàu xe, khoản chi cho lao động nữ,
Trang 29 Phương pháp hạch toán
Sơ đồ 1.2 : Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Hoàn nhập số chênh lệchgiữa số phải thu dự phòng
đã trích lập hàng nămtrước chưa sử dụng hết lớnhơn số phải trích lập năm
nayK/C chi phí bán hàng, chi
Dự phòng phải thu khó đòi
Chi phí lương và các khoảng trích theo
Chi phí dịch vụ mua ngoài, phí, lệ phí
Trang 301.2.2 Nợ phải trả người bán
1.2.2.1 Chứng từ sử dụng
Nợ phải trả, kế toán có thể sử dụng các chứng từ kế toán sau:
- Hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ
- Bảng kê hóa đơn, chứng từ mua vào
- Phiếu chi
- Giấy Nợ của ngân hàng
- …
1.2.2.2 Tài khoản sử dụng, kết cấu và nội dung phản ánh
Theo thông tư 200/2014/TT-BCT
TK 331 “ Phải trả người bán”
Phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp cho người bánvật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ, người bán TSCĐ, BĐSĐT, các khoản đầu tư tàichính theo hợp đồng kinh tế đã ký kết Tài khoản này cũng được dùng để phản ánh tìnhhình thanh toán về các khoản nợ phải trả cho người nhận thầu xây lắp chính, phụ Khôngphản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ mua trả tiền ngay
Kết cấu và nội dung phản ánh
TK 331
Dư ĐK: Số phải trả người bán đầu kỳ
- Số tiền đã trả cho người bán vật tư, hàng
hóa, người cung cấp dịch vụ, người nhận
thầu xây lắp
- Số tiền ứng trước cho người bán, người
cung cấp, người nhận thầu xây lắp nhưng
chưa nhận được vật tư, hàng hóa, dịch vụ,
khối lượng sản phẩm xây lắp hoàn thành
bàn giao
- Số tiền người bán chấp thuận giảm giá
hàng hóa hoặc dịch vụ đã giao theo hợp
- Số tiền phải trả cho người bán vật tư,hàng hoá, người cung cấp dịch vụ vàngười nhận thầu xây lắp
- Điều chỉnh số chênh lệch giữa giátạm tính nhỏ hơn giá thực tế của số vật
tư, hàng hoá, dịch vụ đã nhận, khi cóhoá đơn hoặc thông báo giá chínhthức
- Đánh giá lại các khoản phải trả chongười bán bằng ngoại tệ (trường hợp
Trang 31- Chiết khấu thanh toán và chiết khấu
thương mại giảm trừ vào khoản nợ phải trả
cho người bán
- Giá trị vật tư, hàng hóa thiếu hụt, kém
phẩm chất khi kiểm nhận và trả lại người
bán
- Đánh giá lại các khoản phải trả cho người
bán bằng ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại
tệ giảm so với Đồng Việt Nam)
tỷ giá ngoại tệ tăng so với Đồng ViệtNam)
Dư CK:
- Số tiền còn phải trả cho người bán,người cung cấp, người nhận thầu xâylắp
- Số dư bên Nợ (nếu có):
Số tiền đã ứng trước cho người bán hoặc số tiền đã trả nhiều hơn số phải trả cho ngườibán theo chi tiết của từng đối tượng cụ thể Khi lập Bảng Cân đối kế toán, phải lấy số dưchi tiết của từng đối tượng phản ánh ở tài khoản này để ghi 2 chỉ tiêu bên “Tài sản” vàbên “Nguồn vốn”
Trang 32 Phương pháp hạch toán
Sơ đồ 1.3 Kế toán phải trả người bán
Nhà thầu chính xác địnhkhối lượng xây lắp phảitrả cho nhà thầu phụ
Chênh lệch tỷ giá tăng khi cuối
kỳ đánh giá các khoản phải trảngười bán bằng ngoại tệ
TK632TK133
Thuế GTGT (nếu có)Phí ủy thác nhập khẩu phải trảđơn vị nhận ủy thác
TK151,152,156,211
Chênh lệch tỷ giá giảm khi cuối
kỳ đánh giá các khoản phải trả
người bán bằng ngoại tệ
TK413
Trả tiền hàng nhập khẩu và các
chi phí liên quan đến hàng nhập
khẩu cho đơn vị nhận ủy thác
Trả trước tiền ủy thác mua hàng
cho đơn vị nhận ủy thác nhập khẩu
TK111,112
TK515
Thuế GTGT(nếu có)TK133
TK333Thuế nhập khẩu
TK152,153,157,211,213TK152,153,156,
211,611,
Thuế GTGT(nếu có)
TK413Nhận cung cấp dịch vụ
TK154,241,242,641,642,635,811
Trường hợp khoản nợ phải trả cho
Chiết khấu thương mại Mua TSCĐ
Mua vật tư, hàng nhập kho
TK211,213TK133
Ứng trước tiền cho người bán
Thanh toán các khoản phải trả
TK111,112,
341
TK151,152,153,156,611,…
Trang 33Chương 2: Thực trạng công tác kế toán mua hàng và nợ phải trả người bán tại Công
ty TNHH Dược Phẩm tâm nhất
2.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH Vibetax
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
2.1.1.1 Thông tin công ty
Công ty TNHH Vibetax là công ty được thành lập theo Giấy Chứng nhận đăng ký doanhnghiệp số 0313887326 do Sở Kế hoạch & Đầu tư cấp ngày 29/06/2016
Tên công ty: Công ty TNHH Vibetax
Tên giao dịch: Vibetax
Người đại diện pháp luật: Nguy n Thị Ngọc Hân
Trụ sở chính: 20/12 Đinh Bộ Lĩnh, Phường 24, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM
Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại
Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, vi n thông
Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm
Dịch vụ hỗ trợ giáo dục
2.1.1.3 Nhiệm vụ, chức năng
Công ty TNHH Vibetax là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoạt động theochức năng nhiệm vụ của mình và được pháp luật bảo vệ Công ty có chức năng nhiệm vụsau:
Thực hiện công việc kế toán liên quan đến nội dung dịch vụ kế toán đã được thỏathuận trong hợp đồng cung cấp dịch vụ
Trang 34 Chịu trách nhiệm trước khách hàng và trước pháp luật về nội dung dịch vụ kế toán
đã cung cấp và phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra
Thường xuyên trao dồi kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp, thựchiện chương trình cập nhật kiến thức hàng năm theo quy định của Bộ Tài Chínhhoặc của các tổ chức nghề nghiệp được Bộ Tài Chính ủy quyền
Tuân thủ pháp luật về kế toán và hoạt động nghề nghiệp kế toán Tuân thủ sự quản
lý nghề nghiệp và kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán của Bộ Tài Chính hoặc của
tổ chức nghề nghiệp kế toán được Bộ Tài Chính ủy quyền
2.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý tại Công ty
2.1.2.1 Cơ cấu chung
Sơ đồ 1.4: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty TNHH Vibetax
(Nguồn: Cơ cấu tổ chức tại Công ty TNHH Vibetax)
2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của phòng ban
Giám đốc kiêm kế toán trưởng:
- Tổ chức công tác quản lý và điều hành, thực hiện các công việc liên quan đến lĩnhvực nghiệp vụ, thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm
- Tổ chức kiểm tra, kiểm soát các hợp đồng kinh tế của công ty
- Tổ chức cải tiến và hoàn thiện chế độ hạch toán kế toán, bộ máy kế toán thống kêtheo mẫu biểu thống nhất, bảo đảm việc ghi chép, tính toán số liệu chính xác, trungthực, kịp thời và đầy đủ toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh trong toàn Công ty.Phòng hành chính:
GIÁM ĐỐC KIÊM
KẾ TOÁN TRƯỞNG
PHÒNG HÀNH