1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Huyện Yên Lập Tỉnh Phú Thọ nhằm phát triển kinh tế xã hội Đến năm 2015

95 1K 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phương Hướng Và Giải Pháp Thúc Đẩy Chuyển Dịch Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp Huyện Yên Lập Tỉnh Phú Thọ Nhằm Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Đến Năm 2015
Tác giả Nguyễn Kim Huỳnh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Kim Dung, Đỗ Đức Hà, Trưởng phòng KH – TC Huyện Yên Lập
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Kế Hoạch
Thể loại Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2006
Thành phố Phú Thọ
Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 813,5 KB

Nội dung

Luận văn : Phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Huyện Yên Lập Tỉnh Phú Thọ nhằm phát triển kinh tế xã hội Đến năm 2015

Trang 1

MỞ ĐẦU

Việt Nam là một nước có 80% dân số sống trong khu vực nông nghiệpvà trên 70% lao động xã hội đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông -lâm - nghiệp Nên có thể nói trong giai đoan hiện nay khu vực nông nghiệptruyền thống vẫn được coi là khu vực giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tếnước ta.

Sự phát triển như vũ bão của khoa học - công nghệ, thông tin và nhu cầusinh hoạt của con người ngày càng tăng đã tác động mạnh tới ngành sản xuấtnông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Từ đó đòi hỏi sự thay đổi về chất cũngnhư về lượng.Trước xu thế hội nhập, đặc biệt sau khi Việt Nam trở thànhthành viên của hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN) năm 1996 vàđang là đang là thành viên của tổ chức thương mại quốc tế WTO Tuy rằng xuthế hội nhập sẽ tạo ra nhiều cơ hội để trao đổi hàng hoá, dịch vụ, thông tin tạo cơ sở và động lực cho tăng trưởng kinh tế Nhưng nông nghiệp Việt Namcũng đang phải đối mặt trước những thách thức lớn về sự cạnh tranh trong sảnxuất và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp trong môi trường tự do thươngmại, mà trên thực tế Việt Nam chưa có mấy lợi thế, nhiều mặt còn yếu kém:về chất lượng, cơ cấu sản phẩm không phù hợp với thị trường thế giới kinhnghiệm và uy tín trên thị trường Bên cạnh đó năng suất lao động xã hội vànông nghiệp còn thấp Lao động trong nông nghiệp, nông thôn dư thừa nhiều,thu nhập thấp, sức ép về dân số, việc làm đang trở nên những vấn đề lớn cótính bức xúc của xã hội vì vậy chuyển dịch cơ cấu kinh tế là vấn đề tất yếuđối với nước ta hiện nay Và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế này nó tác độngmạnh tới toàn bộ các vùng trong cả nước Và Huyện Yên Lập – Phú Thọ cũngnằm trong sự thay đổi mang tính tất yếu đó.

Trang 2

Ngay từ khi thành lập Huyện Yên Lập luôn xác định ngành nông nghiệpvẫn là ngành kinh tế chính trong quá trình phát triển Huyện Yên lập đã sớmtriển khai xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội để đặt mụctiêu phát triển cho những năm tiếp theo Nhưng trên thực tế ngành nôngnghiệp của Huyện Yên Lập vẫn phát triển một cách tự phát, thiếu kiểm soátvà thiếu định hướng rõ dàng còn tồn tại nhiều bất cập khó khắc phục.

Nhận thức từ thực tiễn em đã đi sâu vào nghiên cứu và hoàn thành

chuyên đề với đề tài sau : “Phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyểndịch cơ cấu ngành nông nghiệp Huyện Yên Lập Tỉnh Phú Thọ nhằmphát triển kinh tế xã hội Đến năm 2015”

Trong bài chuyên đề nêu lên quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngànhnông nghiệp từ năm 2000 cho tới nay, nhằm xem sét sự chuyển dịch cơ cấukinh tế ngành nông nghiệp, đồng thời những tác động của sự chuyển dịch đốivới sự phát triển kinh tế của Huyện Bài chuyên đề của em gồm có ba phầnchính như sau :

- Phần I : Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp

- Phần II : Thực trạng về chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp HuyệnYên Lập Tỉnh Phú Thọ 2001-2006

- Phần III : Phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấungành nông nghiệp Huyện Yên Lập Tỉnh Phú Thọ nhằm phát triển kinh tế xãhội đến năm 2015

Để hoàn thiện bản chuyên đề, em đã có sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tìnhcủa cô giáo TS Nguyễn Thị Kim Dung và cán bộ phòng tài chính - kế hoạchHuyện Yên Lập, trực tiếp là chú Đỗ Đức Hà ( Trưởng phòng KH – TC HuyệnYên Lập ) Em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của cô giáo cùng cán bộhướng dẫn thực tập đã giúp em hoàn thành bài chuyên đề này Trong bài

Trang 3

chuyên đề này em không tránh khỏi những điểm hạn chế và thiếu sót, mongđược sự đóng góp thêm của cơ quan thực tập và các thầy cô giáo cùng các bạnđể đề tài này được hoàn thành một cách tốt hơn.

Trang 4

PHẦN I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤUNGÀNH NÔNG NGHIỆP

I Cơ cấu ngành và chuyển dịch cơ cấu ngành 1 Các khái niệm cơ bản

1.1 Cơ cấu kinh tế và cơ cấu ngành kinh tế

*Cơ cấu kinh tế

Trên thực tế vẫn chưa có một nhà khoa học nào đưa ra một khái niệmchính xác và thỏa đáng nhất về cơ cấu kinh tế Có rất nhiều cách tiếp cận khácnhau và quan điểm khác nhau về khái niệm cơ cấu kinh tế Sau đây là một sốkhái niệm về cơ cấu kinh tế của một số nhà khoa học

- Theo C.Mark : Cơ cấu kinh tế là tổng thể một bộ phận hợp thành với vịtrí, tỷ trọng tương ứng của mỗi bộ phận và mối quan hệ tương tác giữa các bộphận ấy trong quá trình phát triển kinh tế xã hội

- Theo quan điểm duy vật biện chứng : Cơ cấu kinh tế là tổng thể các bộphận hợp thành bởi nhiều yếu tố kinh tế của nền kinh tế quốc dân, giữa chúngcó mối quan hệ hữu cơ, nhưng tương tác qua lại cả về mặt số lượng và chấtlượng trong những không gian thời gian và điều kiện kinh tế xã hội cụ thể,vận động theo mục tiêu nhất định.

- Hay : cơ cấu kinh tế là mối quan hệ giữa các bộ phận khác nhau củatổng thể kinh tế được nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau.

Cơ cấu kinh tế là một phạm trù kinh tế thể hiện các mối quan hệ của cácngành, các vùng và của các thành phần kinh tế Mối quan hệ này phản ánh cảmặt số lượng và chất lượng của các yếu tố hợp thành.

Trang 5

* Cơ cấu ngành kinh tế :

Có thể có nhiều cách phân ngành khác nhau khi nghiên cứu về chuyểndịch cơ cấu ngành Song cho đến nay chính thức tồn tại hai hệ thống phânngành kinh tế theo hệ thống "Sản xuất vật chất"(Material Production System-MPS) Và hệ thống phân ngành theo Hệ thống tài khoản quốc gia (System ofNational Accounts-SNA).

Trong hệ thống sản xuất vật chất, các ngành kinh tế được phân làm haikhu vực: Sản xuất vật chất và không sản xuất vật chất Khu vực sản xuất vậtchất và không sản xuất được chia thành các ngành cấp I như công nghiệp,nông nghiệp Các ngành cấp I được chia thành các ngành cấp II, chẳng hạnngành công nghiệp lại bao gồm các ngành sản phẩm như điện năng, nhiênliệu Đặc biệt trong các ngành công nghiệp, người ta cũng phân ra thànhnhóm A và nhóm B (nhóm A là các ngành công nghiệp nặng, nhóm B là cácngành công nghiệp nhẹ).

Theo hệ thống Tài khoản quốc gia các ngành kinh tế được phân chiathành 3 nhóm ngành ( hay ba khu vực) kinh tế lớn là Nông nghiệp , Côngnghiệp- Xây dựng và dịch vụ - Thương mai Ba ngành này bao gồm 20 ngànhcấp I như: Nông nghiệp và lâm nghiệp, Thuỷ sản (nuôi trồng và khai thác),Khai mỏ và khai khoáng, chế biến Các ngành cấp I lại chia nhỏ thành cácngành cấp II Các ngành cấp II lại được phân nhỏ thành càc ngành sản phẩm.

Cơ cấu ngành kinh tế : Là tổng thể các ngành kinh tế hợp thành với vịtrí, tỷ trọng tương ứng của mỗi ngành và mối quan hệ tương tác giữa cácngành trong quá trình phát triển kinh tế xã hội tại một thời điểm nhất định.

Trang 6

1.2 Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế : Là quá trình phát triển của cácngành kinh tế dẫn đến sự tăng trưởng khác nhau giữa các ngành và làm thayđổi mối tương quan giữa chúng so với một thời điểm trước đó Theo định

nghĩa này, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành chỉ xẩy ra sau một khoảng thờigian nhất định (vì nó là một quá trình) và sự phát triển của các ngành phải dẫnđến thay đổi mối quan hệ tương đối ổn định vốn có của chúng (ở thời điểmtrước đó) Trên thực tế, sự thay đổi này được biểu hiện ở những mặt sau:

- Xuất hiện thêm những ngành mới hay mất đi một số ngành đã có, tức là

cú sự thay đổi về số lượng cũng như loại ngành trong nền kinh tế Sự kiện này

chỉ có thể nhận biết được khi hệ thống phân loại ngành là đủ chi tiết Trongtrường hợp chỉ xét đến những ngành gộp thì không thể biết được những ngànhsản phẩm mới hình thành hay ngành sản phẩm đó mất đi trong một ngành đãcó.

- Sự tăng trưởng về quy mô và nhịp độ khác nhau giữa các ngành Sự

thay đổi cơ cấu diễn ra hay nói cách khác có sự chuyển dịch cơ cấu ngành chỉkhi có sự phát triển không đồng đều giữa các ngành sau mỗi giai đoạn.

Nhịp độ tăng trưởng ngành là chỉ tiêu xác định tốc độ biến đổi tươngquan giữa các ngành kinh tế từ thời điểm t0 đến thời điểm t1:

1 

mm

Trang 7

Để đánh giá đúng quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành trong mỗi thời kỳ,phải xem xét đồng thời cả tốc độ tăng trưởng và quy mô phát triển mà nó đạtđược ở điểm xuất phát.

- Sự thay đổi trong quan hệ tác động qua lại giữa các ngành, sự thay đổi

này trước hết biểu hiện bằng số lượng các ngành có liên quan Mức độ tácđộng qua lại giữa các ngành nay và các ngành khác thể hiện qua quy mô đầuvào mà nó cung cấp cho các ngành hay nhận được từ các ngành đó (biểu thị ởbằng độ lớn của các hệ số trong bảng I/O) Những sự thay đổi này thường liênquan đến thay đổi thay đổi nhu cầu xã hội trong những điều kiện mới Nhưvậy, khi một ngành ra đời hay phát triển, do có mối quan hệ với ngành khácmà nó có thể tác động thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển các ngành có liênquan với nó.

Sự tăng trưởng của các ngành dẫn đến chuyển dịch cơ cấu ngành trongmỗi nền kinh tế Cho nên, chuyển dịch cơ cấu ngành xảy ra như là kết quả củaquá trình phát triển Đó là quy luật tất yếu từ xưa đến nay trong hầu hết mọinền kinh tế (xét ở mức độ phân ngành nào đó) Vấn đề đáng quan tâm là ởchỗ: sự chuyển dịch cơ cấu ngành diễn ra theo chiều hướng nào và tốc độchuyển dịch nhanh chậm ra sao, có những quy luật gì?.

2 các tính chất cơ bản của cơ cấu kinh tế

2.1 Tính khách quan khoa học của cơ cấu kinh tế

Tính khách quan cơ cấu kinh tế thể hiện ở chỗ cơ cấu ngành nông nghiệpđược hình thành và vận động trên cơ sở tự nhiên và mức độ cải thiện điềukiện tự nhiên như đất đai, địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, Kinh tế - Xã hộicó lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội làm thay đổi bộ mặt nềnkinh tế Nói chung, cơ cấu kinh tế tồn tại một cách khách quan không theo ýchủ quan của bất kỳ ai và nó tồn tại theo sự biến đổi của các điều kiện khách

Trang 8

quan cùng với sự tác động tổng hòa của các điều kiện kinh tế - xã hội Cơ cấukinh tế được hình thành trên cơ sở khoa học là sự phân công lao động xã hội;Ngay nội tại bản thân sự phân công lao động xã hội cũng là một tất yếu kháchquan Thực chất tùy thuộc vào phân công lao động trong lĩnh vực nào thì hìnhthành nên cơ cấu thuộc lĩnh vực đó như : Phân công lao động theo ngành làcơ sở hình thành cơ cấu kinh tế ngành Phân công lao động theo vùng lãnh thổsẽ là cơ sở hình thành nên cơ cấu kinh tế vùng, lãnh thổ, có các ngành, cáclĩnh vực kinh tế phát triển các lực lượng sản xuất nhất định sẽ hình thành mộtcơ cấu kinh tế với tỷ lệ tương ứng cân đối giữa các bộ phận, tỷ lệ đó đượcthay đổi thường xuyên và tự giác theo quá trình diễn biến khách quan của nhucầu xã hội và khả năng đáp ứng yêu cầu đó Như quan điểm của C.Mark nêurằng: “ Trong sự phân công xã hội thì con số tỷ lệ là một tất yếu không saotránh khỏi, một sự tất yếu thầm kín yên lặng ” Do đó, cơ cấu kinh tế làhiển nhiên của nền kinh tế

Do vậy, tính khách quan của cơ cấu kinh tế được thể hiện thành các quyluật, các xu hướng biến đổi hay chính là xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tếnói chung Mỗi cơ cấu kinh tế có xu hướng chuyển dịch riêng như : Đối vơicơ cấu kinh tế ngành thì xu hướng chung là tăng tỷ trọng của ngành côngnghiệp và dịch vụ, đồng thời giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp nhưng vẫntăng về qui mô và số tuyệt đối; Riêng tốc độ tăng của ngành dịch vụ sẽ nhanhhơn của nghành công nghiệp Đối với cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ tỷ trọngdân số và lao động thành thị tăng và tỷ trọng dân số và lao động nông thôngiảm xuống Đối với cơ cấu xuất nhập khẩu có xu hướng tăng tỷ trọng xuấtkhẩu, giảm tỷ trọng nhập khẩu, theo xu hướng hội nhập với khu vực và quốctế, Tuy xu hướng này mang tính tất yếu nhưng con người cũng cần nhậnthức về chúng để không đi ngược lại qui luật đồng thời có những tác động

Trang 9

nhằm thúc đẩy quá trình này diễn ra nhanh hơn hoặc cũng có thể gây chở ngạicho sự thay đổi này.

Để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế diễn ra nhanh hơn thì trước tiêncần có đủ các điều kiện về kinh tế cũng như xã hội, sau đó đẩy mạnh quá trìnhcông nghiệp hóa hiện đại hóa tao động lực cho quá trình chuyển dịch cơ cấunày thuận lợi hơn; Đồng thời chuyển dịch cơ cấu phải dựa trên cơ sở thực tiễnvà cơ sở khoa học rõ ràng, ví dụ như : Nếu một quốc gia hay một vùng khôngcó hệ thống nước mặt mà lại thúc đẩy cơ cấu kinh tế lấy ngành thủy sản là chủđạo, chiếm tỷ trọng và số lượng cao la không thể thực hiện được.Do vậy cầncó kết hợp hoạt động theo qui luật, cần tôn trongjtinhs khách quan của cơ cấukinh tế không phiến diện hay áp dặt chỉ tiêu cho cơ cấu kinh tế nhằm đem lạihiệu quả cao nhất Nói chung tính khách quan là tính chất quan trọng nhất củachuyển dịch cơ cấu và tính chất lịch sử xã hội cũng không thể thiếu và kémphần quan trọng.

2.2 Tính lịch sử xã hội của cơ cấu kinh tế

Sự phát triển của các quốc gia, của các địa phương là khác nhau cũngnhư các giai đoạn phát triển của mỗi quốc gia cũng khác nhau Điều này thểhiện ở tính chất trình độ phát triển của quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuấtcùng với sự kết hợp giữa quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượngsản xuất ở các yếu tố về kinh tế, văn hóa, xã hội, truyền thống lịch sử, .riêng biệt Các mác nói rằng : “ Trong sự sản xuất xã hội ra đời của mình conngười có những quan hệ nhất định, tất yếu, không tùy thuộc vào ý muốn củahọ tức những quan hệ sản xuất, những quan hệ này phù hợp với hợp với trìnhđộ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất của họ Toàn bộ những quan hệsản xuất ấy cũng hợp thàng cơ cấu kinh tế của xã hội” Do vậy, sự hình thànhnên cơ cấu hợp lý nhất và đặc chưng riêng cho mỗi quốc gia hay khu vực của

Trang 10

mình mang tính chất kịch sử xã hội của cơ cấu kinh tế Ví dụ như : Một nướclà cái nôi và đi tiên phong diễn ra nhiều cuộc công nghiệp như nước anh thì sẽcó xu hướng phát triển ngành công nghiệp hơn ngành nông nghiệp, ngược lạiViệt Nam là nước nông nghiệp truyền thống lâu năm thì hiện nay vẫn còn lànước có nền nông nghiệp là chính và giữ vai trò khá cao; Hoặc là, một địaphương có ngành truyền thống là ngành thủ công mỹ nghệ thì trong hiện taivà tương lai vẫn phát triển ngành nghề của mình và tại đây cơ cấu ngành củađịa phương này sẽ theo hướng chú trọng vào ngành thủ công mỹ nghệ Kết luận lại sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế luôn gắn với sự phát triển khôngngừng của lực lượng sản xuất và nhu cầu chính trị - xã hội Do vậy trong quátrình phát triển, các nước hay các khu vực cần xác định đúng cơ cấu hợp lýcho từng quốc gia hay khu vực của mình Cơ cấu kinh tế của mỗi nước đượcđặc chưng bởi một số nội dung chủ yếu sau :

- Cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu nội bộ ngành kinh tế.- Cơ cấu vùng lãnh thổ.

- Cơ cấu thành phần kinh tế - Cơ cấu xuất nhập khẩu

- Ngoài ra, còn có cơ cấu lao động, cơ cấu vốn đầu tư,

Trong giáo trình kinh tế học Mác – Lênin viết : “ Cơ cấu kinh tế quốcdân là tổng thể các cơ cấu ngành, cơ cấu vùng và cơ cấu các thành phần kinhtế Trong hệ thống các cơ cấu đó, cơ cấu ngành là quan trọng nhất ” Dưới đâynghiên cứu cụ thể về cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp.

Trang 11

II Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp1 Cơ cấu ngành nông nghiệp

1.1 Khái niệm cơ cấu ngành nông nghiệp

Cơ cấu ngành nông nghiệp của một nền kinh tế là tập hợp tất cả cácnhóm ngành nông nghiệp (hiểu theo nghĩa rộng bao gồm các ngành: nông -lâm - ngư nghiệp; theo nghĩa hẹp bao gồm: trồng trọt và chăn nuôi) và cácmối quan hệ tương đối ổn định giữa chúng Nói cách khác giữa các ngànhnông nghiệp gồm các yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau cùngphát triển trong những không gian và thời gian nhất định, trong những điềukiện kinh tế nhất định.

Cơ cấu ngành nông nghiệp luôn thay đổi theo từng thời kỳ phát triển củanền kinh tế Đó là sự thay đổi quan hệ tỷ lệ giữa các ngành (tỷ lệ giữa ngànhtrồng trọt và chăn nuôi; giữa nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và nội bộmỗi ngành nhỏ lại có tỷ lệ riêng ), các vùng, các thành phần (do sự xuất hiệnmột số ngành ngoài nông nghiệp như: tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp, dichvụ nông thôn ) hay do sự gia tăng hoặc giảm sút tốc độ tăng trưởng giữa cácyếu tố cấu thành cơ cấu ngành nông nghiệp là không đồng đều Sự thay đổicủa cơ cấu ngành nông nghiệp từ trạng thái này sang trạng thái khác cho phù

hợp với môi trường phát triển được gọi là sự chuyển dịch cơ cấu ngànhnông nghiệp.

1.2 Các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu ngành nông nghiệp

Do điều kiện phát triển cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp vận động vàbiến đổi theo yêu cầu của đất nước đối với nông nghiệp ở các giai đoạn khácnhau, thời kỳ khác nhau nên vị trí của các bộ phận cấu thành nông nghiệpcũng khác nhau Chính vì vậy, để thấy rõ được vị trí của các bộ phận cấuthàng nông nghiệp có hợp lý và hiệu quả hay không cần có những chỉ tiêu

Trang 12

đánh giá cụ thể để có thể lượng hóa được chúng Sau đay là một số chỉ tiêusử dụng trong bài viết :

Thứ nhất, đánh giá về cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trong cơ câungành của một nước ( hay của một địa phương ) trên khía cạnh ( nội dung )chính như sau :

- Cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp trong tổng GTSX nền kinh tế sửdụng chỉ tiêu : Tỷ trọng (tỷ lệ %) giá trị sản xuất của ngành nông – lâm – thủysản trong tổng GTSX của nền kinh tế.

- Cơ cấu lao động ngành nông nghiệp trong tổng lưc lượng lao động nềnkinh tế sử dụng các chỉ tiêu tỷ trọng lao động trong các ngành nông – lâm –thủy sản

Thứ hai, đánh giá cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tếngành nông – lâm – thủy sản của một nước ( hay một địa phương ) đánh giávề :

- Cơ cấu trồng trọt – chăn nuôi – dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp sửdụng các chỉ tiêu về tỷ trọng của GTSX trồng trọt /GTSX ngành nông nghiệpthuần ,tỷ trọng GTSX chăn nuôi / GTSX ngành nông nghiệp thuần và tỷ trọngGTSX dịch vụ nông nghiệp/GTSX ngành nông nghiệp thuần túy

Trong đó, mỗi tiểu ngành nông nghiệp lại sử dụng các chỉ tiêu tỷ trọngcủa chúng trong đó như :

+ Trong ngành trồng trọt sử dụng một số tỷ lệ phần trăm giá trị sảnlượng nhóm cây lương thực, nhóm cây thực phẩm, nhóm cây công nghiệpngắn ngày, nhóm cây lâu năm/ tổng giá trị sản lượng ngành trồng trọt Bêntrong đó sử dụng các chỉ tiêu sau :

Trang 13

٧ Nhóm cây lương thực sử dụng chỉ tiêu tỷ trọng giá trị sản lượng củacây lúa, giá trị sản lượng của cây ngô, khoai, sắn/ tổng giá trị của cây lươngthực

٧ Nhóm cây thực phẩm sử dụng chỉ tiêu tỷ trọng giá trị sản lượng củacây khoai tây, cây rau các loại, giá trị sản lượng đậu đỗ các loại/ tổng giá trịsản lượng của nhóm cây thực phẩm.

٧ Nhóm cây công nghiệp ngắn ngày sử dụng chỉ tiêu tỷ trọng giá trị sảnlượng của cây lạc, mía, cây đậu tương/tổng giá trị sản lượng cây công nghiệpngắn ngày

٧ Nhóm cây lâu năm sử dụng các chỉ tiêu tỷ trọng giá trị sản lượng củacây chè, cây ăn quả, cây dâu tằm / tổng giá trị sản lượng của nhóm cây lâunăm.

- Đánh giá cơ cấu thủy trong cơ cấu ngành nông – lâm – thủy sản sửdụng chỉ tiêu tỷ trọng giá trị sản lượng thủy sản khai thác và thủy sản nuôitrồng/ giá trị sản lượng ngành thủy sản

2 Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp

Nghành nông nghiệp trước hết cung cấp lương thực thực phẩm cho conngười, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp, cung cấp lao động chocac ngành công nghiệp và dịch vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại

Trang 14

hóa ( cung cấp nguyên liệu, đất đai, lao động, vốn, thị trường, cho côngnghiệp phát triển ) Còn nông nghiệp hiện đại là nông nghiệp và dịch vụ nôngnghiệp có năng xuất và hiệu quả cao, có giá trị sử dụng thiêt yếu không thểthay thế được, tạo ra giá trị gia tăng lớn Sau đây là những vai trò mang tínhchất cụ thể về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp.

2.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp nhằm phát huyđược các lợi thế của vùng và địa phương.

Mỗi vùng có những điều kiện thuận lợi riêng về kinh tế, xã hội, do đómỗi vùng có những đặc chưng riêng Trong quá trình phát triển mục đích caonhất là có thể tận dụng và phát huy cao nhất lợi thế của vùng mình Chuyểndịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp sẽ tạo ra cơ sở cho việc thúc đẩy cáclợi thế đó một cách tốt nhất Trước kia, kinh tế phát triển một cách tự phát thìcác điều kiện, tiềm năng sẵn có không được phát huy tối đa; Sau khí chuyểndịch cơ cấu ngành nông nghiệp diễn ra, kinh tế hoạt động theo quĩ đạo, ổnđịnh thì mô hình vị trí hoạt động hiệu quả của chúng sẽ được đặt đúng chỗ;Mỗi sự vật hiện tượng khi được đặt đúng chỗ thì chúng cũng hoạt động năngđộng hơn và đạt hiệu quả cao hơn Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành nôngnghiệp cũng chính là quá trình chuyển sự vât, hiện tượng, công việc theođúng tính chất của chúng Do vậy, cơ bản chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngànhnông nghiệp cũng chính là điều kiện tốt nhất cho việc phát huy lợi thế của cácvùng và đia phương trong cả nước.

2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp là cách thứcchuyển giao công nghệ

Để chuyển dịch cơ cấu kinh tế được diễn ra thuận lợi và nhanh chóngcần có sự tác động của khoa học - công nghệ, ngược lại chuyển dịch cơ cấukinh tế ngành nông nghiệp lại là nhân tố thúc đẩy cho việc thực hiện khoa

Trang 15

học, công nghệ được thuận lợi Nói tóm lại, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngànhnông nghiệp là cách thức để cho khoa học công nghệ được đưa vào khu vựcnông nghiệp, nông thôn một cách tốt nhất Đó cũng là cách thức thực hiệncông nghiệp hóa, hiện đại hóa một cách toàn diện nhất Giữa hai mặt nàychúng có mối quan hệ liên kết chặt chễ với nhau.

2.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp nhằm nâng caođời sống, giảm nghèo

Trong thời kỳ nền kinh tế nước ta đang chuyển mình hòa nhập chung vớinền kinh tế thế giới, thì việc giải quyết vấn đề xã hội sao cho thoả đáng, phùhợp với yêu cầu phát triển kinh tế được xem là một khâu quan trọng trongchiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Thu nhập chính ở nông thôn có được là từ sản xuất nông nghiệp Chuyểndịch cơ cấu nông nghiệp đúng hướng sẽ tác động tới cơ cấu sản phẩm nôngnghiệp ( tăng sản lượng sản phẩm hàng hóa nông nghiệp có giá trị cao ) và từđó đem lại cho người dân nguồn thu nhập ổn định Cơ sở hạ tầng được cảithiện tạo môi trường thuận lợi cho nông dân yên tâm tiến hành sản xuất vì thếnăng suất lao động có xu hướng ngày càng tăng.

Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, tạo ra một số ngành nghề mới gópphần tăng thêm thu nhập cho nông dân, giải quyết tình trạng thất nghiệp đangcó dấu hiệu tăng trong khu vực nông thôn Từ đó dần khắc phục được tìnhtrạng đói nghèo, tăng phúc lợi công cộng, y tế, giáo dục.

Trang 16

III Một số yếu tố ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệphuyện Yên Lập – Phú Thọ

1 Điều kiện tự nhiên

1.1 Vị trí địa lý

Yên lập là huyện miền núi ở phía Tây Bắc của tỉnh Phú Thọ, cách thànhphố trung tâm Việt Trì khoảng 70km; phía Đông giáp huyện Cẩm Khê vàhuyện Tam Nông (Phú Thọ), phía Tây giáp huyện Văn Chấn (Yên Bái), phíaNam giáp huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) và phía Bắc giáp huyện Hạ Họa (PhúThọ).

Yên Lập có 16 xã và 1 thị trấn với tổng dân số (đến 31/12/2006) là81.953 người Trên địa bàn huyện không có đường quốc lộ và không có sônglớn chảy qua Có 05 tuyến đường tỉnh (313, 321, 321B, 313D, 321C) dài tổngcộng 107,1 km, trong đó chỉ có 26,7 km là đạt tiêu chuẩn, chất lượng kém đilại khó khăn nhất là vào mùa mưa.

Do nằm ở vị trí khá xa trung tâm tỉnh lỵ, cùng với hệ thống giao thôngcơ bản chưa phát triển nên huyện yên Lập có nhiều khó khăn, bất lợi so vớicác huyện lân cận trong giao lưu phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển cácngành công nghiệp và dịch vụ.

1.2 Địa hình

Yên Lập là huyện miền núi cao, địa hình đa dạng và phức tạp, có nhiềudãy núi cao, độ dốc lớn, hệ thống suối, khe, ngòi hẹp và dốc laik phân bốkhông đều làm cho địa hình bị phân cách mạnh Địa bàn Huyện có thể phânthành 4 tiểu vùng chính.

-Tiểu vùng 1: các xã vùng hạ huyện (vùng thấp): là vùng địa hình núithấp, đồi cao gồm các xã Minh Hòa, Đồng Lạc, Ngọc Đồng, Ngọc Lâp, Phúc

Trang 17

Khánh phù hợp cho phát triển các loại cây công nghiệp lâu năm (chè) và câynguyên liệu giấy, đồng thời sản xuất chế biến vật liệu xây dựng Tuy nhiên,do địa hình phân cách nên việc phát triển hệ thống thủy lợi gặp nhiều khókhăn.

-Tiểu vùng 2: các xã vùng Trung huyện (vùng giữa) gồm các xã XuânViên, Xuân Thủy, Hưng Long, Đồng Thịnh, Thương Long, Thị trấn YênLập.Đây là vùng thung lũng được đào tạo bởi hai sườn núi cao phía đông vàtây huyện, đất được hình thành do bồi tụ trong quá trình phong hóa có thànhphần cơ giới chủ yếu là đất thịt trung bình và thịt nặng, phù hợp cho pháttriển sản xuất cây lương thực (lúa, ngô) theo hướng chuyên canh va thâmcanh cao, phát triển những giống lúa chất lượng cao; đồng thời phát triểncông nghiệp chế biến nông sản và dịch vụ.

-Tiểu vùng 3: Các xã vùng Thượng huyện, gồm Mỹ Lung, Mỹ Lương,Lương Sơn, Xuân an Đây là vùng địa hình bị phân cách mạnh, đất có độ dốclớn trên 25, về mùa mưa thường xảy ra lũ quét, về mùa khô lại hay bị hạn, dovậy phù hợp với phát triển lâm nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp; pháttriển dịch vụ du lịch và có thể khai thác quặng sắt ở Lương Sơn, Xuân An.

-Tiểu vùng 4: Các xã vùng cao gồm Trung Sơn, Nga Hoàng địa hìnhphân cách mạnh, đất có độ dốc lớn trên 25 thường xảy ra lũ quét, do vậy phùhợp với phát triển lâm nghiệp với các loại cây lấy gỗ, cây đặc sản có giá trịkinh tế cao.

1.3 Khí hậu, thủy văn và sông ngòi

Yên Lập nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ trung bình năm vàokhoảng 22,5, cao nhất 39°và thấp nhất 4-5 Có hai mùa chính: mùa đông lạnhvà khô hạn, kéo dài từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau với nhiệt độ trung bình14,2- 18; mùa hè nóng và mưa nhiều, kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9 với nhiệt

Trang 18

độ trung bình 28-30 Lượng mưa trung bình năm là 1.570 mm Độ ẩm trungbình trong năm là 86- 89%, cao nhất lên đến 90% vào tháng 7.8 và thấp nhấtđến 62% thường vào tháng 12 hàng năm.

Chế độ thủy văn phụ thuộc vào cấu tạo địa hình Mực nước trong cácsuối, khe, ngòi, hồ chứa trong địa bàn huyện lên xuống thất thường, đột ngộtphụ thuộc vào các trận mưa lớn trong mùa mưa Mực nước tại các suối hàngnăm là +25,45m, mực nước lũ lịch sủ từng đạt đến +56,62 m Hàng nămthường xảy ra lũ ống gây ngập lụt cục bộ, có thể kéo dài đến 2 ngày thuộc vàotừng trận mưa lớn.

Trên địa bàn Huyện không có sông chảy qua, chủ yếu có các suối nhỏ đổra ngòi (Ngòi Lao, Ngòi Giành) Ngòi Lao bắt nguồn từ Mũi Kim (tỉnh YênBái) chảy qua các địa phận các xã Mỹ Lung, Mỹ Lương Ngòi Giành bắtnguồn từ Nghĩa Tân (tỉnh Yên Bái) chảy qua địa phận các xã Trung Sơn,Xuân An, Xuân Viên, Lương Sơn, sang xã Phượng Vĩ (huyện Cẩm Khê) rồiđổ ra sông Thao.

Nhìn chung, chế độ khí hậu và thủy văn trên địa bàn tương đối khắcnghiệt, gây không ít khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và cho đời sống củangười dân trong Huyện.

1.4 Các nguồn tài nguyên thiên nhiên

1.4.1 Quỹ đất đai

Tổng diện tích tự nhiên của Yên Lập là 43.746,5 ha, chiếm 12,41% diệntích tự nhiên của tỉnh Phú Thọ Trong tổng diện tích đất tự nhiên năm 2007,đất nông nghiệp là 36.778.82 ha chiếm 84,07% Trong tổng diện tích đất nôngnghiệp, đất sản xuất nông nghiệp là 8382,54 Ha chiếm 22,79%; đất lâmnghiệp là 27.987,99 ha chiếm 76,09% và đất nuôi trồng thủy sản là 408,17 ha

Trang 19

chiếm 1,1% Trong diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đất trồng cây hàngnăm là 4334,19 ha, chỉ chiếm 51,7%, còn lại là đất trồng cây lâu năm.

Đất phi nông nghiệp của Huyện có 3.228.37 ha, chiếm 7,38% diện tíchđất tự nhiên, trong đó đất ở là 613,61 ha; đất chuyên dùng là 2067,32 ha, chủyếu là đất quốc phòng an ninh với 1196,47 ha và đất dùng vào mục đích côngcộng 777.19 ha Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp chỉ có 82,34 ha,chiếm 3,98% đất chuyên dùng.

Đất chưa sử dụng của Huyện còn khá nhiều 3739,31 ha, chiếm 8,54%diện tích đất tự nhiên, trong đó đất bằng có 260,1 ha, còn lại là đất đồi núichưa sử dụng.

Bảng số 1: Tình hình đất đai của huyện Yên Lập năm 2005 – 2007

Đất trồng cây hàng năm khác

Trang 20

2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng

Nguồn: Phòng Tài Nguyên – Môi Trường Yên Lập

Trang 21

Với quỹ đất như trên, huyện Yên Lập có nhiều thuận lợi trong phát triểnnông nghiệp, đặc biệt là cây lâm nghiệp và cây công nghiệp lâu năm Quỹ đấtchưa sử dụng còn nhiều, có thể đáp ứng nhu cầu mở rộng quỹ đất chuyêndùng để xây dựng kết cấu hệ thống hạ tầng kinh tế xã hội trong Huyện trongtương lai.

1.4.2 Tài nguyên khoáng sản, nước

Trên địa bàn huyện Yên Lập có 19 mỏ và điểm quặng với trữ lượngkhông nhiều, nằm rải rác ở các xã trong huyện, trong đó có 10 mỏ đá (ở xãPhúc Khánh, Ngọc Lậ, Xuân Thủy, Mỹ Lung, Mỹ Lương, Trung Sơn); 2 mỏthan bùn (ở Thị trấn Yên Lập và xã Nga Hoàng); 3 mỏ quặng sắt (ở Lương

Sơn, Xuân Thủy và thị trấn Yên Lập) ; 3 mỏ chì kẽm (ở Đồng Thịnh,Phúc Khánh); 1 mỏ chì bạc (ở Thượng Long) Ngoài ra, trên địa bàn huyệncòn có một số khoáng chất công nghiệp, khoáng sản làm vật liệu xây dựngnhư Đolomit, Pirit, cát, sỏi…) Với nguồn khoáng sản này, Huyện có tiềmnăng phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản qui mô nhỏ trong tương lainhằm phục vụ cho nhu cầu đời sống nhân dân trong Huyện nói riêng và pháttriển kinh tế đất nước nói chung.

Nguồn nước ngầm trong địa bàn có trữ lượng nhỏ, chủ yếu được khaithác tự phát trong các khu dân cư để đáp ứng nhu cầu dân sinh, chưa đượcquản lý sử dụng một cách có hiệu quả.

1.4.3 Tài nguyên động, thực vật

Yên lập có tiềm năng lớn về tài nguyên rừng, chỉ đứng sau huyện ThanhSơn (cũ) Trong tập đoàn cây rừng trên địa bàn, có một số loài có giá trị kinhtế cao như gỗ xưa, gỗ hương Trên địa bàn Huyện có giống lúa nếp gà gáy, cóthịt dê núi là đặc sản thơm ngon đậm đà, có tiềm năng phát triển tốt.

Trang 22

1.5 Cảnh quan môi trường

Yên Lập là huyện miền núi cơ bản chưa bị ô nhiễm do khói bụi côngnghiệp, cùng với diện tích cây lâm nghiệp có khả năng tự làm sạch tốt nênmôi trường không khí khá trong lành.

2 Điều kiện kinh tế - xã hội

2.1 Dân số và nguồn lao động

Năm 2005 Yên Lập có số dân là 81.433 người, trong đó nữ 41.239người, chiếm 50,64% Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trong giai đoạn 2001-2005là 1,07%/năm Mật độ dân số 187 người/Km2, là Huyện thưa dân thứ hai củatỉnh Phú Thọ (chỉ sau huyện Thanh Sơn cũ) Trong địa bàn huyện chủ yếu cóba dân tộc an hem Kinh, Mường, Dao chung sống, trong đó người Mườngchiếm khoảng 70% Nguồn lao động của Huyện có 40.935 người, chiếm99.4% tổng số dân trong Huyện Nguồn lao động cơ bản có chất lượng thấp,sản xuất chủ yếu dựa vào thói quen, kinh nghiệm; khả năng áp dụng khoa họccông nghệ còn hạn chế Một bộ phận đáng kể lao động còn chưa biết chữ nênkhó tiếp cận kiến thức mới phục vụ sản xuất và đời sống Đời sống của ngườidân trong huyện còn rất khó khăn Số hộ nghèo năm 2005 là 9500 hộ, chiếm52,5% tổng số hộ trong toàn Huyện Đây là một khó khăn, thách thức lớn choHuyện trong phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ quy hoạch và trongnhững năm tiếp sau.

Trang 23

Bảng 2: Dân số lao động và đời sống dân cư của huyện

Kg/người 304,7 344,9 396,6 410,1 415,2 403,9

Nguồn phòng thống kê Yên Lập

2.2 Điều kiện về thị trường

Với vị trí địa lý xa trung tâm đô thị lớn; hệ thống giao thông, nhất là giaothông nội bộ chưa phát triển nên khả năng giao lưu hàng hóa của Yên Lập vớicác địa phương khác trong tỉnh với các tỉnh khác trong vùng còn nhiều hạnchế Đây là một bất lợi lớn cho Huyện trong phát triển kinh tế Tuy nhiên, nếuhệ thống giao thông được nâng cấp thì khả năng tiếp cận thị trường củaHuyện sẽ được tăng cường, cơ hội phát triển cho sản xuất hàng hóa được mởrộng sẽ góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống của người dân.

Trang 24

Ngoài ra, với quy mô dân số dự kiến sẽ tăng dần và đạt khoảng 97.385người vào năm 2020, cùng với mức thu nhập ngày càng được cải thiện thì sứcmua của người dân trong huyện cũng tăng lên Đây cũng là một tiềm năng lớncho sự phát triển kinh tế của huyện.

Trang 25

PHẦN II: THỰC TRẠNG VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINHTẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN YÊN LẬP TỈNH PHÚ THỌ GIAI

ĐOẠN 2001-2006

I Tổng quan về hoạt động kinh tế- xã hội Huyện Yên Lập giai đoạn2001-2006

1 Đánh giá chung về thực hiện các mục tiêu kinh tế

1.1 Những mục tiêu chung được xác định cho giai đoạn 2001-2005

Những mục tiêu kinh tế chung được xác định cho giai đoạn 2001-2005được thể hiện cụ thể qua bảng dưới đây :

Bảng 3: Kết quả thực hiện các mục tiêu kinh tế giai đoạn 2001-2005

Đơn vị %, triệu

Những mục tiêu chủ yếu Đơnvị

KH 2001-2005

Thực hiện2001-2005

TH sovới KH

A.Tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế chung (Giá 1994)

+Tăng trưởng GTSX các ngành DV

Nguồn : Phòng thống kê huyện Yên Lập

Qua bảng biểu ta thấy cho tới năm 2005 thì tất cả các mục tiêu kinh tếđều vượt so với mục tiêu đề ra cho giai đoạn 2001-2005 Điều này chứng tỏ

Trang 26

trong giai đoạn 2001-2005 huyện Yên Lập có tốc độ tăng trưởng khá cao Xétriêng nền kinh tế do Huyện quản lý thì tốc độ tăng trưởng của Huyện tronggiai đoạn 2001-2005 là 12,72%/năm (Đạt cao hơn so với mục tiêu đề ra là2,98%) Nếu xét từng ngành, ngành CN-XD có tốc độ phát triển cao nhất(tốcđộ tăng trưởng giai đoạn 2001-2005 là 26,67%/năm vượt 2,67% so với mụctiêu đề ra), ngành dịch vụ tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2001-2005 là20,54%/năm vượt so với mục tiêu đề ra là 7,44%.

1.2 Tăng trưởng kinh tế

Kết quả hoạt động kinh tế huyện Yên Lập giai đoạn 2000-2006 đã cónhững bước chuyển tích cực Điều này được thể hiện dưới bảng sau :

Bảng số 4 : Giá trị sản xuất trên địa bàn huyện Yên Lập

Tổng GTSXđịa bàn

Nguồn : Phòng thống kê huyện Yên Lập

Qua bảng trên ta thấy GTSX của huyện Yên Lập tăng dần qua các năm.Qua 8 năm GTSX bình quân huyện tăng với tốc độ bình quân 14,3%/năm.Điều này chứng tỏ kinh tế của Huyện đã có sự tăng trưởng nhất định Nếu xétvề từng ngành thì thấy rằng : Ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng rất nhanhnhưng lại không ổn định ( so với năm 2000 thì cho tới năm 2002 ngành dịchvụ tăng 10291,2 triệu đồng, nhưng cho so với năm 2002 thì năm 2003 ngànhdịch vụ giảm 6583,43 triệu đồng rồi lại tiếp tục tăng mạnh vào những năm

Trang 27

tiếp theo và cho tới năm 2006 thì ngành dịch vụ lại giảm 7782,9 so với năm2005 ) Nếu xét tốc độ phát triển bình quân thì ngành dịch vụ có tốc độ tăngtrưởng cao nhất ( qua giai đoạn 2001-2006 thì tốc độ tăng trưởng bình quâncủa ngành đat 40,29% ), đây là tốc độ khá cao thể hiện rằng ngành dịch vụ cósự phát triển đáng kể Tuy vậy nhưng sự đóng góp của ngành dịch vụ vàokinh tế chung của huyện còn hạn chế ( năm 2005 ngành có mức tăng trưởngcao nhất nhưng cũng chỉ đóng góp vào kinh tế chung của Huyện 32602,1 triệuđồng Ngành công nghiệp - xây dựng đạt tốc độ tăng trưởng bình quân28,62%/năm và là ngành có tốc độ tăng trưởng tăng dần qua các năm ( nămtăng nhanh nhất là năm 2006 tăng 16997,3 triệu đồng so với năm 2005),ngành nông nghiệp có tốc độ tăng bình quân qua các năm là 11,6%/ năm, vớitốc độ tăng trưởng bình quân như vậy ta thấy tốc độ tăng trưởng này còn thấpso với tốc độ phát triển của các ngành Tuy vậy nhưng ngành nông nghiệp vẫnlà ngành chiếm tỷ trọng lớn và giữ vị trí khá quan trọng trong đóng góp vàokinh tế của huyện Yên Lập (năm 2006 đóng góp 186052,3 triệu đồng vàokinh tế Huyện )

Trang 28

Biểu đồ 1: Tăng trưởng GTSX địa bàn huyện yên lập

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

giá trị ( tỷ đồng )

Nông, lâm, thủy sản Công nghiệp

Dịch vụ

1.3 Gíá trị sản xuất bình quân đầu người

Nhờ tăng trưởng kinh tế huyện quản lý đạt tương đối cao, nên mặc dùdân số tăng khá nhanh ( Bình quân đạt 1,07%/năm ) nhưng giá trị sản xuấtbình quân đầu người ( Tính theo giá cố định ) năm 2006 vẫn đạt 2,6 triệuđồng, tăng 0,1 triệu đồng so với mục tiêu đề ra và tăng 1,088 triệu đồng sovới năm 2000 ( năm 2000 giá trị sản xuất bình quân đầu người đạt 1,152 triệuđồng )

Xét trên địa bàn huyện thì giá trị sản xuất bình quân đầu người ( tínhtheo giá cố định năm 94 ) năm 2000 mới đạt 1,618 triệu đồng, nhưng tơi năm2007 đã tăng lên 2,99 triệu đồng, tăng 1,372 triệu đồng Tính theo giá thực tếthì giá trị sản xuất bình quân đầu người trên địa bàn năm 2000 đạt 1,72 triệuđồng, đến năm 2007 đã đạt 4,467 triệu đồng, tăng gấp 2,59 lần.

Trang 29

1.4 Cơ cấu kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của huyện

Nhìn chung, cơ cấu kinh tế ngành của Huyện Yên Lập cũng đang có sựchuyển dịch đúng hướng, giảm nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủysản, tăng dần tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ Tuynhiên sự chuyển dịch này khá chậm, nhất là với ngành dịch vụ Do vị trí địa lýnằm xa khu vực trung tâm tỉnh, lại không thuận tiện về giao thông, sức muacua người dân còn hạn chế nên tiềm năng phát triển dịch vụ còn hạn chế,nganh dịch vụ còn đóng vai trò hết sức trong nền kinh tế Huyện Yên Lập.

Nông, lâm nghiệp và thủy sản là nhóm ngành có tiềm năng và lợi thếphát triển nhất và vì vậy nhóm ngành này đang là nhóm ngành đóng vai tròquan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất của Huyện Yên Lập.Tuy nhiên, tỷ trọng nhóm ngành này đang có xu hướng giảm, từ chiếm 81,9%vào năm 2000 xuống còn chiếm 73,9% trong tổng giá trị sản xuất trên địa bànvào năm 2006 Xét nền kinh tế Huyện quản lý thì nhóm ngành nông – lâm –thủy sản chiếm 82,6% vào năm 2000 và tăng lên tới 84,56% vào năm 2005nhưng cho tới năm 2006 thì tỷ trọng nhóm ngành này lại giảm hơn so với năm2000 xuống còn 77,01% trong tổng giá trị sản xuất trên địa bàn Huyện Nhómngành này vẫn sẽ là nhóm ngành quan trọng quyết định tốc độ tăng trưởngchung của Huyện Yên Lập.

Trang 30

Bảng biểu số 5: GTSX và cơ cấu GTSX trên địa bàn Huyện

108159,6 131239 281001,7 280552,7 81,9 81,6 77,7 73,3

Nguồn: Phòng thống kê Huyện Yên Lập

2 Đánh giá thực hiện mục tiêu xã hội của Huyện

Trong giai đoạn 2001- 2005 các mục tiêu phát triển xã hội Huyện YênLập đặt ra hầu hết đã hoàn thành và vượt mức đề ra Các mục tiêu xã hộiđược thể hiện cụ thể dưới bảng sau :

Trang 31

Bảng 6: Kết quả thực hiện các mục tiêu về xã hội giai đoạn 2001-2005

Đơn vị : %

Thực hiện2001-2005

TH soKH

Nguồn : Báo cáo chính trị của BCH đảng bộ Yên Lập khóa XX

Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ số trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng, tỷ lệ hộnghèo đang có chiều hướng giảm ( số trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm2% so với kế hoạch , số hộ nghèo giảm 0,5% so với kế hoạch ) Bên cạnh đósố máy điện thoại/ 100 dân, số hộ được dùng điện đang có chiều hướng tăngdần ( tăng 0,5% so với kế hoạch đặt ra ) Điều này thể hiện đời sống củangười dân đã được cải thiện đáng kể Tuy nhiên bên cạnh đó tăng trưởng dânsố tự nhiên vẫn còn cao so với dự kiến, vẫn còn có trạm y tế chưa có bác sỹ.

Trang 32

do vậy vấn đề y tế, kế hoạch hóa gia đình vẫn cần tiếp tục chú trọng trongthời gian tới

II Thực trạng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp huyệnYên Lập- Phú Thọ

1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông, lâm ,thủy sản

Nhìn chung cơ cấu kinh tế nông, lâm, thủy sản của Huyện Yên Lập trongnhững năm gần đây dần đi vào ổn định Cơ cấu ngành nông – lâm – thủy –sản của Huyện Yên Lập được phản ánh ở bảng sau :

Bảng 7: Cơ cấu kinh tế ngành nông - lâm - thủy sản

Đơn vị : Triệu đồng, %

2000 2001 2005 2006Tổng GTSX địa bàn

Nguồn : Phòng thống kê Huyện Yên Lập

Qua bảng biểu ta thấy ngành nông nghiệp thuần vẫn chiếm tỷ trọng caotrong cơ cấu nông – lâm – thủy sản, tuy đang có xu hướng giảm vào nhữngnăm gần đây : Năm 2000 ngành nông nghiệp chiếm 89,9% và tăng thêm 1,2%vào năm 2001, cho tới năm 2005 tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 85,13%giảm 4,77% so với năm 2000 và năm 2006 tỷ trọng ngành này lại tăng thêm( tăng 1,38% so với năm 2005) nhưng không đáng kể Bên cạnh đó, lâmnghiệp và thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ Tỷ trọng ngành lâm nghiệp có xuhướng tăng nhưng vẫn chậm, năm 2005 tăng 3,87% so với năm 2000 có đượckết quả này là do : Công tác tuyên truyền lâm luật và quản lý bảo vệ rừng

Trang 33

được triển khai sâu rộng Đặc biệt là sự chuyển biến của nhân dân về trồng vàbảo vệ rừng, nên rừng của huyện đã được bảo vệ và phát triển tốt , vào năm2007 tỷ lệ rừng che phủ đạt 60% Trong ngành thủy sản, tỷ trọng ngành có xuhướng tăng nhưng còn hạn chế ( tỷ trọng ngành vào năm 2005 tăng 0,52% sovới năm 2000 ) Nguyên nhân là do Huyện Yên Lập không có diện tích mặtnước nhiều Hoặc có thì cũng nhỏ hẹp, manh mún, không tập trung nên khaithác và nuôi trồng thủy sản là rất khó khăn Do vậy ngành thủy sản vẫn chưaphát triển mạnh, tỷ trọng ngành vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ Như vậy, có thể kết luậnrằng, với tỷ trọng ngành nông nghiệp thuần chiếm trên 85% tổng giá trị nôngnghiệp – lâm nghiệp – thủy sản thì Huyện Yên Lập vẫn là Huyện thuần nông.

2 Chuyển dịch về cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp

2.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trồng trọt và chăn nuôi

Ngành nông nghiệp theo nghĩa hẹp gồm cả ngành trồng trọt, chăn nuôivà dịch vụ trong nông nghiệp thuần Ở Huyện Yên Lập cơ cấu nội bộ ngànhnông nghiệp chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng của trồng trọt, tăng tỷtrọng của chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp Tuy vậy trên thực tế sự chuyểndịch này trên địa bàn Huyện Yên Lập diễn ra còn rất chậm và chưa đi vào quĩđạo Thể hiện cụ thể qua bảng sau :

Trang 34

Bảng số 8: Cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ ngành nông nghiệp huyện Yên Lập

Đơn vị : Triệu đồng,%

Nguồn : Phòng thống kê Huyện Yên Lập

Qua các năm tron giai đoạn 2000-2006 giá trị sản xuất tăng lên ở tất cảcác ngành trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp Tuy nhiên ngànhtrồng trọt vẫn là ngành có GTSX cao nhất và tỷ trọng chính trong cơ cấu nôngnghiệp thuần So với năm 2000, năm 2005 GTSX trồng trọt tăng thêm 69252( triệu đồng ); Tỷ trọng ngành trồng trọt có giảm nhưng chậm và chưa ổnđịnh, so với năm 2000 thì tới năm 2005 tỷ trọng ngành trồng trọt giảm11,34% , nhưng cho tới năm 2006 thì tỷ trọng này lại có xu hướng tăng ( tăng0,66% so với năm 2005 ) Trong khi đó GTSX của ngành chăn nuôi chỉ tăngthêm 65.833, 9 ( triệu đồng ) và tỷ trọng ngành chăn nuôi có dấu hiệu tăngdần nhưng không ổn định ( năm 2004 tăng 13,65% trong cơ cấu nội bộ ngànhnông nghiệp so với năm 2000; Nhưng tới năm 2005,2006 tỷ trọng ngành nàylại có xu hướng giảm Nguyên nhân là do dịch bệnh hoành hành, cụ thể làdịch cúm gia cầm đã gây tổn hại rất lớn cho ngành chăn nuôi của cả nước nóichung và Huyện Yên Lập nói riêng ) Ngành dịch vụ nông nghiệp là mộtngành mới của Huyện và đang có chiều hướng tăng dần và ổn định ( từ 0,00%

Trang 35

vào năm 2000 thì cho tới năm 2005, năm 2006 tỷ trọng ngành này đã tăng lên1,55% ) Tuy vậy ngành dịch vụ nông nghiệp vẫn là ngành có tỷ trọng thấp vàđóng góp không nhiều vào nền kinh tế chung của toàn Huyện Qua bảng sốliệu và qua phân tích ở trên có thể rút ra kết luận xu hướng chuyển dịch cơcấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp đang có chiều hướng tốt nhưngvẫn chậm và chưa ổn định Tỷ trọng ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng caotrong nội bộ ngành nông nghiệp thuần, chứng tỏ ngành trồng trọt vẫn giữ vaitrò rất quan trọng trong nền kinh tế chung của Huyện.

2.1.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trồng trọt

Trong quá trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nói chung vàcơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp nói riêng, Huyện Yên Lập rất coi trọngchuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt Vì như đã phân tích ở trên trồng trọt làngành rất quan trọng đối với kinh tế Huyện Yên Lập, giá trị sản xuất củangành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng cao Để thấy rõ sự phát triển của ngànhtrồng trọt nói riêng xem xét thông qua bảng dưới đây :

Trang 36

Bảng 9: Cơ cấu GTSX ngành trồng trọt huyện Yên Lập

Đơn vị : Triệu đồng, %

NămChỉ tiêu

Cây lươngthực

Cây thựcphẩm

Cây lâunăm

Cây ăn quả

Nguồn : Phòng thống kê Huyện Yên Lập

Qua bảng số liệu trên ta thấy : Giá trị sản xuất cây lương thực cho tớinăm 2006 tăng 8.300 triệu đồng so với năm 2001.Tỷ trọng của cây lương thựccho tới năm 2006 vẫn chiếm tỷ trọng cao trong ngành trồng trọt ( chiếm62,2% ), điều đó chứng tỏ nhóm cây lương thực vẫn giữ vị trí quan trọngtrong ngành trồng trọt nói riêng và nền kinh tế toàn Huyện nói chung Tuyvậy tỷ trọng ngành này trong những năm gần đây đang có xu hướng giảmdần ( năm 2006 giảm 5,6% so với năm 2001 ) Bên cạnh đó sản lượng cũngnhư tỷ trọng nhóm cây thực phẩm và cây lâu năm đang có xu hướng tăng đềuqua các năm : Nhóm cây thực phẩm có GTSX tăng thêm ( năm 2006 tăngthêm 3.300 triệu đồng so với năm 2001 ); Tỷ trọng của nhóm cây thực phẩmcũng đang có chiều hướng tăng dần ( năm 2006 tăng 3,3% so với năm 2001)và ngày càng giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế chung của huyện; Nhómcây lâu năm cũng đang có chiều hướng tích cực năm 2006 tổng GTSX đạt

Trang 37

7.600 triệu đồng, tăng 4.300 triệu đồng so với năm 2000 Năm 2003 tỷ trọngcủa nhóm cây lâu năm có xu hướng giảm ( giảm 0,3% so với năm 2001,2002)và trong năm này GTSX của nhóm cây lâu năm không thay đổi, nguyên nhânlà trong năm này phần lớn rừng chưa tới kỳ khai thác Tuy vậy cho tới năm2006 GTSX và tỷ trọng ngành này tăng mạnh ( GTSX tăng 7.600 triệu đồng,tỷ trọng tăng 4,8% so với năm 2001) và tỷ trọng nhóm cây lâu năm vẫn giữ vịtrí thứ 2 trong nhóm ngành trồng trọt; Nhóm cây CNNN có giá trị và tỷ trọnggiảm dần vào những năm gần đây nguyên nhân chính của hiện tượng này làdo trong những năm gần đây thường xuyên xảy ra lũ lụt trên địa bàn Huyệngây ngập phần lớn diện tích canh tác cây công nghiệp ngắn ngày ( đậu tương,lạc .trồng phần lớn tại các bãi bồi ) Bên cạnh đó, sản lượng cũng như tỷtrọng của nhóm cây ăn quả có sự tăng giảm không ổn đinh Nói tóm lạichuyển dịch cơ câu trong nội bộ ngành trồng trọt Huyện Yên Lập đang điđúng xu hướng chung của toàn quốc : Giảm dần tỷ trọng của cây lương thựctăng dần tỷ trọng của nhóm cây công nghiệp Tuy vậy sự chuyển dịch này vẫnchậm và chưa ổn định, nhóm cây lương thực vẫn chiếm tỷ trọng và GTSXcao trong nội bộ ngành trồng trọt

2.1.1.1 Chuyển dịch cơ cấu cây lương thực

Như đã phân tích ở trên, cây lương thực vẫn là cây trồng chính và chiếmtỷ trọng khá cao trong cơ cấu trồng trọt của Huyện Yên Lập Tuy vậy trong cơcấu trồng trọt tỷ trọng cây lương thực đang có chiều hướng thay đổi dần, điềuđó thể hiện ngay cả trong nội bộ nhóm cây lương thực

Trang 38

Bảng 10: Cơ cấu sản lượng cây lương thực huyện Yên Lập

Nguồn : Phòng thống kê Huyện Yên Lập

Qua bảng trên ta thấy cây lúa vẫn là cây lương thực chính, chiếm tỷtrọng lớn trong nhóm ngành cây lương thực Sản lượng cũng như tỷ trọng câylúa tăng giảm bất ổn nhưng có biến động không lớn lắm (năm 2002 tỷ trọngtăng 1,96% so với năm 2002, còn lại từ năm 2003 cho tới năm 2006 tỷ trọngtăng giảm chỉ dưới 1% ) Đứng ngay sau cây lúa là cây ngô, cây ngô có sảnlượng và tỷ trọng thay đổi theo xu hướng dõ dàng hơn Sản lượng và tỷ trongcây ngô tăng dần qua các năm ( Từ năm 2001 cho tới năm 2004), cho tới năm2005 trở đi sản lượng cũng như tỷ trọng cây ngô đang có chiều hướng giảm(so với năm 2004, năm 2005 tỷ trọng cây ngô giảm 0,65% và giảm 2,9% vàonăm 2006 ) Nguyên nhân chính dẫn tới sản lượng cũng như tỷ trọng cây ngôgiảm như vậy là vì diện tích trồng ngô giảm mạnh, phần lớn diện tích cây ngôchuyển thành đất thổ canh và ao hồ nuôi cá So với năm 2001cho tới năm2002 cây khoai có tỷ trọng và sản lượng giảm ( Tỷ trọng giảm 1,17%) Từnăm 2003 trở đi biến động về tỷ trọng cây khoai là nhỏ và cho tới năm 2007thì cây khoai lại chiếm lại tỷ trọng của nó vào năm 2001 Cây sắn sản lượng

Trang 39

cũng như tỷ trọng có xu hướng ổn định gần như không thay đổi Qua bảngbiểu và những phân tích ở trên ta có thể kết luận : Nhìn chung chuyển dịch cơcấu nhóm cây lương thực diễn ra vẫn chậm, tỷ trọng và sản lượng các câytrong nhóm cây thực phẩm thay đổi không lớn lắm qua các năm Cây lúa tuycó sự thay đổi không ổn định về sản lượng cũng như tỷ trọng nhưng vẫnchiếm vị trí quan trọng trong nhóm cây lương thực Các cây ngô, khoai,sắncũng có sự thay đổi trong cơ cấu nhưng tương đối ổn định và ít biến động đặcbiệt là cây sắn

2.1.1.2 Chuyển dịch cơ cấu nhóm cây thực phẩm

Nhóm cây này phần lớn là cây ngắn ngày trồng xen canh như rau quả,đậu đỗ các loại Sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ nhóm cây thực phẩm thểhiện qua bảng số liệu sau :

Bảng 11: Sản lượng nhóm cây thực phẩm huyện Yên Lập

Đơn vị : Tấn , %

A.Sản lượngCây rau xanh

Cây đậu đỗ

B.Tỷ trọngCây rau xanh

Nguồn : Phòng thống kê Huyện Yên Lập

Qua bảng số liệu trên ta thấy, nhìn chung tỷ trọng của các cây trong cơcấu nhóm cây thực phẩm có sự chênh lệch rõ rệt : Cây rau xanh vẫn là câytrồng chính chiếm đến trên 95% trong cơ cấu nhóm cây thực phẩm Tỷ trọngcây rau xanh có sự tăng giảm không ổn định cho tới năm 2004, nhưng từ năm

Trang 40

2004 trở đi sự tăng giảm này ổn định hơn Điều này thể hiện sự chuyển dịchcơ cấu nhóm cây thực phẩm đã có định hướng rõ ràng Qua bảng số liệu vàphân tích ở trên ta thấy nhóm cây thực phẩm vẫn mang tính đơn độc thiếu sựphong phú về chủng loại Trong những năm tới Huyện cần phát triển thêm cáccây lương thực mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn như cây khoai tây , giảmdần tỷ trọng cây rau xanh, tăng dần tỷ trọng của các cây thực phẩm khác ,phát triển cây rau xanh theo phương hướng chiều sâu ( rau sạch)

2.1.1.3 Chuyển dịch cơ cấu nhóm cây công nghiệp ngắn ngày

Nhóm cây công nghiệp ngắn ngày của Huyện Yên Lập chủ yếu là cácloại cây như : Cây đậu tương, cây lạc, cây vừng Sản lượng và tỷ trọng nhómcây công nghiệp ngắn ngày của Huyện được thể hiện dưới bảng sau

Bảng 12: Sản lượng và tỷ trọng nhóm cây công nghiệp ngắn ngày Huyện Yên Lập

Nguồn : Phòng thống kê Huyện Yên Lập

Qua bảng biểu ta thấy, nhìn chung tỷ trọng của nhóm cây công nghiệpngắn ngày tăng giảm không ổn định : Cây lạc chiếm tỷ trọng cao nhất điềunày chứng tỏ cây lạc là cây trồng chính trong nhóm cây công nghiệp ngắnngày của huyện Tỷ trọng cây lạc tăng giảm bất ổn, so với năm 2000 thì cho

Ngày đăng: 10/12/2012, 11:34

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng số 1: Tình hình đất đai của huyện Yên Lập năm 2005 – 2007 - Phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Huyện Yên Lập Tỉnh Phú Thọ nhằm phát triển kinh tế xã hội Đến năm 2015
Bảng s ố 1: Tình hình đất đai của huyện Yên Lập năm 2005 – 2007 (Trang 19)
Bảng 2: Dân số lao động và đời sống dân cư của huyện - Phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Huyện Yên Lập Tỉnh Phú Thọ nhằm phát triển kinh tế xã hội Đến năm 2015
Bảng 2 Dân số lao động và đời sống dân cư của huyện (Trang 23)
Bảng  3: Kết quả thực hiện các mục tiêu kinh tế giai đoạn 2001-2005 - Phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Huyện Yên Lập Tỉnh Phú Thọ nhằm phát triển kinh tế xã hội Đến năm 2015
ng 3: Kết quả thực hiện các mục tiêu kinh tế giai đoạn 2001-2005 (Trang 25)
Bảng số 4 : Giá trị sản xuất trên địa bàn huyện Yên Lập - Phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Huyện Yên Lập Tỉnh Phú Thọ nhằm phát triển kinh tế xã hội Đến năm 2015
Bảng s ố 4 : Giá trị sản xuất trên địa bàn huyện Yên Lập (Trang 26)
Bảng biểu số 5: GTSX và cơ cấu GTSX trên địa bàn Huyện - Phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Huyện Yên Lập Tỉnh Phú Thọ nhằm phát triển kinh tế xã hội Đến năm 2015
Bảng bi ểu số 5: GTSX và cơ cấu GTSX trên địa bàn Huyện (Trang 30)
Bảng 6: Kết quả thực hiện các mục tiêu về xã hội giai đoạn 2001-2005 - Phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Huyện Yên Lập Tỉnh Phú Thọ nhằm phát triển kinh tế xã hội Đến năm 2015
Bảng 6 Kết quả thực hiện các mục tiêu về xã hội giai đoạn 2001-2005 (Trang 31)
Bảng số 8: Cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ ngành nông nghiệp huyện Yên Lập - Phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Huyện Yên Lập Tỉnh Phú Thọ nhằm phát triển kinh tế xã hội Đến năm 2015
Bảng s ố 8: Cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ ngành nông nghiệp huyện Yên Lập (Trang 34)
Bảng  9: Cơ cấu GTSX ngành trồng trọt huyện Yên Lập - Phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Huyện Yên Lập Tỉnh Phú Thọ nhằm phát triển kinh tế xã hội Đến năm 2015
ng 9: Cơ cấu GTSX ngành trồng trọt huyện Yên Lập (Trang 36)
Bảng  10: Cơ cấu sản lượng cây lương thực huyện Yên Lập - Phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Huyện Yên Lập Tỉnh Phú Thọ nhằm phát triển kinh tế xã hội Đến năm 2015
ng 10: Cơ cấu sản lượng cây lương thực huyện Yên Lập (Trang 38)
Bảng 11: Sản lượng nhóm cây thực phẩm huyện Yên Lập - Phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Huyện Yên Lập Tỉnh Phú Thọ nhằm phát triển kinh tế xã hội Đến năm 2015
Bảng 11 Sản lượng nhóm cây thực phẩm huyện Yên Lập (Trang 39)
Bảng 12: Sản lượng và tỷ trọng nhóm cây công nghiệp ngắn ngày  Huyện Yên Lập - Phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Huyện Yên Lập Tỉnh Phú Thọ nhằm phát triển kinh tế xã hội Đến năm 2015
Bảng 12 Sản lượng và tỷ trọng nhóm cây công nghiệp ngắn ngày Huyện Yên Lập (Trang 40)
Bảng  14: Cơ cấu đàn gia súc, gia cầm của huyện Yên Yập - Phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Huyện Yên Lập Tỉnh Phú Thọ nhằm phát triển kinh tế xã hội Đến năm 2015
ng 14: Cơ cấu đàn gia súc, gia cầm của huyện Yên Yập (Trang 44)
Bảng 15: Tổng hợp các phương án tăng trưởng kinh tế của Huyện đến  năm 2015 - Phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Huyện Yên Lập Tỉnh Phú Thọ nhằm phát triển kinh tế xã hội Đến năm 2015
Bảng 15 Tổng hợp các phương án tăng trưởng kinh tế của Huyện đến năm 2015 (Trang 55)
Bảng 16 : Tổng hợp các phương án cơ cấu kinh tế ngành - Phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Huyện Yên Lập Tỉnh Phú Thọ nhằm phát triển kinh tế xã hội Đến năm 2015
Bảng 16 Tổng hợp các phương án cơ cấu kinh tế ngành (Trang 61)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w