Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Huyện Yên Lập Tỉnh Phú Thọ nhằm phát triển kinh tế xã hội Đến năm 2015 (Trang 45 - 50)

1. Những thành tựu

1.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp Huyện Yên Lập đã phản ánh đúng xu hướng chuyển dịch chung của cả nước

Trong 7 năm qua ngành nông nghiệp Huyện Yên Lập đã và đang có hướng thay đổi theo hướng khả quan và hướng vào tăng tính hiệu quả. Một số những hướng thay đổi trong thời gian qua là :

- Thứ nhất, trong ngành nông – lâm – thủy sản đã có sự chuyển dịch đúng hướng tuy tốc độ còn chậm và ngành nông nghiệp thuần chiếm tỷ trọng còn cao.

- Thứ hai, cơ cấu trồng trọt và chăn nuôi thì hướng chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng của trồng trọt, tăng tỷ trọng của chăn nuôi và dịch vụ trong nông nghiệp.

- Trong ngành trồng trọt đã có dấu hiệu của việc tăng tỷ trọng của cây lâu năm và cây thực phẩm, giảm tỷ trọng của cây CNNN và cây lương thực. Tuy vậy, có một số cây trồng có giá trị kinh tế cao như : cây ăn quả, cây hoa màu, cây hoa, cây cảnh,… đã có xu hướng tăng dần.

- Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp của Huyện Yên Lập, ngành chăn nuôi đã có sự gia tăng của đàn bò và đàn trâu.

1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp góp phần quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Huyện trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Huyện

Chuyển dịch cơ cấu là một nội dung quan trọng của phát triển kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu đúng hướng là cơ sở cho kinh tế tăng trưởng nhanh, mạnh, ổn định. Khi chuyển dịch cơ cấu kinh tế đi đúng hướng sẽ đặt nền kinh tế ở thế linh hoạt, mọi tiểu ngành, lĩnh vực được quan tâm đúng mức với tiềm năng cùng với việc tăng tính chủ động của chính các yếu tố đó và phát huy cao nhất lợi thế của Huyện. Từ đó, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp là đòn bẩy cho sự tăng trưởng và phát triển của Huyện. Đó là những nét cơ bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tác động tới tăng trưởng kinh tế. Với tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành nông nghiệp Huyện Yên Lập trong giai đoạn 2000-2005 là 10,92% đã thúc đẩy kinh tế Huyện tăng trưởng bình quân trong giai đoạn này là 12,72% . Như vậy có thể khẳng định sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và sự chuyển dịch ngành nông nghiệp nói riêng đúng hướng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tăng mạnh và ổn định

1.3. Chuyển dich cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập bình quân đầu trọng trong việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập bình quân đầu người

Trước tiên, phân công lao động là yếu tố ban đầu cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nó cũng phản ánh được bộ mặt nông thôn cũng như sự phát triển của ngành nông nghiệp đồng thời chính sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp cũng là nhân tố thúc đẩy quá trình phân công lao động diễn ra nhanh hơn. Huyện Yên Lập số người làm việc trong nông nghiệp vẫn chiếm

tỷ trọng lớn ( Toàn Huyện có 42.174 số người trong tuổi lao động, thì lao động trong nông nghiệp là 38.085 chiếm 92,21% trong tổng số lao động trong độ tuổi ). Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đúng hướng sẽ thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển và điều quan trọng là nó giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập người dân địa phương đặc biệt là những địa phương có cơ cấu dân số như Huyện Yên Lập ( lao động trong độ tuổi làm nông nghiệp chiếm tới 92,21%). Trong những năm gần đây nhờ sự chuyển dịch đúng hướng giữa các ngành và nội bộ các ngành nên đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tăng cao, Nên mặc dù dân số tăng khá cao ( bình quân tăng 1,07%/năm ) nhưng giá trị sản xuất bình quân đầu người ( tính theo giá cố định ) năm 2006 vẫn đạt 2,6 triệu đồng, tăng 0,1 triệu đồng so với mục tiêu đề ra và tăng 1,088 triệu đồng so với năm 2000.

Nói tóm lại, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp là cần thiết vì tạo ra sự tác động tổng hợp cho sự phát triển và giải quyết một số vấn đề xã hội là nền tảng ổn định kinh tế cả nước nói chung và kinh tế toàn Huyện Yên Lập nói riêng

1.4. Chuyển dich cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp góp phần quan trọng trong việc hình thành cơ cấu nông nghiệp theo hướng bền vững trọng trong việc hình thành cơ cấu nông nghiệp theo hướng bền vững

Do có nền tảng lâu đời và sự tăng trưởng nhanh trong các ngành kinh tế, nên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp diễn ra rất mạnh mẽ nhất là trong lĩnh vực ngành nông nghiệp thuần và trồng trọt mà trong đó lại chủ yếu diễn ra chuyển dịch cơ cấu cây trồng: Tăng dần tỷ trọng chăn nuôi và khẳng định một số loại sản phẩm hàng hóa có giá trị ngày càng cao và năng suất, sản lượng tăng. Từ đó, hình thành các vùng nông sản tập trung với cây trồng vật nuôi đạt hiệu quả kinh tế như các sản phẩm hàng hóa tương đối tập trung là lúa gạo, đậu tương, rau xanh, hoa, bò thịt,…Cùng với tác động của

tiến bộ khoa học – kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nông – lâm – thủy sản. Tạo ra sự thay đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi theo hướng năng suất cao hơn, chất lượng cao hơn.

2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.1. Hạn chế

Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp, Huyện Yên Lập vẫn còn những hạn chế khó tránh khỏi. Sau đây là một số hạn chế cơ bản và nổi bật nhất cần khắc phục là:

Một là: Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp chuyển dịch chậm và không đồng bộ, tỷ trọng trồng trọt còn cao và lĩnh vực thủy sản còn nhỏ trong cơ cấu. Ngành lâm nghiệp không tăng tỷ trọng mà còn giảm về cả qui mô và tốc độ. Ngành không có mặt hàng đặc trưng có giá trị cao. Việc khai thác đất đai còn hạn chế, giá trị sản xuất bình quân trên một ha đất canh tác chưa cao.

Hai là: Cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn mang nặng tính độc canh lúa, chậm chuyển đổi để thích ứng với yêu cầu của thị trường. Việc chuyển đất lúa hiệu quả thấp sang sản xuất các cây trồng, cây trồng có giá trị hàng hóa cao là hoàn toàn thụ động và thấp. Những sản phẩm vừa là lợi thế vừa là sản phẩm chiến lược của ngành nông nghiệp như lúa, rau xanh, ngô, hoa, dâu, lợn, tôm, gia cầm,…đều còn ở thời kỳ sản xuất hàng hóa nhỏ, chất lượng thấp. Lĩnh vực thủy sản chưa trở thành ngành có có tỷ trọng cao trong nông nghiệp do còn hạn chế về diện tích nuôi trồng, chất lượng con giống, thức ăn chăn nuôi, phương thức nuôi, sản phẩm tiêu thụ khó khăn và hiệu quả sản phẩm thấp.

Ba là: Tính cạnh tranh của nông sản Huyện Yên Lập không cao. Do đó, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên thị trường trong và ngoài Tỉnh còn thấp. Chủ yếu có hiện tượng này là do qui mô sản phẩm nhỏ, chất lượng thấp, giá thành sản phẩm cao, xúc tiến thương mại kém, đó là khó khăn thường xuyên

trong lĩnh vực tiêu thụ nông sản ngay cả thị trường trong và Tỉnh. Đây là hạn chế mang tính bao trùm, cản trở sản xuất nông nghiệp chưa phát triển nhanh.

2.2. Nguyên nhân

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp Huyện Yên Lập diễn ra chậm như vậy do một số nguyên nhân chính sau:

Một là:Bình quân ruộng đất thấp, manh mún, chia thành nhiều ô, thửa, hạn chế khả năng tổ chức sản xuất hàng hóa với qui mô lớn, khó khăn thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong nông nghiệp.

Hai là: Trình độ khoa học công nghệ trong nông nghiệp tuy đã được chú trọng nhưng còn thấp so với yêu cầu phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực chăm sóc, bảo quản, chế biến sau thu hoạch,… do chi phí cho sản xuất còn cao, chất lượng sản phẩm thấp và giá trị sản xuất hàng hóa ít, tính cạnh tranh hạn chế.

Ba là: Tập quán sản xuất nhỏ, mang nặng tính tự cấp, tự túc, một phần còn trông chờ ỷ lại, ngại thay đổi của người sản xuất đã tạo ra sức ì nặng nề trong quá trình tổ chức sản xuất nên hạn chế sức sản xuất phát triển. Công tác kiểm dịch, phòng dịch cho gia súc, gia cầm chưa tốt, chưa ngăn chặn và kiểm soát khi dịch còn ở phạm vi hẹp, gây thiệt hại lớn cho người sản xuất.

Bốn là: Hệ thống cơ sở vật chất có qui mô nhỏ, lạc hậu, thiếu đồng bộ hiệu quả và tác dụng còn chưa cao. Vốn đầu tư quá thấp chưa khai thác được nhiều nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp như vốn đầu tư của doanh nghiệp, vốn đầu tư của xã hội và vốn đầu tư nước ngoài.

Năm là: Công tác quy hoạch chưa rõ ràng, sản xuất vẫn còn chạy theo “phong trào” nên nguồn lực (đất đai, tài chính, lao động .v.v.) chưa được sử dụng hợp lý, còn lãng phí. Cơ cấu kinh tế chưa thích nghi với kinh tế thị trường.

Sáu là: Thông tin thị trường đến với người dân còn hạn chế, chưa có cơ quan đứng ra làm đầu mối để thu nhập, phân tích, xử lý và cung cấp thông tin thị trường tới người sản xuất. Các giải pháp về thị trường còn nặng tính tình thế, sự vụ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cuối cùng là một số nguyên nhân như: Năng lực cạnh tranh của hàng nông sản đang giảm dần do các lợi thế so sánh ban đầu về điều kiện tự nhiên, nhân lực rẻ đang mất dần trong khi chưa khai thác được các lợi thế khác về giá trị gia tăng (chế biến, bảo quản, đóng gói…). Hoạt động của các hiệp hội nghề nghiệp còn yếu nên chưa bảo vệ được quyền lợi cho người sản xuất khi có tranh chấp xảy ra. Việc quản lý nhập khẩu giống cây trồng, con nuôi còn kém gây thiệt hại cho người sản xuất (ví dụ nhập bò sữa giống kém chất lượng).

Tóm lại, cần tập trung vào giải quyết những hạn chế nhằm đem lại kết quả cao trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp Huyện Yên Lập.

PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP HUYỆN

YÊN LẬP TỈNH PHÚ THỌ NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2015

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Huyện Yên Lập Tỉnh Phú Thọ nhằm phát triển kinh tế xã hội Đến năm 2015 (Trang 45 - 50)