II. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Yên
2. Phương hướng cơ cấu kinh tế ngành Huyện Yên Lập đến năm
3.2. Xác định tốc độ tăng trưởng nông, lâm nghiệp, thủy sản
Căn cứ vào khả năng, nguồn lực, điều kiện cụ thể của Huyện và dựa trên Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, tốc độ phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản được dự tính theo 3 phương án như sau: (Biểu 3.7).
Phương án I: Dự tính tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản giai đoạn 2006 – 2010 bình quân năm là 6,2%/nq2m; giai đoạn 2011 – 2015 là 6,0%. Trong đó nông nghiệp tăng tương ứng trong các giai đoạn là 6,2%, 5,8%; lâm nghiệp tăng 6,5%, 6,5% ; thủy sản tăng là 4,59%, 8,46%.
Trong phương án I, diện tích các loại cây trồng cơ bản ổn định như năm 2005 – 2006, tuy nhiên, năng suất các loại cây trồng tăng dần lên, đến năm 2015 đạt mức trung bình chung của tỉnh tại năm 2005 đối với các loại cây trồng chủ lực như lúa, ngô, chè. Sau đó tốc độ tăng năng suất sẽ giảm dần.
Đồng thời, tăng quy mô đàn bò, lợn; và khôi phục dần đàn gia cầm đến năm 2010 cơ bản đạt quy mô năm 2003 là năm quy mô đàn gia cầm cao nhất.
Chú trọng phát triển đàn dê, tăng quy mô đàn dê với tốc độ tương tự như giai đoạn 2001 – 2005 cho đến năm 2010, sau đó tốc độ tăng giảm dần.
Đối với lâm nghiệp, trên cơ sở sắp xếp lại diện tích các loại đất rừng, tiếp tục trồng mới, khoanh nuôi bảo vệ và khai thác rừng như giai đoạn 2005 – 2007.
Tập ttung tăng năng suất thủy sản trên diện tích hiện có trong giai đoạn 2006 -2010, trong giai đoạn 2011 – 2015 tập trung khai thác các diện tích hồ thủy lợi với các phương thức kết hợp giữa đánh bắt tự nhiên và nuôi lồng nhằm tăng nhanh sản lượng thủy sản trong giai đoạn này.
Phương án I là phương án có tính khả thi cao nhất, dễ đạt được nhất trong thời kỳ quy hoạch. Tuy nhiên, nếu theo phương án này thì nông, lâm nghiệp và thủy sản của Yên Lập luôn ở vào vị trí phát triển chậm nhất so với các huyện khác trong tỉnh. Phương án này chưa khái thác hết được tiềm năng lợi thế của Huyện, nhất là các lợi thế về đất đai, chăn nuôi đại gia súc, cây công nghiệp dài ngày v.v.
Phương án II: Dự tính tốc độ tăng trưởng gía trị sản xuất nông, lâm, thủy sản giai đoạn 2006 – 2010 bình quân năm là 7,5%/năm; giai đoạn 2011 – 2015 là 7,0%. Trong đó nông nghiệp tăng tương ứng trong các giai đoạn là 7,5%, 7,0% ; lâm nghiệp tăng 8,0%, 7,7% ; thủy sản tăng là 4,75%, 2,33%.
Trong phương án II, tiếp tục tăng diện tích các loại cây trồng vụ đông như ngô, rau màu thực phẩm ổn định diện tích lúa như năm 2005 – 2006. Đồng thời tập trung vào việc nâng cao năng suất các loại cây trồng với tốc độ tăng năng suất như giai đoạn 2001 -2005 để sớm vượt mức năng suất bình quân năm 2005 của tỉnh vào năm 2010 đối với các loại cây trồng chủ lực như lúa, ngô, chè. Sau đó năng suất vẫn tăng nhưng tốc độ tăng năng suất sẽ giảm dần.
Đồng thời, tăng nhanh quy mô đàn bò, lợn; và khôi phục dần đàn gia cầm đến năm 2010 cơ bản vượt quy mô năm 2003 là năm quy mô đàn gia cầm coa nhất. Chú trọng phát triển đàn dê, tăng quy mô đàn dê với tốc độ tương tự như giai đoạn 2001 – 2005 cho đến năm 2010, sau đó tốc độ tăng giảm dần. Chú trọng duy trì đàn trâu, ngựa và mở rộng vùng nuôi và tăng quy mô đàn ong, chăn nuôi tằm v.v. nhằm tạo việc là và tăng thu nhập cho người dân.
Đối với lâm nghiệp, khẩn trương sắp xếp lại diện tích các loại đát rừng, tăng diện tích đất rừng sản xuất, chuyển một phần diện tích đất rừng khoanh nuôi không hiệu quả sang trồng rừng đặc sản và rừng nguyên liệu ở những nơi có điều kiện ngay trong giai đoạn 2006 – 2010. Tăng diện tích khai thác và trồng rừng mới ngay trong giai đoạn 2008 -2010.
Tập trung tăng năng suất thủy sản trên diện tích hiện có trong giai đoạn 2006 – 2010, trong giai đoạn 2011 – 2015 tập trung khai thác có hiệu quả các diện tích hồ thủy lợi hiện có.
Phương án II là phương án đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu của Huyện nhằm khai thác các lợi thế địa phương, thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch trong phát triển nông nghiệp với các huyện khác trong tỉnh. Đây là phương án có thể giúp cho kinh tế chung của Huyện có thể đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của Tỉnh trong thời kỳ quy hoạch và là phương án được lựa chọn.
Phương án III: Dự tính tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản giai đoạn 2006 – 2010 bình quân năm là 8,5%/năm ; giai đoạn 2011 – 2015 là 7,5% . Trong đó nông nghiệp tăng tương ứng trong các giai đoạn là 8,0%, 7,5% ; lâm nghiệp tăng 9,0%, 8,5%; thủy sản tăng là 16,97%, 3,51%.
Bảng 17 : Dự kiến tốc độ tăng trưởng GTSX ngành nông, lâm, thủy sản
Đơn vị :%
Chỉ tiêu 2001 - 2005 2006 2006 - 2010 2011 - 2015 Phương án I
GTSX NLN, TS 10,60 1,57 6,20 6,00
1. Nông, lâm, thủy 9,56 2,41 6,20 5,80
2. CN – XD 15,79 -6,33 6,50 6,50
3. Dịch vụ 14,68 21,49 4,59 8,46
Phương án II
GTSX NLN, TS 10,60 1,57 7,50 7,00
1. Nông, lâm, thủy 9,56 2,41 7,50 7,00
2. CN – XD 15,79 -6,33 8,00 7,70
3. Dịch vụ 14,68 21,49 4,75 2,33
Phương án III
GTSX NLN, TS 10,60 1,57 8,50 7,50
1. Nông, lâm, thủy 9,56 2,41 8,00 7,50
2. CN – XD 15,79 -6,33 9,00 8,50
3. Dịch vụ 14,68 21,49 16,97 3,51
Đây là phương án phấn đấu duy trì tốc đọ tăng trưởng cao của ngành nông, lâm, thủy sản gần đạt tốc độ tăng bình quân chung giai đoạn 2001 – 2005. Để đạt được tốc độ này, cần tiếp tục tăng diện tích các loại cây trồng vụ đông như ngô, rau màu thực phẩm; cây công nghiệp ngắn ngày, cây chè, cây ăn quả. Giảm một phần diện tích lúa để tăng diện tích rau màu thực phẩm, đồng thời tăng dần diện tích lúa chất lượng cao nhằm tăng giá trị kinh tế và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân trong vùng. Đồng thời tập trung vào việc nâng cao năng suất các loại cây trồng với tốc độ tăng năng suất như giai đoạn 2001 – 2005 để vượt năng suất bình quân năm 2005 của tỉnh vào năm 2010 đối với các loại cây trồng chủ lực như lúa, ngô, chè. Sau đó vẫn tiếp tục tăng năng suất để đuổi kịp năng suất của các huyện phát triển khá như vào năm 2015 và duy trì đến cuối thời kỳ quy hoạch.
Đồng thời , tăng nhanh quy mô và năng suất chăn nuôi đàn bò, lợn với các phương thức nuôi thâm canh; và khôi phục và tăng quy mô đàn gia cầm, đến 2010 vượt quy mô năm 2004 là năm quy mô đàn gia cầm cao nhất từ trước đến nay. Chú trọng duy trì đàn trâu, ngựa và mở rộng vùng nuôi và tăng quy mô đàn ong, chăn nuôi tằm v.v. nhằm tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân.
Đối với lâm nghiệp, khẩn trương sắp xếp lại diện tích các loại đất rừng, tăng diện tích đất rừng sản xuất, chuyển một phần diện tích đất rừng khoanh nuôi không hiệu quả sang trồng rừng đặc sản và rừng nguyên liệu ở những nơi có điều kiện ngay trong giai đoạn 2006 – 2010. Tăng diện tích khai thác và trông rừng mới ngay trong giai đoạn 2008 -2010.
Tập trung tăng năng suất thủy sản trên diện tích hiện có trong giai đoạn 2006 – 2010, tổ chức khai thác và nuôi trồng thâm canh tại diện tích hồ thủy lợi hiện có, sớm đưa hồ thủy lợi Thượng Lonh vào khai thác và nuôi trồng có hiệu quả. Đến giai đoạn 2011 – 2015 sẽ tập trung vào việc nâng cao năng suất, nhưng tốc độ tăng năng suất sẽ giảm dần.
Các tốc độ tăng trưởng ngành nông, lâm thủy sản của Huyện nhìn chung thấp hơn chỉ tiêu bình quân chung của tỉnh. Điều này là bởi vì tiềm năng mở rộng diện tích đất canh tác của Huyện không nhiều; tiềm năng tăng năng suất tuy còn nhiều nhưng các điều kiện cơ bản cho việc đầu tư thâm canh là khả năng tiếp thu và ứng dụng công nghệ mới còn hạn chế, giao thông lại kém thuận tiện và xa các thị trường tiêu thụ lớn.
Phương án III là phương án khó đạt được trong điều kiện hiện tại của Huyện, vì thực hiện phương án này đòi hỏi có sự đầu tư lớn cả từ phía Nhà nước cho việc đầu tư cải tạo và nâng cấp và xây mới cơ sở hạ tầng, nhất là thủy lợi, giao thông; khuyến nông, lâm và từ phía người dân trực tiếp sản
xuất. Tuy nhiên, nếu thực hiện được phương án này thì Huyện có thể dần đuổi kịp các huyện khác trong tỉnh về trình độ phát triển nông nghiệp.