II. Thực trạng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp huyện
2. Chuyển dịch về cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp
2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trồng trọt và chăn nuôi
Ngành nông nghiệp theo nghĩa hẹp gồm cả ngành trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ trong nông nghiệp thuần. Ở Huyện Yên Lập cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng của trồng trọt, tăng tỷ trọng của chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Tuy vậy trên thực tế sự chuyển dịch này trên địa bàn Huyện Yên Lập diễn ra còn rất chậm và chưa đi vào quĩ đạo. Thể hiện cụ thể qua bảng sau :
Bảng số 8: Cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ ngành nông nghiệp huyện Yên Lập Đơn vị : Triệu đồng,% Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 A.GTSXNN(Giá TT) 97299, 1 119554 149846 17566 0 207208 23606 3 238454 Trông trọt 67321 83024 94707 10017 4 112447 13657 3 139515 Chăn nuôi 29987, 1 36529 55139 72908 92146 95821 95243 DV NN 2577 2614 3668 3695 B.Cơ cấu NN(%) Trồng trọt 69,19 69,44 63,2 57,03 54,27 57,85 58,51 Chăn nuôi 30,82 30,56 36,8 41,51 44,47 40,59 39,94 DV NN 0,00 0,00 0,00 1,47 1,26 1,55 1,55
Nguồn : Phòng thống kê Huyện Yên Lập
Qua các năm tron giai đoạn 2000-2006 giá trị sản xuất tăng lên ở tất cả các ngành trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Tuy nhiên ngành trồng trọt vẫn là ngành có GTSX cao nhất và tỷ trọng chính trong cơ cấu nông nghiệp thuần. So với năm 2000, năm 2005 GTSX trồng trọt tăng thêm 69252 ( triệu đồng ); Tỷ trọng ngành trồng trọt có giảm nhưng chậm và chưa ổn định, so với năm 2000 thì tới năm 2005 tỷ trọng ngành trồng trọt giảm 11,34% , nhưng cho tới năm 2006 thì tỷ trọng này lại có xu hướng tăng ( tăng 0,66% so với năm 2005 ). Trong khi đó GTSX của ngành chăn nuôi chỉ tăng thêm 65.833, 9 ( triệu đồng ) và tỷ trọng ngành chăn nuôi có dấu hiệu tăng dần nhưng không ổn định ( năm 2004 tăng 13,65% trong cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp so với năm 2000; Nhưng tới năm 2005,2006 tỷ trọng ngành này lại có xu hướng giảm. Nguyên nhân là do dịch bệnh hoành hành, cụ thể là dịch cúm gia cầm đã gây tổn hại rất lớn cho ngành chăn nuôi của cả nước nói
chung và Huyện Yên Lập nói riêng ). Ngành dịch vụ nông nghiệp là một ngành mới của Huyện và đang có chiều hướng tăng dần và ổn định ( từ 0,00% vào năm 2000 thì cho tới năm 2005, năm 2006 tỷ trọng ngành này đã tăng lên 1,55% ). Tuy vậy ngành dịch vụ nông nghiệp vẫn là ngành có tỷ trọng thấp và đóng góp không nhiều vào nền kinh tế chung của toàn Huyện. Qua bảng số liệu và qua phân tích ở trên có thể rút ra kết luận xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp đang có chiều hướng tốt nhưng vẫn chậm và chưa ổn định . Tỷ trọng ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng cao trong nội bộ ngành nông nghiệp thuần, chứng tỏ ngành trồng trọt vẫn giữ vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế chung của Huyện.
2.1.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trồng trọt
Trong quá trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nói chung và cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp nói riêng, Huyện Yên Lập rất coi trọng chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt. Vì như đã phân tích ở trên trồng trọt là ngành rất quan trọng đối với kinh tế Huyện Yên Lập, giá trị sản xuất của ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng cao. Để thấy rõ sự phát triển của ngành trồng trọt nói riêng xem xét thông qua bảng dưới đây :
Bảng 9: Cơ cấu GTSX ngành trồng trọt huyện Yên Lập Đơn vị : Triệu đồng, % Năm Chỉ tiêu Cây lương thực Cây thực phẩm Cây CNNN Cây lâu năm
Cây ăn quả
2001 GTSX 50.000 3.100 5.400 3.300 10.400 Tỷ trọng 67,8 4,2 7,3 4,5 14,1 2002 GTSX 55.800 3.300 6.600 3.600 14.200 Tỷ trọng 65,6 3,9 7,8 4,5 16,7 2003 GTSX 58.700 4.300 6.700 3.600 10.900 Tỷ trọng 68 5 7,8 4,2 12,6 2004 GTSX 59.700 4.700 6.600 4.800 12.900 Tỷ trọng 65,7 5,2 7,3 5,3 14,2 2005 GTSX 58.500 5.200 6.400 5.900 12.900 Tỷ trọng 64,3 5,7 7 6,5 14,2 2006 GTSX 58.300 6.400 6.000 7.600 12.900 Tỷ trọng 62,2 6,85 6,4 8,1 13,8
Nguồn : Phòng thống kê Huyện Yên Lập
Qua bảng số liệu trên ta thấy : Giá trị sản xuất cây lương thực cho tới năm 2006 tăng 8.300 triệu đồng so với năm 2001.Tỷ trọng của cây lương thực cho tới năm 2006 vẫn chiếm tỷ trọng cao trong ngành trồng trọt ( chiếm 62,2% ), điều đó chứng tỏ nhóm cây lương thực vẫn giữ vị trí quan trọng trong ngành trồng trọt nói riêng và nền kinh tế toàn Huyện nói chung. Tuy vậy tỷ trọng ngành này trong những năm gần đây đang có xu hướng giảm dần ( năm 2006 giảm 5,6% so với năm 2001 ). Bên cạnh đó sản lượng cũng như tỷ trọng nhóm cây thực phẩm và cây lâu năm đang có xu hướng tăng đều qua các năm : Nhóm cây thực phẩm có GTSX tăng thêm ( năm 2006 tăng thêm 3.300 triệu đồng so với năm 2001 ); Tỷ trọng của nhóm cây thực phẩm cũng đang có chiều hướng tăng dần ( năm 2006 tăng 3,3% so với năm 2001) và ngày càng giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế chung của huyện; Nhóm cây lâu năm cũng đang có chiều hướng tích cực năm 2006 tổng GTSX đạt
7.600 triệu đồng, tăng 4.300 triệu đồng so với năm 2000. Năm 2003 tỷ trọng của nhóm cây lâu năm có xu hướng giảm ( giảm 0,3% so với năm 2001,2002) và trong năm này GTSX của nhóm cây lâu năm không thay đổi, nguyên nhân là trong năm này phần lớn rừng chưa tới kỳ khai thác. Tuy vậy cho tới năm 2006 GTSX và tỷ trọng ngành này tăng mạnh ( GTSX tăng 7.600 triệu đồng, tỷ trọng tăng 4,8% so với năm 2001) và tỷ trọng nhóm cây lâu năm vẫn giữ vị trí thứ 2 trong nhóm ngành trồng trọt; Nhóm cây CNNN có giá trị và tỷ trọng giảm dần vào những năm gần đây nguyên nhân chính của hiện tượng này là do trong những năm gần đây thường xuyên xảy ra lũ lụt trên địa bàn Huyện gây ngập phần lớn diện tích canh tác cây công nghiệp ngắn ngày ( đậu tương, lạc. . .trồng phần lớn tại các bãi bồi ). Bên cạnh đó, sản lượng cũng như tỷ trọng của nhóm cây ăn quả có sự tăng giảm không ổn đinh .Nói tóm lại chuyển dịch cơ câu trong nội bộ ngành trồng trọt Huyện Yên Lập đang đi đúng xu hướng chung của toàn quốc : Giảm dần tỷ trọng của cây lương thực tăng dần tỷ trọng của nhóm cây công nghiệp. Tuy vậy sự chuyển dịch này vẫn chậm và chưa ổn định, nhóm cây lương thực vẫn chiếm tỷ trọng và GTSX cao trong nội bộ ngành trồng trọt.
2.1.1.1. Chuyển dịch cơ cấu cây lương thực
Như đã phân tích ở trên, cây lương thực vẫn là cây trồng chính và chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu trồng trọt của Huyện Yên Lập. Tuy vậy trong cơ cấu trồng trọt tỷ trọng cây lương thực đang có chiều hướng thay đổi dần, điều đó thể hiện ngay cả trong nội bộ nhóm cây lương thực.
Bảng 10: Cơ cấu sản lượng cây lương thực huyện Yên Lập Đơn vị : Tấn,% Sản phẩm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 A.Sản lượng Lúa 23979,4 27198,3 26955,5 27093,3 26914 27395,5 Ngô 2807,1 3917,7 5574,9 6180,6 5784 4839,1 Khoai 2846,8 2669,3 2889,2 2595,7 2749,8 3319,8 Sắn 7306,3 7049,5 7704,7 7584,6 7183,1 7434 B.Tỷ trọng Lúa 64,92 66,61 62,51 62,35 63,13 63,73 Ngô 7,59 9,59 12,93 14,22 13,57 11,25 Khoai 7,707 6,54 6,69 5,97 6,45 7,72 Sắn 19,78 17,26 17,87 17,45 16,85 17,29
Nguồn : Phòng thống kê Huyện Yên Lập
Qua bảng trên ta thấy cây lúa vẫn là cây lương thực chính, chiếm tỷ trọng lớn trong nhóm ngành cây lương thực. Sản lượng cũng như tỷ trọng cây lúa tăng giảm bất ổn nhưng có biến động không lớn lắm (năm 2002 tỷ trọng tăng 1,96% so với năm 2002, còn lại từ năm 2003 cho tới năm 2006 tỷ trọng tăng giảm chỉ dưới 1% ). Đứng ngay sau cây lúa là cây ngô, cây ngô có sản lượng và tỷ trọng thay đổi theo xu hướng dõ dàng hơn. Sản lượng và tỷ trong cây ngô tăng dần qua các năm ( Từ năm 2001 cho tới năm 2004), cho tới năm 2005 trở đi sản lượng cũng như tỷ trọng cây ngô đang có chiều hướng giảm (so với năm 2004, năm 2005 tỷ trọng cây ngô giảm 0,65% và giảm 2,9% vào năm 2006 ). Nguyên nhân chính dẫn tới sản lượng cũng như tỷ trọng cây ngô giảm như vậy là vì diện tích trồng ngô giảm mạnh, phần lớn diện tích cây ngô chuyển thành đất thổ canh và ao hồ nuôi cá. So với năm 2001cho tới năm 2002 cây khoai có tỷ trọng và sản lượng giảm ( Tỷ trọng giảm 1,17%). Từ năm 2003 trở đi biến động về tỷ trọng cây khoai là nhỏ và cho tới năm 2007 thì cây khoai lại chiếm lại tỷ trọng của nó vào năm 2001. Cây sắn sản lượng
cũng như tỷ trọng có xu hướng ổn định gần như không thay đổi . Qua bảng biểu và những phân tích ở trên ta có thể kết luận : Nhìn chung chuyển dịch cơ cấu nhóm cây lương thực diễn ra vẫn chậm, tỷ trọng và sản lượng các cây trong nhóm cây thực phẩm thay đổi không lớn lắm qua các năm. Cây lúa tuy có sự thay đổi không ổn định về sản lượng cũng như tỷ trọng nhưng vẫn chiếm vị trí quan trọng trong nhóm cây lương thực. Các cây ngô, khoai,sắn cũng có sự thay đổi trong cơ cấu nhưng tương đối ổn định và ít biến động đặc biệt là cây sắn.
2.1.1.2. Chuyển dịch cơ cấu nhóm cây thực phẩm
Nhóm cây này phần lớn là cây ngắn ngày trồng xen canh như rau quả, đậu đỗ các loại. Sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ nhóm cây thực phẩm thể hiện qua bảng số liệu sau :
Bảng 11: Sản lượng nhóm cây thực phẩm huyện Yên Lập
Đơn vị : Tấn , %
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
A.Sản lượng
Cây rau xanh 2566,3 2529,5 2848,2 3579,7 4163,4 4709,9 5978,9 Cây đậu đỗ
90,5 130,5 110 180,3 166,4 151,1 155,3
B.Tỷ trọng Cây rau xanh
96,59 95,09 96,28 95,2 96,16 96,89 97,47
Cây đậu đỗ
3,41 4,91 3,7 4,8 3,84 3,11 2,53
Nguồn : Phòng thống kê Huyện Yên Lập
Qua bảng số liệu trên ta thấy, nhìn chung tỷ trọng của các cây trong cơ cấu nhóm cây thực phẩm có sự chênh lệch rõ rệt : Cây rau xanh vẫn là cây trồng chính chiếm đến trên 95% trong cơ cấu nhóm cây thực phẩm. Tỷ trọng cây rau xanh có sự tăng giảm không ổn định cho tới năm 2004, nhưng từ năm
2004 trở đi sự tăng giảm này ổn định hơn. Điều này thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu nhóm cây thực phẩm đã có định hướng rõ ràng . Qua bảng số liệu và phân tích ở trên ta thấy nhóm cây thực phẩm vẫn mang tính đơn độc thiếu sự phong phú về chủng loại. Trong những năm tới Huyện cần phát triển thêm các cây lương thực mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn như cây khoai tây , giảm dần tỷ trọng cây rau xanh, tăng dần tỷ trọng của các cây thực phẩm khác , phát triển cây rau xanh theo phương hướng chiều sâu ( rau sạch)
2.1.1.3. Chuyển dịch cơ cấu nhóm cây công nghiệp ngắn ngày
Nhóm cây công nghiệp ngắn ngày của Huyện Yên Lập chủ yếu là các loại cây như : Cây đậu tương, cây lạc, cây vừng . Sản lượng và tỷ trọng nhóm cây công nghiệp ngắn ngày của Huyện được thể hiện dưới bảng sau
Bảng 12: Sản lượng và tỷ trọng nhóm cây công nghiệp ngắn ngày Huyện Yên Lập
Đơn vị : Tấn,%
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
A.Sản lượng
Cây đậu tương 28,6 38,9 150,8 213,8 145,7 32,2 80,5
Cây lạc 1550,3 1458,4 1376,8 1361,3 1475,7 1423,3 1359,8
Cây vừng 1,9 2.8 8 4.1 2.7 5.2 6.8
B.Tỷ trọng
Cây đậu tương 1,809211 2,59316 9,820266 13,5385 8,971122 2,204423 5,56285 Cây lạc 98.0706 97.22019 89.65877 86.20187 90,86263 97,43958 93,96724 Cây vừng 0,120192 0,186654 0,520969 0,259625 0,166246 0,355994 0,469905
Nguồn : Phòng thống kê Huyện Yên Lập
Qua bảng biểu ta thấy, nhìn chung tỷ trọng của nhóm cây công nghiệp ngắn ngày tăng giảm không ổn định : Cây lạc chiếm tỷ trọng cao nhất điều này chứng tỏ cây lạc là cây trồng chính trong nhóm cây công nghiệp ngắn ngày của huyện. Tỷ trọng cây lạc tăng giảm bất ổn, so với năm 2000 thì cho
tới năm 2003 tỷ trọng của cây lạc có chiều hướng giảm dần, cho tới năm 2004, 2005 thì tỷ trọng cây lạc lại có chiều hướng tăng lên và rồi lại giảm tỷ trọng vào năm 2006. Điều này chứng tỏ huyện vẫn chưa có bước đi rõ ràng trong chuyển dịch cơ cấu cây lạc. Bên cạnh sự tăng giảm bất ổn của cây lạc tình hình chuyển dịch cơ cấu cây đậu tương và cây vừng cũng không có kết quả khả quan hơn : Cây đậu tương tỷ trọng tăng rất nhanh vào năm 2003 ( Tăng 11,7% so với năm 2000), nhưng lại có chiều hướng giảm dần các năm 2004,2005 rồi lại tăng vào năm 2006; Cây vừng cũng có sự tăng giảm bất ổn qua các năm nhưng những năm gần đây đang có sự ổn định gần trở lại và có chiều hướng tăng dần. Nói tóm lại chuyển dịch cơ cấu cây công nghiệp ngắn ngày Huyện Yên Lập đã đi theo đúng yêu cầu đặt ra của Huyện là giữ vững tỷ trọng của các cây hoa màu (đặc biệt là cây lạc ), giảm dần tỷ trọng của các loại cây khác ( vì tỷ trọng ít nên không đưa vào bảng số liệu), nhưng sự chuyển dịch này cẩn rõ ràng hơn để đưa chuyển dịch cơ cấu cây công nghiệp ngắn ngày của Huyện đi theo đúng quĩ đạo chung của toàn tỉnh.
2.1.1.4. Chuyển dịch cơ cấu nhóm cây lâu năm
Trong vài năm gần đây Huyện Yên Lập đã và đang chú trọng vào một số cây trồng lâu năm mang lại hiệu quả kinh tế cao như cây chè, cây sơn và cây ăn quả. Sự biến đổi trong cơ cấu nhóm cây này được thể hiện qua bảng số liệu sau :
Bảng 13: Sản lượng nhóm cây lâu năm Huyện Yên Lập Đơn vị : Tấn, % Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 A.Sản lượng *Cây chè 1784.8 2211.1 2399.6 2413.2 3187.8 3913.6 5035.9 *Cây sơn 0 0 0 0 3.6 6.3 6.8
*Cây ăn quả 4935.6 5258.8 4995.1 5025 4728.5 5818.4 5349
B.Tỷ trọng
*Cây chè 26.56 29.6 32.45 32.44 40.25 40.18 48.46
*Cây sơn 0 0 0 0 0.045 0.06 0.065
*Cây ăn quả 73.44 70.39 67.55 67.56 59.7 59.75 51.47
Nguồn : Phòng thống kê Huyện Yên Lập
Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng cây lâu năm của Huyện Yên Lập chủ yếu tập chung vào cây chè và cây ăn quả, ngoài ra còn có cây sơn nhưng chiếm tỷ trọng không đáng kể. Cây chè từ bao năm nay vẫn là cây công nghiệp chiến lược của huyện, sản lượng chè tươi làm ra không chỉ cung cấp cho hai nhà máy lớn ở huyện mà còn mang bán sang các vùng lân cận. Qua bảng số liệu ta cũng thấy tỷ trọng cây chè không ngừng tăng lên qua các năm ( so với năm 2000 cho tới năm 2006 tỷ trọng cây chè tăng 21,9% ). Có được kết quả như vậy là do Huyện đã có định hướng rõ ràng ( Tăng dần tỷ trọng của cây chè, giảm dần tỷ trọng của các loại cây khác), và đầu tư cây chè theo hướng chiều sâu ( mở rộng diện tích trồng chè, đưa khoa học kỹ thuật vào trồng và thu hoạch chè ). Bên cạnh cây chè thì cây ăn quả cũng là cây trồng chính của Huyện ( Chiếm trên 50% tỷ trọng cây công nghiệp lâu năm của Huyện ). Nhưng qua bảng số liệu ta thấy : Tỷ trọng cây ăn quả đang có xu hướng giảm dần điều này chứng tỏ Huyện đang có chủ trương giảm dần tỷ trọng của loại cây này và tăng dần tỷ trọng cây chè và cây sơn . Nói tóm lại, chuyển dịch cơ cấu cây công nghiệp lâu năm của Huyện Yên Lập đang có
chiều hướng tốt, sự chuyển dịch của nhóm cây này đã có định hướng và những bước đi rõ ràng và trong những năm tới đây cây chè vẫn là cây trồng chủ đạo của Huyện.
Qua sự phân tích ở trên ta có thể đưa ra kết luận rằng trước năm 2004 chuyển dịch cơ cấu trồng trọt còn không rõ nét và thiếu tính ổn định, sau năm 2004 trở đi chuyển dịch cơ cấu trồng trọt của Huyện Yên Lập đã dần có xu hướng cụ thể và hiệu quả hơn trước. Tóm lại, quá trình chuyển dịch cơ cấu trồng trọt đã đáp ứng được một số mục tiêu sau :