Phương hướng và mục tiêu chung phát triển nông, lâm nghiệp,

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Huyện Yên Lập Tỉnh Phú Thọ nhằm phát triển kinh tế xã hội Đến năm 2015 (Trang 63 - 65)

II. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Yên

2. Phương hướng cơ cấu kinh tế ngành Huyện Yên Lập đến năm

3.1. Phương hướng và mục tiêu chung phát triển nông, lâm nghiệp,

chiếm vai trò chủ đạo, thì trong thời kỳ quy hoạch, kinh tế ngoài quốc doanh vẫn là thành phần kinh tế đóng vai trò chủ lực trong phát triển kinh tế trên địa bàn Huyện. Tỷ trọng kinh tế ngoài quốc doanh là 87,77% năm 2005 đã tăng lên chiếm 92,22% năm 2006 trong nền kinh tế Huyện. Kinh tế quôc doanh tuy tỷ trọng giảm nhưng vẫn đóng vai trò chủ lực trong phát triển kinh tế của Huyện nói chung, nhất là trong nông, lâm nghiệp (sản xuất và chế biến chè, sản xuất và khai thác sẽ chiếm tỷ trọng 8 -10% trong tổng giá trị sản xuất của Huyện.

3. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Yên Lập-Phú Thọ tới năm 2015 Phú Thọ tới năm 2015

3.1. Phương hướng và mục tiêu chung phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản thủy sản

3.1.1. Phương hướng phát triển

- Phát triển nông nghiệp toàn diện trên cơ sở đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn và phát triển các sản phẩm tiềm năng lợi thế của Huyện.

- Phát triển mạnh nông lâm nghiệp và thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hình thành các trang trại sản xuất tập trung theo hướng chuyên canh những sản phẩm mui nhọn, có lợi thế so sánh cao của Huyện.

- Phát triển nông nghiệp và thủy sản hướng đến các sản phẩm có năng suát và chất lượng cao, các sản phẩm đặc sản, các loại sản phẩm sạch, an toàn có giá trị kinh tế cao để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân địa phương và của các vùng thị trường lân cận.

- Phát triển cân đối giữa chăn nuôi và trồng trọt, giữa nông nghiệp với lâm nghiệp và thủy sản trên cơ sở mối quan hệ giữa các tiểu ngành đẻ vừa nâng cao hiệu quả kinh tế, vừa tăng nhanh tốc độ phát triển chung của ngành nông lâm thủy nhằm nâng cao thu nhập cho người lao động nông nghiệp, nông thôn.

- Phát triển nông, lâm nghiệp trên địa bàn Huyện phải gắn liền với các ngành nghề nông thôn, nhất là với công nghiệp chế biến nông, lâm sản.

- Phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản gắn với du lịch sinh thái, một mặt tạo sức hấp dẫn cho du lịch, mặt khác tạo thị trường tiêu thụ hàng nông sản. Có như vậy mới thực hiện dần được sự phân công lại lao động xã hôi trên địa bàn Huyện.

3.1.2. Mục tiêu phát triển

- Đảm bảo an ninh lương thực với mức lương thực bình quân đầu người trên 400 kg/năm, trên cơ sở ổn định cơ bản diện tích lúa, tăng diện tích ngô và nâng cao năng suất cây lương thực.

- Phát triển cây chè là cây chủ lực trong cơ cấu cây trồng vùng đồi, tập trung cải tạo, thâm canh diện tích chè hiện có và trồng mới them 100ha mỗi năm; lựa chọn các giốn chè có năng suất, chất lượng cao, đưa sản lượng chè hàng năm tăng 15 – 20%.

- Phát triển chăn nuôi đại gia súc, tiểu gia súc, gia cầm, đưa tỷ trọng chăn nuôi tăng dần cân đối với trồng trọt vào năm 2020, đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp.

- Đẩy mạnh công tác trồng, chăm sóc rừng trông trên cơ sở phân định lại diện tích đất lâm nghiệp theo các lại rừng; chuyển một số diện tích khoanh nuôi tái sinh hiệu quả thấp sang trồng cây lâm nghiệp có giá trị cao để hình thành vùng sản xuất nguyên vật liệu tập trung, có khối lượng lớn cung cấp cho công nghiệp chế biến. Bảo vệ và phát triển tốt vốn rừng, quản lý tốt rừng phòng hộ để duy trì độ che phủ rừng tử 65% trở lên. Ngăn chặn và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm lâm luật.

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Huyện Yên Lập Tỉnh Phú Thọ nhằm phát triển kinh tế xã hội Đến năm 2015 (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w